36 tác dụng của cây Rau mùi – cách dùng trị bệnh và lưu ý quan trọng

Cay rau mùi là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của gia đình Việt. Rau mùi có thể làm rau sống để ăn cùng canh cà chua. Hay cho vào làm nhân nem rán, hoặc nấu canh. Tất cả đều tạo nên giá trị tuyệt vời của rau mùi trong ẩm thực Việt. Ngoài ra có nơi truyền thống còn nấu nước từ rau mùi để tắm rửa vào ngày 30 Tết nữa. Như một sự chuẩn bị tươm tất nhất cho năm mới.

Cây rau mùi

Cây rau mùi

Có thể thấy đối với ẩm thực hay nhiều lĩnh vực khác cây rau mùi có rất nhiều giá trị. Chính vì thế mà dù chúng rất rẻ, rất dễ trồng người ta vẫn ưu ái nhiều tới vậy. 

Ngoài các công dụng đó ra thì cây rau mùi còn được biết đến như 1 loài thảo dược tuyệt vời vậy. Nó có thể điều trị được rất nhiều bệnh. Từ những bệnh đơn giản cho tới những bệnh khó khăn hơn. Điều đó đã được chứng minh qua các bài thuốc chữa bệnh từ cây rau mùi từ xưa để lại. Đến nay các bài thuốc đó vẫn còn nguyên giá trị.

Nhưng cụ thể cây rau mùi chữa được bệnh gì? Tác dụng của cây rau mùi ra sao? Thì chẳng mấy ai rõ lắm. Chính vì thế mà chúng mình đã tổng hợp tất tần tật các thông tin về cây rau mùi để giới thiệu đến bạn đọc. Đây là cuốn cẩm nang ngắn gọn nhưng bổ ích cho những ai đang tìm hiểu về cây này. 

Mục lục

1. Cây rau mùi là cây gì? Cây rau mùi có đặc điểm như nào?

Ngoài cái tên là rau mùi thì nó còn được gọi là cây ngổ thơm, ngò, hương tuy, nguyên tuy,… Đấy đều là các tên gọi ở nhiều nơi khác nhau. Còn bản thân nó có tên khoa học đầy đủ là Coriandrum sativum L. Cây rau được xếp vào 1 trong các thực vật thuộc họ hoa tán Apiaceae .

Người Đức thì gọi cây là koriander. Còn người Anh lại gọi nó là  coriander.

1.1 Cây mùi có hình dáng như thế nào?

Bản thân cây rau mùi là cây thân thảo sống hằng năm. Chiều cao của cây thường là từ 35 đến 50cm. Thân cây nhỏ và nhẵn. Thường có màu xanh lục hoặc hơi pha chút tía. Cây phân nhiều nhánh ở gần ngọn.

Cây rau mùi có cuống lá dài, mỗi cuống lá lại có từ 1 đến 3 lá chét. Lá hơi tù 1 chút và xẻ ra thành 3 thùy. Mỗi thùy ở phần mép đều có các răng cưa tù và to. Ở gần ngọn các lá cũng chia thùy ra nhưng nhỏ hơn. Rau mùi ngửi không cũng đã thơm rồi. Vò ra thì càng thơm hơn. Nhưng rất dễ chịu.

Tác dụng của rau mùi

Tác dụng của rau mùi

Cây rau mùi cho hoa màu trắng cũng có thể hơi hồng. Các hoa hợp thành từng tán nhỏ từ 1 đến vài ba hoặc năm gọng. Ở mỗi gọng lại có vài ba lá chét dính lại. Hoa rau mùi không có tổng bao.

Cây rau mùi cho quả hình cầu nhẵn và là dạng quả bế kép. Quả sẽ dài từ 2,5mm đến 4mm. Hai nửa của quả đều có sống chung. Trong đó mỗi bên lại có 4 sống khác nữa.

1.2 Cây rau mùi có nhiều ở đâu? Thu hái và chế biến như nào cho đúng?

Ở nước ta rau mùi được trồng nhiều ở khắp mọi nơi. Nhưng phần lớn là để làm rau gia vị mà thôi. Có chăng thì có nơi trồng để già nấu nước tắm rửa vào dịp Tết. 

Nhưng ở một số nước ven Địa Trung Hải, TRung Quốc hay Ấn Độ cùng nhiều nơi khác. Người ta quy hoạch trồng cây với diện tích lớn. 1 là để làm thuốc. 2 là thu hái quả để ép tinh dầu, làm nước hoa.

Nhìn chung cây mùi phát triển tốt ở nơi nhiều ánh sáng. Đất thấm hút nước dễ dàng, tơi xốp. Còn nơi nào mà đất sét đặc quá hay quá râm nó cũng không sống được.

Quả mùi nếu để lâu quá thì sẽ dễ bị rụng. Do đó cứ thấy quả chín là người ta cắt cành mang về. Phơi khô rồi đập lấy quả. Quả sau đó phơi khô tiếp mới mang đi bảo quản.

Quả mùi tươi thì cũng thơm nhưng đậm và hơi hăng khó chịu. Nhưng khô rồi lại thơm dịu nhẹ hơn nhiều. Nếu dùng làm thuốc người ta sẽ dùng lá, quả và thân thận chí cả rễ nữa.

1.3 Nhầm lẫn giữ quả mùi và hạt mùi

Đại đa số dân ta cứ hay nhầm quả mùi với hạt mùi. Thực chất đó là quả mùi sấy khô đấy! 

Lý giải cho cái tên hồ tuy thì các tài liệu có ghi là. Hồ có nghĩa là nước Hồ. Người Trung Quốc dùng để chỉ các nước ở khu vực Trung Á hay Ấn Độ. Còn tuy nghĩa là lá và ngọn cây đều tản ra. 

Ý nghĩa của cái tên này là đây là giống cây từ nước Hồ với lá thưa được người Trung Quốc tên Chương Khiên mang về đây.

Hạt rau mùi

Hạt rau mùi

1.4 Công dụng của cây mùi theo Đông y và Tây y

Đối với mỗi nền y học người ta đều tìm ra nhiều công dụng của cây mùi khác nhau. Vậy có thể thấy công dụng của rau mùi theo 2 quan điểm y học này như nào? 

Nghiên cứu hiện đại

Y học hiện đại sử dụng cây mùi để kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu. Còn trong ngày hóa mỹ phẩm thì được dùng làm hương liệu cho chè hay rượu. Rồi cả nước hoa nữa.

  • Quả cây mùi có tác dụng tốt cho tiêu hóa. Nó giảm đi tình trạng khó tiêu, hạ nhiệt cơ thể, chữa bí tiểu tốt. Ngoài ra nó cũng có thể giúp thần kinh bớt căng thẳng.
  • Tinh dầu cây rau mùi có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn tốt. Ngoài ra dịch chiết từ cây còn có khả năng chống oxy hóa tuyệt vời. Mà nhờ đó người ta ứng dụng vào để bảo vệ gan mật cho tốt.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra trong cây rau mùi có tới 0,3 đến 1%  là tinh dầu. Protein cũng lên tới 16 hoặc 18% . Hàm lượng chất xơ dồi dào với 38% . Chất bé cũng có thể dao động từ 13 đến 20% . 

Trong tinh dầu rau mùi cũng có nhiều các chất tốt cho cơ thể. Ví dụ như Linalol, phelandren, bocneol hay geraniol, tecpinen,…. Trong đó thì Linalol chiếm phần trăm lớn nhất.

Nghiên cứu truyền thống

Quả từ cây mùi hơi cay tính bình. Vì thế nó rất tốt trong việ tiêu đờm, hạ sốt, giục sởi, tốt cho dạ dày, đi tiểu nhiều. Hay cũng có thể điều trị cho người chân tay cước, sâu răng, hơi thở có mùi. Và còn nhiều công dụng khác.

Muốn giục sởi người ta nghiền quả mùi ra rồi hòa cùng rượu phun 1 lúc là sởi mọc. Thuốc từ quả mùi trừ hoa, tiêu hóa khỏe, tốt cho mẹ sau sinh ít sữa. Quả thì mỗi ngày chỉ dùng từ 4 đến 10g. Lá và cành thì từ 10 hoặc 20g. Ở dạng sắc nước hoặc ngâm rượu.

Người xưa dựa vào kinh nghiệm cũng như các bài thuốc từ rau mùi để hỗ trợ tiêu hóa, giục sởi. Chỉ cần lấy quả mùi giã nát rồi hòa với rượu để bôi lên người sẽ có công dụng.

Còn muốn sức khỏe nâng cao thì chỉ cần nấu nước rau mùi mà uống. 1 tuần là thấy kết quả.

Rau mùi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Rau mùi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Khái quát công dụng của cây rau mùi

Ngoài việc là 1 món ăn thơm ngon ra thì nó cũng là 1 vị thuốc tốt. Dùng đều đặn sẽ mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng.

  1. Giảm nguy cơ bị viêm khớp
  2. Thần kinh trung khu được tăng cường sức khỏe
  3. Tiêu hóa tốt
  4. Tránh cho các vết thương bị viêm loét ra
  5. Giảm cholesterol xấu trong máu
  6. Tiêu đờm
  7. Ngăn ngừa vi khuẩn tấn công cơ thể
  8. Làm nước tắm rất tốt
  9. Phòng tránh nguy cơ bị đái tháo đường.

Các công dụng khác

  •  Nhờ tính bình hơi cay và thơm nên rau mùi được dùng để tiêu đờm, giúp tiêu hóa khỏe. Mẹ nào sau sinh ít sữa cũng có thể dùng. Người nào có vết mẩn đỏ, nhiều giun,.. cũng dùng được.
  • Hạt mùi sau khi sấy khô thơm nhẹ nên kích thích thần kinh tốt. Đồng thời tăng khả năng tình dục, chữa nôn mửa, đầy hơi, trướng bụng, đau ruột,….
  • Rau mùi có nhiều caretene hơn hẳn dưa chuột hay cà chua. Hàm lượng các vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng như canxi, magie cũng nhiều vô cùng.
  • Nhờ vào khả năng cân bằng muối Natri và chất béo mà dùng rau mùi nhiều sẽ ngăn bệnh tim hiệu quả. Bạn có thể nấu rau mùi cùng các nguyên liệu thịt cá ưa thích để tăng hương vị.

1.5 Cây rau mùi ở một số nước

Với bản chất có mùi thơm dễ chịu nên người ta sử dụng để tăng hương vị cho món ăn.

Còn ở 1 số nước như mình đã nói như Ấn Độ, khu vực Trung Á, Địa Trung Hải,… người ta trồng rau mùi để lấy tinh dầu. Phục vụ cho ngày làm nước hoa và hương liệu cũng như dược liệu. Hầu như các bộ phận của cây đều được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Xem thêm:

2. Rau mùi có thể dùng trị bệnh gì? 36 tác dụng của cây rau mùi

Có thể thấy cây rau mùi có rất nhiều công dụng. Nhưng để hiện thực hóa được các công dụng đó thì cần có hướng dẫn cụ thể. Và dưới đây là các bài thuốc và cách dùng rau mùi trị bệnh tốt. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc để áp dụng các bài thuốc này chữa bệnh hiệu quả. 

1. Sởi không phát ra ngoài

Lấy 1 nắm to quả mùi nghiền nát ra rồi trộn với 100ml rượu trắng. Đun sôi trên bếp. Nhớ đậy vung. Chắt lấy nước và bỏ bã. Đem nước bôi khắp người để giục đậu sởi phát ra ngoài.

2. Mẹ ít sữa

Lấy vài quả mùi nấu với 100ml nước. Đun sôi 10p cho tinh chất ra hết rồi uống nhiều lần.

3. Bệnh lòi dom

Đốt quả mùi lấy khói. Khói đem xả vào chỗ bị lòi dom.

4. Mặt có các chấm đen

Đun quả mùi để lấy nước rửa mặt sẽ làm tan các đốm đen.

5. Giảm sưng viêm

Hàm lượng axit linoleic và cineole trong rau mùi lớn sẽ giúp bạn ngăn chặn được vi khuẩn. Giảm sưng viêm tốt.

6. Thanh lọc máu

Nhờ có Axit ascorbic mà rau mùi giúp máu sạch hơn. Do đó thường xuyên dùng nước rau mùi sẽ cân bằng cholesterol trong máu.

7. Cải thiện hơi thở nồng

Citronelol trong rau mùi khử vi khuẩn tốt. Cùng với nhiều chất khác cũng có công dụng tương tự. Chính vì thế dùng rau mùi là cách điều trị hôi miệng tốt.

8. Đi ngoài

Trong rau mùi có Linalol và borneol. Đây là 2 chất có vai trò quan trọng giúp tiêu hóa khỏe. Hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa. Cùng với đó là các chất khác như cineole, beta phelandrene hay alpha pinene và limonene. Cũng sẽ làm giảm đi vi khuẩn xấu trong đường ruột. Nhờ thế mà điều trị tiêu chảy rất hiệu quả.

9. Cân bằng cholesterol

Các axit có trong rau mùi sẽ giảm đi lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Ví dụ như axit linoleic, axit ascorbic, axit palmitic hay axit oleic và axit stearic. Các axit này còn giúp cholesterol tốt trong cơ thể gia tăng. Nhờ vậy mà bảo vệ tim mạch tốt. Do đó đừng quên ăn hay uống nước ép rau mùi thường xuyên nhé!

10. Nâng cao khả năng tình dục

Người dân khu vực Địa Trung Hải hay kể cả người Ấn thường dùng rau mùi cùng các thảo dược khác. Chế thành bài thuốc tăng ham muốn tình dục.

11. Minh mẫn

Apigenin trong rau mùi có khả năng giúp các tế bào thần kinh kết nối hơn. Loại bỏ đi khác gốc tự do chỉ trong vòng 25 ngày. Nhờ thế mà khớp nối trong dây thần kinh cũng tốt hơn. Nhờ vậy mà giúp tinh thần và trí nhớ luôn tốt.

12. Bổ tì

Rau mùi chống đầy hơi, trướng bụng, tốt cho dạ dày và nước tiểu.

13. Tiêu đờm

Sử dụng rau mùi để đẩy đờm ở trong đường hô hấp ra ngoài. Giúp dễ thở hơn nhiều.

14. Đánh bay cảm

Dùng quả mùi để điều trị tình trạng đau đầu, sổ mũi hay ngạt mũi hiệu quả. Rễ của cây cũng điều trị được các bệnh về gan hay thận tốt.

15. Phụ nữ lâu hết kinh nguyệt

Cho vài quả mùi đun với 3 bát con nước đến còn 1 nửa thì tắt bếp. Thêm đường và chia thành 3 bữa để uống. Liên tục điều trị trong  ngày. Nên dùng khi nước còn ấm nóng để có kết quả.

16. Trị mụn tốt

Dùng cây rau mùi ép lấy nước cốt rồi trộn cùng bột nghệ thành hỗn hợp sệt. Trước khi đi ngủ thì lấy bôi lên mặt. Như vậy sẽ ngăn và trị mụn tốt. Mặt nạ này hợp với người da khô hơn.

17. Người bị viêm kết mạc

Phơi rau mùi trong bóng râm đến khô rồi đem nấu nước để rửa mắt. Vừa giúp giảm sưng đau lại đánh bay cảm giác khó chịu.

18. Ngăn ngừa bệnh đậu

Để phòng bệnh đậu thì chỉ cần giã rau mùi rồi chắt lấy nước cốt. Hòa cùng vài hạt muối để uống mỗi ngày. 7 ngày liên tục sẽ có kết quả.

19. Tiêu hóa kém

Lấy rau mùi giã nát để chắt lấy nước cốt. Nước này giúp kích thích tiêu hóa, giảm đi các triệu chứng tiêu hóa khó chịu. Đồng thời trị được thương hàn và các bệnh về tiêu hóa nữa.

20. Tiểu đường

Không chỉ có khả năng ổn định cholesterol mà rau mùi còn có công dụng hạ đường huyết nhờ vào các chất chống oxy hóa có trong nó. Quả mùi cũng được xem là loại thảo dược có khả năng ngăn đái tháo đường tốt.

21. Kinh không đều

Rau mùi sẽ làm cân bằng lại các nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó mà giúp kinh nguyệt đều hơn. Các cảm giác khó chịu khi đến tháng cũng không còn nữa.

22. Bổ sung máu cho cơ thể

Nhờ hàm lượng vitamin nhóm B, vitamin C, A, và sắt mà rau mùi giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

23. Giúp mắt khỏe

Rau mùi có nhiều vitamin A, C,… các chất tốt cho mắt và các chất chống oxy hóa. Nhờ vậy mà nó đẩy lùi lão hóa ở mắt. Từ đó ngăn chặn tình trạng thoái hóa điểm vàng. Mắt cũng đỡ khó chịu hơn.

24. Giúp xương chắc

Nhờ hàm lượng canxi lớn mà rau mùi rất tốt cho xương.

25. Ngừa ung thư

Các chất chống oxy hóa có trong rau mùi và các vitamin sẽ giúp cơ thể bạn giảm nguy cơ bị ung thư. Cùng với đó là các chất như beta cartotene, quercetin, kaempferol hay  axit caffeic. Các chất này cũng có tác dụng tương tự.

26. Cải thiện tình trạng mất ngủ

Rau mùi sẽ làm dịu đi các dây thần kinh đang căng cứng. Từ đó giúp bạn dễ ngủ và ngủ tốt hơn.

27. Đào thải kim loại

Rau mùi giã ra chắt lấy nước rồi hòa thêm bột Chlorella vào để uống. Nước này sẽ đào thải kim loại và các chất độc ra ngoài theo đường bài tiết. Nên dùng nước này mỗi ngày.

28. Tiêu hóa rối loạn do thức ăn tồn đọng nhiều

Chuẩn bị

  • Hoàng liên, đinh hương, quất bì mỗi thứ 4
  • Rau mùi 8g

Cách làm

  • Đem các nguyên liệu nấu với 1l nước
  • Đun 20p cho tinh chất ra hết rồi tắt bếp. Chia đều nước ra 2 bữa để dùng,
  • Dùng 1 thời gian bệnh sẽ đỡ.

29. Trẻ nhỏ bị sởi

Rau mùi có khả năng giúp sở phát ra ngoài và mau tiêu độc. Đối với các trường hợp nhẹ thì cách này cực kỳ hiệu quả. Còn nếu để lâu thì sẽ khiến trẻ luôn mệt mỏi, khó chịu,… Vì thế mẹ có thể áp dụng các cách sau cho bé.

Dùng ngoài:

 Cách 1: Lấy 1 nắm cây rau mùi to. Dùng quả, lá, hay rễ cũng được. Đem giã dập rồi nấu với nước trong 5p. Đợi nước nguội thì lấy nước xoa vào chân tay, khắp người cho bé. Nên xoa lưng rồi đến bụng, trên rồi đến dưới. Sau đó để trẻ nằm ở nơi kín gió.

Cách 2: Lấy 1 nắm to hạt mùi nghiền bột rồi trộn cùng rượu và nước sôi mỗi loại 100ml. Lọc bỏ bã rồi lấy nước thoa lên người trẻ trừ mặt. Nên dùng khi nước còn ấm để có công dụng tốt nhất.

Đây cũng là cách người xưa dùng để phòng sởi. Không áp dụng cách này khi sởi đã lên mặt. Hoặc đang trong thời kỳ hồi phục sau bệnh. Người ốm yếu, người viêm dạ dày hay nhiều mồ hôi thì không dùng cách uống.

Uống trong:

Lấy khoảng 1 nhúm quả mùi cỡ 10g rồi nấu với 1500ml nước trong 15p. Chắt lấy nước chia ra uống nhiều lần trong ngày.

30. Đẩy giun kim ra khỏi cơ thể

Nghiền hạt mùi thành bột rồi trộn cùng vừng đen và lòng đỏ trứng gà chín. Trộn đều rồi ăn trước khi đi ngủ. Vài ba ngày liên tục là khỏi.

31. Buồn nôn, ợ chua

Hạt mùi, hạt củ cải đen nghiền bột rồi trộn đều. Khi nào dùng thì lấy 1 thìa nhỏ để uống. Chừng 4g. Mỗi ngày không dùng quá 2 thìa.

32. Leo núi bị say

Rau mùi giã nát rồi đắp vào trán là khỏi

33. Đau răng

Hạt mùi đem sắc nước để làm nước súc miệng và ngậm

34. Xuất tinh sớm, thận hư

Lấy 1 nhúm nhỏ quả mùi sao lên rồi nghiền bột và dùng như trà.

35. Trẻ nhỏ bị ngứa

Giã rau mùi rồi lấy nước xoa lên chỗ ngứa. Hoặc vò nát lá ra chà vào cũng được.

36. Đi ngoài phân lỏng dính máu

Lấy 1 nắm hạt đem sao thơm rồi nghiệt bột. Khi nào dùng thì lấy 1 thìa uống cùng nước sôi. Ngày dùng 2 thìa.

Xem thêm:

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng rau mùi

Rau mùi không chỉ là loại rau gia vị thơm ngon. Mà nó còn là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nữa. Chính vì thế mà nhiều người lầm tưởng nó an toàn tuyệt đối. Nhưng không. Nó vẫn tồn tại những mặt hạn chế mà có thể bạn không để ý. Chính vì vậy để đảm bảo sức khỏe thì mọi người khi sử dụng cần nằm lòng các lưu ý này. Để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé! 

3.1 Những người không nên lạm dụng rau mùi

– Nếu dùng nhiều hơn 200ml nước rau mùi mỗi tuần sẽ làm dạ dày bị kích ứng. Gây ra nôn mửa, đau dạ dày, đi lại khó khăn. Vì thế người dạ dày không nên dùng nước rau mùi.

– Dùng rau mùi nhiều sẽ làm mật tiết ra nhiều dịch hơn. Đây chính là nguyên nhân gián tiếp làm gan bị tổn thương. Người bị bệnh gan thì nên hạn chế lại.

– Những người với cơ địa dị ứng nên hạn chế tiếp xúc với tinh dầu hay cây rau mùi. Vì nó có chất gây kích ứng da.

– Rau mùi lợi sữa cho mẹ sau sinh. Đồng thời cũng tăng ham muốn tình dục. Vì thế mẹ bầu không nên sử dụng nhiều.

– Người mà đau ở gót chân chân bị kim sang cũng không nên dùng.

Cần lưu ý khi sử dụng rau mùi

Cần lưu ý khi sử dụng rau mùi

3.2 Bảo quản rau mùi như nào cho đúng

Muốn rau mùi phát huy được hết công dụng thì đầu tiên nó cần đảm bảo được các chất dinh dưỡng đã. Và để giữ được các chất dinh dưỡng đó. Bạn cần có cách bảo quản nó đúng và phù hợp. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của rau mùi. 

Bảo quản kín

  1. Sau khi mua rau về thì nhặt sạch rồi bỏ gốc.
  2. Ngâm lá của cây trong nước sạch 10p.
  3. Nhấc rau ra
  4. Cuộn vào giấy ẩm nhẹ và sạch. 
  5. Đặt vào túi nilon buộc kín hoặc hộp nhựa, túi zip rồi cho vào tủ lạnh.

Ngâm nước

  1. Làm sạch lá úa và rễ cây
  2. Dùng khăn giấy thấm nhẹ để hết nước trên cây.
  3. Dùng 1 lọ thủy tinh đổ nước vào rồi ngâm cả cây trong đó.
  4. Trùm túi nilon lên miệng lọ và cứ để như thế.
  5. Vài ngày thay nước cho lọ 1 lần. Cứ nước đổi màu là thay. Khi thay thì loại bỏ lá hỏng úa luôn.
  6. Cho lọ vào tủ lạnh. Bạn có thể lưu rau tươi được 2 tuần.

Bọc trong khăn giấy

  1. Bỏ gốc và lá hỏng úa của cây.
  2. Dùng khăn giấy nhẹ nhàng lau khô nước của cây. Hoặc cho vào rổ để đợi ráo.
  3. Lấy 1 hộp nhựa xếp khăn giấy ở đáy rồi đặt rau mùi lên. Cứ 1 vài lớp giấy thì 1 lớp rau mùi. Làm đến khi hết rau. Phủ lại bằng lớp giấy. Đậy nắp hộp lại.
  4. Cho hộp vào tủ lạnh là có thể giữ được rau tối đa 3 tuần.

4. Trứng rán rau mùi thơm ngon

Rau mùi có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Nhưng ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn 1 món ăn rất phổ biến. Đó là trứng gà rán rau mùi. Món ăn này không chỉ hấp dẫn về phần nhìn. Mà còn cực kỳ ngon miệng cũng như tiết kiệm thời gian đấy! Chưa tới 5 phút là bạn đã có được món ăn khiến cả nhà thích mê rồi. 

4.1 Nguyên liệu cần có

  • Vài ba quả trứng. Tùy số người ăn mà bạn chuẩn bị.
  • Gia vị nấu ăn thường dùng
  • Vài cọng hành lá, ngò 

4.2 Cách thực hiện

  1. Hành lá và rau mùi nhặt sạch lá hỏng, già, bỏ gốc. Rửa sạch rồi để ráo. Thái nhỏ và cho vào bát to. Đập trứng vào. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng ăn. Đánh tan hỗn hợp thật đều lên. 
  2. Đun nóng chảo chống dính trên bếp. Cho 1 chút dầu ăn vào và láng đều mặt chảo. Dầu sôi thì đổ trứng vào và hạ nhỏ lửa. Nghiêng chảo cho trứng đều ra cả mặt chảo. Khi 1 mặt đã vàng ươm thì bạn khẽ cuộn trứng lại rồi lật mặt kia xuống. Đợi đến khi mặt kia cũng vàng ươm thì tắt bếp. Gắp ra đĩa là được.

5. Cách trồng rau mùi tại nhà đơn giản

Cây rau mùi bạn hoàn toàn có thể tự trồng tại nhà để lấy rau ăn và thuốc chữa bệnh. Nhìn chung cách trồng không hề khó. Kể cả mẹ nào vụng nhất vẫn có thể làm được. Chính vì thế bạn không cần lo lắng sẽ thất bại đâu nhé! Dưới đây là cách trồng rau mùi được các chuyên gia khuyên áp dụng. 

5.1 Chuẩn bị trước khi trồng

  • Với những nói có ánh sáng nhiều rau mùi phát triển nhanh và tốt. Đất trồng cần nhiều mùn nhưng thoát nước tốt. Độ pH nên duy trì từ 6.2 đến 6.8
  •  Bạn nên trồng rau mùi vào mùa xuân để cây phát triển tốt nhất.

5.2 Cách trồng đúng kỹ thuật

+ Đầu tiên là ngâm hạt với nước ấm 1 đêm đã.

Chậu đất trồng nên là đất sạch nhiều mùn. Tốt nhất là trộn cùng ít phân trùn quế.

+ Cách trồng cây rất đơn giản. Đợi cây lên mầm thì trộn thật nhẹ các hạt đã có mầm với ít tro bếp. Nếu không có thì dùng đất nào tơi xốp nhất là được. Việc này sẽ làm các hạt rời nhau. Gieo hạt được đều hơn. Cuối cùng chỉ cần rắc lên chỗ đất định gieo rồi phủ đất mịn lên cỡ 1cm là được.

+ Cách chăm sóc cây tốt nhất chính là luôn giữ cho đất trồng cây đủ ẩm. Chỉ khoảng vài ba ngày sau là mầm sẽ trổ lá. Tuy vậy lá lúc này còn non nên bạn tránh để cây ở nơi có ánh sáng mạnh là được.

5.3 Thu hoạch và bảo quản cây đúng cách

Rau mùi có thể thu hoạch liên tục được. Nhất là vào những tháng lạnh như xuân hay thu. Thậm chí mùa đông mà không lạnh quá thì bạn cũng có thể hái thường xuyên.

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin về tác dụng của cây rau mùi. Cùng nhiều thông tin khác để bạn tham khảo. Mình tin các bạn đã có được những giải đáp thích hợp cho câu hỏi của mình rồi đấy! Các bạn đừng quên chia sẻ bài viết này để nhiều người biết đến tác dụng của cây rau mùi nhiều hơn nữa nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)