31 tác dụng của rau mùng tơi – các bài thuốc dân gian hiệu quả

Chắc hẳn chửng người dân Việt nào là xa lạ với cây rau mồng tơi nữa đúng không? Những ngày hè oi ả, có bát canh rau mồng tơi thật không còn gì dễ chịu bằng.

Rau mồng tơi nấu cua nấu cáy là món ăn tuổi thơ của không biết bao thế hệ. Nó mang đậm hương vị hồn quê mà lại ngon miệng vô cùng. Thậm chí đến tận ngày nay và đến nhiều ngày sau, đó vẫn là hồn quê đất Việt.

Rau mùng tơi

Rau mùng tơi

Ngoài món ăn hấp dẫn ngày hè ra thì ít ai biết được rằng, đó cũng là 1 loại rau chữa được bệnh đấy! Điều này khiến không ít người bất ngờ đâu nhỉ? Vì đơn giản họ chỉ nghĩ rằng rau mồng tơi ăn là ngon là mát thôi. Chứ mấy ai nghĩ nó cũng là thảo dược.

Thực ra thì có rất nhiều công dụng của rau mồng tơi đối với sức khỏe con người đấy! Và để bạn hiểu rõ hơn về các công dụng đó, hãy cùng đọc bài biết sau nhé! Sẽ có kha khá thông tin hữu ích bạn có thể bổ sung đấy! Ngoài ra lại có thêm vài bài thuốc dân gian hay ho để trị bệnh.

Mục lục

1. Rau mồng tơi có đặc điểm gì? nguồn gốc và phân loại

Người dân quê còn hay gọi rau mồng tơi là rau mùng tơi hay lạc quỳ,… Tuy là cái tên nào thì cũng đều thân thuộc cả. Còn các nhà khoa học nước ngoài gọi nó là Basella alba L. Mồng tơi là loại thực vật được xếp vào họ Basellaceae.

1.1 Cây mồng tơi trông như nào?

Cây mồng tơi là cây thân thảo. Nó leo bám vào bất cứ chỗ nào. Từ hàng rào, bờ tường, cho đến cây to gần đấy! Thân cây hay còn gọi là dây leo có màu xanh lục hoặc màu tía tùy từng lojia. Chiều dài dây có thể lên tới 5, 10m là chuyện bình thường. 

Cây mồng tơi thuộc họ rễ chùm nên diện tích rễ bám ở đất rất lớn. Có như vậy thì nó mới đủ dinh dưỡng để nuôi 1 sợi dây leo dài được.

Các lá mồng tơi là lá đơn mọc so le với nhau. Từ thân đến lá sẽ có các cuống nhỏ. Lá mồng tơi có hình giống quả trứng. Lá nhẵn, dày và mọng nước.Lá mồng tơi có thể có màu xanh lục. Hoặc là màu xanh pha các đốm tía. Đầu lá mồng tơi thì hơi nhọn 1 chút.

Hoa mồng tơi có màu trắng pha tím nhạt. Nó sẽ mọc thành từng chùm ở kẽ lá. Cũng có giống cây thì cho hoa chỉ màu trắng hoặc màu tím nhạt thôi. Từ các bông hoa đó sẽ tạo thành các quả mọng nước hình cầu. Khi còn non chúng có màu xanh. Nhưng khi già sẽ là màu tím đen. 

1.2 Cây mồng tơi có nhiều ở đâu? Thu hoạch chúng như nào là đúng?

Cây mồng tơi được tìm thấy lần đầu tiên tại các nước châu Á và châu Phi. Đương nhiên là ở Việt Nam cũng có rồi. Cây mồng tơi ở nước ta có nơi thì để mọc hoang. Cũng có nơi trồng cấy để làm cây rau kinh tế.

Cứ vào độ hè thu là người ta thu hoạch lá để làm rau. Còn hạt mồng tơi phải đợi quả già và chín thì mới thu hái và phơi khô để làm giống.

1.3 Trong rau mồng tơi có những chất gì?

Theo nghiên cứu cứ 100g mồng tơi thì lại cho tới 93g là glucid và 2,5 chất xơ. Ngoài ra lượng protid cũng lên đến 1,8g, chất béo cũng có tới 0,3g. Ngoài ra còn nhiều các nguyên tố vi lượng khác chiếm thành phần cao. Ví dụ như canxi là 109mg, sắt là 1,2mg hay axit ascordic cũng lên tới 102mg. Lượng chất folate trong mồng tơi cũng khá dồi dào. Lên tới 140mg. Cùng với đó là 800IU vitamin A.

Rau mồng tơi có độ nhớt mà người ta hay gọi là chất nhầy pectin. Nên chính vì thế mà người ta dùng rau mồng tơi với mục đích tốt cho đường tiêu hóa. Hạn chế tình trạng thừa cân.

Ngoài ta so với các loại rau khác thì rau mồng tơi cũng được đánh giá là có nhiều độ ẩm hơn. Trong hạt mồng tơi người ta cũng nghiên cứu ra có nhiều chất kháng nấm, kháng khuẩn tốt. Tiêu biểu như ribosome và 2 peptide khác.

Với y học cổ truyền thì mồng tơi mát và hơi chua. Chính vì thế nó có công dụng thanh nhiệt, trị mụn nhọt hay mẩn ngứa cực tốt. Ngoài ra người ta dùng rau mồng tơi để trị bí tiểu cũng rất hiệu quả.

Xem thêm:

2. Rau mồng tơi dùng để làm gì? 20 tác dụng của rau mùng tơi

Như mình đã nói mồng tơi dưới nhãn quang của các lương y cổ truyền thì chua và mát. Do đó nó giúp hạ nhiệt cơ thể, giải độc và làm đẹp da hiệu quả. Công dụng của nó còn được thể hiện rõ nhất là khi mùa nóng đến.

Còn với y học hiện đại thì mồng tơi có lượng chất nhầy pectin quý giá. Nhờ thế mà nó giúp cải thiện tốt tình trạng táo báo và đào thải các chất béo thừa ra khỏi cơ thể.

Người nào muốn duy trì vóc dáng hay người tiểu đường đều có thể dùng rau mồng tơi thường xuyên.

Rau mồng tơi có thể tạo ra nhiều món ăn ngon mà ai cũng thích. Đồng thời nó còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe nữa đấy! Nó giúp da dẻ bạn căng sáng, tươi mới cũng như mắt sáng hơn nhiều vậy.

1. Đánh bay mỡ thừa

Rau xanh nói chung và mồng tơi nói riêng là các loại thực phẩm cần phải có nhiều trong thực đơn của bạn. Nếu bạn muốn giảm cân an toàn thì càng nên bổ sung các loại rau xanh, nhất là mồng tơi này. Vừa an toàn lại giảm cân hiệu quả.

Lượng chất nhầy pectin trong rau mồng tơi sẽ làm cơ thể bạn hấp thụ ít chất béo từ thức ăn hơn. Đồng thời lượng calo trong rau mồng tơi cũng ít nữa.  Bù lại thì chất xơ lại rất nhiều. Cụ thể thì 100g mồng tơi mới có 19 calo mà thôi. Do đó có thể nói mồng tơi chính là người bạn tuyệt vời cho những ai đang có ý định giảm cân.

Tác dụng của rau mùng tơi

Tác dụng của rau mùng tơi

2. Tiêu hóa khỏe

Đối với 1 số người như cơ thể bị lạnh trong, hay lạnh bụng, tiêu hóa kém thì không nên dùng. Kể cả những ai hay bị đau nhức xương, đau cơ thì cũng tránh dùng mồng tơi ra. Còn lại thì bạn có thể sử dụng nó thường xuyên.

Bởi vì thân hay lá mồng tơi không những có nhiều chất nhầy, chất xơ. Mà nó còn có cả hàm lượng  polysaccharide không phải là tinh bột rất lớn nữa. Nhờ chất nhầy pectin mà tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru hơn. Chất xơ thì cũng giúp cơ thể giảm đi lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Những điều này đều tốt đối với người có tiêu hóa khó khăn.

3. Giúp xương khớp chắc khỏe

Chỉ 1  chút rau mồng tơi thôi cũng đã cung cấp tới 55mg canxi rồi đấy! Với lượng canxi dồi dào như này thì ăn mồng tơi là cách bạn bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể.

Lượng canxi dồi dào giúp xương và răng hay móng của bạn chắc khỏe hơn. Đồng thời hệ thần kinh hay các cơ bắp trong cơ thể cũng phát triển toàn diện, hoạt động tốt. Từ đó mà giúp bạn tránh được gặp các bệnh như giòn xương hay loãng xương. Đương nhiên thì mồng tơi chỉ cung cấp được 1 phần nhỏ so với 1000 hay 1200mg canxi cơ thể cần thôi. Song nó cũng rất hữu ích đúng không?

4. Sáng mắt

Trong rau mồng tơi có tới 800IU vitamin A. Do đó dùng mồng tơi là cách giúp đôi mắt của bạn sáng khỏe, ít bệnh tật. Không những thế nhờ lượng vitamin A này mà hệ miễn dịch của bạn cũng khỏe mạnh hơn. Từ đó ngăn không cho các tác nhân gây hại tấn công cơ thể.

Lượng vitamin A trong mồng tơi đã giúp cơ thể cung cấp đầy đủ vitamin A. Thậm chí còn nhiều hơn tới 2,67 lần nữa. Mà vitamin A là loại vitamin mà cơ thể rất cần đúng không?

5. Ngăn ngừa lão hóa da

Ngoài việc ăn rau mồng tơi để làm đẹp từ bên trong bạn cũng có thê rlamf mặt nạ chăm sóc da từ rau mồng tơi. Bạn sẽ mau chóng có được làn da tươi trẻ và mềm mịn. Bạn chỉ cần giã vài lá mồng tơi rồi cho thêm mấy hạt muối vào là có mặt nạ chăm sóc da rồi. Chịu khó đắp trước khi đi ngủ thì chẳng mấy chốc mà da bạn sẽ đẹp.

Điều này có được là do rau mồng tơi giúp máu vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Nhờ đó mà da dẻ cũng nhẵn mịn và tươi trẻ hơn nhiều.

Ngoài ra người ta nghiên cứu được rằng, mồng tơi còn cung cấp carotenoid và nhiều chất chống oxy hóa khác tốt cho cơ thể. Điển hình như beta carotene hay zeaxanthin,… Những chất này vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa ngăn lão hóa da tốt.

Xem thêm:

3. Những bài thuốc dân gian dùng rau mồng tơi làm thảo dược

Rau mồng tơi ngoài việc là một món rau ngon, hấp dẫn thì nó cũng là loại thảo dược được nhiều lương y tin dùng đấy! Trong rau mồng tơi có nhiều chất giúp bạn điều trị được 1 số bệnh khác nhau đấy! Chỉ cần chú ý khi sử dụng kết hợp với thảo dược nào thôi. Các cụ ngày xưa cũng đã sử dụng và thu được kết quả tốt. Cùng chúng mình tìm hiểu các bài thuốc đó ngay sau đây nhé! 

1. Giúp vết thương mau lành

Đối với các vết thương hở thì chỉ cần lấy lá mồng tơi giã nát ra rồi đắp lên là được.

Còn người nào muốn dùng mồng tơi để giảm đau khớp thì lấy 1 lạng cả cây mồng tơi rồi hầm với chân giò và chút rượu. Khi nào ăn thì ăn như canh bình thường là được.

2. Ngăn máu cam chảy ồ ạt

Giã nát 1 nắm lá mồng tơi rồi chắt lấy nước cốt. Nhúng bông vào nước cốt lá mồng tơi rồi nhét vào mũi sẽ không cho máu chảy ra nữa.

3. Dứt điểm tình trạng bị khí hư hay bị bạch đới

Gà ác, mồng tơi, đậu đen mỗi thứ 1 phần. Sau khi làm sạch thì cho hết vào nồi để hầm nhừ. Khi ăn thì ăn hết cả nước cả cái. Đều đặn tuần làm 1 đến 2 lần là được.

Khi bệnh đã đỡ hơn thì lúc nấu cho thêm 1 nắm đậu nành cùng với 2 nắm đậu phộng vào là được. Không chỉ đối với người khí hư bạch đới. Mà cả người hay ợ chua do dạ dày cũng rất tốt đấy!

4. Teo nhỏ búi trĩ

Người mới trị độ 1 thì lấy lá mồng tơi giã nát rồi đắp vào búi trĩ. Đồng thời thường xuyên dùng canh cá diếc nấu mồng tơi để bệnh mau đỡ.

5. Tăng chất lượng sữa mẹ

Mẹ sau sinh được khuyên nên dùng rau mồng tơi. vì nó giúp mẹ có nhiều sữa hơn. Chất lượng sữa cũng tốt hơn. Bởi vì mồng tơi có nhiều vitamin A, B và hàm lượng sắt dồi dào. Kể cả các chất nhầy trong rau cũng rất tốt cho mẹ nữa đấy!

Mẹ nào cơ thể ốm yếu sau sinh thì cứ lấy mồng tơi hầm với gà ác và đậu đen là được. Cơ thể sẽ mau chóng hồi phục.

6. Giúp cơ thể thanh mát, tiêu độc

Chỉ cần cho 1 nắm lá mồng tơi và 1 bát nước sôi để nguội vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt để uống là được.

Đơn giản hơn thì bạn nấu canh mồng tơi để ăn mỗi ngày là được.

7. Giảm vết sưng tấy do bỏng

Chỉ cần giã nát mồng tơi rồi đắp trực tiếp lên chỗ bị bỏng là được.

Lợi tiểu

Bạn có thể làm đơn giản hơn bằng cách cho 1  chút nước sôi để nguội, vài hạt muối và 1 nắm lá mồng tơi vào máy xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy nước cốt để uống là được. Phần bã để đắp vào bụng dưới. Thời điểm tốt nhất để thực hiện là trước khi ăn sáng.

8. Giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu

Chất nhầy pectin sẽ hấp thụ cholesterol trong thức ăn và giữ chúng lại trong ruột. Từ đó chúng sẽ theo chất thải đi ra ngoài. Mà không hề ngấm vào thành ruột rồi vào cơ thể. Do đó mà người ta còn dùng rau mồng tơi để giảm cân đấy!

9. Chữa cảm nắng

Chỉ cần giã nát 1 nắm mồng tơi rồi lấy hỗn hợp đắp vào 2 bên thái dương rồi rịt lại. Nghỉ ngơi 1 lúc là thấy đỡ.

10. Trị mụn ở lưng và nhiều bộ phận khác

Lá mồng tơi và diếp cá mỗi thứ 1 nắm rồi đem giã nát cùng muối hạt. Chắt lấy nước cốt rồi dùng bông thấm nước cốt chấm vào chỗ bị mụn.

11. Giảm đầy hơi, khó chịu

Mồng tơi và rau đay mỗi rau 50g cho vào nấu canh với 1 củ khoai sọ nhỏ đã thái nhỏ. Bạn nấu thành canh để ăn bình thường. Áp dụng liên tục vài ba ngày sẽ thấy đỡ. Hoặc đơn giản hơn chỉ cần mồng tơi và rau đay nấu canh ăn trong bữa cơm là được.

12. Giảm sưng đầu ti

Giã nát 1 nắm lá mồng tơi rồi lấy cả bã đắp vào chỗ đầu ti sưng.

13. Giúp vết thương hết chảy máu

Dùng mồng tơi và đường phèn giã nát ra rồi lấy đắp vào vết thương đang chảy máu.

14. Dưỡng da

Xay nhuyễn 1 thìa mật ong, nửa trái dưa leo và 1 nắm mồng tơi để làm mặt nạ. Lấy hỗn hợp đắp lên mặt đã làm sạch. Để 15p rồi dùng nước ấm rửa lại cho sạch hoàn toàn là được.

4. Dùng rau mồng tơi chữa các bệnh sinh lý cho nam

Nghe có vẻ rất phi lý nhưng trong rau mồng tơi có nhiều chất giúp cải thiện được tình trạng sinh lý của nam giới đấy! Nhiều người cũng đã áp dụng và thu được kết quả khá bất ngờ. Có thể nói đây là liều thuốc tăng cường khả năng sinh lý cho nam an toàn và hiệu quả. 

1. Tăng cường chức năng sinh lý

Bạn cần những thứ sau, rau ngót, mồng tơi, rau má, lòng gà mỗi thứ 1 phần. Cho tất cả vào nấu canh để ăn trong 1 bữa. Bạn ăn cơm hay ăn vã đều được. Một tuần làm vài ba bữa như này là được. Nếu có thể thì ăn với cơm rượu để mang lại hiệu quả cao hơn.

2. Cải thiện tình trạng mộng tinh

Bạn cần 1 nắm rau mồng tơi, 1 nắm đậu phộng và 1 nắm đậu nành. Đầu tiên ninh khoảng 1 hoặc 2 cân xương ống lợn với nước cho nhừ. Khi xương nhừ thì thêm đậu nành và lạc vào nấu cùng. Đến khi 2 loại đậu chín mềm thì mới thả mồng tơi vào. 

Ninh thêm 10p cho ra nhiều dưỡng chất rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Canh này nên dùng nóng để phát huy hết công dụng.

3. Điều trị hoạt tinh

Bài thuốc này dành cho người xuất tinh sớm. Mỗi khi giao hợp xong thì mệt mỏi.

Bạn cần mồng tơi, rau dền tía mỗi thứ 1 nắm nấu với 1 cặp bầu dục. Riêng bầu dục thì phải để nguyên vỏ và lớp mỡ mới có tác dụng. Nấu canh ăn nóng để có nhiều tác dụng nhất.

Bạn có thể kết hợp với việc ăn 1 nắm vừng nhỏ đã rang thơm và uống 1 chén cơm rượu trước khi đi ngủ. Kết hợp vào thì sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.

4. Lưu ý khí dùng rau mồng tơi chữa các bệnh sinh lý cho nam

Những người bị thận hay bị lạnh bụng thì dùng mồng tơi cần nấu kỹ. Đồng thời thêm vào các loại thực phẩm từ động vật để cân bằng tính mát của mồng tơi. Mục đích để tránh bị đi ngoài đấy mà.

5. Rau mồng tơi và những tác dụng phụ không mong muốn

Rau mồng tơi có nhiều công dụng. Chỉ cần nghĩ thôi nhiều người đã muốn sử dụng thật nhiều chúng rồi. Nhưng hãy khoan. Có nhiều công dụng thì tác hại của nó cũng không ít đâu. Hãy cùng xem tác hại của nó đối với sức khỏe ra sao. Nếu bạn lạm dụng rau mồng tơi nhé! 

Có thể nói hàm lượng dinh dưỡng trong 1 bát canh mồng tơi rất nhiều. Ví dụ như có tới 190% là vitamin A này. Còn có cả chất sắt cũng tới 20% nữa. Các mức độ này tính theo lượng dinh dưỡng trên 1 ngày đó. Nhưng khi ăn nhiều cũng có 1 vài tác dụng phụ không mong muốn đâu.

1. Giảm khả năng hấp thu

Hàm lượng axit oxalic cao nên nó sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ nhiều dưỡng chất từ thức ăn. Vì bản chất axit oxalic là 1 chất hóa học kết hợp giữa Ca và Fe.

Chất xơ nhiều quá cũng là một trở ngại đấy! Ví dụ như mồng tơi làm cơ thể bạn khó hấp thụ Fe, Ca,… hơn.

Nhưng có 1 cách để tình trạng này trở nên không còn đau đầu nữa. Đó là ăn cơm với rau mồng tơi xong thì bạn uống 1 cốc nước cam, chanh. Vitamin C sẽ giúp cơ thể bạn dễ háp thụ nhiều dưỡng chất hơn.

2. Khiến dạ dày khó chịu, đau âm ỉ

Chỉ 1 bát rau mồng tơi đã có tới 6g chất xơ. Có thể nói lượng chất xơ rất lớn.

Chất xơ có thể làm tiêu hóa khỏe song nếu ăn nhiều thì lại khiến dạ dày bạn làm việc vất vả hơn. Từ đó mà dễ dàng bị đau hay đầy hơi.

Có người thì ăn quá nhiều mà bị đau bụng đi ngoài. Lúc này bạn chỉ cần uống 1 cốc nước to là được. Dạ dày của bạn sẽ đỡ vất vả hơn. Đồng thời cũng làm loãng lượng thức ăn trong dạ dày cho dễ tiêu hóa hơn.

3. Không tốt cho người sỏi thận

Trong mồng tơi có lượng purin cao nên nếu người bệnh thận ăn rau mồng tơi nhiều lại không hề tốt. Vì purin sẽ chuyển hóa thành axit uric ở trong cơ thể. Do đó thận của bạn sẽ làm việc vất vả hơn. Thậm chí có thể còn có sỏi nữa.

Thậm chí các axit oxalic trong rau mồng tơi còn làm lượng canxi oxalate tăng lên. Hàm lượng này cao bao nhiêu thì bệnh của bạn càng nặng bấy nhiêu.

4. Gây nhiều mảng bám trên răng

Mỗi khi ăn rau mồng tơi xong bạn có cảm thấy răng mình nặng nề hơn không? Yên tâm không phải chỉ có mình bạn bị đâu. Nhiều người cũng bị lắm. Đây là tác dụng của rau mồng tơi đấy!

Vì axit oxalic trong rau mồng tơi không tan trong nước nên bám vào răng của bạn đấy!

5. Đi ngoài

Nếu bạn hay dùng chất xơ thì không nói. Nhưng ai mà ít ăn từ trước mà tăng chất xơ đột ngột thì dễ bị đau bụng hay rối loạn tiêu hóa lắm. 

Ngoài ra những người bị dạ dày, tá tràng bị viêm loét cũng nên cẩn trọng nhé!

6. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng rau mồng tơi

Để rau mồng tơi phát huy được hết công dụng của nó thì bạn cần chú ý sử dụng rau đúng cách, đúng liều lượng. Đồng thời cần chú ý 1 vài điều khác nữa. Để sức khỏe của bạn được đảm bảo nhất nhé! 

6.1  Cách nhận biết rau mồng tơi ngon

Muốn chữa bệnh an toàn hay chỉ đơn giản là bát canh ngon thì bạn cũng cần chú ý đến nguyên liệu chính rồi. Ở đây chính là những ngọn rau mồng tơi xanh tươi đấy! 

Nhận biết rau đã phun thuốc

Những ngọn rau mồng tơi xanh mướt, đẹp mắt, ngọn thì dài thì chắc chắn đã bị phun thuốc rất nhiều đấy!

Tác dụng của thuốc kích thích bạn không biết đâu. Kể cả đã cắt khỏi cây rồi mà ngâm vào chậu nước kích thích nó vẫn dài ra được. 20,30cm là bình thường. Không chỉ rau mồng tơi mà rau nào ăn ngọn hay lá đều như thế cả thôi.

Chọn rau mồng tơi tươi ngon, an toàn

Những ngọn rau hơn cứng và nhỏ 1 chút mới là những ngọn rau ngon. Những ngọn mập, dài xanh mướt thì không nên chọn nhé! Dù là ngọn nào thì bạn cũng nên rửa sạch rồi ngâm với nước muối cho sạch.

Nếu nấu xong còn thừa thì đổ đi chứ không nên giữ lại. Vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập gây ra ngộ độc lắm đấy! Rau mồng tơi rất dễ tắm hóa chất. Do đó bạn nên mua ở nơi uy tín hoặc siêu thị cho an toàn.

6.2 Sử dụng rau mồng tơi đúng cách

Để rau phát huy tối đa công dụng thì bạn cần nhớ những điều sau nhé! Bạn yên tâm là nếu làm đúng thì không có vấn đề gì cả. Cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh và an toàn đấy! 

Nấu rau mồng tơi chín tới

Bạn chỉ nên nấu rau chín tới thôi. Không để rau sống thì ăn đau bụng. Mà nấu chín kỹ thì mất chất. Khi nấu cũng nên mở vung để rau xanh và giữ được nhiều chất nhất nhé!

Rau mồng tơi nói riêng hay các loại rau củ nhiều chất nhầy thì nên chấu chín hoàn toàn. Ăn sống thì hay bị đau bụng, đầy hơn lắm. Thậm chí còn khiến các bắp thịt và cơ mệt mỏi nặng nề hơn đấy! Nhiều người thể trạng kém ăn vào là người còn ốm hơn cơ.

Ăn vừa đủ

Bạn có thể uống 1 cốc nước to trước hoặc sau khi ăn rau mồng tơi. Vì nó sẽ giúp dạ dày bạn dễ dàng tiêu thụ chất xơ trong rau hơn. Ngoài ra thì cũng có thể ăn rau mồng tơi cùng các thực phẩm nhiều vitamin C. Để cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong thức thức ăn nhất.

Chất xơ trong rau mồng tơi nhiều do đó ăn nhiều quá cũng làm dạ dày bạn khó chịu. Bị đầy hơi, khó tiêu hay đau âm ỉ là điều dễ hiểu. Còn việc hấp thụ các chất kém là do mồng tơi có axit oxalic đó.

Làm sạch miệng sau khi ăn

Axit oxalic trong mồng tơi sẽ gây ra mảng bám trên răng. Do đó hãy làm sạch răng miệng sau khi ăn rau mồng tơi. Để cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Vì sao nói axit oxalic gây ra tác dụng phụ này. Bởi vì nó là chất được tạo ra từ Fe và Ca nên rất khó tan trong nước. Nên nó sẽ bám vào răng thôi. Do đó mà ăn mồng tơi xong bạn sẽ thấy răng nhớt và nặng nề hơn là vì thế.

Một số trường hợp không nên ăn rau mồng tơi

Những người có hệ tiêu hóa kém, hay bị lạnh bụng thì không nên ăn rau mồng tơi. Nhất là người bị thận thì càng không nên ăn. Kể cả rau muống, cải bó xôi,…

Vì mồng tơi có purin. Mà chất này đi vào cơ thể sẽ tạo ra axit uric gây cho thận nặng nề trong quá trình làm việc. Ngoài ra nó cùng làm hàm lượng canxi oxalate tăng lên. Mà hàm lượng này trong nước tiểu nhiều không tiêu thụ hết sẽ gây ra sỏi thận. Người đã bị sỏi thận thì càng nặng hơn.

7. Một số món ngon từ rau mồng tơi bạn không thể bỏ lỡ

Rau mồng tơi để làm ra các món ăn ngon thì đơn giản vô cùng. Nó mang đậm hương vị quê hương mà ai đi xa cũng nhớ. Cùng chúng mình bỏ túi vài món ngon từ rau này nhé! 

Bạn có thể tham khảo các món ngon từ rau mồng tơi dưới đây để bữa ăn gia đình thêm phong phú.

7.1 Canh mồng tơi thanh mát ngày hè

Vào những ngày nóng 1 bát canh mồng tơi giải nhiệt quả nhiên ngon không gì sánh nổi. Bạn có thể nấu canh mồng tơi ngao, cua, hay nấu với rau đay. Nhưng hôm nay chúng mình sẽ cùng bạn làm món mồng tơi nấu tôm nhé!

Chuẩn bị

  • Tùy vào số người ăn mà bạn chuẩn bị lượng mồng tơi cho phù hợp
  • Tôm sú: 3 lạng hoặc thay đổi theo sở thích
  • Gia vị nấu ăn thông thường: dầu ăn, mắm, muối, hạt nêm, mì chính,…
  • 1 củ hành tím

Thực hiện

– Tôm bạn làm sạch, bỏ đầu và chỉ đen sau đó cho vào bát ướp với hành tím thái lát, tiêu, hạt nêm mỗi thứ nửa thìa. Trộn đều cho tôm ngấm gia vị. Mồng tơi nhặt sạch rồi rửa và để ráo. 

Nếu dùng tôm khô thì đơn giản hơn. Chỉ cần đem ngâm nước cho nở ra là được. Sau đó vớt ra để ráo.

– Đun nóng 2 thìa dầu ăn trên bếp rồi trút tôm vào chảo đảo đều đến khi thịt tôm săn lại. Sau đó thì cho vào nồi để nấu canh..

– Nồi canh bạn chỉ cần căn lượng nước theo sở thích ăn đặc hay loãng của bạn là được. Lúc nồi nước sôi thì bạn nêm nếm gia vị vào cho vừa ăn. Lúc này mới cho mồng tơi. Đợi nồi canh sôi và rau mồng tơi chín tới thì tắt bếp và ăn nóng thì ngon hết ý.

Lưu ý: Rau mồng tơi nhớt nên nhiều người khó ăn. Vì thế bạn cần phải đun nước thật sôi mới thả rau vào. Bạn muốn nêm nếm gia vị lúc nào cũng được. Còn nếu làm rau mồng tơi luộc thì nước luộc nên cho vài hạt muối cho rau xanh.

7.2 Rau mồng tơi xào tỏi – món nhậu ông xã thích mê

rau mồng tơi xào tỏi với nhiều người còn xa lạ. Nhưng đối với các ông xã hay đi nhậu thì đã quá quen thuộc rồi.

Chuẩn bị

  • Mồng tơi theo số lượng người ăn
  • 2 thìa dầu ăn
  • Gia vị nấu ăn thông thường
  • Vài tép tỏi ta

Thực hiện

– Rau mồng tơi làm sạch lá già ú và cuống già. Sau đó rửa nhiều lần với nước và ngâm với nước muối. Sau đó vớt ra để ráo nước là được.

– Tỏi đem bóc vỏ và đập dập cho thơm.

– Đun nóng dầu ăn trên bếp sau đó cho tỏi vào phi thơm vàng. Khi đã có mùi thơm thì thả rau vào đảo nhanh tay và to lửa. Như vậy rau mới xanh giòn mà không ra nước nhiều.

– Nêm nếm gia vị mắm muối, hạt nêm cho vừa ăn đảo đều. Đun thêm vài phút cho rau ngấm gia vị và cũng chín tới thì tắt bếp và bày ra đĩa và thưởng thức.

7.3 Cháo mồng tơi thịt bò bổ dưỡng

Một trong các món ăn dặm bổ dưỡng mà nhiều mẹ chọn chính là mồng tơi thịt bò. Không chỉ thơm ngon mà rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé nữa. Còn nếu người lớn muốn ăn thì chỉ cần dùng gạo thay bột là được.

Chuẩn bị:

  • Thit bò: 20g
  • Bột gạo tẻ: 40g
  • Mồng tơi: 1 nắm nhỏ
  • Gia vị nấu ăn thông thường
  • Dầu ăn 1 thìa
  • Nước sạch

Thực hiện

– Mồng tơi bạn làm sạch rồi đem đi luộc chín. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn ra.

– Thịt bò rửa sạch cho hết bẩn và hôi. Thêm chút nước cho thịt mềm rồi cũng đem đi xay nhuyễn. 1 phần là khi nấu không bị vón cũng như là bé dễ ăn hơn.

– Cho thịt bò lên bếp và xào to lửa đến khi thịt chín tới thì múc ra bát.

– Mang bột gạo và nước đi nấu thành cháo. Khi cháo chín thì cho mồng tơi và thịt bò vào nồi. Đun đến khi nồi cháo sôi lên thì hạ nhỏ lửa. Nếu có bọt thì hớt bọt đi cho cháo không cặn. Nhớ là đảo đều tay để cháo không cháy nhé!

Đun chững 3p là các nguyên liệu chín hoàn toàn.

– Thêm dầu ăn và gia vị vào vừa miệng ăn. Nếu là trẻ nhỏ thì không nên cho đậm hay cho mì chính. Bạn nên cho nhạt và thay mì chính bằng hạt nêm. Sau đó trộn đều cháo lên rồi tắt bếp là được.

8. Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về cây mồng tơi mà chúng mình đã lượm lặt được. Cuốn cẩm nang này sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng của rau mồng tơi đối với con người. Cũng như các bài thuốc dùng rau mồng tơi rất hữu ích. Nhưng dù thế nào thì bạn cũng cần cân nhắc trước khi dùng rau mồng tơi để chữa bệnh nhé! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Cập nhật 05/07/2020

Đánh giá
Đánh giá