Cây sả có tác dụng gì? Cách dùng trị bệnh và lưu ý quan trọng

Nhắc đến cây sả, người ta thường nghĩ đến nguyên liệu để làm một món ăn nào đấy. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, từ xa xưa, cây sả đã được cha ông ta sử dụng kết hợp cùng một số loại thảo dược khác để trị bệnh, làm đẹp,…

Tác dụng của cây sả

Tác dụng của cây sả

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của cây sả và một số bài thuốc dân gian từ cây sả. 

1. Một số thông tin về cây sả

Sả là một nguyên liệu thường thấy trong những bữa ăn của các nước châu Á. Nó có mùi hương mạnh thanh, dễ chịu, có thể sấy khô, xay thành bột hoặc sử dụng ở dạng tươi sống.

Sả là một loại cây cỏ thuộc họ Hòa Thảo, mọc thành từng bụi, cao từ 0,8 m đến 1,5 m. Thân thảo, thân rễ trắng, có hơi ngả tím. Bên trong thân sả rỗng, có dạng củ ở phần phía dưới và được những bẹ lá bao bọc xung quanh. 

Lá cây có màu xanh lá, có dạng thon dài, thắng. Độ dài của phiến lá khoảng 1 m. Khi sờ vào phần lá thấy hơi nhám, mép lá sắc bén. Lá sả có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu khi vò. Lá sả được sử dụng nhiều cả trong nấu ăn lẫn trong pha chế đồ uống. 

Hoa sả mọc thành từng cụm, gồm nhiều những bông hoa nhỏ không có cuống. 

Sả là loại cây cỏ có căn hành (rễ ) nên có sức chịu đựng, sống được trong khí hậu khắc nghiệt. 

Cây sả có tác dụng gì?

Cây sả có tác dụng gì?

1.1 Nguồn gốc của sả ?

  • Tên khoa học: Cymbopogon
  • Họ: Hòa Thảo (Poaceae )

Cây sả có nguồn gốc từ cây cỏ dại mọc hoang xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đới. 

Nó được trồng nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ, Sri Lanka, Guatemala, Philipin, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan,… 

Tại Việt Nam, sả được trồng nhiều ở một số vùng như Tây Nguyên, các tỉnh ở miền Đông Nam bộ và một số tỉnh ở miền Bắc. Tuy nhiên, diện tích trồng sả làm thuốc ở nước ta không có nhiều. Chủ yếu là mang tính chất gia đình: người ta chỉ sử dụng rễ hoặc thân cây về dùng tươi để nấu ăn,…

1.2 Thành phần hóa học

Loại sả được trồng để lấy tinh dầu bao gồm những thành phần sau: limonene, isopulegol, acid của geranium, citral, acid citronellic và ỏ-camphor. 

Sả có vị cay ngọt, có tính ấm, mùi thơm thoang thoảng như mùi chanh mạnh. Do đó, sả thường được dùng để làm ấm bụng, kích thích hệ tiêu hóa,…

2. Sả dùng để làm gì? 12 tác dụng của cây sả

Sả không chỉ là một nguyên liệu quan trọng trong nhà bếp mà còn là một “thần dược” dùng để chữa bệnh và làm đẹp. Trong dân gian, nhiều bài thuốc làm từ sả đã được người xưa tin dùng để chữa bệnh. Và sả là một thứ được sử dụng rất nhiều trong đời sống con người hiện nay. 

2.1 Phòng chống, ngăn ngừa bệnh ung thư 

Có thể bạn chưa biết, trong một nghiên cứu y tế, sả có chứa beta – carotene  chất oxi hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến những tế bào khỏe mạnh khác. 

Vì vậy, bổ sung sả vào để chế biến những món ăn hàng ngày hay những đồ uống cực kì có lợi cho sức khỏe.

2.2 Sả giúp tiêu hóa tốt hơn 

Một tách trà từ cây sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chứng đầy bụng, chậm tiêu, làm giảm chứng buồn nôn. Ngoài ra, loại trà này còn có công dụng kích thích trung tiện, làm giảm đau dạ dày, co thắt ruột. 

Bên cạnh đó, tinh dầu sả cũng góp phần giúp giảm thiểu những vấn đề về khí trong cơ thể, làm thư giãn các cơ dạ dày, giảm thiểu hiện tượng co quắp, đau dạ dày.

Không chỉ loại bỏ các khí đọc từ ruột, tinh dầu sả còn xua tan sự đầy hơi, kích thích tiêu hóa.

Sử dụng 3 – 6 giọt tinh dầu sả ( có thể uống với nước sôi để nguội) để khử hôi miệng, tiêu đờm.

Chú ý 

  • Không dùng cây sả cho những bệnh nhân vừa bị táo bón, vừa bị sốt.
  • Không dùng cho những em bé dưới 12 tháng tuổi
  • Các bài thuốc về sả không được sắc quá lâu
Sử dụng cây sả trị bệnh

Sử dụng cây sả trị bệnh

2.3 Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa

Nguyên liệu: 30g sả tươi

Cách làm: Đun sôi cây sả tươi. Ép lấy nước cốt rồi hòa thêm đường.

Liều dùng:  Uống nóng 2 – 3 lần mỗi ngày.

Phương thuốc này dùng để chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, ngộ độc,…

Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 6 – 12 gram.

2.4 Giải độc cơ thể

Sả là một nguyên liệu tốt cho giải độc cơ thể. Ăn sả giúp tăng cường số lượng và đả thông tiểu tiện, tăng tần suất đi tiểu. Bằng cách này, sả đã hỗ trợ cơ thể thải ra các chất độc hại và acid uric, giúp cho gan, thận, đường tiêu hóa,… thêm sạch sẽ và khỏe mạnh hơn. 

Đặc biệt, sả là một phương thức cực kì tốt để giải rượu. Người say rượu sẽ không chỉ nhanh tỉnh rượu mà còn bớt cảm giác mệt mỏi, đỡ nhức đầu.

Cách làm thuốc giải rượu từ sả: Giã nát 1 bó sả rồi thêm nước lọc. Tách lấy 1 chén nước cốt sả cho người say rượu uống. Có thể cho thêm 1 thìa mật ong để dễ uống hơn.

2.5 Giảm huyết áp 

Sử dụng tinh dầu sả sẽ có lợi đối với những người bị cao huyết áp. Nó giúp tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ “giải quyết” bớt những bệnh về huyết áp.

Khi pha chế đồ uống, nước giải khát thêm một ít nước cốt sả có thể làm giảm huyết áp khá đáng kể đấy!

2.6 Giải cảm

Có một bài thuốc cổ truyền từ xa xưa dùng để giải cảm chính là sử dụng lá sả kết hợp cùng kinh giới, tía tô, bạc hà, chanh, lá tre, lá ổi,… đun sôi lên để xông giải cảm. Lưu ý: Mỗi nồi chỉ dùng 5 loại lá.

2.7 Trị nhức đầu

Sử dụng máy xông tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu sả ở trong nhà có thể giảm thiểu được chứng nhức đầu. 

Hoặc bạn có thể sử dụng phương thuốc xông hơi để trị chứng nhức đầu như sau: sử dụng kết hợp các loại lá sả, tía tô, ngải cứu, lá kinh giới, và thêm khoảng 3 của tỏi để nấu lên để xông. Lưu ý: phải sử dụng đầy đủ những thứ kể trên để nấu nước xông.  

Hay một cách kết hợp những loại lá khác là: lá sả, lá bưởi hoặc chanh, lá ổi, lá tía tô, lá tre. Một mẹo nhỏ là nên múc sẵn 1 chén nước để riêng để uống sau khi xông. Sau đó nằm nghỉ một lúc sẽ thấy đỡ hơn. 

2.8 Giảm cân

Ở Thái Lan, người ta dùng sả như một phương thuốc giảm cân hiệu quả. Trong sả có chứa chất làm giảm lượng calo trong món ăn. Với người Thái, sả có tác dụng đốt cháy lượng mỡ thừa và làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp máu lưu thông tốt hơn.

2.9 Có lợi cho hệ thần kinh

Tinh dầu được chiết xuất từ cây sả có tác dụng cải thiện và tăng cường chức năng của hệ thần kinh: giúp thông kinh lạc, giải tỏa căng thẳng, giúp tinh thần sảng khoái,…

Ngoài ra, nó còn hỗ trợ điều trị một số bệnh về hệ thần kinh như chứng co giật, căng thẳng, … và cả bệnh đãng trí tuổi già Alzheimer.

Cách dùng: Dùng tinh dầu sả hòa với nước sôi để nguội để uống hoặc dùng tinh dầu sả để xông. 

Bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu để trong nhà, vừa làm sảng khoái tinh thần, vừa khử mùi ẩm, mùi hôi.

2.10 Làm đẹp

Ít ai biết rằng sả có khả năng cải thiện làn da, làm đẹp da. 

Tinh dầu sả có tác dụng làm giảm mụn trứng cá, mụn viêm, nhọt. Bên cạnh đó, nó còn giúp làm săn cơ mặt và các mô bên trong, giúp chị em có một làn da căng mịn. 

Nhiều người phụ nữ đã tin tưởng và sử dụng tinh dầu sả để mát xa da mặt nhằm làm căng bóng làn da, cải thiện tình trạng lão hóa da, da mặt bị chảy xệ. 

Một cách khác sử dụng sả hiệu quả là sử dụng những món ăn hoặc đồ uống được làm từ sả. Có một thức uống đang cực hot hiện nay có tinh chất của sả và được rất nhiều người ưa chuộng chính là món trà đào cam sả. 

Tinh dầu sả chứa phần lớn các hoạt chất bao gồm citral và geraniol có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó, những sợi tóc trở nên chắc khỏe, bóng mượt hơn, giảm thiểu tình trạng rụng tóc, gàu.

Cách sử dụng sả để cải thiện tình trang hư tổn của tóc là đun lá sả với nước và dùng nước sả đó để gội đầu. Bên cạnh đó, mùi hương của sả vừa dễ chịu, vừa giúp giải tỏa căng thẳng, giải tỏa mệt mỏi trong cơ thể.

3. Những bài thuốc dân gian từ cây sả

Công dụng của cây sả nhiều là thế, nhưng để chữa trị hiệu quả thì cần sử dụng liều lượng bao nhiêu, cách làm như thế nào ? Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ cây sả: 

3.1 Bài thuốc chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa: 

Đầu tiên, chúng ta tách những lớp bên ngoài và rửa sạch sả.

Sau đó, đun sôi khoảng 30g sả tươi với nước. Khi nước sôi thì đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

Cuối cùng, hòa thêm một ít đường hoặc mật ong vừa đủ ngọt để uống. Nên uống khi nước sả còn ấm nóng. 

Liều lượng: Uống từ 2 – 3 lần/ngày. 

Bài thuốc này không chỉ giúp làm ấm bụng, chữa rối loạn tiêu hóa mà còn trị được chứng nôn ọe, ngộ độc, đau bụng đi tả. 

3.2 Bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy

Nguyên liệu: 

  • 12g sả
  • 20g củ gấu
  • 12g búp ổi
  • 12g vỏ quýt phơi khô
  • 3 lát gừng

Cách làm: Sắc thuốc bằng những nguyên liệu trên cùng với 2 bát nước. Đun đến khi nước cạn dần chỉ còn khoảng 1 bát nước thì dừng. 

Nên uống thuốc khi còn nóng. 

Lưu ý: trẻ em nên chia thang thuốc trên để uống khoảng 2 – 3 lần trong ngày.

3.3 Bài thuốc giải cảm

Ông bà ta thường dùng cách xông hơi để giải cảm nhanh chóng.

Cách làm: Đun sôi các loại lá: lá sả, kinh giới, lá tre, lá ổi, ngải cứu, bạc hà, lá chanh hoặc lá bưởi, tía tô.

3.4 Bài thuốc trị mụn nhọt

Để trị mụn nhọt ở phần lưng, ngực, chúng ta chỉ cần nấu nước với sả. Và dùng hỗn hợp nước sả để tắm hàng ngày. Kiên trì sử dụng đến khi mụn lưng mất dần.

3.5 Bài thuốc chữa cảm cúm trúng hàn

Nguyên liệu: 

20g củ sả hoặc lá sả tươi

Cách làm: Nấu nước sả lên để xông hơi chữa cảm cúm. 

3.6 Trà chanh sả giải khát, giải nhiệt

Nguyên liệu: 

  • Củ sả tươi
  • ½ củ gừng
  • Đinh hương
  • 2 hạt bạch đậu khấu
  • 1 miếng quế nhỏ

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu và trong nồi nước và đun sôi lên với lửa nhỏ. Sau khi hỗn hợp nước đã sôi thì lọc lấy nước. Pha hỗn hợp nước vừa xong với một ít nước cốt chanh, một thìa mật ong. Có thể uống nóng hoặc uống với đá tùy thích.

Trà chanh sả không chỉ có tác dụng giải nhiệt cơ thể mà còn giúp lọc gạn thận, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

4. Lưu ý khi dùng

Một số lưu ý khi sử dụng những bài thuốc từ sả:

  • Rửa sả sạch sẽ trước khi sử dụng để loại bỏ các mầm mống sâu bệnh, thuốc trừ sâu,…
  • Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế, các bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ sả
  • Tùy thuộc và cơ địa của từng người, thời gian sử dụng thuốc trị bệnh lâu hay nhanh. Với những người có cơ địa không hợp thuốc hay dị ứng với bất kì thành phần nào đều có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.  Hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ., chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
  • Ngoài những bệnh kể trên, một số trường hợp như cảm lạnh, hắt hơi, rét run cũng có thể sử dụng những bài thuốc từ cây sả. 
  • Tuy nhiên, đối với những người bị cảm nhiệt, cảm nắng tuyệt đối không được sử dụng thuốc để xông hay uống. 

5. Kết luận

Nói tóm lại, cây sả là một loại cây cỏ quen thuộc của Việt Nam ta với rất nhiều công dụng như giải cảm, chống ung thư, chữa bệnh về tiêu hóa, làm đẹp da, chắc tóc,…  Bên cạnh đó, củ sả và lá sả còn được sử dụng để điều chế các bài thuốc đông y.

4.7/5 - (3 bình chọn)
4.7/5 - (3 bình chọn)