33 tác dụng của cây tía tô – bài thuốc thần dược cho cả gia đình

Trong vườn nhà bạn hay gặp nhất là cây gì? Rau má, lá lốt,…? Bạn kể còn thiếu đấy! Chính là cây tía tô. Nó không chỉ là một loại rau sống thơm ngon mà còn được dùng để chữa bệnh đấy! Các cụ từ xưa đã dùng cây tía tô để trị ho, đờm rồi. Và đương nhiên cây tía tô không chỉ có 1 vài công dụng như vậy.

Để tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng của cây tía tô đem lại cho con người. Hôm nay chúng mình xin chia sẻ với các bạn bài viết này. Thông qua đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hay ho về loại thảo dược này đấy!

Mục lục

1. Cây tía tô có đặc điểm gì? nguồn gốc và nhận biết

Cây tía tô bình thường được dùng như 1 loại rau thơm phổ biến. Có thể ăn kèm với bún, phở hoặc là nấu một số món ăn khác nữa. Không chỉ làm bữa ăn tăng thêm hương vị và màu sắc. Cây tía tô còn đường sử dụng như 1 loại thảo dược rẻ tiền để điều trị bệnh đấy!

1.1 Hình dáng của cây tía tô

Ngoài cái tên tía tô thì cây này còn được gọi là tô diệp hay tô ngạch. Cá biệt có nơi sẽ gọi là cây tử to. Tuy nhiên thì cái tên tía tô vẫn phổ biến nhất. Chung quy lại dù là tên gọi nào thì tên khoa học cũng chỉ có 1 là Perilla frutescens. Cây tía tô thuộc họ khác hẳn so với nhiều loại rau thơm khác. Nó là 1 thành viên của họ hoa môi.

Cây tía tô

Cây tía tô

Mùa nào thì cây tía tô cũng mọc được. Mỗi cây tía tô thì cao từ 50cm đến 100cm. Những cũng có cây thấp hơn một chút. Tùy vào điều kiện môi trường thổ nhưỡng, cách chăm sóc. Thân cây là thân thảo mọc thẳng đứng và tương đối cứng. Xung quanh thân có lớp lông mỏng và mịn.

Lá tía tô có màu đỏ tía đúng như tên gọi. Các lá sẽ có hình quả trứng và mọc đối nhau trên các cành. Viền là có những răng cưa nhọn, cách nhau đều. Một lá tía tô thì thường to từ 2,5 đến 10cm, dài chừng 4 đến 12cm thôi. Lá non thì có kích thước nhỏ hơn 1 chút. Ngoài màu tía đỏ như mình đã nói thì có cây tía tô sẽ cho lá màu xanh tím.

Hoa tía tô có màu tím nhạt và tụ thành chùm dài chừng 6 đến 20cm. Các hoa này mọc tập trung ở đầu cành. Khi hoa tàn sẽ lộ quả tía tô rất nhỏ thôi. Những quả tía tô chỉ to cỡ hạt gạo tấm và có hình cầu xinh xắn. Thông thường thì quả tía tô có màu nâu hơi đậm.

1.2 Phân loại cây tía tô

Người ta chia tía tô thành 2 loại tùy vào màu sắc lá. Loại có lá xanh gọi là màu lục. Loại còn lại là màu tím. Tên khoa học của chúng cũng khác nhau luôn. Nếu loại màu lục lá có gân hơi hung đỏ thì Perilla ocymoides va bicolor. TRong khi người anh em toàn lá màu tím đỏ thì lại có tên là Perilla ocymoides var purpurascens. Nhưng chúng đều được gọi là tía tô nha.

Phân loại cây tía tô

Phân loại cây tía tô

1.3 Cây tía tô xuất hiện nhiều ở đâu?

Cây tía tô dễ trồng dễ sống. Vì thế bạn có thể thấy nó ở bất cứ đâu dù điều kiện thời tiết như nào. Thậm chí ở 1 góc vườn cũng có thể thấy được. Thông thường người ta hay trồng tía tô bằng hạt hơn là giâm cành. Thời gian trồng bằng hạt cũng rất nhanh thôi. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ cần 60 ngày.

Ban đầu cây tía tô là giống cây mọc hoang. Ở nhiều nước châu Á cũng chỉ là 1 loại cây hoang mà thôi. Giống cây này hợp với đất ẩm, nhiều mùn 1 chút. Nhất là đất phù sa thì chúng càng thích. Cây cũng hay mọc ở những nơi có nhiều ánh sáng. Quy trình lên cây mới trong tự nhiên của cây tía tô không khác các loại cây khác là bao. Nó cũng ra hoa đậu quả. Khi cây già, quả tàn thì các hạt sẽ bung ra xung quanh. Mùa mưa đến chúng sẽ nảy mầm.

1.4 Cách trồng và thu hoạch tía tô đúng chuẩn

Thời điểm trồng cây tía tô theo mục đích thu hoạch

Tùy vào mục đích của bạn thu hoạch bộ phận nào của cây mà căn thời gian trồng cho hợp lý. Cây tía tô nên được gieo bằng hạt vì vừa nhanh vừa đỡ tốn công. Thường thì người nông dân hay trồng cây tía tô sau tết Nguyên Đán. Nghĩa là tầm tháng 1 đến tháng 2 dương lịch hằng năm. 

Nếu bạn thu lá để ăn hoặc bán thì 2 tháng sau khi gieo bạn hái 1 lượt. Sau đó để cây có thêm lá. 1 tháng tiếp mới hái lá lại. Chứ không hái liên tục dẫn đến trụi lá cây nhé!

Lá tía tô có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe

Lá tía tô có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe

Chăm sóc và thu hoạch cây tía tô

Sau khi bạn thu hoạch lá lần 1 rồi thì cây đã yếu đi nhiều. Lúc này pha loãng nước tiểu để bón cho cây. Hoặc bạn có thể giã nhỏ dầu khô ra bón vào gốc cũng được. Khi bón kết hợp thêm xới gốc nữa.

Thực ra cây tía tô có thể cho lá quanh năm. Nhưng để đảm bảo chất lượng lá thì bạn chỉ nên hái từ 2 đến 3 lần thôi. Những lần sau lá không còn to hay ngon như những lần đầu. Lúc này hãy thu quả tía tô thì hơn.

Nếu sau khi thua hoạch mà cây cho quả có chất lượng kém thì hầu hết người dân cũng chặt bỏ. Cây tía tô thì đem phơi khô để làm thuốc. Đông y gọi là tô ngạch.

Những cây khỏe mạnh, cứng cáp, không sâu bệnh mà chưa thu lá người ta sẽ đợi thu hạt. Vì hạt của những cây này rất chất lượng. Hoặc dùng chính cây để nhân giống.

Khi cây đã cằn cỗi, bạn không thể thu lá được nữa thì tiến hành thu những hạt hay quả tốt thôi. Cây thì đem chặt bỏ về phơi ở nơi nắng nhẹ hoặc râm mát. Khi cành khô thì giũ sạch bụi bẩn rồi chặt khúc đem bảo quản. Chú ý khi phơi cành tía tô thì không phơi ở nơi nắng gắt.

1.5 Thành phần cấu tạo nên lá tía tô

Hàm lượng tinh dầu trong cây tía tô ở mức trung bình cao. Thông thường hàm lượng này sẽ là 0.5%. Cây tía tô không đơn thuần là chứa tinh dầu. Vì nó còn nhiều chất khác thì mới dùng làm thuốc được.

Ví dụ có một chất màu xám. Chất này không có tên gọi cụ thể mà chỉ được coi là este của chất khác. Chính là Xyanin clorit C27H31O16Cl. Không chỉ có chất màu xám này thôi đâu, cây tía tô còn có chất khác là C5H5N5 . Chất này là chất có khá nhiều Adenin và Acginin C6H14N4O2.

Tinh dầu tía tô người ta đã nghiên cứu ra thành phần của nó. Để từ đó sử dụng chúng hiệu quả hơn. Thông thường sẽ bao gồm 55% là Perilla-andehyt C10H14O. Cùng với đó là khoảng 20 đến 30% (tùy chất lượng cây tía tô cho tinh dầu) là Dihydrocumin C10H14, Limone. Để có được mùi thơm đặc biệt như thế thì tinh dầu tía tô cần có chất Anpha pinen nữa.

Hạt tía tô cũng có đến gần 1 nửa là dầu lỏng. Cụ thể lượng dầu này chiếm từ 45 đến 50%. Dầu có màu vàng tương đối giống dầu hạt lanh. Dầu lỏng trong hạt tía tô thuộc dòng dầu khô. Bạn biết không hạt tía tô có những chỉ số khiến bạn giật mình đấy. Ví dụ như hàm lượng i ốt cực kỳ cao. Lên tới 206. Chất lượng xà phòng cũng không kém là 189.6 với tỉ trọng rơi vào tầm 0.93.

Tại Nhật người ta sản xuất dầu tía tô ngoài việc làm gia vị thì còn được quét lên ô dù. Mục đích là để tránh nước mưa. Ngoài ra các vật liệu cần tính chống thấm người ta dùng dùng dầu tía tô như 1 lớp màng ngăn.

Xem thêm:

Cây Tía Tô dùng để làm gì? 99+ tác dụng của cây Tía Tô

Như mình đã nói hàm lượng dầu trong cây tía tô rất cao. Mà lượng dầu tía tô này lại có nhiều axit béo cần thiết cho cơ thể. Đó đều là các axit béo chưa bão hòa thôi. Mà cụ thể hơn đó là axit alpha-linoleic.

Trong 40% lượng dầu mà cây tía tô có được dù  chỉ có 0.2% là dầu nguyên chất. Nhưng lượng dầu tinh chất này lại có nhiều công dụng cực kỳ. Trong lượng dầu này có các chất chống dị ứng, chống oxy hoa cùng nhiều công dụng khác. Đặc biệt là chúng không có tác dụng phụ nào cả.

2.1 Điều trị hen

Tháng 6 năm 2000 một bài báo trên tờ Archives of Allergy and Immunology đã khiến nhiều người phấn khích. Họ chỉ ra rằng dầu hạt tía tô và bệnh hen suyễn có liên quan đến nhau. Cụ thể dầu hạt tía tô sẽ giúp các bệnh nhân bị hen dễ thở hơn. Điều này có được là do chức năng của phổi đã được tăng lên. Từ đó sẽ hỗ trợ được tình trạng hen.

2.2 Kháng viêm hiệu quả, hạn chế dị ứng

Trong tía tô hay cụ thể hơn là dầu tía tô có nhiều thành phần hóa học tốt. Ví dụ như là Acid Alpha – lineolic, Perilla hayLuteolin. Ngoài ta còn có cả  Acid Rosmarinic. Các chất này sẽ làm quá trình sản xuất histamin chậm lại. Đồng thời cũng sẽ giảm luôn lượng Cytokine. Từ đó sẽ ngăn chặn được tình trạng viêm viêm nhiễm hay dị ứng trên da.

2.3 Giảm các cơn đau ở dạ dày

Trong tía tô có 2 thành phần rất tốt cho việc chữa lành vết loét, vết thương. Đó là  Tanin và Glucosid. Ngoài việc giúp các vết loét trong dạ dày mau lành thì có cũng giúp ổn định lượng axit dư thừa trong dạ dày hơn.

2.4 Chống oxy hóa cao

Tía tô có nhiều các chất chống oxy hóa. Điều này ai cũng biết. Tiêu biểu đó là Aldehyde. Các chất chống oxy hóa này không cho các gốc tự do được hình thành. Từ đó mà tránh được tổn thương cho các tế bào hay DNA.

2.5 Ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Không chỉ có nhiều chất chống oxy hóa. Mà dầu tía tô còn có nhiều hàm lượng omega-3 – 1 loại axit béo không bão hòa nữa. Cả 2 chất này hoạt động trong cơ thể có tác dụng hạn chế lượng cholesterol được sinh. Đẩy lùi các nguy cơ bị bệnh tim mạch hay xơ vữa động mạch.

2.6 Giảm đau xương khớp

Trong tinh dầu tía tô có các chất có tác dụng giảm đau, giảm viêm rất tốt. Đặc biệt là các vết viêm đau ở khớp. Chính vì thế mà người ta hay sử dụng dầu tía tô để cải thiện tình trạng lupus hay viêm thấp khớp.

2.7 Giảm căng thẳng

Tía tô có các chất giúp điều trị chứng trầm cảm. Điều này đã được trung tâm y tế của đại học Maryland chỉ ra. Bởi vì trong tía tô có hoạt chất apigenin, acid rosmarinic. Cùng với đó là acid caffeic. Các chất này vừa ngăn ngừa chứng căng thẳng, trầm cảm. Lại vừa giúp thư thái tinh thần hiệu quả.

2.8 Làm đẹp

Nghiên cứu ở chuột đã chỉ ra rằng các hoạt chất trong tía tô giúp làm sáng da. Bởi vì nó không cho phép tổng hợp melatonin và tyrosinase.

Lưu ý: Bạn có thể dùng tía tô tươi hay khô tùy vào sở thích. Nhưng dù dùng loại nào cũng cần tham khảo liều lượng, tình trạng bệnh,… từ bác sĩ.

Xem thêm:

3. Một số bài thuốc cụ thể sử dụng lá tía tô trị bệnh

Với y học cổ truyền thì tía tô có tính ôn, hơi cay. Khi vào cơ thể nó chủ yếu vào kinh phế và tỳ. Các cụ xưa hay dùng tía tô để giải độc cua cá, an thai, tiêu đờm,….

Cành tía tô khô thì được dùng để chữa nôn, động thai hay ngộ độc hải sản. Bởi vì chúng chỉ có tác dụng lý khí thôi.

Lá tía tô được dùng để kích thích các tuyến mồ hôi, giúp giải độc, giải cảm, điều trị đau bụng, nôn.

Hạt tía tô hay được sử dụng để tiêu đờm, trị hen, ho hay tê thấp.

1. Giải cảm

  • Cách 1: Cách làm này khác đơn giản luôn. Bạn hái 1 nắm lá tía tô sạch rồi đem rửa kỹ. Đợi ráo nước thì thái sợi ra. Nấu 1 bát cháo trắng thơm rồi trộn lá tía tô vào. Đảo đều và ăn lúc nóng. Việc này sẽ giúp cơ thể mau toát mồ hôi. Từ đó tình trạng cảm cũng được cải thiện.
  • Cách 2: Dùng 1 khoảng 10 đến 15 lá tía tô sạch đem đi rửa kỹ rồi ngâm với nước muối. Sau khoảng 15p thì vớt ra để ráo. Cho vào cối hoặc máy xay nhuyễn cùng chút nước sạch. Chắt bỏ bã lấy nước cốt. Cho người bị cảm uống hết nước cốt thì để họ nằm yên. Nhớ trùm kín chăn để tránh gió. Tuy nhiên cách này chỉ dùng với người cao tuổi hay trẻ nhỏ thôi.
  • Cách 3: Cách này hay được dùng nhất nè. Chỉ cần hái lấy 1 nắm lá tía tô tươi rồi cho vào nồi nước đun sôi lên. Khi nước bớt nóng thì trùm kín chăn và xông hơi. Ngoài ra ra bạn cũng có thể sử dụng 1 phần nước để ngâm chân. Giúp tình trạng mau tiến triển hơn.

2. Giảm ho ở trẻ nhỏ

Nguyên liệu:

– Tía tô: 20g

– Hoa đu đủ đực: 5-10g

– Hoa khế và đường phèn mỗi loại 5g

Bỏ đường phèn riêng ra. Các nguyên liệu còn lại thì đem rửa sạch rồi giã nhỏ. Chắt lọc nước cốt và cho đường phèn vào khuấy đến khi đường tan. Dùng nước cốt này đem hấp cách thủy. Nước này bạn có thể chia ra 5 lần để uống hết trong ngày. Khi cho trẻ uống chỉ cần 1 thìa cà phê nhỏ thôi là được.

3. Chữa rôm ở trẻ em

Nếu có thời gian thì mẹ giã lấy lá tía tô tươi rồi vắt nước mang đi đun sôi rồi tắm cho bé. Còn không thì chỉ cần cho lá tía tô vào nồi đun sôi là được.

4. Giảm đau với người bị gout

Tía tô giảm đau. Điều này đúng và nhiều người biết. Bởi vì trong lá tía tô có nhiều chất giúp giảm tình trạng viêm đau hiệu quả. Nhất là với tình trạng dư thừa  Emzym xanhthine oxydase. Đây cũng chính là thủ phạm làm lượng axit uric trong cơ thể cao chót vót. Rồi gây ra bệnh gout đấy!

Không chỉ duy trì lượng axit uric ổn định mà nó còn giúp cơ thể không bị viêm nhiễm hay đau giãn mạch nữa. Cũng vì thế mà người bị gout không còn cảm thấy quá đau đớn.

Khi gặp các cơn đau do gout gây ra thì bạn lấy 1 nắm lá tía tô sạch, rửa kỹ rồi ngâm nước muối cho an toàn. Sau đó vảy ráo nước rồi ăn sống. Để kết hợp cùng với cách ăn sống này thì mỗi ngày bạn có thể sắc nước lá tía tô uống.

5. Giảm sưng vú

Chỉ cần 5 đến 10 lá tía tô tươi vào cho nồi để sắc nước thôi. Phần nước thì uống. Phần bã đem đắp lên chỗ bị sưng. Cứ thực hiện sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

6. Bài thuốc sâm tô ẩm

Nguyên liệu: 

  • 2g lá tía tô
  • 2g trần bì
  • 2 g chỉ xác
  • 2g mộc hương
  • 2g can khương
  • 2g bán hạ
  • 2g cam thảo
  • 2g tiền hồ
  • 2g cát cánh

Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun cùng với 600ml. Sắc đặc đến khi chỉ còn ⅓ thì tắt bếp. Đợi nguội bớt thì chia thành 3 phần và uống. Lúc nào uống có thể đun nóng lại. 

Bài thuốc này dành cho những ai bị sốt, nhức đầu, cảm hay đau xương.

7. Bài thuốc tử tổ giải độc thang

Nguyên liệu:

  • 10g tô diệp
  • 4g sinh cam thảo
  • 8g sinh khương

Cho các nguyên liệu vào nồi sắc cùng 600ml nước đến khi còn ⅓. Số nước còn lại thì đme chia 3 phần uống hết trong ngày. Khi uống có thể hâm nóng lại.

Khi bạn bị ngộ độc hải sản hay trúng độc thì dùng bài thuốc này để tiêu độc.

8. Điều trị tình trạng mề đay

Mề đay không phải tự nhiên mà nó xuất hiện đâu. Tất cả đều có nguyên nhân ca đấy. Có thể là do côn trùng, ánh nắng mặt trời, dị ứng đồ ăn,…

Bạn chỉ cần dùng 1 nắm lá tía tô giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt để uống. Phần bã đừng bỏ đi mà xát vào chỗ ngứa. Như vậy tình trạng ngứa hay mề đay mau giảm hơn.

Sau khi nước trong bã đã thấm vào da thì bạn bỏ bã đi và tắm lại bằng nước ấm và trùm kín để tránh gió.

9. Điều trị hen suyễn hiệu quả

Như mình đã nói dầu hạt tía tô và bệnh hen suyễn có liên quan đến nhau. Cụ thể sau 4 tuần nghiên cứu trên các bệnh nhân bị hen dùng dầu tía tô. Người ta đã phát hiện ra tình trạng này giảm đáng kể.

Sau 1 tháng sử dụng, đến những ngày cuối họ thấy được người bị hen đã hít thở dễ dàng hơn. Phổi cũng hoạt động tốt hơn nhiều.

Sau khi nghiên cứu này hoàn tất người ta chỉ ra rằng dầu hạt tía tô giúp điều trị và giảm hen suyễn hiệu quả. Bởi vì nó sẽ không cho cơ thể sản xuất Leukotriene. Chất này chính là nguyên nhân khiến cơ thể hô hấp khó khăn.

10. Ngăn ngừa ngộ độc thức ăn

Bạn thấy dân ta rất hay ăn lá tía tô như 1 loại rau sống đúng không? Không chỉ vì nó thơm ngon đâu! Mà nó còn giúp phòng tránh khả năng ngộ độc thực phẩm đấy!

11. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Dầu hạt tía tô được khuyên dùng cho những người bị tim mạch. Vì chúng có khả năng ngăn ngừa tình trạng như huyết khối, bệnh mạch vành.

Hơn nữa dầu tía tô có chứa omega-3. Một chất giúp làm giảm đi lượng cholesterol xấu trong cơ thể đấy!

12. Tinh thần thoải mái

Trong tía tô có Acid Caffeic, Roxmarinic hay Apigenin. Đây đều là các chất có khả năng điều trị và ngăn ngừa chứng trầm cảm.

Việc thêm vài giọt tinh dầu tía tô vào nước nóng xông hơi vừa giúp hô hấp dễ dàng hơn. Vừa giúp tianh thần thoải mái, sảng khoái hơn nhiều.

13. Phù hợp với người ăn kiêng

Như mình đã nói bởi vì dầu hạt tía tô làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Đồng thời nó còn có chất Alpha-linolenat rất tốt cho cơ thể người dùng nữa.

Có 1 cuộc thử nghiệm trên những người bình thường khi sử dụng bột lá tía tô. Rằng mỗi ngày chỉ cần 5g lá tía tô mà dùng 10 ngày liên tục thì lượng Peroxidation Lipid giảm rõ rệt.

14. Đánh bay mụn cơm, mụn thịt

Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá tía tô rửa cho sạch. Có thể ngâm nước muối nữa cho an tâm. Sau khi giã nát thì mang đắp lên các vết mụn thịt. 1 tuần chỉ làm từ 3 đến 4 lần. Sau vài liệu trình không chỉ mụn thịt lặn mà da cũng sáng hẳn ra.

15. Hạn chế tình trạng chướng bụng đầy hơi

Bạn cũng lấy lá tía tô tươi giã và chắt lấy nước cốt. Khi uống thì thêm vài hạt muối vào.

16. Ngăn tình trạng chảy máu ngoài da

Bạn chọn lấy lá tía tô nôn rồi giã nát. Lấy cả bã cả nước đắp lên chỗ bị chảy máu. Đây là khi cầm máu tạm thời. Sau đó lấy thêm vài lá tía tô thái nhỏ rồi sao vàng lên. Tán bột mịn và rắc lên vết thương để cầm máu, khử trùng.

17. Giảm co thắt phế quản, ức chế vi khuẩn

Tía tô có nhiều công dụng lắm. Ví dụ như nước sắc từ lá tía tô sẽ giúp người dùng tránh được các loại vi khuẩn. Ví dụ như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng hay lị. Tinh dầu tía tô thì giúp đường huyết ổn định. Lá tía tô thì giúp phế quản hoạt động tốt hơn. Còn Aldehyt trong tía tô giúp các dây thần kinh làm việc tốt.

18. Giảm cân

Nghe có vẻ hơi thiếu căn cứ nhưng thực tế nhiều người đã dùng và thành công đấy! Bạn chỉ cần sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày là được. Nước lá tía tô có nhiều chất xơ, vitamin, protein và khoáng chất. Nó sẽ giúp quá trình tiêu hóa của bạn tăng lên. Quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Lượng chất xơ dồi dào giúp bạn duy trì cơ thể săn chắc, gọn gàng.

4. Dùng lá tía tô để làm đẹp

Lá tía được chị em truyền tai nhau làm đẹp da hiệu quả. Chỉ đơn giản là lấy nước sắc lá tía tô uống thay nước lọc thôi. Như vậy mà da dẻ cũng hồng hào nhiều lắm. Mặt nạ từ lá tía tô cũng loại bỏ tế bào chết trên da nhẹ nhàng.

Bởi vì trong nước lá tía tô có chất ức chế việc hình thành 2 sắc tố là tyrosinase và melatonin. Từ đó mà giúp da sáng mịn hơn. Khi dùng nước lá tía tô mỗi ngày, làn da bạn sẽ tự sản sinh ra cơ chế chống melanin. Từ đó các tình trạng nám hay tàn nhang cũng không có cơ hội phát triển. Cùng với đó là việc tẩy tế bào chết nhẹ nhàng thì càng làm da bạn mịn màng, trắng sáng hơn.

Không chỉ làm đẹp cho mặt mà nước lá tía tô bạn dùng để tắm sẽ giúp da toàn cơ thể trắng mịn đấy! Vì nước lá tía tô có nhiều vitamin A, C cùng nhiều dưỡng chất tốt cho da. Bạn yên tâm là cách làm này vừa rẻ tiền lại vừa an toàn nhé!

5. Lưu ý khi sử dụng lá tía tô

Lá tía tô tốt thì tốt thật. Nhưng chỉ khi bạn dùng đúng liều lượng mà thôi. Nếu dùng quá nhiều thì lại có 1 vài hậu quả xảy ra đấy!

  • Mẹ bầu dùng lá tía tô thì an thai thật. Nhưng đó là khi dùng đủ liều thôi. Nếu dùng nhiều trong thời gian dài thì huyết áp của mẹ sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó mà sức khỏe của mẹ và bé cũng có vấn đề.
  • Việc dùng lá tía tô để điều trị cảm nóng, đổ mồ hôi cần có sự can thiệp của bác sĩ. Bởi vì nếu dùng lá tía tô sẽ khiến mồ hôi ra nhiều, bệnh càng nặng.
  • Đương nhiên người đã từng dị ứng thì không nên dùng lá tía tô thường xuyên rồi. Vì có thể gây ra 1 vài tác dụng phụ.

6. Kết luận

Trên đây là các thông tin chi tiết về cây tía tô. Cùng với đó là tác dụng của cây tía tô cũng như các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên đây cũng chỉ là các bài thuốc truyền miệng thôi. Khi sử dụng bạn cần có sự tham khảo của bác sĩ. Đồng thời nếu có sử dụng thì đảm bảo đúng và đủ liều lượng nhé! Như vậy thì hiệu quả mới cao được.

Cập nhật 02/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)