33+ tác dụng của Quả trám – sức khỏe, làm đẹp và lưu ý

Nhắc đến quả trám người ta nhớ đến ngay món quà dân dã mà người ta hay tặng nhau mỗi lần ghé chơi. Thứ quả thơm ngon này không chỉ làm quà biếu tuyệt vời. Mà nó còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon trong cuộc sống đời thường nữa. 

Nhưng mấy ai biết được quả trám cũng có thể chữa bệnh được. Bởi thực tế từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc dùng quả trám để trị bệnh rồi. Đến nay các bài thuốc cũng thất lạc đi nhiều. Và để các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của quả trám thì cùng chúng mình tìm hiểu bài viết này nhé! 

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích về quả trám. Chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ đấy! 

Mục lục

1. Quả trám là gì? Đặc điểm của quả trám

Quả trám có 2 loại:

  • Trám đen: Nó còn có tên là ô lãm, trám chim,… Danh pháp của nó có tên là Canarium nigrum. Lour. Engl. Quả trám đen vỏ ngoài màu tím đậm, rộng cỡ 2cm và dài tầm 1 đốt ngón tay trỏ. Quả trám có 3 ngăn và hạt cứng.
  • Trám trắng: Nhiều người còn gọi nó là thanh quả, bạch lãm, cam lãm,… Tên danh pháp của nó là Canarium album Lour Raensch. Quả trám trắng thì 2 đầu tù kích thước cỡ như quả trám đen. Chỉ khác vỏ mà thôi.

Dù là trám đen hay trám trắng thì đều nằm trong họ trám cả.

Quả trám

Quả trám

1.1 Cây trám có hình dáng như nào?

Cây trám là cây thân gỗ, chiều cao có thể đạt chiều cao từ 15 đến 25m. Cây có nhiều cành xòe rộng. Rễ cây ăn sâu vào đất.  Trám là cây thân mộc, cao từ 15-25m, to, cành phân bố rộng, rễ cây bám sâu trong lòng đất. Cây trám có tán rộng và xanh quanh năm.

Cây có lá chét hình trái xoan, mặt trên màu xanh nhạt và nhẵn. Mặt dưới có lông ngắn màu bạc. Những lá nào gần gốc thì đầu nhọn, lá nào ở  gần ngọn thì đầu thuôn dài hơn.

Hoa trám nở vào tháng 6 đến tháng 7. Hoa mọc thành cụm hoặc chùm kép. Hoa có lá bắc giống hình vảy. Các bông hoa đơn tính mọc ra từ cùng gốc. Các hoa mọc thưa nhau. Quả trám có hình giống quả trứng nhưng nhỏ hơn. Vỏ ngoài màu tím đậm nếu là trám đen. Quả dài cỡ 1 đốt ngón tay và rộng cỡ 2cm. 

Trong quả có 3 ngăn với hạt cứng. Cây trám thì ra quả vào độ tháng 10 đến tháng 12. 

Quả trám trắng hình thoi. Còn non thì màu xanh nhạt còn khi già thì chuyển sang màu vàng nhạt.  Quả trám trắng cỡ bằng 1 đốt ngón tay trỏ. Hạt của quả trám trắng hay đen thì đều cứng và nhẵn.

1.2 Cây trám có nhiều ở đâu?

Cây trám trắng có chủ yếu ở khu Bắc Lào hoặc một phần phía Nam Trung Quốc. Từ khoảng Quảng Tây đến Vân Nam. Trám tại Việt Nam thường có ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tầm từ tỉnh Quảng Bình trở ra thì có. Những tỉnh nhiều nhất là Hòa Bình, Bắc Cạn, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ,…

Tác dụng của quả trám

Tác dụng của quả trám

1.3 Thu hoạch quả trám như nào là đúng?

Cứ vào độ tháng 9 đến tháng 10 là người ta tiến hành thu hái trám. Thông thường thì trám đen sẽ thu hoạch sớm hơn vài ngày so với trám trắng. 

Cashc thu hái trám cũng rất đặc biệt. Vì cây trám cao lại thân gỗ và quả thì mọc ở đầu cành. nên người ta sẽ đóng vào đó các đinh càu dài tầm 10cm. Vì cây trám kỵ sắt nên đến hom sau quả trám sẽ tự rụng hết. Hái trám xong họ sẽ rút đinh ra để cây tiếp tục lớn.

1.4 Các chất hóa học có trong quả trám mà bạn chưa biết

Theo nghiên cứu trong quả trám có nhiều beta- caroten, chất béo, axit oleannolic, hydrat cacbon hay protid. Ngoài ra nó còn có nhiều các khoáng chất tốt cho cơ thể như canxi, mangan, kẽm, sắt hay kali,… và cả vitamin C nữa. Trong hạt của quả trám cũng có nhiều axit béo.

Thịt quả có nhiều đạm, vitamin, đường , chất béo. Các vitamin chủ yếu ở thịt quả là B1, C hay Pp. Ngoài ra còn nhiều các axit hữu cơ và axit folic nữa. Đương nhiên là nó cũng có các nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể rồi.

Theo y học cổ truyền thì quả trám chua chát và hơi ngọt, nó có tính ấm nên tốt cho kinh và phế. Chính vì thế mà nó thanh nhiệt tốt, điều trị các bệnh về hầu họng cũng tốt. Ngoài ra người ta còn dùng quả xanh để tiêu độc. Quả chín thì an thần, cải thiện tình trạng động kinh.

1.5 Khái quát công dụng của trái trám

– Theo y học cổ truyền

Theo sách Bản Thảo Cầu Nguyện thì dù là trám đen hay trắng thì đều tiêu khát, tăng sinh lực, giải độc, tốt cho họng. Chính vì thế quả trám thường được dùng để điều trị các bệnh về họng, giải độc, giã rượu, điều trị ho các thể loại. Trám khi chín không nhũng an thần mà còn chữa động kinh nữa.

– Theo Tây y

TRong trám tươi có nhiều chất dinh dưỡng. Mà theo đánh giá thì đây là món ăn tốt cho mẹ bầu cơ thể yếu, trẻ nhỏ hay người trung niên. Ngoài ra nước nấu từ quả trám cũng góp phần làm tiêu hóa tốt hơn. Giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Hơn nữa nước sắc này còn giúp bảo vệ gan khỏi những tác động xấu từ bên ngoài.

2. Quả trám dùng làm gì? Tác dụng của quả trám ra sao?

Có thể thấy được quả trám là 1 loại quả dân dã ăn rất ngon. Đồng thời nó cũng có nhiều chất tốt cho cơ thể người dùng. Chính vì thế mà nó được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian xưa. Và để các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về quả trám. Đồng thời biết thêm nhiều bài thuốc chữa bệnh từ loại quả này. Thì hãy cùng chúng mình tham khảo các bài thuốc sau nhé! Đã có nhiều người áp dụng và thu được thành công lớn rồi đấy! Bạn cũng có thể cân nhắc để dùng thử xem sao nhé! 

1. Viêm họng lâu ngày

Trà xanh và trám mỗi vị 6g. Đầu tiên đun kỹ trám trước sau đó thì cho trà xanh vào và đun thêm 15p nữa. KHi nào lấy nước uống thì hòa thêm mật ong vào để uống.

2. Họng khó chịu

Nấu nhừ 1 cân cải trắng và trám trắng rồi lấy nước để uống là được.

3. Ho khan

Trám đen muối trước đó đã. Sau đó lấy 20 quả nấu với vỏ đậu phụ 50g. Sau đó chắt lấy nước để uống là được.

4. Động kinh

Đầu tiên bạn lấy trám tươi đập nát khoảng 480g đem nấu với nước cho thật lâu. Sau đó thì thêm uất kim cương 24g vào nấu cùng. Tiếp tục đun sau đó thì thêm phèn chua 24g vào để đun đến còn nửa lít. Nước chia ra uống nhiều ngày. Mỗi ngày lấy 1 chén nhỏ hòa với nước ấm để uống vào ban sáng.

5. Kiết lỵ

Trám tươi 1 lạng sắc nước 2 đến 3 lần cho ra hết tinh chất. Sau đó các lượt nước này trộn đều lại rồi cô đặc thành cao. Mỗi ngày đều uống trước 3 bữa chính.

Quả trám có tác dụng gì?

Quả trám có tác dụng gì?

6. Da bị viêm loét

Cứ 1 cân trám tươi thì nấu với 1l nước. Nhớ đun nhỏ lửa để tinh chất tiết ra nhiều nhất. Sau đó chắt lấy nước để uống.

7. Giảm đau nhức, ngừa sâu răng

Cách 1: Lấy 1 nắm quả trám cỡ 50g đem tách lấy hạt. Hạ thì đem đốt thành than. Lá nhãn, lá lốt mỗi vijd dúng 10g đem phơi khô rồi nghiền bột. Hạt trám đã đốt cũng đem nghiền bột. Trộn các nguyên liệu dạng bột với nhau. Mỗi lần lấy 1 lượng bằng đầu đũa đắp vào chỗ đau.

Cách 2: Bạn dùng vỏ thân trám rồi cạo sạch lớp bên ngoài. Sau đó đem thái lát rồi phơi khô tới. Đem nấu với nước rồi lấy nước đó ngậm 10p rồi nhổ ra. Một ngày bạn có thể tranh thủ làm nhiều lần để giảm đau.

Cách 3: Đốt quả trám cháy đen rồi nghiền bột ra. Sau đó trộn cùng 1 chút xạ hương. Lấy hỗn hợp đắp vào chỗ bị đau là được.

8. Hóc xương cá

Bạn có thể lấy quả trám nhai kỹ rồi từ từ nuốt lấy nước.

Hoặc lấy 5 quả trám tươi nấu với nước. Nước này vừa ngậm vừa từ từ nuốt xuống.

Nếu người hóc xương cá nhỏ thì làm như sau. Tách hạt trám rồi đốt lên. Rễ cây đậu ván thái khúc nhỏ. Sau đó đem các nguyên liệu đi nghiền bột rồi hòa với nước 1 thìa cà phê để uống.

9. Ho đờm

Cho vào ấm mạch môn 10g, trám tươi 30g, cam thảo 6g, huyền sâm 15g. Chế nước sôi vào rồi ủ 7p thành trà để uống nhiều lần trong ngày. Liệu trình 10 ngày.

10. Giải rượu

Trám tươi đã tách hạt lấy 1 lạng nấu kỹ rồi thêm 3-5 thìa phèn chua vào đun đặc lại thành siro. Mỗi ngày lấy 2 thìa cà phê nhỏ để uống.

Hoặc bạn cũng có thể dùng bài thuốc sau. Lấy trám tươi bỏ hạt rồi dùng mũi dao khía dọc thân trám rồi nhét phèn chua vào. Nhai từ từ rồi nuốt nước.

Lưu ý gì khi sử dụng quả trám

Lưu ý gì khi sử dụng quả trám

11. Mẹ bầu hay nôn

Vỏ quýt 9g đem hấp cách thủy với trám tươi 12g đã bỏ hạt. Sau đó lấy nước để uống.

12. Cảm phong hàn, đầu đau, bụng trướng

Trám bỏ hạt, gừng tươi và tử tô mỗi vị đúng 10g. Thêm hành 15g rồi nấu với 1200ml nước. Đun cạn còn nửa lít nước thì thêm chút muối vào. Sau đó chắt lấy nước để uống nhiều lần trong ngày.

13. Miệng khô nên hay khạc nhổ

Trám tươi, kim thạch hộc, rễ lau thái nhỏ mỗi vị 5g. Trám nhớ bỏ hạt. Thêm lê 2 quả đã gọt vỏ, ngó sen và mạch đông mỗi vị chừng 10g, mã thầy đã gọt vỏ 5g. Đem nấu với nước nhỏ lửa để uống.

14. Hạ nhiệt, tốt cho họng

Cam và trám tươi đã tách hạt mỗi vị 10g. Sau đó thêm mã thấy 150g, gừng tươi 6g và ngó sen 120g. Đem các nguyên liệu giã nát rồi vắt lấy nước uống.

15. Ho gà, ho cảm

Trám đen đem rửa sạch rồi thêm đường phèn vào để nấu nước uống.

16. Mạch máu viêm tắc

Trám trắng 2 lạng đem nấu nước. Cái thì để ăn còn nước thì uống nhiều làn trong ngày. Dùng liên tục từ 1 đến 2 tháng là có kết quả.

17. Trời rét tay chân bị nứt nẻ

Lấy trám trắng một lượng vừa đủ rồi đem đốt thành than. Sau đó đem nghiền bột thật mịn rồi trộn với dầu dừa hoặc dầu oliu. Đem bôi lên chỗ nứt nẻ là được.

18. Miệng loét không ăn được

Lấy 1 nắm quả trám đen chừng 50g đem đốt đen lên. Sau đó đem nghiền bột. Thêm mỡ lợn 200ml trộn đều rồi bôi lên chỗ đau trên miệng. Làm 1 tuần sẽ thấy các vết lót giảm hẳn.

QUả trám rất tốt cho sức khỏe

QUả trám rất tốt cho sức khỏe

19. Xương khớp đau nhức

Lấy trám đen cạo bỏ vỏ bên ngoài sau đó đem rửa cho thật sạch rồi để  ráo nước. Sau đó đem thái nhỏ. Khi nào dùng thì lấy 1 nhúm nhỏ chừng 12g đem nấu với nước. Nước chia ra uống sau ăn 3 bữa chính.

20. Ngừa sởi cho trẻ nhỏ

Chỉ cần lấy trám tươi 1 nắm nhỏ chừng 20g đem đập dập rồi nấu nước cho trẻ uống. Uống vào đợt dịch sởi để phòng bệnh.

21. Cảm nắng

Lấy chừng 7 đến 10 quả trám đập dập ra rồi nấu cùng 30g rễ cây sậy và 800ml nước. Đun nhỏ lửa trong vòng nửa tiếng. Rồi chắt lấy nước chia làm 3 bữa để uống. Chỉ cần dùng 3 ngày là khỏi.

22. Viêm phế quản mà ho khan

Mật ong, trám đen mỗi vị đúng 20g. Thêm vừng đen 30g, bạch truật giảm ½ lượng, đào nhân bóc vỏ bỏ tâm 5g, 60g gạo tẻ nữa là được. Đem trám và bạch truật đun với nước rồi chắt lấy nước đó. Thêm các nguyên liệu còn lại vào nồi nước trừ mật ong để nấu cháo. Đun nhừ thì thêm mật ong vào trộn thành cháo để ăn nóng.

Ngày dùng 1 đến 2 lần liên tục trong vòng 1 tuần.

23. Ngộ độc cá

Trám trắng tươi bạn có thể tách hạt rồi nấu nước uống hoặc giã lấy nước uống đều được.

24. Mùa đông mất ngủ, hay ho về đêm

Lấy 2 đến 3 quả trám trắng tươi đem tách lấy hạt rồi giã nát ra. Chắt lấy nước để uống. Bạn có thể thêm mật ong và gừng vào để uống cho dễ.

25. Viêm amidan

Đem rửa sạch trám đen tươi rồi muối như muối chanh thông thường. Khi nào dùng thì lấy ngậm hoặc hòa với nước để uống. Bạn có thể kết hợp cùng với nước nấu từ trám tươi để tăng công dụng.

26. Ho kèm theo khàn tiếng

Trám tươi đem rửa sạch rồi tách bỏ hạt. Cho vào cối giã nát với 10g huyền sâm. Mang hỗn hợp cho vào nồi nấu nước để uống. Dùng liên tục 5 ngày sẽ thấy tình trạng cải thiện rõ rệt.

27. Sốt, khát nước

Lấy vài quả trám tách hạt rồi đem giã lấy nước. Chắt nước để uống.

28. Thanh nhiệt cơ thể

Chuẩn bị 1 nồi gồm nửa lít nước, trám tươi bỏ hạt 20g, rễ lau tươi thái nhỏ 4 chùm rễ. Đem nấu trong nửa tiếng rồi chắt lấy nước để uống khi còn nóng là được.

29. Thanh nhiệt giải thử

Rễ lau đã thái nhỏ, kim thạch hộc cũng thái nhỏ, củ mã thầy đã gọt vỏ mỗi vị đúng 5g. Thêm mạch đông 10g, ngó sen 10 miếng, lê gọt vỏ 2 quả, trám tươi bỏ hạt 5 quả.  Đem các nguyên liệu cho vào nồi nấu với 2l nước bằng lửa nhỏ trong vòng 1 tiếng. Sau đó chắt lấy nước. Đợi nước nguội bớt thì chia ra uống nhiều lần trong ngày. 

Cứ dùng đều đặn đến khi các tình trạng bệnh thuyên giảm là được.

30. Ăn uống khó nuốt xuống

Lấy trám tươi tách riêng lấy hạt. Lấy đúng 10g rồi chuẩn bị thêm ngó sen tươi 120g. Cùng với đó là gừng tươi đã cạo vỏ đúng 6g.  Cuối cùng là mã thầy 150g và cam đã bỏ vỏ 10g. Đem các nguyên liệu giã nát ra rồi nấu nước để uống là được.

31. Canh thanh long bạch hổ thang

Lấy 1 cân củ cải trắng. Tùy vào tình trạng bệnh mà lấy trám tươi bao nhiêu gam. Đem cả 2 nguyên liệu nấu thật nhừ rồi ăn. Món này vừa thanh nhiệt tốt lại tránh được tình trạng họng đau, khó chịu.

32. Trà trám

Bạn lấy 20g mật ong nguyên chất, 3 hạt đười ươi, 5g trà xanh và 3 quả trám. Đầu tiên lấy trám đập dập và bỏ hạt sau đó cho vào nồi đất đun 15p cho mềm. Chắt lấy nước rồi đổ vào ấm đã có sẵn trà xanh, mật ong và hạt đười ươi. Đem hãm trà 15p rồi có thể dùng được rồi. 

Bạn dùng nước này nhiều lần trong ngày sẽ giảm đau họng, viêm họng hay họng khô rát, ho khan.

33. Cao trám

Lấy trám trắng tách bỏ hạt rồi đập dập ra. Sau đó cho vào nồi nấu nhỏ lửa nửa tiếng rồi thêm đường phèn vào để nấu cao. Cao trám tốt cho người động kinh. Mỗi lần dùng 1 thìa nhỏ. Ngày dùng 2 thìa

3. Một vài lưu ý khi dùng trái trám chữa bệnh

Có thể thấy trái trám có rất nhiều công dụng nhưng bạn cũng cần lưu ý khi dùng để đảm bảo bài thuốc hiệu quả. Và hạn chế tác dụng phụ cho cơ thể nhé! 

3.1 Sử dụng trái trám đúng liều lượng

Trám có thể đem nấu nước uống hoặc là nấu các món ăn đều được. Căn cứ vào tình trạng bệnh mà bạn điều chỉnh lượng trám cho thích hợp là được.

3.2 Tránh nhầm lẫn trái trám với quả khác

Có một số cuốn sách người ta gọi quả trám là quả oliu. Điều này hoàn toàn sai. Bởi thực tế 2 quả này không liên quan gì đến nhau cả.

4. Một vài món ăn dân dã dùng quả trám làm nguyên liệu

Có thể thấy được công dụng của quả trám rất nhiều. Nó điều trị được các bệnh có thể đơn giản thôi. Nhưng rất hay gặp trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra như đã nói từ đầu quả trám còn có thể làm được các món ăn rất ngon. Vừa mang đậm hương vị quê hương vừa bổ dưỡng nữa. Dưới đây là 1 vài món ăn ngon từ trám bạn có thể tranh thủ nấu ăn cho cả gia đình thưởng thức. Vừa thay đổi khẩu vị lại rất kích thích đấy! 

4.1 Xôi trám đen

Xôi trám đem là món ăn thôn quê được nhiều người yêu thích. Vì nó dẻo thơm lại bùi ngậy. Nhưng ăn thì không ngái chút nào.

Theo công thức gạo và nhân trám theo tỉ lệ 3:1 mà tiến hành nấu. Đấu tiên gạo nếp vo sạch rồi ngâm từ hôm trước cho mềm. Sáng hôm sau thì đem trám om chín và tách vỏ cũng như hạt. Chỉ lấy cùi trám mà thôi. Sau khi chuẩn bị đủ nhân trám thì cho vào xóc cùng gạo và chút muối.

Cho hỗn hợp vào chõ đun nhỏ lửa. Khi nào xôi mềm thì đem trộn cùi trám vào. Đến khi xôi chuyển sang màu tím đẹp mắt thì thôi. Muốn đậm đà thì bạn đảo cùi trám với mỡ và chút bột canh cho đậm. Rồi sau đó đảo với xôi cũng rất ngon miệng. Trám thơm nếp bùi thực hấp dẫn thực khách.

4.2 Canh gà nấu trám

Món ăn này khá dễ làm. Bạn hoàn toàn có thể tranh thủ nấu cho cả nhà là được. Đầu tiên trám đen rửa sạch rồi để ráo. Thịt gà thì thái miếng mỏng vừa ăn. Đun nóng dầu ăn trên bếp thì thả gừng băm vào rồi trút trám và thịt gà vào xào tới. Nêm thêm gia vị cho đậm đà. Xào chừng 5p thì cho nước ngập mặt trám và thịt gà.

Đun nhỏ lửa khoảng nửa tiếng đến khi thịt và trám chín mềm thì có thể ăn được. Muốn ngon hơn thì bạn cho thêm cả củ và lá củ kiệu cùng chút mộc nhĩ đã ngâm mềm vào. Nấu thêm 2 đến 3 phút là có thể bắc xuống thưởng thức. 

Món ăn gồm nhiều màu sắc hấp dẫn như màu vàng của trám, màu trắng của thịt gà, màu nâu đen của của mộc nhĩ. Chút vàng đậm của gừng và mỡ gà. Hấp dẫn vô cùng. Nước canh chua ngọt béo và bùi khiến ai ăn cũng yêu thích.

4.3 Trám kho cá hoặc thịt

Cứ mùa trám đến là người ta lại làm món thịt hoặc cá kho trám. Món ăn này ngon đến lạ lùng. Khi làm người ta đập dập cả quả ra sau đó cho vào nồi với thịt ba chỉ hoặc cá. Nhân của quả khi đập dập sẽ ngấm vào thịt ăn ngon vô cùng. 

Khi ăn thì ba chỉ có chút nạc chút mỡ lại thêm chút chát chua của quả trám. Người nào ăn 1 lần thì chắc chắn muốn ăn lần 2 lần ba vì quá ngon. Quả trám khi kho thịt cũng không hề chua nhiều hay quá chát. Ngược lại hương vị hòa quyện thực sự rất tuyệt vời. Chút ngậy của nhân trám và thịt ba chỉ hòa vào ăn ai ăn cũng thèm.

Hoặc có thể thay thế thịt bằng cá. Cá kho trám chín mềm lại có chút chua của trám, chút ngọt của tương. Riêng cá kho trám thì lại không hề có vị chát. Bởi vì cá át đi hết rồi. Khi ăn trám chua ngọt béo bùi rất hấp dẫn. Cá ăn nhiều đạm mà cũng không hề ngán.

4.4 Trám nhồi thịt

Để làm món ăn này thì bạn dùng trám đen đã muối từ hôm trước. Như vậy trám mới hết chát và béo được.

Đầu tiên bạn đem trám đi rửa nhiều lần cho bớt nhựa. Sau đó đặt 1 nồi nước khoảng nửa lít nước lên bếp. Cho thêm vài thìa muối vào rồi đun sôi lên. Đợi nước muối nguội còn 75 độ thì mới cho trám vào ngâm. Đậy kín vung lại và để để hôm sau mới chế biến. Sang hôm sau thì trám đã mềm rồi. Bổ dọc qua ra để bỏ hạt.

Lấy thịt băm, trộn cùng nấm hương và mộc nhĩ đã băm nhỏ. Thêm chút hành tím băm và gia vị vào trộn thật đều. Đem hỗn hợp này nhồi vào quả trám rồi để ra đĩa. Đun nóng chảo dầu trên bếp rồi thả quả trám vào rán. Khi rán chú ý lật đều để không bị cháy. 

Đợi khi nào thịt chín thì đem gắp ra xếp ra đĩa cho đẹp. Ngoài ra thì bạn cũng có thể hấp chín trám nhồi thịt nếu không muốn rá. Hấp chừng 10p là trám chín rồi. Món ăn này ăn nóng cùng nước mắm ớt thì ngon hết ý.

4.5 Trám dầm mắm ớt

Có thể nói trám muối muốn ngon thì cần nhiều công đoạn tỉ mỉ lắm. Sau khi mau trám về bạn phải rửa sạch rồi đun sôi trám trong nước cho chín đều. KHi nào mà cùi thịt và hạt của trám tách được thì là được. Đồng thời cùi trám phải có được độ dẻo thơm thì mới được. Đổ trám ra rổ cho ráo rồi đợi nguội thì cho vào chum để muối.

Lấy nước sôi để nguội rồi cho muối hạt vào mặn vừa tới rồi đổ hết vào chum trám cho ngập. Đậy kín chum lại trong 2 tuần. Sau đó trám chua lên men thì có thể ăn được rồi.

Trám ngâm muối sẽ tiết ra nhựa tạo thành từng mảng chua lớn ở trên mặt vại. Do đó cần hớt bỏ các mảng chua này đi. Khi hớt xong nhớ là đậy kín nắp chum lại là được. Trám muối ngon thì khi ăn chua vừa tới lại vẫn còn mùi thơm. 

Cùi thịt và hạt tách nhau. Khi ăn cùi trám dai giòn hòa cùng chút mặn mặn của muối. Thêm vào chút chua chua ngọt ngọt ăn rất ngon.

Bạn cũng có thể tận dụng làm món trám dầm mắm ớt. Trám sau khi rửa sạch và để ráo thì đem tách làm 4 phần để bổ hạt đi. Sau đó ngâm nước muối loãng nửa tiếng cho bớt chát cũng như không thâm. Sau đó pha chế nước mắm tỏi, ớt, đường rồi thả trám vào. Khi trám ngấm gia vị thì có thể ăn được rồi.

Những quả trám non khi ngâm mắm hơi chát và chua. Nhưng khi nuốt vào cổ họng thì lại thấy vị ngọt bùi hấp dẫn.

4.6 Mứt trám, ô mai trám

Món mứt trám làm rất dễ. Chỉ cần lấy trám trắng nấu với đường để làm mứt mà thôi. Khi ăn khá giống quả chà là đấy!

Còn làm ô mai trám thì lấy trám trắng ngâm với muối rồi trộn thêm bột cam thảo và bột gừng vào. Sau đó thì đem phơi khô là được món ô mai rồi.

4.7 Trám ngâm nước mắm cua

Món trám trắng ngâm nước mắm cua ăn rất ngon miệng. Đầu tiên bạn cho trám vào ngâm nước nóng già lên. Sau đó bổ trám đôi ra để bỏ hạt đi. Lại ngâm trám đã bổ vào nước tro rơm rạ 1 đêm. Sáng hôm sau mới đem rửa sạch và để ráo. Khi nào trám ráo nước hoàn toàn thì đem phơi nắng nửa ngày cho săn lại. Sau đó chỉ cần ngâm vào nước mắm của đậm đà thôi. Món ăn này để vài tháng sau ăn vẫn ngon hết ý.

4.8 Trám om

Nấu nước sôi đến tầm 70 độ thì cho trám vào đậy kín vung trong vòng 20 phút. Sau đó đổ ra rổ cho ráo hoàn toàn rồi bổ dọc quả ra để tách hạt. Lúc nào ăn chỉ cần chấm muối vừng, tương hay nước khó thịt đều ngon hết ý. Bạn cần chú ý là trám om mà để trong nước càng nóng mà thời gian dài. Thì lại cứng rắn khó ăn, Mà đun với nước thì lại dai như cao su. 

Quả trám sau khi chế biến xong ngon là quả mà bùi, không cứng cũng chẳng nát mới được. Người ta cũng có thể tận dụng những mảnh trám nhỏ để đem nấu xôi trám cũng ngon hết ý.

4.9 Trám ngâm tương

Sau khi mua trám về bạn đem rửa cho sạch rồi để thật ráo nước. Sau đó cho trám đã khô vào 1 hũ thủy tinh có nắp đậy. Thêm vài thìa muối vào trong lọ rồi đậy lại. Nấu 1 nồi nước sôi sau đó để nguội còn 85 độ thì đổ ngập trám trong lọ thủy tinh là được. Để trám ngon và giữ được lâu thì nên cho muối đậm đà một chút. Hơn nữa có ăn thì cũng thấy được độ đậm đà thơm ngon của trái trám. 

Sau khi ngâm vài tiếng là có thể ăn được rồi. Còn nếu muốn ngâm tương thì bóc vỏ lớp trám đã ngâm muối. Sau đó đem phơi nắng cho quắt đi. Cuối cùng dầm tương ăn thì hết ý.

4.10 Chế biến và bảo quản trái trám đúng cách

Quả trám ngon là những quả mà thuôn đều 2 đầu. Khi sờ vào cứng, da mịn và cs 1 lớp phấn mỏng. Chứ không hề bị nhăn nheo hay phồng rộp.

Khi chế biến thì đầu tiên nấu nước nóng tầm 60 độ rồi cho vài hạt muối vào. Sau đó cho trám đã sơ chế vào để chế biến. Ủ 30p và để nồi nước ở nơi ấm. Sau đó có thể ăn được rồi.

Trám om là món ăn phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ. Canh nhiệt độ đúng thì mới ngon được. Nếu nước mà 70 độ là trám đắng chát ngay. Còn nước mà nhỏ hơn 50 độ thường thì khó chín. Mà chín rồi ăn cũng không hấp dẫn. Như vậy nhiệt độ để nấu trám om tốt nhất là từ 55 đến 62 độ.

Muốn trám om để được lâu thì người ta pha nước muối hơi đặm 1 chút. Sau đó đun nóng già và đổ trám om vào cho chắc lại. Sau đó đợi nước nguội hoàn toàn mới cho vào hũ để ở ngăn mát tủ lạnh. Cách này giữ trám được 1 tuần. Hoặc cũng có thể cho vào hộp như làm mứt cũng được.

5. Kết luận

Như vậy có thể thấy được tác dụng của quả trám đối với mọi người rất nhiều. Nó có thể chỉ chữa được các bệnh đơn giản thôi nhưng lại rất hay gặp. Ngoài ra trái trám còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Vừa thơm ngon hấp dẫn lại bổ dưỡng nữa. Có thể thấy được quả trám rất đa năng đúng không? 

Nếu bạn đang có ý định mua 1 ít trám về nấu ăn hoặc chữa bệnh thì đừng ngần ngại mà áp dụng các món ăn trên nhé! Còn các bài thuốc thì vẫn nên xin ý kiến bác sĩ để điều trị cho yên tâm hơn.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)