Thảo quả là gì – tác dụng và cách dùng thảo quả đúng

Thảo quả là loại gia vị đặc trưng trong ẩm thực của vùng Tây Bắc. Thảo quả được trồng trên rừng. Người dân thu hái và dùng như một loại gia vị nêm nếm món ăn. Thảo quả có mùi thơm.

Không chỉ giúp gia tăng hương vị cho món ăn mà còn có công dụng chữa nhiều lại bệnh. Cùng tìm hiểu về thảo quả với những đặc điểm và công dụng của nó trong bài viết hôm nay nhé!

1. Thảo quả là cây gì? Tìm hiểu đặc điểm của cây thảo quả

Thảo quả còn có tên gọi khác là đò ho, tò ho, đậu khấu, tên khoa học là Amomum tsaoko Crevost et Lem, thuộc họ Gừng ().

1.1 Tên gọi và đặc điểm

Thảo quả thuộc họ  Zingiberaceae (Gừng). Tên khoa học của nó là Amomum tsaoko Crevost et Lem. Người ta có thể gọi thảo quả bằng nhiều cái tên khác như đậu khấu, tò ho, đò ho…

Thảo quả thuộc họ thân thảo. Tuy nhiên, chúng có thể sống tới hàng chục năm như các loại cây thân gỗ trong rừng. Kích thước của thảo quả khá lớn. Chiều cao của nó có thể lên đến 3m.

Cây thảo quả

Cây thảo quả

Rễ cây thảo quả mọc ngang. Trên rễ có nhiều đốt. Đường kính rễ khoảng 2,5 – 4cm. Thân cây thảo quả có màu hồng đậm bên ngoài và bên trong ruột màu trắng. Lá cây mọc so le, cuống lá có thể có có thể không, cuống và bẹ lá có khía dọc. Phiến lá cây thảo quả có thể rộng đến 20 cm, dài đến 50 – 70 cm. Mặt trên lá màu xanh đậm hơn mặt dưới lá. 

Thảo quả ra hoa. Hoa của nó dạng bông và mọc từ gốc. Hoa có màu đỏ nhạt, chiều dài mỗi bông từ 13 – 20 cm. Quả của cây thảo quả hình bầu dục như quả trứng, màu đỏ sẫm. Lớp vỏ quả dày chưng 0,5 cm. Bên trong quả chia thành các múi. Mỗi múi chứa khoảng 6 hạt.

Hạt thảo quả là phần có thể sử dụng được.  Hạt có kích thước nhỏ, hình chóp nón, khi ăn vị hơi đắng nhưng mùi rất thơm.

1.2 Khu vực phân bố và thu hái

Thảo quả không chỉ có ở Việt Nam mà nhiều quốc gia Châu Á khác như Campuchia, Nepan, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc cũng trồng loại cây này.

Thảo quả xuất hiện ở Việt Nam ở lâu và chúng mọc hoang ở các địa phương có địa hình núi cao như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang…

Thường thì người ta sẽ thu hái thảo quả khi quả còn xanh, chưa chín. Sau khi hái phơi ngoài nắng hoặc sấy qua cho khô, tránh ẩm mốc. Thảo quả sau khi làm khô có màu xám nâu nhạt, bên trong chia làm các ô và bên ngoài có lớp màng phấn trắng.

1.3 Cây thảo quả có tác dụng gì?

Tác dụng trong y học

Không chỉ là một loại gia vị đặc sản, thảo quả còn là dược liệu quý. Trong ghi chép của Đông Y, thảo quả có tính ấm, vị cay. Thường dùng để trừ đờm, trục hàn, tiêu tích, giải độc, làm ấm bụng và giúp ăn ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, thảo quả còn có tác dụng chữa các chứng tiêu chảy, chướng bụng, ho sốt, nhuận tràng…

Tuy nhiên cần lưu ý là không phải tất cả các bộ phận của cây thảo quả đều dùng để chữa bệnh. Chỉ duy có hạt của cây mới có tác dụng chữa bệnh.

Tác dụng của thảo quả

Tác dụng của thảo quả

Tác dụng trong nấu ăn

Thảo quả là loại gia vị được người dân vùng cao các tỉnh Tây Bắc sử dụng rất phổ biến. Khi nấu thắng cố, hầm chân giò mà không có thảo quả thì coi như hỏng cả món ăn.

Thảo quả có mùi thơm nhưng vị khá cay, hậu ngọt. Nó được mệnh danh là nữ hoàng của các loại gia vị. 

Các bà nội trợ thường dùng thảo quả để tăng mùi vị cho món ăn. Bên cạnh đó thảo quả còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe rất tốt. Hệ tim mạch, huyết áp của bạn sẽ ổn định nếu thường xuyên sử dụng thảo quả. Ngoài ra thảo quả còn có tác dụng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả.

Ít ai biết rằng thảo quả không chỉ dùng cho các món ăn mặn mà trong cà phê và trà người ta cũng dùng thảo quả để tạo hương vị độc đáo cho thức uống.

Xem thêm:

2. Cây thảo quả dùng để trị bệnh gì? Các bài thuốc sử dụng thảo quả

2.1 Các bài thuốc sử dụng thảo quả

1. Trị bệnh đau dạ dày

Bài thuốc 1: 

  • 6g thảo quả (nướng qua cho dậy mùi thơm nồng)
  • 10g hoắc hương
  • 10g hậu phác
  • 6g thanh bì
  • 6g bán hạ
  • 6g thần khúc
  • 6g cao lương khương
  • 4g đinh hương
  • 4g cam thảo
  • 10g sinh khương
  • 10g đại táo

Mỗi thang thuốc bạn sắc lấy nước uống trong ngày. Duy trì 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh đau dạ dày thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc 2: 

  • 6g thảo quả (Nướng cho chín và dậy mùi thơm)
  • 12g hoắc hương
  • 12 hậu pháp
  • 8g thanh bì
  • 8g thần khúc
  • 8g bán hạ khúc
  • 4g đinh hương
  • 6g lương khương
  • 4g cam thảo
  • 12g sinh khương
  • 12g đại táo

Bạn sắc thang thuốc trên và dùng uống trong ngày.

Thảo quả có tác dụng gì?

Thảo quả có tác dụng gì?

2. Trị bệnh sốt rét

Bài thuốc 1: 

  • 8g thảo quả nhân
  • 12g phụ tử chế
  • 12g sinh khương
  • 3 quả đại táo

Sắc thang thuốc trên lấy nước uống.

Bài thuốc 2:

  • 6g thảo quả
  • 6g thường sơng hạt cau

Bài thuốc 3: 

Bận nghiền nát thành bột 20 gram thảo quả rồi bọc trong lớp và0 xô hoặc vải màn. Trước 1 giờ lên cơn sốt rét bạn đặt vào một bên lỗ mũi.

Bài thuốc 4:

  • 12g thảo quả
  • 12 hậu phác
  • 12g thanh bì
  • 12g hạt cau
  • 12g trần bì
  • 4g cam thảo

Bài thuốc 5: 

  • 12g thảo quả
  • 12g bối mẫu
  • 12g hạt cau
  • 12g thường sơn
  • 12g gừng tươi
  • 8g chi mẫu
  • 12g đại táo
Những ai nên sử dụng thảo quả

Những ai nên sử dụng thảo quả

3. Giúp điều trị khó tiêu, kém ăn, suy nhược cơ thể

  • Thịt gà : 1 kg
  • 6g thảo quả
  • 3g trần bì
  • 6g giềng
  • 3g hồ tiêu 

Bạn chặt thịt gà thành các miếng vừa ăn. Thảo quả, trần bì, giềng và hồ tiêu bạn co vào một chiếc túi vải, buộc chặt miệng túi rồi cho vào nồi hầm cùng thịt gà.

4. Trị bệnh đại tiện ra máu, chữa xích bạch lỵ

Sắc thang thuốc gồm: Cam thảo, địa du, thảo quả, chỉ xác. Lấy nước thuộc chia làm các phần 6g. Mỗi lần uống chung với chút nước gừng.

5. Trị kém ăn, trướng bụng, đầy bụng

  • 6g thảo quả 
  • 12g hậu phác
  • 12g trần bì
  • 12g sinh hương
  • 12g thương truật
  • 3 quả đại táo
  • 4g cam thảo

2.2 Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thảo quả

  • Không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Người mắc bệnh soi mật, sỏi thận không nên dùng thảo quả.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thảo quả chữa bệnh.
  • Có xuất hiện một số tác dụng phụ.

3. Lời kết

Thảo quả có nhiều công dụng với đời sống con người. Bạn nên cân nhắc khi sử dụng loại gia vị này nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)