Quả nhót là gì? Tác dụng, cách dùng trị bệnh và lưu ý

Một người thích vị chua chua, ngọt ngọt ăn kèm với muối ớt cay không thể nào bỏ qua món nhót. Hầu hết mọi người nghĩ nhót là món ăn vặt, tạo cảm giác ngon miệng. Nhưng không chỉ có thế, nhót còn là bài thuốc dân gian trị nhiều căn bệnh. 

1. Nhót là trái gì? Đặc điểm của trái nhót

Nhót phổ biến ở miền Bắc nước ta, thường dùng để nấu canh chua. Chúng còn có tên gọi khác như quả lót, quả đồi hồi tử. 

Cây nhót thuộc loại cây bụi. Các mảng bám màu trắng xuất hiện trên thân cây, mặt lá sau và trái. 

Quả có hình bầu dục. Khi sống có màu xanh, chín có màu đỏ bắt mắt. Lúc ra trái non, các mảng trắng bám chặt vào quả. Dần về chín, mảng này mỏng, dễ bong, chỉ cần chà xát nhẹ là có thể ăn. 

Nhót có tác dụng gì

Nhót có tác dụng gì

Lớp vỏ bên ngoài có lớp vảy, tiếp đó là thịt nhót, cuối cùng là hạt cứng. 

Nhót hiện nay được trồng phổ biến ở mọi nơi. Thường dùng để ăn chín hoặc là được chế biến món ăn. Ngày nay, nhót được trồng làm cây bonsai hoặc cây kiểng nhỏ. 

Nhót có hai mùa vụ: từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 8 đến tháng 10. 

2. Có nên ăn nhót hay không? Những bài thuốc từ trái nhót 

2.1 Trị ho, trừ đờm 

Ho có đờm xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường. Hoặc bị các bệnh viêm phế quản cấp, viêm họng cấp, hen phế quản,…

Bài thuốc từ trái nhót để trị ho, trừ đờm như sau:

  • Nguyên liệu: nhót, lá táo chua, hạt củ cải, hạt cải bẹ;
  • Tiến hành sao vàng, sắc cùng nước, còn 500ml thì đem để nguội;
  • Uống 3 buổi/ngày, liên tục 2 -3 tuần sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.

2.2 Chữa hen suyễn

Hen suyễn là bệnh về đường hô hấp. Người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Bệnh này khiến bệnh nhân bị hẹp đường thở nên thở khó, thở khò khè hoặc lên cơn suyễn, dễ gặp nguy hiểm tính mạng. 

Để trị hen suyễn bằng phương pháp dân gian, có thể sử dụng quả nhót: mỗi ngày dùng khoảng 12g nhót, sắc và đem uống liên tục, đến khi thấy bệnh tình thuyên giảm. 

2.3 Trị bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là bệnh ở đường tiêu hóa. Ruột già bị nhiễm khuẩn nên gây ra hiện tượng tiêu chảy cấp. Đây là bệnh lây truyền qua phân. Nguyên nhân xuất phát từ không vệ sinh nhà wc sạch sẽ, đi cầu không rửa tay, tiếp xúc phân chó mèo,…

Nếu kiết lỵ đang ở giai đoạn nhẹ, dùng nước sắc từ rễ nhót sẽ thuyên giảm bệnh:

  • Nguyên liệu: rễ nhót, rễ cây mơ lông, cỏ sữa, lá mua;
  • Tất cả sắc uống. Mỗi ngày chia nhỏ ra, kiên trì uống trong 15 ngày. 
Nhót có tác dụng gì?

Nhót có tác dụng gì?

2.4 Chữa bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có nước, kèm theo đó là đau bụng. Nhiễm khuẩn, virus hoặc thức ăn bị bẩn là nguyên nhân gây nên bệnh. 

Thông thường, bệnh tiêu chảy sẽ tự hết trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận sẽ gây nên hiện tượng mất nước trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Dùng nhót để chữa tiêu chảy như sau: 

  • Nguyên liệu: nhót, búp ổi, nụ sim;
  • Sắc cùng với nước;
  • Uống 3 lần/ngày, trong 2-3 ngày sẽ khỏi bệnh. 

2.5 Trị mụn nhọt ngoài da

Nhọt là do nhiễm trùng nang lông. Lúc ban đầu, chỉ mọc một nhọt sau đó lan rộng. Khi căng da sẽ bị vỡ, chảy dịch màu vàng. Chúng khiến chúng ta đau đớn và mất thẩm mỹ. 

Có thể giảm tình trạng sưng tấy và trị nhọt bằng quả nhót:

  • Nguyên liệu: quả nhót xanh khô, lá tươi, lá khô, rễ khô;
  • Sắc cùng nước, được nửa bát thì để nguội;
  • Uống 02 lần/ngày.

Ngoài ra, có thể sử dụng lá nhót nấu nước để tắm. Cách này giúp mụn nhọt nhanh xẹp hơn. 

Có nên sử dụng nhót

Có nên sử dụng nhót

2.6 Trị chảy máu cam 

Chảy máu cam hay chảy máu mũi là hiện tượng máu trong mũi chảy ra, màu đỏ tươi. Gây hoảng sợ cho người bệnh và những người xung quanh.

Có rất nhiều phương pháp dân gian để tri chảy máu cam, trong đó có nhót:

  • Nguyên liệu: rễ nhót và quả nhót xanh;
  • Sắc cùng 1l nước khoảng 30 phút;
  • Dùng uống ngày 3 bữa.

2.7 Trị bệnh gan lách sưng đau

Gan lách sưng đau là căn bệnh do gan bị tổn thương. Nếu có biểu hiện sốt, bệnh chướng to, ăn không tiêu, mệt mỏi thì nên đi khám để phát hiện bệnh. 

Ông cha ta đã có bài thuốc từ hạt nhót để trị bệnh này như sau: 

  • Nguyên liệu: hạt nhóm, nghệ, mật ong;
  • Hạt nhót sao vàng, giã nhuyễn. Trộn đều với nghệ và mật ong;
  • Vo viên, cất nơi khô ráo. Mỗi ngày 03 lần, sau bữa ăn. 

2.8 Giảm sưng đau do ong, rắn cắn 

Ở vùng nông thôn, nếu không cẩn thận rất dễ bị ong, rắn hoặc côn trùng độc cắn. Trường hợp bị nặng, rắn có độc thì cần đến bệnh viện để cấp cứu. Nếu bị nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng và muốn giảm sưng đau thì sử dụng nhót như sau: 

  • Nguyên liệu: lá nhót, rươu;
  • Lá nhót giã dập, vắt cốt, hòa với rượu để uống;
  • Bã lá nhót dùng đắp lên vết thương đang sưng đau.

2.9 Trị kinh nguyệt ra nhiều, không đều

Chị em phụ nữ nếu kỳ kinh không đều, biểu hiện là tháng có, tháng không. Hoặc kinh ra nhiều, gây nên hiện tượng mất máu, hoa mắt, chóng mặt. Để trị bệnh này, sử dụng nhót để sắc uống:

  • Nguyên liệu: Rễ nhót khoảng 50g;
  • Sắc cùng nước, uống sau bữa ăn. 
Giá trị dinh dưỡng của quả nhót

Giá trị dinh dưỡng của quả nhót

2.10 Giảm đau phong thấp 

Người cao tuổi bị đau xương khớp khi trời trở gió hoặc người bị bệnh phong thấp gây đau đớn, khó chịu. Sử dụng bài thuốc sau đây để cải thiện tình hình: 

  • Nguyên liệu: rễ cây nhót, hoàng tửu, giò lợn;
  • Tiến hành hầm, dùng tuần 2-3 lần để cải thiện bệnh. 

Hoặc: lấy rễ nhót ngâm rượu. Mỗi tối uống một chén nhỏ. 

3. Những điều cần tránh khi ăn nhót 

Thời điểm ăn hợp lý: không ăn khi bụng đói vì nhót chua sẽ gây tổn thương cho dạ dày. Nên ăn nhót sau bữa cơm 30 phút. 

Khi ăn cần chà xát sạch lớp vảy trắng bên ngoài trái nhót. Không ăn lớp vảy, sẽ gây viêm họng, khó chịu. 

Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên dặn bé ăn nhót bỏ hạt. Hoặc lấy hạt trước khi cho bé ăn. Trẻ không cẩn thận sẽ nuốt hạt gây nghẹt thở. 

Người bị bệnh đau dạ dày, đang bị đau bụng cũng không nên ăn nhót. 

Trẻ em dưới 01 tuổi vì dạ dày và đường ruột còn yếu cũng nên tránh nhót. 

4. Món ngon chế biến từ nhót

4.1 Món ngon từ nhót xanh 

Nhót xanh nấu canh chua

Ngoài sấu và lá giang giúp tăng vị chua tự nhiên cho canh, nhót cũng có tác dụng tương tự. 

Tiến hành cạo lớp vẩy trắng của nhót, đập dập. 

Phi hành cho thơm, cho cà chua vào đảo đều. Sau đó cho các nguyên liệu như thịt, nhót vào nấu cùng. 

Cuối cùng nêm gia vị vừa ăn, tất bếp. 

Món này dùng trong ngày hè nóng bức ăn rất mát. Hoặc tối lạnh mọi người cùng nhau ăn món canh chua chua này cũng rất thú vị. 

Nhót xanh dầm cay

Một món ngon không thể thiếu trong danh sách ăn vặt. Hoặc mẹ bầu thèm chua thì có thể mua nhót về tự chế biến, vừa ngon mà còn hợp vệ sinh. 

Nhót chọn trái vừa, đừng quá non hoặc quá già. Làm sạch lớp vảy trắng, có thể ngâm nước muối để nhót đỡ thâm. 

Chuẩn bị gia vị như muối tôm, đường, mì chính, ớt.

Nhót bổ dọc, cắt đôi. Đem xóc đều cùng gia vị. Sau đó cùng nhau thưởng thức vị cay, chua, ngọt, mặn này. Đủ cho bạn xuýt xoa. 

Nhót xanh chấm chẩm chéo

Chẩm chéo là đặc sản của người dân tộc vùng núi Tây Bắc. Chẩm ở đây là chấm, chéo là sự kết hợp của nhiều loại rau thơm tạo nên bát muối chấm thơm và lạ. 

Nhót xanh làm sạch vỏ, cuộn cùng bắp cải, chấm vào bát chẩm chéo. Nhiều nguyên liệu hòa với nhau thành món nhót xanh chấm chẩm chéo nổi tiếng mọi miền. 

4.2 Món ngon từ nhót chính 

Nhót chín chấm muối

Không cần làm phức tạp, vị ngọt kèm hơi chát của nhót chấm cùng chén muối ớt cay nồng. Đơn giản nhưng lại làm vừa lòng tất cả những ai thích ăn chua.

Nhót ngâm đường

Nếu bạn đã quá chán khi kết hợp nhót với muối vậy hãy làm cho mình ly nước nhót. 

Nhót làm sạch, đem trộn với đường, đợi thấm là có thể dùng được. 

Hoặc tiến hành ngào với đường trên bếp, tạo nên hỗn hợp sệt sệt. 

Trời nóng, dùng nhót ngâm đường, dầm nhuyễn, thêm đá là có món nước mát lạnh rồi. 

Cá kho nhót

Bạn cần chuẩn bị: một ít thịt ba chỉ, cá làm sạch, gia vị và nhót

Cho ba chỉ dưới đáy nồi, một lớp nhót, lớp cá và lớp nhót bên trên nữa. Nêm nước mắt, hành lá, tiêu, gừng vào. Dùng nồi kho đến khi cá chín và đạt độ sệt. 

Món cá thường ngày ngon hơn hẳn với béo của thịt, cá đậm đà thêm chút chua lạ miệng của nhót. 

Lời kết

Chúng ta có thể sử dụng tất cả bộ phận của cây nhót. Trái dùng để ăn, hạt, rễ, lá được dùng trong bài thuốc chữa bệnh dân gian. Vì có tính chua nên dù ngon miệng đến mấy, hãy dùng lượng vừa phải để bảo vệ sức khỏe nhé. 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)