Sâm cau là gì – tác dụng, cách dùng và lưu ý quan trọng

Sâm cau không còn là cái tên xa lạ đối với người dân nữa. Đây là loại dược liệu có nhiều công dụng đối với cơ thể người. Nhưng không phải ai cũng rõ được các công dụng của nó đâu! Cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

1. Tìm hiểu về đặc điểm cây sâm cau

Người ta còn gọi nó là tiên mao, ngải cau, cồ nốc. Đây cũng là tên gọi theo từng miền mà thôi. Còn danh pháp của nó lại là Curculigo orchioides. Đây là giống cây có hoa trong họ Hypoxidaceae. Giống cây này lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Gaernt vào năm 1788. 

1.2 Đặc điểm hình thái

Sâm cau là cây thân cỏ với chiều dài tầm 30cm. Cũng có cây lên đến 40cm. Thân cây giống củ phá phát triển dưới đất!

Thân cây chỉ có 1 thân chính chứ không chia thành nhiều thân nhỏ. Thân cây nhỏ ở 2 đầu và mọc rất thẳng. 

Quanh thân có nhiều rễ mảnh. Vỏ thân màu nâu ruột thì màu vàng nhạt. Nếu quan sát kỹ thì sẽ thấy có các đốt.

Sâm cau có lá dài mọc thành từng cụm ở thân cây. Lá khá giống mũi mác nhưng không rộng bằng. Mỗi lá có thể dài từ 20 đến 50cm và chỉ rộng cỡ 3 đầu ngón tay chụm lại.

Các lá mọc xếp nếp khá giống lá cau với gân nổi rõ và màu sắc 2 mặt gần như tương đồng. 

Hoa ra từ các bẹ lá sát đất! Mỗi cây chỉ có tầm 5 bông màu vàng nhạt mà thôi. Hoa tàn sẽ cho quả cứng dài tầm 1 đốt ngón tay. Hai đầu quả to và trong mỗi quả sẽ có từ 1 đến 4 hạt.

Tác dụng của sâm cau

Tác dụng của sâm cau

1.2 Nơi phân bố sâm cau

Cây này thích nơi ánh sáng vừa đủ, có bóng thì càng tốt. Cây này hay có ở nơi ẩm ướt như chân núi, thung lũng hay nương rẫy. Dễ dàng tìm thấy cây này. 

Cây sâm cau hay có những khu vực phía nam như các nước Đông Nam Á hay nam Á. Điển hình như là Campuchia, Việt Nam, Lào, Trung Quốc,…

Ở nước ta khu vực có nhiều sâm cau nhất là Lai Châu, Cao Bằng hay Tuyên Quang,… Hiện tại thì sâm cau đang bị khai thác quá mức dẫn đến tình trạng khan hiếm sâm tự nhiên.

Chính vì thế nó đã được liệt vào sách đỏ trong các loại thuốc quý ở Việt Nam.

Trồng và chăm sóc cây sâm cau

Trồng và chăm sóc cây sâm cau

1.3 Gieo trồng và thời vụ

Nếu trồng sâm cau thì người ta hay dùng mầm hoặc cây non. Hố trồng cần đào thật sâu mới được. Phải đảm bảo cây đủ lún đất mới tốt. Như vậy cây mới bén rễ và phát triển được. 

Cây sâm cau muốn phát triển tốt thì nên cashc mỗi cách tầm nửa mét. Để chúng đều nhận đủ ánh sáng. 

Cây sâm cau quanh năm tươi tốt nên không khó để trồng. Nhưng nếu là người mới trồng thì nên trồng vào mùa xuân là tuyệt nhất. 

Ở thời điểm này cây phát triển tốt nên bạn không cần cung cấp quá nhiều dưỡng chất cho cây. Thời gian chăm cây cũng không cần nhiều. 

Khi cây đang trong giai đoạn lớn thì nên thường xuyên xới đất! Rồi thêm tý phân cho cây mau lớn. 

Thông thường cuối năm là người ta thu hoạch luôn. Chỉ cần đào củ rồi rửa sạch là được rồi. 

1.4 Sâm cau có mấy loại? Các loại sâm cau

Sâm cau đỏ

Sâm cau đỏ

Sâm cau đỏ

Cái tên này vẫn còn khiến người người nghi ngại. Người thì gọi là cây phất dụ người thì gọi là cây bồng bồng. Nhưng để dễ dàng phân biệt với người anh em thì gọi là sâm cau đỏ. 

Cây này có vỏ màu đỏ mọc theo chùm giống sắn. Còn cây nào già thì vỏ lại màu trắng. Cạo vỏ đi thì có màu đỏ rất riêng. Vỏ cây thì khá dễ bóc. Bóc vỏ sẽ lộ ra ruột trắng.

Người ta hay dùng sâm cau đỏ điều trị phong thấp, cơ thể ốm yếu hay giúp thần kinh khỏe mạnh.

Sâm cau đen

Sâm cau đen

Sâm cau đen

Ngoài cái tên sâm cau đen thì nó còn được gọi là sâm tiên mao. Loại này được dùng nhiều để tăng cường sinh lý cho nam giới cũng như điều trị các bệnh về sinh lý. 

Sâm cau đen sẽ mọc riêng rẽ chứ không như sâm cau đỏ. Và khi nào cây có được kích thước chuẩn người ta mới tiến hành thu hoạch. Thường thì từ 4 tuổi trở lên cây mới được thu hoạch.

Vì trong sâm cau đen có nhiều steroid nên nó được coi là một dược liệu tuyệt vời cho nam giới. Ngoài việc bổ sung nội tiết tố nam thì nó còn được đánh giá giúp tinh hoàn phát triển.

2. Sâm cau dùng để là gì? Tác dụng của sâm cau

Sâm cau luôn được coi là loại dược liệu bồi bổ sức khỏe rất tốt. Những điều này được chứng minh qua các công dụng sau đây!

1. Tăng cường sinh lý cho nam giới

Công dụng này đã được nhiều nhà khoa học chứng minh và thu được kết quả khả quan. 

Đầu tiên là cắt 2 túi tinh hoàn của chuột bạch. Rồi dùng dịch từ sâm tiêm vào cho chúng. 1 thời gian sau thì 2 túi tinh hoàn lại to lên đáng kể.

Từ đây người ta cho rằng sâm cau điều trị được các chứng bệnh sinh lý ở nam. Đồng thời cũng giúp tinh hoàn phát triển tốt.

Người Trung Quốc tận dụng thân rễ của cây nấu nước uống để hạn chế suy nhược cơ thể. Đồng thời điều trị viêm khớp tốt. Phụ nữ thì dùng nó để ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Còn người Ấn Độ và Nepal dùng nó chủ yếu để điều trị các bệnh sinh lý ở cả nam và nữ.

2. Tăng cường khả năng miễn dịch

Người ta nghiên cứu được rằng dùng sâm cau đều đặn là cách điều trị các bệnh về sinh lý tốt. Đồng thời nó cũng nâng cao hệ miễn dịch và giúp người dùng khỏe mạnh hơn nữa.

Vì thế mà nếu bạn hay mệt mỏi thì hãy dùng sâm cau để điều trị nhé!

3. Chữa loãng xương

Theo đánh giá trong sâm cau có 1 chất gọi là Phenolic. Chất này giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể rất tốt. Không dừng lại ở đó nó còn giúp xương chắc khỏe hơn nữa đấy! Vì thế nó còn được dùng để điều trị tình trạng loãng xương ở cả nam và nữ giới. 

4. Giúp hạ đường máu

Không chỉ có những công dụng ở trên đâu mà nó còn có công dụng giảm đường trong máu xuống mức an toàn đấy! Ngoài ra còn có thêm công dụng chống co thắt hồi tràng tuyệt vời nữa. 

Nên người bị các bệnh về đường trong máu cao được khuyên nên dùng sâm cau để điều trị. 

5. Giúp giải độc gan

Các bác sĩ tây y nghiên cứu trong sâm cau có nhiều  curculiginis A và curculigo. Đây đều là các chất giúp gan thải độc tốt, ngăn chặn nguy cơ gây bệnh từ bên ngoài cho gan. 

Chưa kể glycosid phenolic phân lập trong sâm cũng có tác dụng che chắn cho hệ thần kinh tuyệt vời. 

3. Sâm cau được chế biến như thế nào?

3.1 Hướng dẫn chế biến sâm cau tươi

Trong sâm cau cũng có 1 số chất gây độc nên cần chú ý khi chế biến. Sâm tươi đầu tiên bạn rửa sạch rồi ngâm với nước vo gạo vài tiếng cho bớt độc đi. Lúc này mới rửa sạch lần nữa và mang đi thái mỏng phơi khô. Khi đạt độ khô như ý thì đem sao vàng lên rồi cất đi dùng dần.

3.2 Chế biến thành sâm cau khô

Đối với bệnh liệt dương ở nam thì nguyên liệu gồm có sâm bố chính, sâm cau, ngưu tất, ngũ gia bì và cam thảo. Các nguyên liệu đều lấy 8g thôi. Đem nấu nước uống trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 30 ngày. 

Người bị bệnh khớp hay cơ thể suy yếu thì lấy sâm chừng 1 nắm 50g thái mỏng rồi sao vàng và phơi qua đi. Ngâm với rượu nếp ngon trong 7 ngày. Sau đó lấy ra mỗi bữa dùng 1 chén nhỏ. Dùng trước bữa ăn chính.

Những bệnh nhân dù là nam hay nữ bị các bệnh sinh lý thì có thể dùng cách điều trị như bệnh liệt dương ở nam. Nguyên liệu chỉ cần ba kích, hồi hương và ngải cau mỗi vị đúng 20g. Đem nấu nước uống. Liệu trình điều trị 1 tháng là ok.

Người sốt xuất huyết thì chỉ cần lấy sâm cau, chi tử và cỏ mực mỗi vị 20g đem nấu nước uống 1 tháng là được. 

Đối với tình trạng huyết áp cao thì bạn có thể dùng bài thuốc từ sâm cau này nhé! Nguyên liệu thì lấy sao cho phù hợp với tình trạng bệnh gồm ba kích, sâm cau và tri mẫu. Đem nấu nước uống liên tục 1 tháng. 

Bạn cũng có thể thay thế bằng các món thịt mà bạn yêu thích. Ví dụ như thịt gà hay thịt vịt. Công dụng mà nó mang lại cũng tuyệt vời chẳng kém đâu. 

4. Ngâm rượu sâm cau như thế nào?

Trong các cách chế biến sâm cau thì rượu ngâm sâm cau chính là cách được lòng giới mày râu nhất. Rượu này uống 1 ngụm không hề cay nồng mà ngược lại có chút vị ngọt nơi cổ họng nữa.

So với nhiều loại rượu khác thì có thể nói đây là 1 loại ngon, quý, bổ thuộc dạng hảo hạng đấy! vậy cách ngâm rượu làm sao được  bình rượu đạt chuẩn như thế?

Mẹo chọn sâm cau + rượu

Bề ngoài những củ sâm cau phải có kích thước vừa phải. Không quá to cũng không quá nhỏ. Vỏ đỏ còn ruột thì trắng. 

Những củ sâm ngon thì hương vị của nó phải hơi đắng nhưng lại có chút ngọt. Ngửi thì có mùi thơm. Vậy mới cho ra rượu tốt được. 

Có thể nói rượu ngon thì khi ngâm sâm cau mới cho ra thành quả như ý được. Nên nếu chọn rượu thì cần chọn loại rượu nếp ngon để ngâm. 

Rượu nếp ngâm cần có độ rượu từ 40 độ trở lên. Tại sao lại thế. Vì chất Dimethoxy Myricetin trong sâm có thể gây đau đầu. Thế nên cần độ rượu mạnh để ngăn không cho chất này gây hại đến người dùng. 

Rượu nấu công nghiệp thực chất cũng đạt được khoảng 95% chất lượng như rượu nấu thủ công. Nhưng rượu nấu thủ công lại có hương vị rất riêng lại đảm bảo an toàn. Người uống sành rượu là người chọn rượu thủ công để uống. 

Hướng dẫn chọn bình và ngâm rượu

Người ta có thể ngâm sâm cau theo nhiều cách. Nhưng hay ngâm nhất là để nguyên củ ngâm rượu nếp. 

Rửa sạch sâm dưới vòi nước. Tốt nhất là dùng bàn chải để chà những kẽ đất ở trên củ.

Tiếp tục mang sâm đi ngâm nước gạo để cho bớt độc. Chỉ cần ngâm 2 giờ là được rồi. Không cần ngâm nhiều đâu. Sau đó thì bạn rửa lại cho sạch rồi để thật ráo.

Bình ngâm rượu nên là loại sành sứ hay thủy tinh. Cho sâm vào rồi đổ ngập rượu vào. Cứ 1 cân sâm thì dùng 4 lít rượu ngon để ngâm. 

Rượu cau ngon thì phải có màu vàng nhạt mới được. Như vậy thì khi uống mới cảm nhận được hương vị. Lúc này bạn có thể dùng được rồi. 

5. Một số lưu ý khi sử dụng sâm cau

Khi sử dụng sâm cau hay bất cứ loại dược liệu nào cũng cần liều lượng khoa học. Và cần đặc biệt chú ý các lưu ý sau đây!

Nếu dùng ở mức độ vừa phải thì rất tốt. Nhưng nên lạm dụng thì lại gây ra tình trạng mất sức hay mệt mỏi. 

Mặc dù loại cây này tốt thật nhưng lại nóng. Nên người nào mà có bệnh gan cần cân nhắc lợi hại khi sử dụng chúng. 

Sâm câu cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đi ngoài hay mệt mỏi,… Nên nếu gặp các tình trạng này khi dùng sâm cau thì bạn nên ngưng sử dụng. Và đi thăm khám bác sĩ nhé! 

6. Lời kết

Có thể thấy được rằng sâm cau là loại dược liệu rất tốt cho nam giới. Nó có thể điều trị được tình trạng bệnh mãn dục ở nam hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên xin ý kiến bác sĩ trước khi điều trị nhé! 

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)