Rau dừa nước là cây gì? 18 tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe

Từ xa xưa người ta đã đánh giá rau dừa nước là loại cây quý. Dù nó rất dễ tìm. Nó tốt cho người bị bệnh thận. Nhất là những người đang bị viêm cầu thận cấp tính.

Ngoài cái tên là rau dừa nước người ta còn gọi nó là du long thái, thủy long. Nhưng các nhà khoa học chỉ gọi nó là Jussiaea repens L.

 Trước đây loại cây này hay được dùng làm rau nấu ăn hằng ngày rất ngon và bổ. 

1. Cây rau dừa nước (du long thái) trông như thế nào?

1.1 Cây rau dừa nước là cây gì?

Cây dừa nước thuộc giống thân thảo. Thân nhỏ chỉ tầm đầu đũa mà thôi. Nó mọ bỏ ở trên mặt nước giống cây rau rút. Thân cây có nhiều đốt. Mỗi mấu đốt lại có nhiều rễ con. Mỗi đoạn thân nhỏ lại có các phao trắng mềm và xốp bao quanh.

Cây dừa nước

Cây dừa nước

Cây dừa nước có lá giống hình quả trứng nhưng nhỏ hơn. Càng về cuống lá thì càng hẹp. Có lá đầu tù có lá đầu nhọn. Mỗi lá dài cỡ 1 ngón tay. Hoa dừa nước mọc riêng từ kẽ lá. Thường thì hoa có màu trắng với 5 cánh mỏng. Hoa nối với cành bởi 1 cuống lá nhỏ dài tầm 1cm.

Quả của cây cứng hình trụ cỡ 1 đốt ngón tay. Quả sẽ nở rộng thành 3 miếng khác nhau. Bên ngoài quả sẽ có lông mịn, không ngứa. Quả chứa nhiều hạt. Hạt của quả hình góc cạnh cũng có mà hình chữ nhật cũng có.

1.2 Du long thái có nhiều ở đâu?

Tại Việt Nam khu vực nào nhiều nước lại ẩm ướt thì sẽ có nhiều cây này. Có nơi người ta trồng để lấy rau cho gia súc. Ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay Malaysia cũng có cây dừa nước.

Rau dừa nước gắn bó với nhiều thế hệ lớn lên bên đồng ruộng. Bản thân người viết cũng đã từng lội bùn, nghịch nước ao. Nên cây dừa nước cũng chẳng lạ lẫm gì nữa cả.

Những nơi nào có nhiều nước thì đều có thể tìm tháy cây này. Các tỉnh đồng bằng cây càng có nhiều. Nhất là khu đồng bằng sông Hồng. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long cây này cũng có nhiều.

Thời điểm mùa hè hay mùa mưa nó có thể nổi trên mặt nước là nhờ có phao mềm và xốp đỡ lấy thân. Đông đến những ao hồ hay mương cạn dần. Thì lúc này các phần phao màu trắng của cây sẽ mất đi.

Lưu ý: Du long thái và cây dừa nước bên trên hoàn toàn khác nhau nhé! Mặc dù nó đều gọi là cây dừa nước. 

Tác dụng của cây dừa nước

Tác dụng của cây dừa nước

1.3 Thu hái, sơ chế và bảo quản dược liệu

Người ta tận dụng toàn bộ các bộ phận của cây để làm thuốc.

Thu hái: Nhìn chung là bạn có thể hái rau dừa nước lúc nào cũng được.

Sơ chế: Sau khi hái xong thì bỏ rễ và gốc đi. Rửa sạch sẽ rồi thái khúc cỡ 1 đốt ngón tay. Phơi nắng vài lượt. Thỉnh thoảng đảo cho khô đều. Phơi chừng 5,6 nắng là khô. Lúc này cất đi để dùng dần.

Bản thân rau dừa nước bạn hái khi nào cũng được. Nên không nhất thiết là phải hái nhiều rồi dự trữ. Dừa nước sau khi chế biến thì để ở nơi thoáng mát. Tránh ánh nắng và mối mọt.

1.4 Khái quát công dụng của rau dừa nước

Đông y đánh giá dừa nước ngọt nhẹ và mát. Do đó nó dùng để tiêu thũng hay chữa bí tiểu tốt. Người xưa thì hay dùng cây này để điều trị 1 số bệnh như bàng quang viêm mà không có sỏi, tiểu dưỡng chấp, mụn,… Nhìn chung là nhiều công dụng.

  • Người bị viêm cầu thận cấp tính
  • Bàng quang viêm không sỏi
  • Tiêu hóa kém hay bị kiết lỵ
  • Tiểu buốt, tiểu rắt,…

1.5 Nghiên cứu công dụng của rau dừa nước

Người ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu về cây dừa nước. Từ đó có thể rút ra được cây dừa nước có rất nhiều công dụng. Cụ thể là các nghiên cứu dưới đây đã chỉ ra 2 công dụng tiêu biểu của cây dừa nước. 

Viêm bàng quang

Vào năm 1970, 2 bác sĩ là Tạ Trác Du và Phạm Công Tuyên của viện Đông y Hà Nội đã điều trị cho 25 người. Những người này đều bị viêm bàng quang. Mỗi người cho dùng 1 lạng dừa nước khô để nấu nước uống. 2 tuần sau kiểm tra thì thấy tình trạng tiểu buốt đã giảm. 6 tháng liên tục điều trị thì tất cả đều khỏi bệnh. Không tái trở lại nữa.

Những lưu ý khi sử dụng dừa nước chữa bệnh

Những lưu ý khi sử dụng dừa nước chữa bệnh

Tiểu đục lâu ngày

Sau khoảng thời gian trên thì các bác sĩ bệnh viện Đông y Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu thêm. Lần này mở rộng ra điều trị cho 37 người bị tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt,…. 

Cứ 1 bệnh nhân thì cho dùng 1 lạng rau dừa nước khô. Dùng đều đặn 2 đến 3 tháng nấu nước uống.

Sau khi thu được kết quả người ta hoàn toàn bất ngờ. Các biểu hiện tiểu rắt, tiểu khó không còn. Chức năng thận gần như đã trở lại bình thường.

Từ những kinh nghiệm trên bạn có thể dùng rau dừa nước điều trị các bệnh về thận. Kết quả thu được rất tốt.

Xem thêm:

2. Dừa nước dùng để trị bệnh gì? 18 tác dụng của dừa nước

Mặc dù cả Đông y và Tây y đều có nghiên cứu về rau dừa nước. Và khẳng định nó có công dụng tốt với người. Song bạn cũng cần biết nó chữa được bệnh gì? Cách dùng như thế nào thì mới mang lại kết quả tốt chứ đúng không? Và dưới đây là những bài thuốc dùng rau dừa nước bạn có thể cân nhắc tham khảo. 

1. Viêm cầu thận

Cho vào nồi đã có sẵn 2l nước gồm 30g mã đề lá và 80g dừa nước tươi. Đun đến khi còn ⅓ thì tắt bếp. Nước đó chia ra vài ba lần uống trong ngày. Dùng sau 7 ngày sẽ thấy tiến triển.

Cần chú ý rằng đây là 1 bệnh nguy hiểm. Do đó cần phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn. Để lâu thận suy yếu sẽ không khôi phục chức năng được.

2. Bàng quang viêm, tiểu đục lâu ngày

Bạn có thể lấy 1 lạng dừa nước khô để nấu nước uống mỗi ngày.

Hoặc dùng bài sau đây. Huyết dụ và dừa nước mỗi thứ 50g. Đem nấu nước uống trong ngày.

3. Tiêu hóa kém

Nếu dùng rau dừa nước tươi thì cần 1 lạng. Mà dùng khô thì giảm đi ½. Đem nấu nước uống vài ba lần là khỏi.

4. Nâng cao tiêu hóa, điều trị bí tiểu

Rau dừa nước bạn nấu canh cua, canh cá hay chỉ đơn giản ăn như rau sống đều ngon. Vừa mát lại tốt cho cơ thể người dùng nữa.

Rau dừa nước là loại rau quen thuộc của người miền Tây. Họ trồng cây này để lấy rau ăn mỗi ngày đều ngon.

Tác dụng của dừa nước

Tác dụng của dừa nước

5. Tiểu ra máu, tiểu khó

Lấy 2 lạng dừa nước tươi để nấu nước uống.

6. Phổi nóng dẫn đến ho

Dừa nước và rau má mỗi vị đúng 100g. Thêm 3 lát gừng tươi để nấu nước uống. Dùng khi còn ấm sẽ tốt hơn.

7. Ngứa, sởi, các bệnh ngoài da

Tùy tình trạng bệnh mà bạn điều chỉnh các nguyên liệu sau cho phù hợp. Miễn sao tầm 40 đến 60g là được. Nguyên liệu gồm có kinh giới tươi, rau dừa nước và rau mùi. Cho thêm 3 lát gừng tươi vào rồi nấu nước để uống thay nước lọc.

8. Dị ứng thời tiết

24g cỏ nhọ nồi, 10g liên kiều, 10g huyền sâm, 10g kim ngân hoa, 12g sài hồ, 12g nam hoàng bá, 12g kinh giới. Cùng với đó là 30g dừa nước tươi. Đem nấu nước uống trong ngày là được.

9. Đường tiết niệu có sỏi

1 lạng rau ngổ, 1 lạng dừa nước tươi đem rửa sạch rồi nấu nước. Nước chia ra 3 bữa để uống. Dùng liên tục sẽ làm tan sỏi.

10. U xơ tiền liệt tuyến

16g cỏ xước, 16g hoàng kỳ, 24g dừa nước khô, 12g thương nhỉ, 5g trinh nữ hoàng cung khô, 10g vỏ quýt, 20g đinh lăng. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi để nấu nước uống. Sử dụng 30 ngày sẽ có kết quả.

11. Trẻ nhỏ bị lở đầu

Dừa nước tươi đem rửa sạch rồi giã nát ra. Chắt lấy nước rồi thêm dầu vừng vào trộn đều. Lấy hỗn hợp đắp vào chỗ lở loét.

12. Phụ nữ tỳ lạnh dẫn đến khí hư vàng

1 lạng mã đề, 1 lạng rau dừa nước, 2 lá trinh nữ hoàng cung. Đem tất cả nấu nước rồi chia ra 3 bữa để uống. Liệu trình 5 đến 7 ngày tùy tình trạng bệnh.

13. Đau dạ dày mãn tính

Dừa nước khô, đinh lăng, mỗi vị đúng 20g. Thêm 16g hạt sen, 16g hoàng kỳ, 16g bạch truật, 16g mẫu lệ chế. Cùng với đó là 10g cam thảo và 8g chỉ xác. Đem tất cả nấu nước uống. Liên tục 10 ngày rồi nghỉ 3 ngày mới dùng tiếp.

14. Đại tràng viêm, đại tiện phân sống

12g sơn thù, 12g ngũ gia bì, 24g dừa nước khô, 20g hoài sơn, 16g lương khương. Đem tất cả nấu nước để uống trong ngày.

Bài thuốc này chống viêm nhiễm và tốt cho ruột.

15. Vú có khối u, người suy nhược

40g bồ công anh tươi. 40g rau dừa nước tươi. Đem hỗn hợp giã nát rồi đắp vào bên vú sưng đau. Băng bó lại là được.

Công dụng của bài thuốc này là hạ nhiejt cơ thể, giảm viêm nhiễm, tiêu các cục hòn….

16. Phần mềm lâu không nên da non

40g ngọn dừa nước non, 40g lá vông neem non. Đem 2 nguyên liệu rửa sạch rồi gia nát ra. Sau đó đắp hỗn hợp vào chỗ bị thương. Dùng băng gạc cố định lại là được.

17. Trị mụn, trị zona

Lấy rau dừa nước nấu nước uống mỗi ngày là được. Các vết mụn thì giã rau dừa nước ra đắp vào. Còn bị zona thần kinh cũng giã rau dừa nước ra rồi hòa với ít bột nếp rồi đắp vào vùng da bị bệnh.

Rau dừa nước có thể nấu canh để ăn mỗi ngày để giải độc và thanh nhiệt cơ thể.

18. Giải cảm

10g thài lài tía, 30g dừa nước. Đem nấu nước uống trước ăn.

3. Những điều cần nhớ khi sử dụng rau dừa nước chữa bệnh

Rau dừa nước có rất nhiều công dụng. Nhìn vào số công dụng của nó bạn cũng thấy được rồi đấy! Nhưng dù thế nào thì bạn cũng cần dùng nó cho đúng liều lượng và tình trạng bệnh. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để có được hiệu quả điều trị tốt nhất nhé! 

Những người nên dùng rau dừa nước để chữa bệnh

Trong các bài thuốc dân gian cây dừa nước xuất hiện khá nhiều. Nó được dùng trong các bài thuốc chữa:

  • Người viêm bàng quang nhưng không có sỏi
  • Người tiểu tiện ra máu hoặc có dịch nhầy
  • Tiêu hóa kém
  • Người bị lỵ hoặc viêm cầu thận cấp tính cũng dùng được.

Liều lượng khuyến cáo khi dùng dừa nước

Dừa nước dùng tươi hay khô đều cho công dụng tốt.

Theo đó liều lượng được các chuyên gia khuyên dùng  là

  • Không quá 30 đến 40g tươi mỗi ngày
  • Dùng khô thì giảm ½ lượng tươi đi.
  • Nếu giã đắp ngoài thì bao nhiêu cũng được.

Xem thêm:

4. Cần phân biệt rau dừa nước và dừa cạn

Có 2 loại là dừa nước và dừa cạn. Nếu bạn đang có ý định sử dụng rau dừa nước để chữa bệnh thì nhất định phải phân biệt được 2 cây này. Vì có như vậy việc chữa bệnh mới có hiệu quả. Cùng dựa vào các đặc điểm sau để phân biệt 2 loại này nhé!

Dừa nước

Như đã nói rau dừa nước còn có tên là du long thái. Vì hình dáng của nó giống con rồng đang bơi. Tên khoa học của nó được gọi là Ludwwigia adscendans (L.) Hara. Giống cây này ở trong họ dừa nước. 

Cây là giống thân thảo nhưng mọc bò trên mặt nước nước cơ. Nó nổi trên mặt nước được là nhờ các phao mềm và nhẹ như xốp màu trắng. Thân chia thành nhiều đốt mềm. Mỗi mấu đốt lại có nhiều rễ con. Các lá mọc chếch nhau. Hai mặt lá nhẵn. Đầu và gốc là hơi tù. 

Hoa mọc đơn lẻ từ kẽ lá. Sau khi hoa tàn sẽ cho quả nang.

Cây dừa cạn

Cây dừa cạn

Dừa cạn

Ngoài cái tên là dừa cạn nó còn được biết tới với cái tên trường xuân hoa. Tên khoa học của cây là Catharanthus roseus (L.) G. Don. Người ta xếp cây dừa cạn vào nhóm thực vật ở trong họ trúc đào.

Dừa cạn cũng là cây thân thảo và chỉ cao tầm 40 đến 80cm mà thôi. Các lá mọc đối nhau và hơi thuôn 1 chút. Lá có thể dài từ 3 đến 8cm và rộng cỡ 1 ngón tay.  Hoa đơn mọc ra từ nách lá. Hoa có 5 cánh. Tùy cây có thể màu trắng hoặc hồng. 

Cây dừa cạn cho quả chia làm 2 đại. Trong mỗi đại lại có nhiều hạt màu nâu nữa.

Cây dừa cạn bắt nguồn từ châu Mỹ. Ở nước ta hiện tại 1 số tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa,… cũng có nhiều cây này. Đây đều là các tỉnh ven biển. Ngoài ra ở 1 số thành phố lớn người ta trồng làm cây cảnh hoặc làm thuốc.

Dừa cạn dùng để làm thuốc người ta chỉ dùng lá và rễ mà thôi. Thời điểm nhiều người thu hái lá nhất là trước khi cây nở hoa. Vì theo đánh giá lúc này alcaloid trong lá nhiều nhất. Lá có thể phơi vừa tới hoặc sấy nhẹ. Rễ cây cũng sẽ được rửa sạch rồi sơ chế tương tự như lá.

5. Lời kết

Như vậy là wikiohana vừa cùng bạn tìm hiểu thông tin tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng cây rau dừa nước để trị bệnh. Tuy nhiên mọi thông tin chỉ là tham khảo, để sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

3/5 - (2 bình chọn)
3/5 - (2 bình chọn)