15+ tác dụng của Cây thì là – cách dùng, liều lượng và lưu ý

Thì là – một loại rau gia vị trong các món canh. Ngoài việc khử được mùi tanh của thực phẩm, mang lại hương vị thơm ngon, thì là còn là một vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng và cách dùng của loài cây này. 

1. Đôi nét về cây thì là

1.1 Đặc điểm của cây thì là

Thì là thuộc họ Hoa tán, thân thảo, cây cao từ 60 đến 80 cm. Phiến lá phát triển, nhỏ và không có cuống. Hoa có màu vàng, thường mọc ở ngọn, số lượng từ 20 đến 40 hoa. Quả hình trứng gồm có 10 cạnh. Người ta thường dụng lá, quả và hạt để làm nguyên liệu chế biến  thuốc. 

Người ta dùng hạt và lá thì là để tăng tiết sữa và giảm đau bụng kinh,…

Cây rau thì là

Cây rau thì là

1.2 Thành phần của cây thì là gồm những gì?

Trong cây thì là chứa hàm lượng lớn chất xơ, vitamin C và vitamin A. Ngoài ra còn chứa một hàm lượng nhất định kali, với 7% (tương đương 360mg)  kali mà cơ thể cần đều có trong 1 chén thì là thô, một chất cũng quan trọng không kém giúp kiểm soát huyết áp, tăng cường sức khỏe xương và gan thận,…

Những chất này còn giúp kháng viêm, giảm ho, nếu bạn súc miệng thường xuyên với dầu thì là còn có thể giúp tình trạng ho đờm, đau họng. Các thành phần có trong thì là còn giúp kích thích việc tiết sữa ở phụ nữ sau sinh vì chúng có chức năng hoạt động như estrogen.

Các chất có trong thì là như vitamin là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra còn có limonene và carvon trong tinh dầu lá và quả thì là  giúp chống lại nguy cơ mắc ung thư.

2. Những công dụng từ cây thì là

Giá trị dinh dưỡng có trong thì là rất cao. Dù là ăn chín hay ăn sống chúng đều giữ được mức độ dinh dưỡng nhất định, bạn có thể ăn thì là cùng với rau sống hoặc các món nướng đều rất ngon.

Bạn cũng có thể kết hợp số món ăn với thì là là ăn cũng rất ngon và bổ dưỡng. 

2.1 Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh

Trong thì là có số 1 thành  phần các chức năng hoạt động giống hệt estrogen, giúp lích thích sự phát triển của tia sữa và tăng tiết sữa ở dê. Theo một số nghiên cứu, thì chất này cũng có tác dụng tương tự ở phụ nữ sau khi sinh con.

Từ xưa tới nay, đây vẫn là cách làm tăng tiết sữa vừa an toàn lại hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng nguyên cây thì là, đã có một số loại trà thảo mộc từ thì là cũng có tác dụng tương tự. 

2.2 Giúp thông kinh, đều kinh

Nếu các chị em phụ nữ hay gặp phải các trường hợp như kinh nguyệt không đều thì có thể thử đến loại thảo dược này. Với sự hoạt động của các chất có trong thì là, nó giúp thông kinh, điều hòa kinh nguyệt và giảm các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, tức ngực mỗi kỳ đến tháng.

Cách làm như sau: 60g dịch chiết từ lá thì là,15ml nước ép rau cần tây, hòa với nhau và uống 3 lần trong ngày. Các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất.

Tác dụng của thì là

Tác dụng của thì là

 2.3 Giúp an thần, ngủ ngon hơn

Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, đau đầu vì giấc ngủ không ngon, mất ngủ, hãy thử ăn rau thì là vào buổi tối hoặc dùng hạt thì là sắc nước uống trước lúc ngủ 1 giờ. Các hoạt chất trong thì là sẽ giúp an thần và ổn định giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn.

 2.4 Chữa lành vết bị côn trùng đốt hoặc vết thương

Theo dân gian, một số chất có trong tinh dầu thì là có tác dụng kích thích liền da và làm lành các vết thương sâu bên trong. Vì vậy, dùng cây thì là cho các vết côn trùng đốt hoặc vết thương sẽ rất hiệu quả.

2.5 Điều trị ho dai dẳng

Nếu bị ho dai dẳng bạn có thể uống siro làm từ cây thì là sẽ thấy đỡ hơn.

2.6 Giúp hơi thở thơm mát

Các chất trong hạt thì là giúp khử mùi rất tốt. Vì vậy, nếu có vấn đề về hơi thở, hãy nhai 5 đến 7 hạt thì là mỗi ngày sẽ cảm nhận được hơi thở thơm mát hơn.

2.7 Giảm sưng mụn nhọt

Nguyên liệu :lá thì là tươi

Cách làm: giã nát lá thì là rồi đắp trực tiếp lên vết mụn nhọt để giảm sưng. Nếu mụn đã vỡ thì trộn với một ít bột nghệ sẽ giúp giảm đau nhức và hạn chế để lại sẹo sau khi lành. 

2.8 Tốt cho người bị cảm

Dùng khoảng 60g hạt thì là ngâm trong nước sôi, sau đó lọc lấy nước rồi hòa với một ít mật ong, chia ra uống 3 lần trong ngày nếu bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi.

Có nên sử dụng thì là trị bệnh?

Có nên sử dụng thì là trị bệnh?

2.9 Mùi thơm dễ chịu thích hợp làm nước hoa hoặc xà phòng

Thì là là một nguyên liệu lý tưởng để sản xuất nước hoa vì khi đem chưng cất nó có thể tạo ra một loại tinh dầu dễ bay hơi, đem lại mùi thơm rất dễ chịu, hấp thụ vào da dễ dàng.  Cũng chính vì vậy nó còn dùng để giảm mùi vị của thuốc. 

2.10 Giảm đau khớp ở người cao tuổi

Để giảm sưng, đau khớp hãy đun lá thì là trong dầu vừng thành một dạng thuốc dầu rồi bôi vào chỗ đau, giúp giảm đau rất hiệu quả.

2.11 Chữa bệnh về đường tiêu hóa

Nếu bị táo bón và tiêu hóa kém, hãy ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày. Đối với trẻ em, để phòng chứng rối loạn tiêu hóa và khó ngủ, hãy cho trẻ ăn cơm trộn với 1 đến 2 muỗng nước lá thì là đã sắc. Nếu bị đầy bụng, nấc cụt, tiêu chảy hãy dùng tinh dầu thì là sẽ thấy hiệu quả.

2.12 Giảm đau họng

Chế dầu từ hạt thì là rồi dùng dầu đó súc miệng mỗi ngày có thể giảm các triệu chứng của bệnh. 

2.13 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Thì là có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa các bệnh về tim và tăng cường sức khỏe tim mạch. Đặc biệt là axit folic có trong hạt thì là.

Chất này còn rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào để hấp thụ các axit amin. 

Cây thi là có tác dụng gì?

Cây thi là có tác dụng gì?

2.14 Giảm triệu chứng bệnh đau dạ dày

Khi xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày, hãy tán bột hạt thì là khô rồi sắc lấy nước uống. Một thời gian sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm. 

2.15 Giảm chứng quấy khóc ở trẻ em bằng dầu từ cây thì là

Hội chứng quấy khóc này thường gặp ở các em bé mới sinh, không chịu ăn ngủ bà hay quấy khóc. Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra là gì, nhưng việc em bé hay quấy khóc sẽ khiến mẹ và người trông trẻ thấy vô cùng mệt mỏi và áp lực.

Để hạn chế tình trạng này hãy dùng tới dầu từ hạt thì là. Theo một số nghiên cứu, loại dầu này có thể làm giảm tình trạng quấy khóc tới ¼. 

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thì là

3.1 Tác dụng phụ của cây thì là

Mặc dù thì là được dùng nhiều với tác dụng tăng tiết sữa và điều hòa kinh nguyệt nhưng tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn về độ an toàn của phương pháp này.

Tuy là rất hiếm khi nhưng cũng có những trường hợp bị dị ứng với cây thì là. Nếu bạn dị ứng với đào thì bạn cũng có thể gia tăng khả năng dị ứng với cây thì là.

Sau khi ăn thì là từ 5 đến 10 phút nếu bạn bị dị ứng sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban hoặc mẩn ngứa. Nên đến bác sĩ kiểm tra và xử lý an toàn.

Ngoài ra thì là còn gây ra các tác động tiêu cực như phản ứng lên da, động kinh, gây ảo giác hoặc cũng có thể gây dậy thì sớm ở bé gái. 

3.2 Lưu ý

  •  Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều vì thì là có tác dụng kích thích tử cung
  •   Các loại thuốc tránh thai, thuốc chống co giật, thuốc chứa estrogen, Ciprofloxacin,… không nên dùng  chung với thì là.
  •     Để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp ngon miệng bạn cũng có thể thêm thì là vào món ăn

Bạn nên tham khảo trước ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng các bài thuốc này để tránh những rủi ro không mong muốn. 

4. Lời kết

Dù là thiên nhiên và an toàn nhưng bạn vẫn nên tới bác sĩ để chắc chắn tình trạng bệnh trước khi sử dụng thì là.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)