Rau đắng là gì – tìm hiểu cách dùng, tác dụng và lưu ý

Rau đắng là loại rau gắn liền với đời sống người dân quê Việt Nam. Thậm chí có hẳn một bài hát rất hay có tên của loại cây này. Thường thì người ta sẽ chế biến rau đắng thành các món canh hay nhúng lẩu.

Tuy nhiên, bạn biết không, rau đắng còn là vị thuốc chữa rất nhiều bệnh đó! Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về loại cây này nhé!

1. Cây rau đắng có mấy loại? Tìm hiểu đặc điểm của cây rau đắng

1.1 Phân loại và đặc điểm

Ở Việt Nam phổ biến có 2 loại rau đắng là rau đắng đất và rau đắng biển. Điểm chung của 2 loại rau đắng này là tính vị giống  nhau. Tuy nhiên lại khác nhau một chút về công dụng sức khỏe.

Rau đắng đất

Rau đắng đất còn được gọi với một cái tên khác là rau đắng lá vòng. Đây là một giống cây thân thảo. Thân và cành cây khá mảnh, dài và nhẵn. Cây mọc tỏa sát đất. 

Cây rau đắng đất

Cây rau đắng đất

Lá cây rau đắng đất hình mũi mác, thuôn dài. Hoa của nó màu xanh lục nhạt. Phần cuống hoa dài. Lá bên trong và lá bên ngoài của cây rau đắng đất có sự khác nhau. Lá bên trong thì rộng. Còn lá bên ngoài thì ngắn hơn. Tháng 4 đến tháng 7 là mùa hoa của cây rau đắng đất.

Ở nước ta, các tỉnh ven biển từ Nam Định cho đến vùng phía nam vùng đồng bằng sông Cửu Long cây rau đắng mọc rất nhiều. Cây ưa sáng và mọc tốt ở những nơi có nhiều đất cát pha. Ngoài ra các ruộng hoang hay hố nông cạn nước vào mùa khô cũng có rất nhiều cây rau đắng.

Cây rau đắng đất mọc lan rất nhanh và sinh trưởng rất khỏe. Chẳng ai phải trồng.  Chúng tự mọc hoang trong các vườn rau, cạnh các con kênh, mương, hết đám này đến đám khác, xanh um. Thậm chí chúng còn lấn át các loài cây khác trong vườn. Cây ra lá, hoa và quả quanh năm và tự tái sinh bằng hạt. Khi hoa tàn, hạt rụng xuống đất sẽ tự mọc lên cây mới.

Rau đắng biển

Rau đắng biển cũng là một giống cây thân thảo sống rất lâu năm. Loài cây này không chỉ có một mà có rất nhiều tên gọi khác. Phố biến có thể gọi tên như: rau sam đắng, rau sang trắng hay rau ruột gà. 

Cây rau đắng biển

Cây rau đắng biển

Cây rau đắng biển mọc bò trên mặt đất. Chiều dài của nó trung bình từ 10 – 20cm. Lá rau hình trái xoan, sờ thấy mát và rất mọng nước. Lá không có xuống. Hoa cây rau đắng biển màu trắng, có 5 cánh trên mỗi bông hoa rất đẹp. Quả của cây hình oval như quả trứng, khá nhẵn. Trong quả có chứa nhiều hạt nhỏ.

Đúng như tên gọi của nó, rau đắng biển ưa sống ở nơi ẩm ướt. Chính vì vậy nó mọc nhiều và phát triển rất tốt ở các bờ kênh, mương, ven suối, bãi lầy sát biển, Ở các cửa sông hay bãi biển cát trắng loài cây này mọc rất phổ biến.

Ở nước ta, rau đắng biển mọc nhiều ở các vùng trung du, đồng bằng ở cả miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình…Miền Trung có tỉnh Huế, Quảng Nam. Miền Nam có các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận…Ở vùng miền Tây sông nước cây rau đắng gắn bó với người dân nhiều năm nay và đến nay vẫn được người dân yêu mến sử dụng rất nhiều… 

Xem thêm:

2. Rau đắng dùng để trị bệnh gì? Tác dụng của rau đắng

2.1 Rau đắng đất có tác dụng gì?

Trong ghi chép từ sách Đông Y, cây rau đắng có tác dụng chín là mát gan và cầm máu. Nguyên nhân là do cây rau đắng có khả năng kích thích tiết mật, giải độc, nhuận tràng. Có tác dụng làm mát cơ thể, chữa chứng nóng trong và nổi mẩn ngứa do gan yếu.

1. Làm thuốc giải độc gan

  • Rau đắng đất: 6g
  • Nhân trần: 5g
  • Dành dành: 5g
  • Cỏ xước: 6g
  • Rau má: 6g
  • Ké đầu ngựa: 6g
  • Dây khổ qua: 6g
  • Cam thảo: 3g

Tất cả các vị thuốc trên bạn cho vào nồi với nước và sắc lấy nước thuốc uống. Cách khác là bạn hãy cắt nhỏ dược liệu rồi tán nhuyễn thành bột mịn. Sau đó hoàn thành viên và uống trước bữa ăn.

2. Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng

Để trị mụn nhọt hay các vết mẩn ngứa, dị ứng bạn dùng cây rau đắng giã nát rồi đắp vào cùng vết thương.

Bên cạnh công dụng dược liệu, cây rau đắng còn là loài cây gắn liền với đời sống nông thôn Việt Nam. Đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người dân, trong vườn ao nhà nào cũng có những đám rau đắng. Trong các món ăn thường ngày và cỗ bàn của người dân hầu như đầu có món rau quê này. Vị đắng nhưng ăn rất ngon và mát. Nấu canh, xào rau hay nhúng lẩu mắm, lẩu cá ngon vô cùng.

Tác dụng của cây rau đắng

Tác dụng của cây rau đắng

3. Giúp thông tiện, lợi mật

  • Rau đắng đất: 12g
  • Lá atisô: 15g
  • Hạt bìm bìm biếc: 2g

 Các loại thảo dược trên bạn rửa sạch rồi sắc lấy nước uống. Bạn nên dùng toàn bộ cây rau đắng để có công dụng tốt nhất nhé!

Cách sử dụng rau đắng đất đúng chuẩn

Theo dân gian, rau đắng có thể dùng nguyên cây tươi hay phơi khô đều được. Giống cây này dùng đơn lẻ hay phối hợp với các dược liệu khác đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

 

Ngày nay, trong y học hiện đại, rau đắng đất được bào chế thành các dạng viên nén hay viên nang mềm. Rau đắng đất  có tác dụng chữa bệnh rất lành tính và dễ biến nên được sử dụng rất phổ biến.

Lưu ý khi sử dụng rau đắng đất

Rau đắng đất mặc dù rất lành tính nhưng bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để chữa bệnh nhé! Trong thời gian điều trị phải dùng đúng liều lượng và đúng hướng dẫn nhé!

2.2 Tác dụng của rau đắng biển

Rau đắng biển còn được gọi là rau brahmi. Đây là loại cây được sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền của Ấn Độ. 

Rau đắng biển vừa có khả năng bồi bổ sức khỏe vừa cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là bộ não.

Công dụng của rau đắng biển có rất nhiều, tiêu biểu có thể kể đến như: Cải thiện trí nhớ, điều trị và ngăn ngừa bệnh alzheimer, giảm triệu chứng lo lắng, chống stress, cải thiện sự tập trung, điều trị bệnh động kinh, điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (hội chứng ADHD), điều trị chứng ruột kích thích…Thậm chí còn có tác dụng gây mê mà không làm giảm cảm giác.

Rau đắng có công dụng gì?

Rau đắng có công dụng gì?

Bên cạnh đó, người ta cũng dùng rau đắng biển để chữa bệnh đau lưng, đau rát cổ họng, khàn tiếng. Chứng động kinh, đau khớp, tâm thần hay vấn đề tình dục của cả nam và nữ đều có thể chữa trị bằng loài cây rau đắng biển này.

Rau đắng biển trị bệnh dựa trên cơ chế nào?

Hiện  nay điều đáng buồn là chưa có một tài liệu chính thức nào nghiên cứu về công dụng của vị thảo dược này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu nhỏ lẻ cho thấy rau đắng biển rất tốt cho não bộ. Nó làm tăng khả năng hoạt động của não, giúp cho trí nhớ và khả năng tập trung được tốt hơn. Nổi bật nhất là chất dinh dưỡng trong rau đắng giúp bảo vệ tế bão não, ngăn ngừa bệnh Alzheimer rất hiệu quả.

Liều dùng rau đắng biến bao nhiêu là phù hợp?

Liều khuyến cáo là 300mg chiết xuất rau đắng biển, bạn dùng mỗi ngày trong 12 tuần.

Liều dùng của rau đắng biển có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Các cách sử dụng rau đắng biển

Thuốc sắc: 6-12g rau đắng biển loại khô bạn sắc với nước uống ngày 1 lần.

Dùng ngoài da: Dùng cây rau đắng nấu nước tắm. Ngoài ra có thể giã nhỏ cây rồi trộn với dầu hỏi rồi bôi xoa vào chỗ đau. 

Trà: Rau đắng biển khô có thể dùng như trà. Bạn lấy khoảng 1 – 2 muỗng cà phê hãm với nước sôi. Sau 5 – 10 phút có thể rót uống.

Ngâm rượu: Liều lượng nên dùng là 1 – 2 muỗng cà phê mỗi ngày.

Giá trị dinh dưỡng của cây rau đắng

Giá trị dinh dưỡng của cây rau đắng

Dịch chiết xuất: : Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 150g. Dịch từ cây rau đắng biến chứa hàm lượng Bacosides rất dồi dào.

Ngoài ra bạn có thể ăn sống hay nấu với cá, nhúng lẩu đều ngon.

Những lưu ý trước khi sử dụng rau đắng biển trị bệnh

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú
  • Dị ứng với thảo mộc
  • Dị ứng với đồ ăn
  • Đang chữa bệnh  bằng thuốc tây

3. Lời kết

Cây rau đắng có thật nhiều công dụng đúng không nào! Đừng lãng phí loại cây này nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)