12 tác dụng của Tiểu Hồi Hương – cách dùng trị bệnh và lưu ý

Tiểu hồi hương là một loại thảo dược được sử dụng rất phổ biến từ xa xưa. Tiểu hồi hương có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc biệt thường dùng để chống hàn, điều hòa kinh nguyệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, bổ thận tráng dương…

Cùng tìm hiểu về tiểu hồi hương với những đặc điểm nổi bật và công dụng của nó trong bài viết hôm nay nhé!

1. Tìm hiểu thông tin chung về tiểu hồi hương

Đặc điểm và nguồn gốc

Bên cạnh tên gọi tiểu hồi hương, loài thảo dược này còn có nhiều tên gọi khác như hương tử, hồi hương, tiểu hương, tiểu hồi… 

Tiểu hồi hương là một loài thực vật thân thảo, cây cao trung bình khoảng 0.6 – 2m. Trên vỏ cân có nếp nhăn và có các khía. Rễ cây khá cứng và rắn chắc. Lá cây mọc so le, phiến lá xẻ lông chim và bẹ lá rất phát triển.

Tiểu hồi hương có tác dụng gì?

Tiểu hồi hương có tác dụng gì?

Hoa cây tiểu hồi hương có màu vàng. Ho thường mọc ở ngọn và nách lá. Khoảng thời gian từ tháng 6, 7 là lúc hoa tiểu hồi hương nở và tháng 10 là lúc cây kết quả.

Cây tiểu hồi hương có quả bế đôi, quả hơi cong hình trụ. Mặt ngoài màu xanh hơi vàng và thôn về phía 2 đầu, đỉnh quả có chân vòi nhụy nhô ra, có màu nâu vàng. Ở mỗi mặt quả có 3 gân nổi rất rõ, ở chỗ nối giữa 2 nửa quả khá rộng và phẳng. Quả có mùi thơm rất đặc trưng.

Phương pháp thu hái và chế biến

Bộ phận phận dùng: Thường thì người ta sẽ thu hái quả của cây tiểu hồi hướng để làm thuốc. Bên cạnh quả, rễ của cây tiểu hồi hương cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến hơn. Ngoài ra củ của cây tiểu hồi hương cũng được sử dụng. Ở Úc người ta ăn sống củ tiểu hồi hương và bày bán phổ biến như một loại rau củ.

Thu hái: Người ta sẽ thu hái quả tiểu hồi hương khi quả từ màu xanh chuyển sang màu nâu. Với những quả chưa chín hẳn người ta sẽ để ở nơi thoáng khí để cây nhanh chín hẳn. Những quả đã chín hẳn, chuyển hoàn toàn sang màu nâu sẽ được thu hái toàn bộ và bó lại thành từng bó.

Sơ chế: Các sơ chế tiểu hồi hương giống như nhiều loại dược liệu lấy hạt khác. Người ta sẽ tiến hành phơi khô rồi đạp bỏ vỏ để tách lấy quả. 

Sử dụng tiểu hồi hương trị bệnh

Sử dụng tiểu hồi hương trị bệnh

Bào chế: Quả tiểu hồi hương sau khi đập bỏ vỏ có thể dùng nguyên quả hoặc bào chế dưới dạng diêm tiểu hồi bằng cách sau: Đầu tiên pha nước muối loãng (liều lượng khoảng 200gr với 10kg dược liệu).

Sau đó bạn đổ quả tiểu hồi hương vào nước muối, khuấy đều và để khoảng vài phút cho muối ngâm vào quả. Sau đó trút vào một chiếc nồi và sao với lửa nhỏ đến khi quả tiểu hồi hương hơi ngả vàng là hoàn thành.

2. Tiểu hồi hương dùng để làm gì? Tác dụng của tiểu hồi hương

Tiểu hồi hương từ lâu đã được ghi nhận là một vị thuốc dùng trong Đông Y. Thảo dược này có vị đắng cay, tính ôn, đi vào kinh vị, tỳ, thận. Tiểu hồi hương có tác dụng làm ấm can, ôn thận và chỉ thống tán hàn.

Vị thảo dược này thường dùng để điều trị một số căn bệnh như thận hư, ăn ít, buồn nôn, sa tinh hoàn, bụng sườn đau…

Tác dụng của tiểu hồi

Thành phần trong tiểu hồi hương chứa một lượng lớn tinh dầu. Tinh dầu tiểu hồi hương có tác dụng kích thích gây tê tại chỗ, công dụng gần giống như bạc hà giúp làm dịu những cơn đau cục bộ trên cơ thể.

Bên cạnh đó, tinh dầu tiểu hồi hương còn có tác dụng giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như làm tăng tiết dịch vị dạ dày, kích thích trung tiện, tăng nhu động ruột…

Không chỉ dừng lại ở đó, tiểu hồi hương còn có tác dụng trong việc giảm đau bụng và các cơn co thắt ruột. Nhờ vậy bạn cảm thấy cơ thể thoải mái hơn khi ăn uống.

Đối với động vật, theo một số nghiên cứu trên thực tế cho thấy, hồi hương có chứa thành phần anethol – Tác dụng của thành phần này là ức chế trực khuẩn lao.

Có nên sử dụng tiểu hồi hương

Có nên sử dụng tiểu hồi hương

Những lưu ý khi sử dụng tiểu hồi trị bệnh

Những người bị âm hư hỏa vượng, thân thể có chứng nhiệt không nên dùng tiểu hồi hương.

Các loại thuốc tránh thai chứa estrogen có thể bị giảm hiệu quả khi sử dụng tiểu hồi hương. Do đó, nếu đang dùng loại thuốc tránh thai có chứa thành phần estrogen thì bạn nên hạn chế dùng tiểu hồi hương hoặc kết hợp với các biện pháp ngừa thai khác.

Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì không được sử dụng tiểu hồi hương.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy một số loại thuốc có chứa thành phần Estradiol, Ethinyl estradiol cũng sẽ bị giảm hiệu quả nếu dùng chung với tiểu hồi hương. Do đó bạn nên lưu ý khi đang dùng các loại thuốc trên nếu có ý định dùng tiểu hồi hương.

Ngoài ra, hiện nay có nhiều loại quả họ hồi nhưng lại chứa độc như lllicium religiosum Sieb. et Zucc. Do đó để tránh những hậu quả không mong muốn bạn nên mua đúng loại tiểu hồi hương.

3. Tiểu hồi hương và một vài bài thuốc quý

1. Trị thiếu máu – vàng da

Nguyên liệu: 

  • Sa sâm 12gram
  • Khương hoàng 12gram
  • Tiểu hồi hương 4gram
  • Nhục quế 4gram

Cách làm: 4 dược liệu trên bạn sắc với nước, uống khi còn ấm. Duy trì bài thuốc này 3 lần 1 tuần.

Tác dụng chính: Bài thuốc này trị chứng gan yếu, thiếu máu, vàng da rất hiệu quả.

2. Trị bệnh tỳ vị hư

Nguyên liệu: 

  • Hồ lô ba 40g
  • Bạch long cốt 40g
  • Dương yêu tử 3 cái
  • Hồ đào 21 trái
  • Tiểu hồi hương 40g
  • Mộc hương 60g
  • Phá cố chỉ 40g

Cách thực hiện: Các vị thuốc trên bạn đem đi phơi khô rồi tán nhuyễn thành bột mịn. Thêm rượu chưng vào hỗn hợp rồi trộn đều, hoàn thành các viên nhỏ như như. 

Liều dùng: Mỗi ngày bạn lấy 8 – 12g uống với rượu hâm nóng. Thời gian thích hợp để uống là vào lúc đói.

Tác dụng chính: Bài thuốc này có tác dụng trị bệnh tỳ vị hư, ngũ canh tiết tả (chứng đi cầu vào gần sáng) rất hiệu quả.

Tác dụng tiểu hồi hương

Tác dụng tiểu hồi hương

3. Trị bệnh sán khi

Cách 1:

Nguyên liệu:

  • Lệ chi hạch
  • Tiểu hồi

Lấy 2 vị thuốc này một lượng bằng lượng nhau.

Cách làm: Lệ chi hạch sa đen. Sau đó bạn tán nhuyễn thành bột mịn lệ chi hạch và tiểu hồi hương, trộn đều hai vị thuốc này với nhau.

Liều dùng: Sử dụng 4 – 6g bột thuốc trong mỗi lần uống. Khi uống nên uống với rượu trắng để tăng hiệu quả của thuốc. 

Bài 2:

Nguyên liệu: 

  • ô dược
  • rễ ý dĩ
  • đinh hương
  • tiểu hồi 
  • lệ chi hạch 
  • quất hạch

Cách làm: Tất cả các nguyên liệu trên bạn tán thành bột mịn, thêm mật ong vào trộn đều rồi hoàn thành viên, mỗi viên khoảng 3g.

Liều dùng: Mỗi ngày bạn uống 3 lần, mỗi lần dùng ½ – 1 viên. 

Tác dụng chính: Bạn thuốc này có tác dụng trị sán khí hay sa ruột.

4. Điều trị sốt rét

Nguyên liệu: Hạt tiểu hồi hương tươi.

Cách làm: Hạt tiểu hương tươi bạn giã nát rồi vắt lấy nước cốt uống. Ngoài ra bạn cũng có thể sắc hạt tiểu hồi hương, chắt nước uống trong ngày.

Tác dụng chính: Bài thuốc từ tiểu hồi hương này trị sốt rét ác tính rất hiệu quả.

5. Tiểu hồi hương chữa bạch đới

Nguyên liệu: 

  • Can khương 6g
  • Tiểu hồi 10g

Cách làm: Sắc can khương và tiểu hồi với đường đó, chắt nước uống hết trong ngày.

Tác dụng chính: Bài thuốc có tác dụng hiệu quả để trị bạch đới do hàn.

6. Trị âm nang tích nước

Nguyên liệu: 

  • Muối ăn 3g
  • Tiểu hồi 10g

Cách làm:

Tiểu hồi hương sao vàng với muối biển rồi tán nhuyễn thành bột mịn. Bạn nên ăn cùng với chả trứng vịt và rượu gạo để tăng hiệu quả. Thời gian thích hợp alf vào buổi tối.

Liều dùng: Một đợt liệu trình kéo dài khoảng 4 ngày,  Ăn liên tục 4 ngày là 1 liệu trình, sau đó nghỉ 2 ngày và thực hiện liệu trình tiếp theo.

Tác dụng chính: Bài thuốc có tác dụng trị âm nang tích thủy

7. Giúp điều trị chậm kinh

Nguyên liệu: 

  • Ba kích 12g
  • Tiểu hồi 6g
  • Đương quy 15g
  • Ngải diệp 10g
  • Quế chi 10g
  • Thục địa 10g
  • Bạch thược 10g
  • Ngưu tất 10g
  • Hoàng kỳ 30g
  • Kỷ tử 15g
  • Gừng nướng 6g
  • Xuyên khung 8g

Cách làm: Sắc tất cả các dược liệu trên với 1l nước lọc với lửa nhỏ. Khi nước thuốc trong nồi còn chừng 600ml thì tắt bếp.

Liều dùng: Chia làm 3 lần uống, mỗi lần khoảng 200ml nước thuốc. Uống thuốc trong 10 – 15 ngày sau khi hết kỳ kinh nguyệt.

Tác dụng chính: Bài thuốc có tác dụng trị chậm kinh, máu hư đỏ nhạt, lượng mái ít, mỏi lưng, đau bụng dưới âm ỉ và đi đại tiện phân lỏng. 

8. Chữa thận hư gây đau bụng

Nguyên liệu: 

  • Bầu dục lợn 1 cái
  • Tiểu hồi hương 4g

Cách làm:

Tiểu hồi hương nghiền thành bột mịn rồi ướp với bầu dục lợn và nướng chín, ăn trong ngày. 

Liều dùng: Mỗi ngày chế biến 1 cái, ăn liên tục trong 7 ngày. 

Tác dụng chính: Bài thuốc được dùng để chữa chứng đau bụng do thận hư suy

9. Giúp bổ thận (tốt cho nam giới)

Nguyên liệu: 

  • Cật dê 2 quả
  • Đỗ trọng 15g
  • Đậu đen 10g 
  • Tiểu hồi hương 8g

Cách làm: 

Sơ chế cật dê rồi rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn. Rửa sạch các thảo dược khác rồi cho vào một chiếc túi vải. Cho cật dê vào ninh nhừ cùng túi thảo dược, cật dê chín nêm gia vị vừa ăn. Nên ăn cật dê khi còn nóng để công dụng được phát huy tốt nhất.

Tác dụng chính: Bài thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương, hỗ trợ điều trị chứng yếu sinh lý ở đàn ông.

10. Trị đau xóc dưới sườn

Nguyên liệu: 

  • Chỉ xác 20g 
  • Tiểu hồi hương 40g

Cách làm: Hai vị thuốc trên bạn đem đao sao vàng rồi tán nhuyễn thành bột mịn, trộn đều với nhau.

Liều dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 8g uống cùng rượu bổ sung thêm chút muối.

Tác dụng chính: Bài thuốc có tác dụng trị đau xóc dưới sườn hiệu quả.

11. Giúp chữa thoát vị bẹn

Nguyên liệu: 

  • Lệ chi hạch 10g
  • Quýt hạch 10g
  • Dĩ nhân căn 50g
  • Tiểu hồi 20g
  • Đinh hương 5g
  • Ô dược 5g

Cách làm: Tán nhuyễn các vị thuốc trên rồi tán thành bột mịn. Thêm một ong và trộn đều hỗn hợp, hoàn thành viên trọng lượng khoảng 3g mỗi viên.

Liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng ½ – 1 viên.

Tác dụng chính: Bài thuốc dùng trị trẻ nhỏ bị thoát vị bẹn

12. Chữa đầy hơi, chướng bụng

Nguyên liệu: 

  • Gừng sống 20g
  • Tiểu hồi hương 6g

Cách làm: 

Gừng sống và tiểu hồi hương sao vàng rồi tán thành bột mịn, hoàn thành viên.

Liều dùng: Uống với nước 2 lần mỗi ngày

Tác dụng chính: Bài thuốc có tác dụng trị chứng bụng chướng, đầy hơi, kém ăn, nôn mửa.

4. Lời kết

Tiểu hồi hương là vị thuốc đông y rất nổi tiếng và thường xuyên được sử dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn trước khi có ý định sử dụng tiểu hồi hương để chữa bệnh nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)