26+ tác dụng của cây rau má – thảo dược tốt cho sức khỏe

Đối với nhiều người cây rau má là loại cây rất quen thuộc. Nó được dùng để làm rau sống, làm rau nấu canh, làm nước uống. Nhìn chung là rất nhiều công dụng. Nhưng bạn biết đấy đây còn là loại thảo dược quý đối với y học cổ truyền nữa. Người ta dùng rau má để điều trị rôm, giải độc, giải  nhiệt,…

Không chỉ chữa các bệnh đơn giản như thế. Mà rau má còn giúp các vết thương ngoài da mau lành, thần kinh không bị căng thẳng. Đồng thời làm 1 lá chắn bảo vệ tim mạch. Nhưng để chữa được các bệnh nó thì cần có những bài thuốc dân gian dùng rau má đúng không? Và đang đang tìm kiếm đều đó. Hãy đón đọc bài viết ngay sau đây của chúng mình nhé!

Mục lục

1. Cây ra má là gì? đặc điểm cây rau má

Ngoài cái tên rau má thì nó còn được gọi là lôi công thảo hoặc cũng có thể là tích tuyết thảo nữa. Nhưng chung quy lại cái tên rau má vẫn là phổ thông nhất. Rau má là cây thân thảo và có vòng đời dài. Rau má là một thành viên của họ cây hoa tán.

Cụ thể thì nằm ở bên phân Mackinlayoideae. Ban đầu rau má có ở 1 số nước nhất định như Úc, Melanesia,New Guinea. Ngoài ra người ta còn tìm thấy ở Thái Bình Dương và nhiều nước châu Á nữa. Trong đó có Việt Nam. Người ta sử dụng rau má để làm rau ăn thông thường.

Cây rau má

Cây rau má

1.1 Hình dạng bên ngoài của cây

Như mình vừa nói rau má có nhiều ở 1 số nước châu Á, Úc hay các đảo Thái BÌnh Dương. Trong chi rau má này lại chia ra tới 40 loại khác nhau nữa. Rất nhiều để tìm hiểu kỹ đấy! Lá rau má nhỏ xinh như đồng xu xếp gần nhau. Có lẽ cũng vì điều này là nó được gọi là liên tiền thảo chăng?

Thân rau má nhỏ. Có thân thì mọc thẳng lên có thân lại lan bò ra mặt đất! Cứ chỗ nào ẩm và mát thì bạn có thể bắt gặp rau má dễ dàng ở đó. Thân cây nhỏ như cây tăm vậy. Ở thân sẽ có các mấu. Mỗi mấu thì sẽ có từ 3 đến 5 lá mọc so le nhau. Lá rau má xanh lục, mỏng. Hoa rau má thì ít gặp hơn nhưng nó có màu trắng. Quả rau má thì càng ít gặp. Thường thì sẽ có màu nâu đen.

Hoa rau má thường mọc thành cụm nhỏ xinh ở gần mặt đất. Nên nếu không để ý kỹ bạn sẽ khó thấy. Hoa rau má không lộ hẳn ra ngoài cho người ta chiêm ngưỡng. Mà chúng được 2 lá màu xanh non che đi 1 phần. 1 bông hoa rau má bình thường thì có độ 5 thùy tràng hoa của 5 nhị và 2 vòi. Hoa rau má thuộc dạng hoa lưỡng tính.

Quả rau má có màu nâu đen với các hình mắt lưới xếp dày khít lại. Thông thường sau khi trồng rau má 3 tháng là quả đã chín rồi. Khi thu hoạch thì chỉ thu hoạch bằng tay thôi.

Ở Việt Nam hay nhiều nơi khác rau má đề là giống mọc hoang. Nơi nào đất đai ẩm ướt n bờ mương, bờ sông, dưới tán cây là cây rau má mọc. Hiện tại vì công dụng và lợi ích của rau má mà 1 số tỉnh như Sài Gòn hay Tiền Giang đã trồng 1 vài loại rau má như bao cây trồng khác. Đương nhiên các loại rau má này đều đã được thuần hóa.

Thành phần của rau má

Thành phần của rau má

1.2 Thành phần cấu tạo nên rau má

Trong rau má có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Lượng vitamin đầu tiên phải kể đến là các vitamin nhóm B, rồi vitamin C hay K. Ngoài ra các khoáng chất như sắt, kẽm, magie đều có rất nhiều. Cùng với đó là các hợp chất tốt cho cơ thể như  saccharide, beta carotene hay saponin,… Hàm lượng các chất này cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào nơi trồng rau má.

Trung bình cứ 100g rau má được chiết xuất lại có tới 88,2% là nước, 3,2% là đạm, tinh bột là 1,8% và 4,5% là cellulose. Hàm lượng vitamin, canxi hay phốt pho trong chiết xuất đó cũng rất cao. Ví dụ như có tới 2,29mg canxi, 3,1mg sắt hay 2mg photpho. Lượng hợp chất beta carotene cũng rất cao. Lên tới 1,3mg/100g chiết xuất rau má.

Xem thêm:

2. Rau má dùng để làm gì? 55 tác dụng của rau má

Trong Đông y, tính vị của rau má là lạnh và hơi đắng. Khi vào cơ thể nó sẽ đi vào can, thận và tỳ. Chính vì tính vị như thế nên người ta dùng rau má để tiêu viêm, giải nhiệt, giải độc. Nếu rau má đem điều chế thành cao thì có thể trị bỏng hay làm vết thương đỡ nhiễm trùng.

Ngoài những công dụng trên thì người ta còn dùng rau má vào nhiều việc như điều trị rôm, tả, mụn nhọt, lợi tiểu, bảo vệ gan hay điều trị khí hư.

Đến tầm năm 1940 thì người ta bắt đầu đi nghiên cứu rau má. Và từ đó phát hiện ra rất nhiều công dụng tuyệt vời của nó. Nhờ vào các hoạt chất saponin ở trong rau má.

Tác dụng của rau má

Tác dụng của rau má

1. Điều trị sốt

Hái lấy 1 nắm rau má rửa sạch. Có thể ngâm nước muối cho yên tâm rồi cho vào nồi với 1 lượng nước vừa ngập mặt lá. Đun 15p thì chắt lấy nước cốt cho trẻ uống. Mỗi lần uống vài thìa cách nhau 1 tiếng. Một vài tiếng sau tình trạng của trẻ sẽ giảm. 

2. Làm đẹp da

Dịch chiết từ rau má giúp tổn thương trên da mau lành nhờ vào khả năng tạo ra collagen nhanh chóng. Điều này đã được nghiên cứu ròi. Dịch chiết sẽ giúp khả năng phân chia tế bào nhanh hơn nhiều.

Từ đó tổng hợp collagen cũng nhanh hơn. CHính nhờ tác dụng này mà trong ngành công nghiệp làm đẹp rau má được dùng để xóa nếp nhăn, trị thương và ngăn chặn lão hóa.

3. Điều trị phong và lao

Rau má có khả năng hỗ trợ, điều trị bệnh lao, phong. Điều này được lý giải là vì trong rau má có hoạt chất tên là asiaticoside. Hoạt chất này được đánh giá là làm tan đi lớp màng vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Đồng thời ngăn không cho các loại vi khuẩn này tấn công trở lại.

4. Tăng sức khỏe tim mạch

Lượng chất xơ dồi dào trong rau mã sẽ giúp tim mạch của bạn được bảo về. Bởi vì nó đã làm giảm đi lượng cholesterol xấu trong máu rồi. Ngoài ra rau má còn có 1 hoạt chất tên là Bracoside A. Hoạt chất này sẽ giúp mô bài tiết nhiều NO hơn.

Như vậy các động mạch cũng được giãn nở. Máu lưu thông dễ dàng hơn. Từ đó mà quá trình đau tim sẽ không còn quá khó chịu nữa. Đồng nghĩa với việc các chất độc cũng đào thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Tăng sức khỏe tim mạch

Tăng sức khỏe tim mạch

5. Cải thiện chức năng não bộ, an thần ở người cao tuổi

Không chỉ có hợp Bracoside nhóm A mà rau má còn có cả hợp chất này nhóm B nữa. Đối với hợp chất Bracoside nhóm B này nó sẽ giúp chức năng của não hoạt động tốt hơn. Nhờ vào việc kích thích các dây thần kinh khu TW.

Cũng nhờ thế mà người cao tuổi cải thiện được trí nhớ. Chưa hết rau má còn giúp thần kinh thư thái, thoải mái hơn. Điều này có được là nhờ vào hoạt chất Triterpenoids có trong rau má.

6. Có khả năng chữa ung thư

Gần đây người ta đã nghiên cứu được rằng các thành phần trong rau má sẽ bảo vệ DNA của cơ thể. Từ đó mà ngăn chặn việc hình thành các tế bào ung thư.

7. Giúp vết thương mau lành

Không chỉ giúp thần kinh thư thái hơn mà hoạt chất triterpenoids còn giúp vết thương mau lành. Đồng thời ngăn chặn khả năng các vết thương bị oxy hóa do tác động từ bên ngoài.

3. Các bài thuốc dân gian dùng rau má

Từ xa xưa, các cụ đã dùng rau má để điều trị 1 số bệnh. Vì chúng là loại thảo dược vừa an toàn lại rất lành tính. 

1. Bệnh vàng da do thấp nhiệt

Lấy rau má tươi và đường phèn mỗi loại 30g đem sắc chung với nhau. Sau đó chắt lấy nước và uống.

2. Ngăn ngừa táo bón

Bạn chọn cách nào phù hợp với bản thân nhất để làm nhé!

Cách 1: Lấy khoảng 150g rau má tươi rồi cho vào đó 1 thìa cà phê to muối hạt. Gia nhỏ đến khi muối tan hết thì thêm 1 bát con nước lọc vào. Lọc qua rây để bỏ cặn. Uống hết nước cốt. Bạn có thể ăn cháo cho dễ tiêu hóa. Đồng thời kiên đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hay các chất kích thích  nhé!

Cách 2: rễ ngải cứu 100g, rau má 100g, rễ mơ lông 100g, rễ cỏ may 100g. Sau khi sơ chế sạch thì đem tất cả các nguyên liệu sao vàng hạ thổ. Sau đó thì cho vào nồi và đun lấy nước uống. Ngày uống 2 lần đến khi tình trạng thuyên giảm hẳn là được.

Bài thuốc dân gian sử dụng rau má

Bài thuốc dân gian sử dụng rau má

3. Ngăn chảy máu cam ồ ạt

Cách làm này rất đơn giản. Chỉ cấn lấy 1 nắm lá rau má tươi rồi đem giã thật nhỏ. lỌc nước cốt uống đều đặn ngày 2 đến 3 lần. Liệu trình 5  ngày liên tục. 

4. Đánh bay các bệnh ngoài da

Tùy vào tình trạng bệnh thì bạn có thể lấy lượng rau má tùy ý. Miễn sao từ 30 đến 100g là được. Cũng đem sơ chế sạch rồi giã nhỏ và chắt lấy nước cốt. Mỗi ngày đều đặn làm như thế sẽ đỡ. Ngoài ra nó còn giúp cơ thể giải độc và hạ nhiệt hiệu quả. Bạn sẽ không còn lo ngại tình trạng nóng trong, viêm lợi, nhiệt miệng nữa.

5. Giúp lặn rôm sẩy

Lá gấc và rau má mỗi loại 50g đem giã nhỏ. Thêm muối hạt vào rồi giã đến khi muối tan hết. Lấy hỗn hợp đắp lên chỗ có mụn. Duy trì đều đặn ngày 2 lần đến khi khỏi là được. 

Ngoài ra thì bạn có thể xay riêng rau má lấy nước uống. Phần bã thì đắp vào chỗ bị rôm là được.

6. Tiêu nhọt độc

Rau má tươi bạn có thể giã nhỏ rồi đắp lên chỗ bị mụn. Hoặc bạn sắc nước rau má uống đều được cả. Chỉ cần từ 30 đến 60g rau má là được rồi.

Thu hoạch rau má

Thu hoạch rau má

7. Lặn các nốt sởi

Mỗi ngày láy 30 đến 40g rau má tươi tùy tình trạng bệnh đem sắc lấy nước uống.

8. Lành các vết loét ở lưng

Lấy rau má tươi giã nhỏ ra rồi vắt lấy nước cốt. Cho bột gạo nếp vào rồi trộn đến khi được hỗn hợp sệt lại. Lấy hỗn hợp đó bôi vào chỗ bị thương ở lưng là được. Cách này ngày bạn làm nhiều lần cũng được. Đến khi vết thương đỡ thì thôi.

9. Điều trị chứng đi tiểu ra máu

Mỗi ngày lấy 1 nắm rau má và 1 nắm ích mẫu thảo giã lấy nước uống. Đến khi nào tình trạng giảm hẳn thì thôi.

10. Dứt điểm tình trạng tiêu chảy

Mỗi ngày lấy nước vo gạo đun sôi với 30g rau má tươi để lấy nước uống.

11. Giảm cơn đau ngứa khi bị đau mắt đỏ

Sau khi giã nát bạn đem hỗn hợp đắp lên chỗ lằn ở cổ tay. Cách khác là rau má đem ngâm thuốc tím cho sạch rồi giã nát và chắt lấy nước cốt. Đem nước cốt nhỏ vào mắt là được. Nhưng mình khuyên không nên dùng cách thứ 2. Bởi vì vấn đề vệ sinh.

12. Các vết lở loét ở ống chân mau lành

Bạn chỉ cần đắp rau má giã nát lên chỗ bị thương là được. 

13. Điều trị áp xe nhẹ

Cân lấy rau má và vỏ cau liều lượng như nhau rồi đem sắc lấy nước uống. Bạn có thể kết hợp thêm chút rượu cho tăng hiệu quả điều trị.

14. Giúp họng khỏe mạnh

Bạn lấy 1 nắm lá rau má to. Cỡ 60g rồi rửa sạch và giã nhỏ. Lọc lấy nước cốt rồi pha thêm chút nước ấm để uống.

15. Hỗ trợ làm lành các chấn thương vùng mềm tránh sưng phù

Lấy rượu trắng hòa với nước cốt của 20-30g rau má giã nhỏ là được.

16. Đào thải độc tố do thực phẩm hay thuốc

Cách này ngoài giả độc thì còn rất thanh mát nữa. Bạn đem rau má giã nhỏ ra. Thêm nước vào rồi lọc bỏ bã. Cho thêm chút đường vào khuấy đều rồi uống là được.

17. Ngăn ngừa tình trạng chảy máu

Bạn có thể căn chỉnh lượng rau má tươi cho phù hợp. Miễn sao từ 30 đến 100g là được. Có thể đem sắc nước uống hoặc giã nhỏ để lấy nước cốt.

18. Làm mát gan

Lấy 1 nắm rau má to rửa sạch rồi cho thêm chút nước cùng rau má vào máy xay nhuyễn. Lọc bỏ cặn để lấy nước. Hòa thêm đường vào để uống.

19. Giảm các cơn đau bụng, lưng cho phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt

Trước hết bạn cần đem phơi khô rau má đã. Sau đó thì tán bột cho mịn. TRước khi đến kinh nguyệt 1 tuần thì mỗi ngày uống 2 thìa.

20. Chữa cảm nắng và các triệu chứng do cảm nắng

Đầu tiên giã nát 1 nắm ra má ra để lấy nước uống đã. Phần nước bạn cho thêm vài hạt muối cho hiệu quả cao. Phần bã thì đắp lên thái dương. Như vậy tình trạng cảm của bạn sẽ rất nhanh khỏi.

21. Kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa dễ dàng

Cách này bạn có thể dùng bột rau má đã phơi khô để nấu cháo cho bé. Hoặc lấy rau má tươi rửa sạch rồi nấu với gạo là được.

22. Điều trị bệnh sốt xuất huyết nhẹ

Rau má và nhọ nỗi mỗi loại 30g. Thêm 20g mã đề nữa. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi xay nhuyễn. Thêm nước vào để lọc nước cốt uống. 

Ngoài cách giã lấy nước uống thì bạn cho vào nồi sắc nước cũng được.

23. Lấp đầy sẹo lõm

Bạn hái lấy 1 nắm rau má rồi rửa cho thật sạch. Lấy 1 phần giã nát để lấy nước uống. Để dễ uống thì bạn cho thêm ít đường vào. Phần còn lại thì cũng giã nhỏ rồi đắp lên khu vực cần trị sẹo. 15p sau thì rửa sạch lại bằng nước ấm.

24. Làm mờ sẹo thâm

Cách này thay vì dùng rau má tươi thì bạn sẽ dùng bột rau má khô. Bạn sẽ làm mặt nạ bột rau má để đắp lên mặt sau khi đã làm sạch da. Duy trì 2 lần 1 ngày. Sau 4 tháng dù là sẹo thâm lâu năm cũng bay mất. 

25. Làm phẳng sẹo lồi

Bạn xay nhuyễn rau má để lấy nước cốt. Rồi lấy nước cốt đó thêm chút mật ng vào đảo đều. Khi được hỗn hợp sệt thì bôi lên chỗ bị sẹo. Khi bôi thì mát xa nhẹ nhàng để thẩm thấu nhiều vào da hơn. 30p sau thì rửa mặt lại bằng nước ấm cho sạch hoàn toàn.

26. Làm sáng da

Mỗi ngày bạn lấy  1 ít rau má giã nhỏ rồi đắp lên mặt. Da dẻ không những hồng hào sáng mịn mà còn đủ ẩm nữa đấy!

Xem thêm:

4. Những người tuyệt đối không được dùng rau má

Mặc dù rau má có rất nhiều tác dụng và khá lành tính. Nhưng bạn biết đấy, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Có lợi thì cũng có hại. Lợi với người này nhưng chưa hẳn đã lợi với người kia. Chính vì thế bạn cần cân nhắc khi sử dụng loại cây này. Nhất là trong các trường hợp dưới đây.

1. Mẹ bầu hoặc mẹ sau sinh

Đối với mẹ bầu thì việc dùng rau mà là không được. Bởi vì nó có thể gây nên tình trạng sảy thai.

2. Bệnh nhân tiểu đường

Rau má không phải thực phẩm dành cho người bị tiểu đường. Nếu dùng nhiều hay dùng thường xuyên thì lượng đường trong máu ngày càng nhiều lên mà thôi. Bệnh sẽ ngày càng nặng.

3. Người mong muốn có con

Nếu bạn đang mong có em bé thì tốt nhất là không dùng rau má. Rau má sẽ ức chế khả năng thụ thai ở phụ nữ đấy!

4. Bệnh nhân dùng thuốc an thần, trầm cảm

Nếu bạn đang dùng thuốc Tây điều trị trầm cảm hoặc thuốc an thần thì không nên dùng rau má. vì rau má sẽ phản ứng với 1 số thành phần trong thuốc. Từ đó giảm công hiệu của thuốc.

Mỗi ngày bạn có thể ăn 40g. Nhưng liệu trình không được quá 30 ngày. Sau đó để cơ thể nghỉ ngơi, hấp thụ các chất khác chừng 20 ngày mới dùng lại.

Ngoài ra còn 1 số trường hợp khác như người có thể trạng lạnh, người mắc ung thư, người bị gan hay da có bệnh. Những người này cũng không nên dùng rau má.

5. Dùng rau má như nào cho đúng mà không gây tác dụng phụ

Rau má có rất nhiều lợi ích. Điều này ai cũng biết. Nhưng nếu bạn lạm dụng vì nó tốt hay nó mát thì lại không nên. Bổ đâu chẳng thấy lại thấy nguy cơ bị bệnh tăng lên. Nếu bạn không thuộc các trường hợp cần tránh dùng rau má như trên thì bạn tham khảo cách dùng rau má sau.

5.1 Liều dùng rau má

Như mình vừa chia sẻ bạn chỉ nên dùng rau má tối đa 4 tuần thôi. Trừ trường hợp bác sĩ chỉ định thì hãy dùng theo lời khuyên của bác sĩ. Đây cũng là khuyến cáo của học viện y tế Hoa Kỳ rồi.

Những người từng bị gan, ung thư hay da có vấn đề thì tốt nhất không nên dùng rau má.

Liều lượng rau má được khuyên dùng là mỗi ngày chỉ cần 40g để ép lấy nước thôi. Còn nếu chân có vấn đề về tuần hoàn máu thì tăng liều lượng lên. Nhưng không được quá 180mg dịch chiết từ rau má.

Cách dùng và dùng bao nhiều, liệu trình dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ thể, độ tuổi của người bệnh. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ rồi hãy quyết định.

Tùy vào khả năng cũng như thời gian mà bạn có thể dùng trà rau má hoặc chuyển qua dùng các viên rau má cũng được.

5.2 Tác dụng phụ

Cái gì nhiều công dụng thì tác dụng phụ cũng chẳng ít. Rau má đương nhiên không ngoại lệ.

Hệ tiêu hóa kém đi

Đặc tính của rau má là lạnh. vì thế dùng nhiều bạn có thể bị tiêu chảy. Còn nếu chế biến không đảm bảo vệ sinh đương nhiên là tiêu hóa gặp vấn đề rồi.

Người bị gan

Rau má không dành cho người bệnh gan. Nó sẽ làm các tổn thương ở gan trầm trọng hơn. Nhất là bệnh viêm gan.

Bệnh nhân vừa phẫu thuật xong

Thuốc dùng trong và sau giải phẫu kết hợp cùng rau má sẽ khiến bạn trong trái thái lúc nào cũng mệt mỏi, buồn ngủ. Vì thế để tránh tình trạng này trong khoảng thời gian trước và sau phẫu thuật 15 ngày bạn tránh dùng rau má.

Một số thử nghiệm cũng đã chỉ ra rau má có thể gây viêm da đấy! Nếu gặp tình trạng này thì hãy thăm khám bác sĩ ngay nhé!

5.3 Không dùng chung rau má với các loại thuốc nào?

Vì rau má giúp thần kinh thư giãn, thoải mái nên nó khiến bạn rất dễ ngủ. Dùng nhiều thì tình trạng này khá nặng đấy! Và như mình đã nhắc là không dùng rau má với các loại thuốc an thần khác. Bạn chỉ nên chọn 1 trong 2 thôi. Thuốc an thần hoặc rau má. Một vài loại thuốc an thần bạn nên tránh dùng với rau má. Ví dụ như: Clonazepam (Klonopin®), Lorazepam (Ativan®) hay Phenobarbital (Donnatal®). Ngoài ra còn có cả Zolpidem (Ambien®).

Bệnh nhân có vấn đề về gan vốn không nên dùng rau má. Nên việc tránh dùng với thuốc điều trị gan là đương nhiên. Các loại thuốc điều trị gan sau không được phép dùng với rau má. Bạn hãy nhớ kỹ nhé! Đầu tiên là Amiodaron(Cordarone®) và Erythromycin (Ilosone® và Erythrocin®). Sau đó là Acetaminophen (Tylenol®) và Carbamazepine (Tegretol®). Tiếp theo là Fluconazole (Diflucan®) và Itraconazole(Sporanox®). Cuối cùng là Simvastatin (Zocor®) và Pravastatin (Pravachol®). Đừng quên 2 loại thuốc khác cần tránh dùng với rau má nhé! Đó là Phenytoin (Dilantin®) và Lovastatin (Mevacor®).

6. Một vài món ngon từ rau má

Rau má không chỉ là một loại cây được dùng làm thuốc. Mà nó còn được dùng để chế biến ra rất nhiều các món ăn ngon đấy! Chứ không chỉ đơn thuần là làm rau sống đâu. bạn có thể tham khảo 1 vài món ăn dưới đây để làm bữa ăn gia đình thêm phong phú nhé! 

Mình thấy có 1 vài món ăn cực ngon được làm từ rau má đấy! Ví dụ như canh rau má thịt nạc, nộm rau má. Mà đơn giản nhất là nước rau má. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu các món ăn này nhé!

6.1 Rau má trộn

Món ăn này cực thishc hợp để nhậu nhẹt đó. rau má hơi đắng lại bùi cùng với chút dai dai của thịt bò. Nước sốt chua cay mặn ngọt thật hấp dẫn. Mới nghe thôi đã tháy ngon tuyệt vời rồi.

Nguyên liệu:

  • Cà chua chín: 2 trái
  • Hành khô: 1 củ
  • Dầu ăn thực vật: 1 thìa
  • Lạc rang: 1 nắm nhỏ
  • Rau má: 1 bó. Tùy vào số người ăn mà bạn tăng lượng rau lên nhé!
  • Nước cốt chanh: 1-2 thìa
  • 1 chút muối theo khẩu vị
  • Ớt chỉ thiên: 1-2 trái
  • Vừng (có cho thêm vào món ăn cũng được)

Cách làm:

Rau má rửa sạch rồi cắt khúc hoặc thái nhỏ. Tùy sở thích của bạn. Cà chua và hành thì đem thái lát mỏng cho ngấm gia vị. Lạc rang thơm, đãi vỏ rồi giã dập.

Cho rau má vào 1 bát sạch rồi thêm 1 chút muối, lượng dầu ăn và nước cốt chanh đã chuẩn bị vào. Trộn đều để rau má ngấm gia vị.

Tiếp tục thêm hành tím và cà chua vào trộn nhẹ tay cho khỏi nát. Cuối cùng rắc lạc rang và mè vào là được. Đợi 15p cho ngấm và thưởng thức.

Tác dụng của rau má

Tác dụng của rau má

6.2 Rau má nấu thịt nạc băm

Những ngày hè oi bức 1 bát canh rau má nấu thịt nạc thật sự ngon hết ý luôn.

Chuẩn bị:

  • Thịt nạc xay: 120g
  • Rau má: 1 bó to
  • Gia vị nêm nếm thông thường: Đường,muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu xay, dầu ăn,…

Thực hiện: Rau má và hành bạn đem làm sạch rồi thái khúc. Đun nóng dầu ăn trên bếp rồi cho hành khô vào phi thơm vàng lên. Trút thịt băm vào đảo nhanh tay để không bị vón. Tiếp tục cho rau má vào đảo đều. Nêm nếm gia vị 1 lượt rồi cho nước sôi vào nấu. Khi canh sôi nếm lại gia vị 1 lần nữa rồi tắt bếp.

6.3 Chân gà hấp cùng rau má thơm lừng

Nguyên liệu rất đơn giản. Bạn chỉ cần 4 cặp chân gà công nghiệp to và mập thôi. Thêm khoảng 1 nắm rau má nhỏ nữa là được. Gia vị thì có sẵn trong bếp rồi. Giờ cùng làm nào.

Chân gà mua về bạn ngâm với nước muối chừng 10p cho sạch hẳn và dễ lột da. Làm sạch da gà và phần móng gà cho sạch. Cho chân gà vào 1 bát to sạch. Thêm hạt nêm vào xóc đều cho ngấm. Ướp 5p rồi mang đi hấp. Xếp chân gà cùng với hành lá vào nồi hấp đến khi chân gà chín. Thêm rau má và hành tím thái lát vào và tắt bếp. Đậy kín vung cho nóng đồng thời để rau má chín. 

Khi nào ăn thì bày ra đĩa. Cả nhà sẽ được thưởng thức món chân gà thơm lừng lại đậm đà đấy!

6.4 Rau má xay đá bào

Nước uống này kể cả bạn không có thời gian thì cũng làm được. Chỉ cần nhặt hết rễ rau má rồi rửa sạch. Cho rau má và 1 chút nước lọc vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt  để uống. Bạn có thể thêm chút muối, đường hay nước cốt chanh vào cho ngon hơn nè.

6.5 Rau má xay cốt dừa

Bạn cần chuẩn bị 1 bó rau má tươi, dừa xiêm 1 quả, 3 viên đường  phèn hoặc đường cát. Miễn sao vừa miệng bạn là được. Một chút nước lọc nữa là xong. Đầu tiên bạn cho rau má vào máy xay cùng chút nước lọc. Lọc qua rây để lấy nước cốt. Thêm đường và nước dừa vào khuấy đều lên là được. Một món nước uống giải khát lại đẹp da đấy!

6.6 Trà rau má giải nhiệt cơ thể

Cách làm trà rau má thì đơn giản. Chỉ cần sấy khô rau má tươi rồi bảo quản kín là được. Nếu không sấy được thì bạn phơi khô. Bạn có thể pha trà rau má uống hằng ngày.

7. Kết luận

Trên đây là những bài thuốc dân gian dùng rau má mà mình tìm hiểu được. Đương nhiên đây chỉ là các bài thuốc truyền miệng thôi. Nếu muốn sử dụng hãy chắc chắn về tình trạng bệnh của bạn nhé! Đồng thời nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Để tránh rủi ro cho sức khỏe của bạn.

Cập nhật 05/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)