16+ tác dụng của cây rau sam – trị bệnh, làm đẹp và lưu ý khi dùng

Được biết đến là một loài cây dại, mọc ở rất nhiều nơi, được sử dụng như một món rau trong bữa ăn của người Việt, và đặc biệt được yêu thích sử dụng trong ngày hè bởi bị chua thanh mát rất đặc trưng, rau sam là loại cây rất dồi dào dinh dưỡng và là bài thuốc quý trong y học.

Rau sam

Rau sam

Ở các quốc gia như Nhật Bản, Pháp hay Trung Quốc, rau sam được trồng rất phổ biến với tên cách gọi rất đặc biệt là “rau trường thọ”. Rau sam thực tế sở hữu rất nhiều công dụng tuyệt vời như phục hồi vết thương, giúp vết thương mau lành, chống viêm sưng, tẩy giun, hỗ trợ điều trị tiểu đường hay trị bỏng, táo bón, đái dắt, ho gà, trĩ, …

Hôm nay #ohana xin được chia sẻ cùng các bạn những thông tin hữu ích của loài cây này, những đặc điểm và những công dụng của rau sam trong việc điều trị và chữa bệnh.

1. Tìm hiểu về đặc điểm của cây rau sam

1.1 Rau sam là rau gì? Nhận biết và nơi phân bố

 Ở các quốc gia phát triển như Nhật, Pháp hay Trung Quốc có thói quen sử dụng rau sam làm rau ăn hàng ngày nên trồng rất nhiều rau sam. Đối với nước ta, việc trồng rau sam vẫn còn lạ lẫm nên hầu hết chỉ thu hái loài cây này mọc hoang hàng năm vào khoảng tháng 5 đến tháng 7.

Với điều kiện thời tiết nóng ẩm của nước ta, ở bất cứ đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp loài cây này, rau sam mọc ở hầu khắp các nơi, từ những nơi nhiều độ ẩm như giữa các luống rau hay bất cứ đâu trên đường đi, ven các bờ,…

Đặc điểm của rau sam là loài cây thân nhẵn, cây màu đỏ nhạt, có nhiều cành, thuộc cây thân cỏ, mọc sát đất và xuất hiện hàng năm. Cây có chiều dài khoảng 10cm đến 30 cm, lá rau sam hình bầu dục, mặt lá bóng, rộng từ 8mm đến 14 mm, dài chừng 2cm, phiến lá dày và không có cuống.

Tác dụng của cây rau sam

Tác dụng của cây rau sam

Hoa rau sam màu vàng, không có cuống, mọc đầu cành. Quả có dạng bình cầu, nắp mở, trong quả có nhiều hạt nhỏ màu đen.

Những cây phát triển tốt chứa nhiều nước và vị chua đậm sẽ có đặc điểm là thân to, đỏ đậm, lá dày. Khi thu hoạch người ta có thể sử dụng toàn bộ các bộ phận của cây sau khi cắt bỏ rễ rồi đem rửa sạch. Sau đó có thể phơi, sấy khô hoặc dùng tươi.

1.2 Tác dụng dược lý của rau sam

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau sam có chứa Omega3 rất tốt cho người bị bệnh tim mạch. Bên cạnh đó rau sam còn có tác dụng ức chế trên các trực khuẩn như trực trùng thương hàn, E coli, trực trùng lỵ và một số loại vi trùng gây bệnh ngoài da…

Rau sam còn có tác dụng trị mụn nhọt gây sưng đau, chống viêm. Rau sam có một tác dụng đặc biệt lên mạch máu do làm co nhỏ mạch máu, trị bệnh kiết lị hiệu quả do tác dụng làm ức chế sự phát dục của vi trùng lỵ hình y.

1.3 Lưu ý khi sử dụng rau sam

Đặc biệt khi sử dụng rau sam cần lưu ý kết hợp với các vị thuốc có vị ấm, cay với những trường hợp người dùng có thể tạng hư hàn, thường xuyên đi tiểu lỏng để tránh làm trệ tỳ. Đối với phụ nữ có thai, người bị bệnh về thận không thích hợp sử dụng loại rau này.

Xem thêm:

2. Rau sam dùng để trị bệnh gì? Tác dụng của rau sam

1. Hỗ trợ điều trị bệnh giun

Hãy uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì, sau 4 giờ mới được ăn nhẹ. Uống liền trong 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.

Để điều trị bệnh giun, chúng ta sử dụng rau sam tươi, dùng ngày nào hái ngày đấy để sử dụng ngay, vì nếu trữ rau trong tủ lạnh sẽ làm giảm tác dụng điều trị giun do giảm hoạt chất trong rau.

 Cách điều trị giun như sau: rửa sạch 50g rau sam tươi, giã nát và vắt lấy nước. Uống nước ép này vào buổi sáng lúc chưa ăn gì hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, sau 4 tiếng uống nước ép mới ăn nhẹ thì mới có tác dụng. Sử dụng nước ép rau sam rất hiệu quả trong trừ giun đũa và giun kim.

Rau sam có tác dụng gì?

Rau sam có tác dụng gì?

2. Chữa trị mụn nhọt

Rau sam có tác dụng tiêu thũng, làm giảm sưng đau, lại có tác dụng sát trùng vì chứa kháng sinh tự nhiên. Tuy nhiên, rau sam không có tác dụng với các mụn nhọt sâu do nhiễm trùng da kiểu đinh bối, hậu bối, viêm nang lông sâu, mà chỉ có tác dụng với mụn nhọt nông.

Cách chữa: rửa sạch 30 gram rau sam và đem giã nát. Sử dụng gạc để bọc lại phần rau đã giã nát, đắp lên phần da có mụn nhọt. Ngày 2 lần thay, đắp khoảng 3 ngày thì mụn nhọt sẽ vỡ do đã chín. Chú ý, không dùng rau sam đắp lên phần quanh mắt và mắt, không đắp lên những vùng xung quanh bộ phận sinh dục.

3. Có tác dụng chữa bệnh kiết lỵ

Rau sam thường xuyên được y khoa sử dụng để chữa bệnh đường ruột do bản chất của rau sam là đặc tính kháng sinh rất tốt đối với các vi khuẩn đường ruột, một số vi khuẩn gây bệnh ở phổi và vi khuẩn gây bệnh ngoài da, các vi khuẩn nhạy cảm như vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn E coli, trực khuẩn lỵ.

Cách làm: sử dụng 100g cỏ sữa kết hợp với 100g rau sam và đem rửa sạch, đun cùng 400ml nước đến khi cạn còn ¼ thì gạn lấy nước. Đem nước này uống ngày 2 lần, trong trường hợp đi ngoài ra máu sẽ dùng 20g cỏ nhọ nhồi để đun cùng 2 nguyên liệu trên. 

Có thể ép rau sam lấy nước với lượng rau sam như trên rồi hòa với 100ml nước, đun sôi và cho thêm 10gram mật (chừng 1 thìa) đẻ hòa vào nước rau sam đã đun để dễ uống hơn.

3. Trị tiểu ra máu, tiểu rát

Với vai trò sát trùng đường niệu nhằm chống viêm nhiễm, rau sam có tác dụng tiêu nhũng từ đó lợi tiểu, dễ dàng đẩy những chất cặn bẩn ra khỏi thận, Do vậy rau sam rất phù hợp để sử dụng với tình trạng tiểu máu do sỏi thận gây ra.

Sử dụng nước ép rau sam 10% rất tốt để chữa bệnh tiểu máu, tiểu đau, tiểu rắt bởi tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm đường tiết niệu là vi khuẩn E coli, loại vi khuẩn này rất nhạy cảm và có phản ứng với rau sam nên chúng ta chỉ cầm sử dụng nước ép với tỷ lệ mỗi 90ml nước sẽ kết hợp 10 gram nước cốt rau sam, chúng sẽ gây ra phản ứng trực tiếp lên trực khuẩn E coli.

Bài thuốc từ rau sam để điều trị tiểu ra máu, tiểu rắt: Rửa sạch 300 gram rau sam, để ráo nước, chia làm 3 lần, mỗi lần dùng 100g. Đem thái nhỏ, mỗi lần dùng nấu lẫn với 50g rau dền cơm. Ăn canh này trong ngày, liên tục từ 5 đến 7 ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng tiểu máu, tiểu rắt, tiểu buốt.

4. Điều trị bệnh trướng bụng

Sử dụng loại canh dưới đây sẽ làm giảm phù thũng và điều trị tình trạng trướng bụng do tác dụng lưu chuyển tiêu hóa, kích thích đường ruột vận động.

Cách làm: rửa sạch và chia 2 lần 300 gram rau sam cho 2 lần sử dụng, mỗi lần dùng 150 gram, sau khi thái nhỏ đem nước vo gạo nếp nấu cùng, kết quả sẽ thu được một dạng canh sệt hơi đặc. Để tăng hiệu quả có thể tăng lượng dùng đến 400-500 gram rau sam.

5. Chữa bạch đới ở phụ nữ

Chữa bạch đới ở phụ nữ, ta sử dụng 30ml nước ép rau sam tươi đã đun sôi cùng 2 lòng đỏ trứng gà. Nước này sẽ dùng để uống. Trong trường hợp bị nổi mẩn hoặc sốt phát ban sẽ dùng phần bã xoa lên những chỗ nổi mẩn trên người, còn phần nước ép sam sẽ dùng uống sống.

6. Dùng để trị bỏng

Để giảm đau rát và nhanh lành vết bỏng, dùng bột rau sam khô trộn với mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết bỏng sẽ có hiệu quả tức thì.

7. Khi bị ngộ độc thuốc

Nhằm làm giảm tình trạng ngộ độc thuốc, dùng rau sam tươi, đem giã nát rồi ép lấy nước uống trực tiếp, phần bã rau sam đem đắp lên rốn.

8. Trị nấm tay chân, nấm tóc

Bài trị thuốc nấm hiệu quả nấm tay chân, nấm tóc là dùng cao nấu từ rau sam, đem bôi trực tiếp lên vùng da bị nấm hoặc đốt lấy tro từ rau sam khô, rắc lên phần da bị nấm.

9. Hỗ trợ chữa bệnh ho gà

Để chữa bệnh ho gà, sử dụng 100 gram rau sam, 30 gram đường phèn đun sôi cùng 200ml nước đến khi nước cạn còn 100ml thì dừng. Uống 3 lần mỗi ngày trong liên tiếp 3 ngày hoặc 1 tuần nếu tình trạng bệnh nặng.

10. Trị bệnh ho ra máu

Trường hợp ho ra máu thông thường có thể dùng nước ép rau sam tươi hoặc đun đặc hơn, sử dụng liên tục đến khi khỏi. Với trường hợp bệnh lao gây ho ra máu phải sử dụng thuốc điều trị theo bác sĩ kê, ngoài ra có thể trong bữa ăn hàng ngày kết hợp sử dụng ăn cùng rau sam.

11. Giúp làm đẹp da

Sử dụng rau sam như một thực phẩm trong bữa ăn hoặc dùng nước ép rau sam hàng ngày có thể chống lão hóa hiệu quả giúp làm đẹp da bởi trong rau sam có chứa chất chống oxy hóa, omega, vitamin C, acid béo không no.

12. Tác dụng làm kích thích sự co thắt của tử cung

Với trường hợp sinh muộn hay đẩy sản dịch ra ngoài sau sinh thì chiết suất P.oleracea từ rau sam sẽ giúp kích thích tử cung co thắt. Tuyệt đối không dùng rau sam đối với người có tiền sử sinh non.

13. Tốt cho bệnh nhân GOUT

Rau sam sau khi rửa sạch đem luộc trong khoảng 20 phút rồi sử dụng thay nước lọc uống hàng ngày, kết hợp uống nước này với đơn của bác sĩ chuyên khoa để điều trị gout sẽ tăng hiệu quả cao.

Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric theo đường tiểu ra khỏi cơ thể, do vậy hoàn toàn có thể dùng rau sam để điều trị gout.

14. Tốt cho tim mạch

Dùng rau sam để nấu canh hoặc xào với thịt rồi sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn chính hay đun sôi rau sam tươi để lấy nước, uống liên tục từ 7 ngày sẽ giúp duy trì ổn định huyết áp, tăng sức bền của thành mạch, điều hòa ổn định lượng Cholesterol do trong rau sam chứa một lượng kali và hàm lượng omega 3 rất dồi dào. 

15. Giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể

Dùng rau sam tươi nấu thành nước hoặc sử dụng nước ép rau sam sẽ giúp thanh lọc và giải nhiệt cơ thể hiệu quả, bên canh đó vào mùa hè, rau sam phát triển rất tốt và dễ tìm gần như ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam.

16. Có tác dụng chống viêm

Trong rau sam có thành phần chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất có tác dụng chống viêm, giúp giảm cảm giác khó chịu, giảm đau, nhất là đối với đường tiêu hóa và đường tiết niệu.

3. Lời kết

Rất đỗi quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, nhưng giờ đây chúng ta lại biết thêm được nhiều công dụng đối với sức khỏe của rau sam. Rau sam thực sự là một vị thuốc nam quý.

Tuy vậy, trong quá trình điều trị bệnh, để giảm các tác dụng phụ ngoài ý muốn, các bạn cũng nên lưu ý thêm về những thông tin quan trọng đã được chia sẻ trong bài.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)