Thục địa là gì ? 29+ tác dụng của thục địa – cách dùng và lưu ý

Thục địa là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc Đông y. Nếu ai đã từng dùng thuốc Đông y chữa bệnh hoặc tìm hiểu về các thảo dược. Thì chắc hẳn cũng không còn lạ gì với vị thuốc thục địa nữa. Kể cả người nào hay ăn các món hầm với thuốc Bắc chắc đều không còn lạ lẫm gì với thục địa nữa. 

Tác dụng của thục địa

Tác dụng của thục địa

Tác dụng của thục địa được đánh giá là mang lại sức khỏe cho cơ thể. Bồi bổ thể trạng rất tốt. Chính vì thế mà các bài thuốc bổ không thể thiếu thục địa được. Tuy nhiên thục địa còn có nhiều công dụng khác nữa mà có thể bạn chưa biết được đâu.

Và để giúp bạn biết được công dụng của thục địa chính xác nhất thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu bài viết này nhé! Chắc chắn bạn sẽ biết thêm nhiều điều thú vị về thục địa đấy! 

Mục lục

1. Thục địa là cây gì? Đặc điểm của cây thục địa là gì?

Nó còn được gọi là địa hoàng thán. Danh pháp của cây là Rehmania glutinosa Libosch. Người ta xếp cây vào nhóm thực vật trong họ mõm chó. 

Cây thục địa hiện tại được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Nhất là nơi nào mát mẻ, khí hậu ổn định quanh năm thì càng nhiều.

1.1 Cây thục địa có đặc điểm gì?

Thục địa là cây cỏ sống dai. Từ đầu đến cuối thân đều có lông tơ mỏng và mịn.

Cây có nhiều củ. Thường thì có từ 5 đến 7 củ với vỏ ngoài màu đỏ nhạt. Chiều cao của cây thường đạt từ 20 đến 30cm. Lá cây thon dài hình oval. Mép là có các răng cưa kích thước khác nhau. Lá mọc thành cụm gần gốc. 

Hoa của cây giống hình chiếc chuông với 5 cánh màu tím hơi đỏ. Phía trong cánh hoa lại ngả vàng. 1 bông hoa sẽ có 1 nhị cái và 2 nhị đực. Quả của cây giống hình quả trứng nhưng nhỏ hơn. Bên trong có nhiều hạt màu nâu nhạt.

Cây thục địa tốt cho thận. Phần rễ phơi khô đi thì người ta gọi là sinh địa. Từ sinh địa người ta nấu chín thì gọi là thục địa.

1.2 Cây thục địa phân bố nhiều ở đâu?

Thục địa là vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc. Ở nước ta thì tìm thấy ở khu vực đồng bằng hoặc trung du Bắc bộ.

Hiện nay thục địa đã được chuyển vào các viện dược liệu để trồng và chăm sóc làm thuốc.

Thục địa là gì?

Thục địa là gì?

1.3 Khái quát công dụng của thục địa

Cả Đông y và Tây y đều tiến hành nghiên cứu thục địa. Và dù nghiên cứu theo cách truyền thống hay hiện đại thì người ta đều tìm thấy công dụng tuyệt vời của thục địa. Dưới đây là các công dụng của thục địa đã được nghiên cứu cả bằng cách hiện đại và truyền thống. 

Nghiên cứu theo cách truyền thống

  • Tiêu huyết ứ, tán hàn nhiệt tụ, nâng cao sức khỏe cơ thể, ngừa lão hóa.
  • Máu lưu thông tốt, bổ huyết ích khí
  • Nam bị bệnh về sinh lý, nữa bị bệnh về kinh nguyệt
  • Giúp cơ thể đỡ nặng nề, dùng lâu sẽ kéo dài tuổi thọ
  • Sinh huyết, hạn chế bồi hồi, bứt rứt, an thai, chữa bí tiểu
  • Dùng cùng mạch môn sẽ giã rượu tốt
  • Dùng cùng rượu sẽ toát độc ra ngoài
  • Dùng cùng rượu không hại bao tử. Dùng cùng nước gừng thì giảm đầy hơi ở ngực.
  • Bổ can thận tốt.

Nghiên cứu theo cách hiện đại

  • Cũng giống như thuốc corticosteroid là ức chế hệ miễn dịch nhưng không ảnh hưởng đến vỏ thượng thận.
  • Theo nghiên cứu thì nó có tác dụng hạ đường huyết. Thí nghiệm trên chuột thì làm tăng đường huyết. Nhưng không ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết.
  • Người ta tiêm nước nấu từ thục địa cho con chuột cống đã được gây viêm. Sau đó thấy rằng viêm sưng đã giảm hẳn sau 1 thời gian dùng.
  • Ngoài ra thục địa nấu nước còn hạ áp tốt, nâng cao sức khỏe tim mạch, bảo vệ gan thận, chống nấm, ngừa các chất phóng xạ tốt.

2. Khám phá tác dụng của cây thục địa

Cây thục địa không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể mà nó còn có vô vàn các công dụng khác. Để có được điều này chính là do thành phần hóa học có trong cây thục địa. Và cũng nhờ các thành phần hóa học này mà cây thục địa có nhiều công dụng hơn rất nhiều. Và dưới đây là các công dụng của cây thục địa được nhiều người tin tưởng áp dụng. Bạn cũng có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây cho mình. 

1. Giảm viêm sưng

Người ta đã thí nghiệm trên đùi chuột cống và thấy rằng thục địa nấu nước giảm sưng ở đùi nó rõ rệt. Sau 3 ngày dùng thì các vết sưng viêm hay đau đã thuyên giảm hẳn.

2. Giảm đường trong máu

Người nào bị huyết áp cao hay mỡ máu thì nên dùng thục địa vì nó có tính mát.

Bài thuốc: 20g sơn dược, 12g thục địa, 8g ngũ vị tử và thái tử sâm gấp đôi lượng lên. Đem nấu nước uống mỗi ngày.

3. Tốt cho hệ miễn dịch

Theo đánh giá thì nước nấu từ địa hoàng thán cũng giống như Corticoid. Nghĩa là nó cũng ức chế miễn dịch. Tuy nhiên nước nấu từ địa hoàng thán lại khác với thuốc trên. Khi nó không hề ảnh hưởng đến vỏ của tuyến thượng thận gì cả. 

Thậm chí có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nước nấu từ địa hoàn thán còn có tác dụng giảm ảnh hưởng của Corticoid lên thận nữa. Nhìn chung nước nấu từ địa hoàng tốt cho tim mạch, ngừa nấm, viêm nhiễm, cầm máu,… tốt.

Thục địa có tác dụng gì?

Thục địa có tác dụng gì?

4. Nâng cao sức khỏe cơ thể

Tính vị ngọt, đắng và mát của thục địa rất tốt cho người bị suy nhược cơ thể hay làm việc quá sức. Dùng các bài thuốc từ thục địa cơ thể sẽ mau chóng được hồi phục năng lượng. Da dẻ cũng hồng hào hơn do hồng cầu tăng lên. Dùng thường xuyên là cách bồi bổ cơ thể tốt.

Nếu có các biểu hiện như đi đứng mệt mỏi, không có sứ, hay chóng mặt thì cơ thể bạn đang suy nhược đấy. Lúc này dùng bài thuốc sau. Liên tục 1 tháng sẽ thấy đỡ hẳn.

Bài thuốc: 8g trạch tả, 8g thục địa, 8g phụ tử, 8g phục linh, 8g đơn bì, 4g nhục quế, 12g hoài sơn, 12g sơn thù. Đem tất cả nấu nước rồi chia làm 2 lần. Mỗi ngày uống 1 lần là được.

5. Tốt cho kinh nguyệt phụ nữ

Nữ giới bị băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu, kinh nguyệt không đều thì nên dùng địa hoàng thán. Nó không chỉ tăng cường chức năng sinh lý mà còn tăng khả năng thụ thai ở nữ, thụ tinh ở nam.

Nữ giới kinh nguyệt không đều thì dùng các vị sau. Đảng sâm và thục địa mỗi vị 16g. Thêm xuyên khung 8g, đương quy 8g, hoàng kỳ 8g, 12g bạch thược nữa. Đem các nguyên liệu cho vào nồi đất nấu chung với nửa lít nước. Đun cạn còn 400ml thì lấy ra uống. Sáng uống 200ml tối uống 200ml. Liên tục 1 tuần sẽ có kết quả.

6. Tốt cho thận

Được đánh giá là vị thuốc tốt cho máu và thận. Nên thục địa thường được dùng trong các trường hợp như bổ can thận, bổ huyết, ích khí. Người nào mà mắt mờ, tóc râu bạc sớm cũng có thể dùng được.

Ngoài ra nó còn dùng để hạ đường huyết, hạ huyết áp, tốt cho tim mạch, bảo vệ gan thận, chống viêm,… Cùng nhiều công dụng khác đã được y học hiện đại nghiên cứu.

Bài thuốc chữa yếu sinh lý cho nam giới từ thục địa gồm có. ba kích và dâm dương hoắc mỗi vị đúng 50g. Thêm hẹ 20g, ngưu tất và sơn thù mỗi vị 30g. Cuối cùng là ngài tằm khô 1 lạng và thục địa 40g. Đem các nguyên liệu ngâm rượu. Ngâm 1 tháng thì lấy ra dùng. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ. Dùng liên tục 100 ngày là có hiệu quả.

thục địa

thục địa

7. Đại tiện khó khăn

Nếu bị đại khô trường táo thì lấy đúng 80g thục địa nấu với thịt nạc lợn để lấy nước uống hằng ngày.

Ngoài ra thì nó còn được dùng để điều trị các bệnh khác như viêm xương khớp, cột sống, chảy máu cam hay phát ban đều được. Kết hợp với các vị thuốc khác nhau thì có công dụng khác nhau. Nhưng cũng cần chú ý là không kết hợp tùy tiện. Vì có những vị mà địa hoàng tán không dùng cùng với nhau được.

8. Người hay đau đầu chóng mặt

Mẫu đơn bì linh, bạch phục, trạch tả mỗi vị đúng 120g. Thêm hoài sơn 160 và thục địa gấp đôi lượng. Đem nấu nước rồi uống nhiều lần mỗi ngày.

9. Cầm máu cam tốt, máu cam tái đi tái lại

Lấy các nguyên liệu sau gồm địa cốt bì, sinh địa, câu kỷ tử và thục địa số gam bằng nhau. Khi nào dùng thì lấy đúng 8g hòa với mật ong để uống. Mỗi ngày dùng 24g.

10. Giáng áp tốt

Mỗi ngày bạn lấy 1 nhúm thục địa chừng 20 đến 30g đem nấu nước để uống. Kiên trì dùng 2 đến 3 tuần sẽ thấy có kết quả. Sau khi thí nghiệm thì người ta thấy được cả cholesterol và huyết áp đều giảm đáng kể. Kể cả triglycerid cũng giảm. Trong khi điện tâm đồ và điện não đều được cải thiện.

11. Cột sống thoái hóa, cột sống viêm

Nhục thung dung, kê huyết đằng, dâm dương hoắc, cốt toái bổ mỗi vị 20kg. Thêm 30kg thục địa và 10kg la bạc tử nữa.  Đầu tiên đem nhục thung dung và thục địa sao khô rồi nghiền bột. Các nguyên liệu còn lại đem nấu cao còn 22 cân thì được. Sau đó thêm 3 cân mật ong vào để vo viên. Mỗi viên nặng tầm 2,5g là được. Mỗi lần dùng 2 viên. Ngày dùng từ 4 đến 6 viên. Liên tục trong 1 tháng sẽ có kết quả.

12. Thượng bì ở thực quản bị tăng sinh

Cứ 8 phần thục địa thì lấy sơn thù và sơn dược mỗi vị 4 phần. Phục linh, đơn bì mỗi vị 3 phần. Đem các nguyên liệu nghiền bột rồi thêm mật ong vào để vo viên. Mỗi viên tầm 10g là được. Khi dùng thì uống 1 đến 2 viên tùy tình trạng bệnh. Mỗi ngày có thể dùng từ 1 đến 6 viên chia đều ra. Liên tục 1 đến 2 năm sẽ khỏi.

13. Huyết trưng

Ô tặc cốt mỗi vị 80g, can địa hoàng giảm ½ lượng. Đem nghiền thành bột rồi chia đều thành 7 lần để uống cùng rượu.

14. Máu nóng, đi tiểu có máu

A giao, trắc bá diệp mỗi vị đều sao vàng đúng 4g. Thêm sinh địa gấp đôi lượng, và 20g hoàng cầm đã sao vàng. Đem nấu nước để uống sau ăn. 

15. Dính độc mà bị phát ban

Đậu xị 48g, mỡ lợn gấp đôi lượng lên và 240g sinh địa nữa. Đem các nguyên liệu cho vào nồi đun sôi 5 đến 6 lần. Đun đến còn 3 phần nước thì thêm hùng hoàng và xạ hương cỡ hạt đậu vào. Trộn đều các nguyên liệu rồi lấy nước mà uống. Độc sẽ xuất ra ngoài là khỏi.

16. Ngực có nhiệt, máu cam chảy

Nguyên liệu cần có là bạc hà, long não và can địa hoàng. Bạn chuẩn bị các nguyên liệu số gam như nhau là được. Sau đó đem uống cùng nước lạnh.

17. Mẹ bầu chảy máu

Nguyên liệu

  • 40g can khương thái nhỏ
  • 240g thục địa

Cách làm:

  • Đem 2 nguyên liệu trên nghiền thành bột.
  • Mỗi lần lấy 1 thìa uống cùng rượu. Ngày dùng 3 thìa.

18. Dương minh ôn bệnh

Nguyên liệu:

  • Thục địa và mạch môn vẫn còn lõi mỗi vị đúng 32g.
  • 40g huyền sâm.

Cách làm:

  • Đem các nguyên liệu nấu với 8 át nước. Đun cạn đến còn 3 bát thì tắt bếp.
  • Cứ lúc nào thấy miệng khô thì uống. Cứ dùng đến khi đi đại tiện được.

19. Máu màu hồng, trúng gió dẫn đến nội tạng bị độc

Nguyên liệu:

  • Hoàng bá đã sao và thục địa mỗi vị 1kg.

Cách làm:

  • Đem 2 nguyên liệu trên nghiền bột ra rồi thêm mật ong vào để vo viên bằng hạt ngô.
  • Khi nào uống lấy tầm 80 hoặc 90 viên hòa với nước cơm để uống. Nên uống trước các bữa chính lúc đói để tăng hiệu quả.

20. Người bị tiểu đường

Ngũ vị tử 8g, thái tử sâm gấp đôi lượng lên. 12g thục địa nữa. đem nấu nước để uống là được.

3. Thục địa tốt cho sức khỏe sinh lý

Thục địa là vị thuốc được đánh giá là tốt cho sức khỏe sinh lý của cả nam và nữ. Mà cụ thể hơn là vì nó tốt cho thận. Vậy thực tế thì thục địa tốt cho sức khỏe sinh lý như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây với chúng tôi.

3.1 Thục địa tăng sức khỏe của thận

Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi thì cả sinh địa và thục địa đều tốt cho máu cả. Chỉ khác là sinh địa máu máu thì người nào máu nóng nên dùng. Còn thục địa tính bình bổ thận người nào máu ít thì dùng.

Cũng theo ông thì thục địa dưỡng can thận, minh mục, đen râu tóc. Nó được đánh giá là nâng cao sứ ckhoer và cường tráng tốt. Ai mà hay lo lắng, hồi hộp, hao tổn tinh lực thì nên dùng thục địa.

Theo Đông y thục địa ngọt và tính bình nên vào 3 kinh Tâm, Thận, Can. Nhờ vậy mà nó dưỡng thận, bổ âm, đen râu tóc, điều hòa kinh nguyệt, giảm ho,… Cùng nhiều công dụng khác nữa.

Còn Tây y thì cho rằng cả thục địa và sinh địa rồi giảm đường trong máu, trợ tim, giảm viêm nhiễm, bảo vệ gan thận, cầm máu tốt. Đồng thời ngăn vi khuẩn và điều tiết đi tiểu tốt.

Theo đánh giá thì thục địa là vị thuốc bổ thận dưỡng âm tốt. Trong nhiều bài thuốc bổ thận thì thục địa đóng vai trò là trung tâm. Như vài Tứ vật, Lục vị địa hoàng hoàng hoàn,…

3.2 Dùng thục địa để điều trị các bệnh về sinh lý cho nam và nữ

Những bài thuốc dưới đây đều dựa trên các cuốn sách cổ và nghiên cứu của rất nhiều lương y rồi. Nó có công dụng trong việc điều trị các bệnh vô sinh hay hiếm muộn ở cả nam và nữ. Trong các bài thuốc này đều có thục địa.

Bổ thận, sinh tinh cho nam

Thục địa, huỳnh tinh mỗi thảo dược đúng 1 lạng. Nhục thung dung, kỷ tử, sinh địa, dâm dương hoắc, quy đầu, bắc kỳ, phòng đảng sâm, giảm ½ lượng. Thêm hắc táo nhân, cốt toái bổ, đảng sâm, xuyên ngưu tất, xuyên tục đoạn, nhân sâm, lộc giác giao. Mỗi thứ đúng 40g. Cuối cùng là 30 quả táo to, nửa cân đỗ trọng, cam cúc hoa và lộc nhung mỗi vị 30g và 20g vỏ quýt khô nữa.

Sau đó đem các nguyên liệu đi ngâm rượu để uống là được.

Trong các nguyên liệu này thì huỳnh tinh, nhục thung dung, kỷ tử và sinh địa rất tốt cho thận. Có khả năng sinh tinh tốt. Lộc nhung và lộc giác giao thì bổ huyết mạnh khí. Các vị thuốc khác có tác dụng an thần, sinh tinh huyết và nâng cao sức khỏe.

Nữ giới bị vô sinh

Đơn bì và trạch tả mỗi vị đúng 120g. Thêm hoài sơn gấp đôi lượng, 160g bạch linh, 2 lạng sơn thù và 320g thục địa.

Đầu tiên lấy thục địa nấu cao rồi hòa với mật ong. Các nguyên liệu còn lại thì đem phơi khô rồi tán bột. Thêm mật ong để vo viên lại chừng 10g/viên. Khi nào dùng thì lấy 4 viên để uống chia cho 2 lần sáng và chiều. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi liều lượng các nguyên liệu cho thích hợp.

Như vậy có thể thấy được thục địa rất quan trọng trong các bài thuốc bổ. Nó giúp bổ huyết, ích khí, tốt cho thận. Nam giới có nhiều tinh dịch hơn. Nhờ vậy mà sức khỏe mau chóng hồi phục cũng như mau có khả năng mang thai.

4. Những điều cần nhớ khi dùng thục địa

Có thể thấy thục địa là vị thuốc bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể dùng càng nhiều càng tốt đâu. Thuốc bổ khi dung nạp vào cơ thể nhiều quá mà không đào thải ra ngoài kịp. Thì nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ lắm đấy! Dưới đây là những điều mà bạn cần chú ý khi dùng thục địa bồi bổ cơ thể hoặc chữa bệnh nhé! 

4.1 Thục địa có tác dụng phụ gì không?

Có thể nói thục địa có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Nhưng điều này chỉ thực sự phù hợp khi bạn dùng cho đúng người, đúng liều lượng mà thôi. Còn không thì tất cả đều trở thành công cốc. Thậm chí sex gây ra 1 vài tác dụng phụ không mong muốn.

Một vài người khi dùng thục địa xong thì chóng mặt, buồn nôn, đau đầu. Lúc này bạn cần ngưng sử dụng thục địa ngay.

Bởi vì thục địa có độc tính nhẹ sẽ làm thiếu khí và cơ thể người dùng hay hồi hộp.

Nhìn chung các phản ứng này nhẹ thì không nguy hiểm gì. Nhưng để lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó bạn cần chú ý khi sử dụng thục địa.

4.2 Những điều kiêng kỵ khi sử dụng thục địa chữa bệnh

Bởi vì bản thân thục địa có tính hàn nên khi dùng bạn cần tránh kết hợp thục địa với 1 số thảo dược sau. Gồm có tam bạch, la bặc, cửu bạch, thông bạch, bối mẫu, vô di, phỉ bạch.

Những người thể trạng hàn, tỳ hư vị ngược, dương khí yếu, người có nhiều khí hàn thì cũng nên tránh dùng thục địa. Vì dùng thục địa vào tì chỉ khiến tình trạng bệnh nặng thêm mà thôi.

Những người đi ngoài hay đầy bụng cũng không dùng được. Đã dùng thục địa thì không dùng cùng hạt củ cải.

Đây là những điều bạn cần nhớ khi dùng thục địa để đảm bảo an toàn cho bản thân khi sử dụng.

4.3 Liều dùng thục địa thích hợp

Mỗi ngày bạn có thể dùng từ 8 đến 16g. Tùy vào tình trạng bệnh mà có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Tối đa là 40g dưới dạng nấu nước uống. Dùng độc vị hay kết hợp với các thảo dược khác đều được.

Khi dùng có thể thái lát mỏng, nấu cao hoặc nghiền bột đều được.

4.4 Mua thục địa đúng nơi

Hiện tại ngày càng nhiều nguồn thuốc Đông y kém chất lượng, không rõ nguồn gốc đang được bán tràn lan trên thị trường. Chính vì thế nhiều người dùng không mang lại kết quả gì cả. Thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Do đó điều tiên quyết là cần tìm được địa chỉ bán thục địa uy tín và rõ nguồn gốc.

Có thể thấy thục địa là 1 loại thuốc quý và được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Nên nhìn chung bạn có thể tìm mua thục địa được ở các phòng khám đông y hay các cơ sở bán thuốc Đông y. Nhưng cần đảm bảo nơi đó uy tín, có giấy phép hoạt động. Và đương nhiên hơn cả là sản phẩm phải rõ nguồn gốc xuất xứ.

5. Một vài cách chế biến thục địa mà bạn có thể tham khảo

Thục địa có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Tùy vào điều kiện của bản thân mà bạn chọn cách chế biến sao cho phù hợp với bản thân nhất. Dù chế biến theo cách nào cũng cần đảm bảo các dưỡng chất có trong thục địa còn nhiều nhất. Như vậy thì khi làm thuốc mới phát huy được hết công dụng của thảo dược được. 

5.1 Cách chế biến đầu tiên

Cây thục địa người ta dùng củ là chính để làm thuốc. Củ thục địa đen nhánh, cầm chắc tay và mịn. Các thớ thì dài mềm và hoàn toàn không bị dính gì cả.

Những củ đem làm thuốc cần là củ to, không sâu bệnh. Sau khi rửa sạch thì đem ngâm với rượu sa nhân 1 đêm. Sau đó mang hỗn hợp đi nấu liên tục 1 ngày 1 đêm. Sau đó cho thục địa đi phơi nắng. Khi phơi củ đã khô nước và dẻo rồi. Nhưng bạn làm thêm vài lần nữa cho thục địa ngon hơn cũng như bổ hơn thì dùng được.

5.2 Cách chế biến thục địa thứ 2

Thục địa đem rửa cho thật sạch rồi xếp lần lượt vào thùng gỗ. Cứ củ to thì để ở dưới còn củ nhỏ thì để ở trên. Như vậy khi đun các củ sẽ chín đều như nhau. Cứ 90 cân thục địa thì cần 10l rượu ngon. Cứ đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa xuống. Đun tiếp tục khi nào rượu cạn thì thôi. Khi đun thỉnh thoảng bạn múc rượu ở đáy nồi rồi rưới lên các củ bên trên. Như vậy các củ đều ngấm rượu.

Đợi rượu cạn thì lấy củ thục địa ra rồi đem phơi 3 ngày liền cho hơi héo. Lúc này củ đã dẻo và bớt nước rồi. Bạn đem nấu tiếp với nước gừng. nƯớc gừng thực tế là gừng tươi giã nát ra rồi thêm nước vào để lọc lấy nước cốt mà thôi.

Đun đến khi nước gừng cạn thì lại đem thục địa đi phơi khô lần nữa. Cứ nấu rồi phơi khô chừng 7 đến 9 lần như vậy. Đến khi thục địa đen nhánh và dẻo thì có thể đem làm thuốc được rồi.

5.3 Cách chế biến thục địa thứ 3

Bạn rửa sạch củ địa hoàng rồi đợi thật ráo nước. Tiếp theo cứ tuân theo tỷ lệ, củ địa hoàng, sa nhân, gừng khô theo tỉ lệ 10:1:2 mà tiến hành. Cho tất cả vào nồi áp suất nấu với nhiệt độ tầm 200 độ là được. Có thể xê dịch nên 220 độ. 

Vì sao lại nấu nồi áp suất à? Bởi vì nấu như này giữ được nhiều tinh chất và tinh dầu của thục địa nhất. Cứ đun liên tục 12 tiếng thì mới cho thục địa ra và đợi nguội hoàn toàn. Sau đó đem phơi nắng 2 đến 3 ngày cho teo bớt. Nước nấu trong nồi đem cô đặc lại 1 chút rồi thêm rượu vào trộn đều. Đem hỗn hợp nước này đi tẩm với thục địa đã phơi khô. 

Khi thục địa đã hút hết dịch nước đó rồi thì mang thục địa và số nước còn lại cho vào nồi áp suất. Thực hiện liên tục như vậy 5 lần là được. Đến lần cuối thì lấy thục địa đem phơi khô hoặc sấy khô. Thông thường mỗi lần nấu mất khoảng nửa tháng. Thục địa sau khi làm theo cách này có màu đen tuyền. Để không thì cứng cho ra không khí thì dẻo và rất thơm.

Nhưng bù lại thục địa này lại mất đi tính nê trệ của củ mà thay vào đó là tính bổ thận tốt.

5.4 Cách chế biến thục địa thứ 4

Lấy 10 cân rễ thục địa rửa cho sạch rồi để thật ráo nước. Sau đó cho tiếp 3 lạng bột sa nhân nấu với nửa lít nước. Đun cạn đến còn 4,5l thì dừng lại. Chắt lấy nước đó rồi ướp với thục địa củ. Mang hỗn hợp này đi anasu đúng 2 ngày 2 đêm cho nhừ. 

Sau đó gắp thục địa củ ra đợi ráo nước hoàn toàn mới mang đi tẩm rượi và phơi hoặc sấy khô. Cứ làm như thế đúng 9 lần thì được. Người ta gọi cách này là cửu chưng cửu sái.

5.5 Bảo quản thục địa đã chế biến

Thục địa sau khi bào chế xong thì bạn cho vào 1 thùng gỗ có nắp để đậy kín lại. Như vậy sẽ tránh được sâu bọ làm hại cũng như mối mọt tấn công. Mỗi lần sử dụng thì lấy 1 lượng vừa đủ thái thành từng lát mỏng. Rồi đem phơi khô hoặc nấu cao tùy ý theo mục đích sử dụng.

6. Kết luận

Vậy là bạn đã nắm được tác dụng của thục địa rồi đúng không? Không chỉ là vị thuốc bổ tốt mà nó còn là vị thảo dược chữa bệnh rất tốt. Nếu có ý định dùng thục địa bồi bổ cơ thể hoặc là chữa bệnh thì bạn cũng cần tham khảo nhiều tin tức. Cũng như cần xin ý kiến bác sĩ để điều trị cho an toàn.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)