24+ tác dụng của quả Phật thủ – cách dùng, ý nghĩa và lưu ý

Quả phật thủ chắc hẳn không còn là loại quả xa lạ đối với mọi người nữa. Loại quả này có nhiều trong dịp lễ hội. Nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán. Quả phật thủ  là loại quả hay được trưng bày trên bàn thờ. Không đẹp,sang trọng mà còn rất là thơm nữa.

Trái phật thủ

Trái phật thủ

Nhưng chẳng mấy ai biết quả phật thủ cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh lắm. Ngay từ ngày xưa đã có nhiều bài thuốc dùng quả phật thủ để làm thuốc chữa bệnh.

Và để các bạn tìm hiểu được rõ công dụng của quả phật thủ cũng như các bài thuốc từ phật thủ. Thì chúng mình xin gửi tới các bạn bài viết dưới đây. Hi vọng đây sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích cho những ai đang có ý định dùng quả phật thủ chữa bệnh. 

Mục lục

1. Quả phật thủ là quả gì? Đặc điểm của quả phật thủ ra sao?

Ngoài cái tên ngắn gọn thì nó còn được gọi là phật thủ phiến hay phật thủ cam,… Nhưng tên khoa học của nó chỉ là Citrus medica L.var.sarcodatylis Swingle. Còn theo y học thì nó có tên là Fructus citri Sarcodatylis. Cây phật thủ được xếp vào cây nằm trong họ cam.

1.1 Cây phật thủ có hình dáng như nào?

Cây phật thủ là cây gỗ nhỏ với thân bụi. Mỗi cây cao từ 2 đến 4m. Cây có nhiều gai. Khi cành còn non thì nó lại có màu tím nhưng khi già rồi thì lại có màu xanh. Cây phật thủ có lá hình giống quả trứng, phần đầu thì tròn còn phần gốc thì thuôn lại. Lá có cuống ngắn và hơi mập. Cây cho hoa thơm và có màu trắng tinh khiết.

Quả phật thủ có hình dáng giống tay phật như tên gọi. Phần trước của quả mở ra giống những ngón tay. Còn phần sau thì lại giống như bàn tay. Quả già có thể có màu vàng hoặc xanh đậm. Quả này có đặc điểm là không có ruột cũng chẳng có nước. Nghĩa là trong lớp vỏ sẽ có 1 lớp xốp. Vỏ quả thì đắng còn phần xốp thì không.

Khi dùng người ta tận dụng cả vỏ cả lõi.

1.2 Cây phật thủ có nhiều ở đâu

Hiện tại thì phật thủ có nhiều ở xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Theo đó thì những quả phật thủ ở đây có hình dáng rất đẹp. Một số tỉnh khác cũng có cây phật thủ. Ví dụ như Tây Ninh, Tuyên Quang hay Nam Định,…

Cây phật thủ có hoa vào mùa hè và đến mùa đông thì quả mới chín. Đến khi quả chín vàng và già rồi thì người ta mới hái. Khi hái thì tránh lúc trời nhiều sương mù. Hoặc là trời vừa mưa xong. Bởi vì quả dễ bị hỏng thối.

Phật thủ bạn có thể dùng tươi cũng được mà đem thái dọc ra rồi phơi khô dùng cũng được. Nhưng theo được biết thì phật thủ khô rất hay mốc nên chỉ dùng được thời gian ngắn thôi.

Phật thủ có tác dụng gì?

Phật thủ có tác dụng gì?

1.3 Những chất có trong phật hủ

Theo nghiên cứu thì quả phật thủ có glucosid chiếm 8,7%, lipit cũng lên tới 1,3%, nước chiếm 89,6%. Ngoài ra hàm lượng protein cũng là 1,2% và chất xơ là 1,1%. Hàm lượng vitamin C cũng rơi vào tầm 0,04%. Các nguyên tố vi lượng khác như kẽm, sắt, natri, mangan, kali,… cũng chiếm tỉ trọng nhỏ. 

Trong quả phật thủ có nhiều hydrat-cacbon. Hợp chất này có nhiều loại polisacarit. Thịt quả phật thủ có nhiều glucosid. Vị đắng của quả là do flavonoid, limonin, một vài vitamin và chất keo.

Tinh dầu và vị đắng ở vỏ quả là do flavonoid và coumarin. Theo đó thì tinh dầu từ quả phật thủ và flavonoid tốt cho người đau dạ dày và người hay ho.

Đông y nghiên cứu phật thủ đắng, cay lại chua nhưng lại ấm. Vì thế nó được dùng để kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, nghẹn họng….

Xem thêm:

2. Quả phật thủ dùng để làm gì? Công dụng của quả phật thủ ra sao?

Theo người xưa khi thờ quả Phật thủ vào những dịp Tết Lễ sẽ giúp gia chủ có nhiều may mắn, tài lộc. Nhưng nó còn có 1 công dụng khác đó chính là làm thuốc chữa bệnh. Ngay từ xa xưa người ta đã dùng phật thủ làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả rồi. Hơn thế nữa nó dùng làm dược thiện cũng rất tốt nữa.

1. Người bị nấc, ăn vào lại nôn ra

Thái nhỏ vỏ quả phật thủ thành hình hạt lựu. Sau đó trộn thêm đường vào và ăn vài ba lần mỗi ngày. Khi ăn thì nhai từ từ rồi nuốt cả nước cả bã.

2. Giảm đau bụng kinh

Đương quy 8g, gừng tươi 6g, rượu nếp 30ml, phật thủ tươi 3og. Đem các nguyên liệu cho vào nồi rồi thêm chút nước để nấu nước uống. Chia ra vài lần rồi dùng hết trong ngày.

3. Người nào tiêu hóa kém

Lấy 30g phật thủ tươi nấu nước đặc để uống hết trong ngày.

4. Dạ dày đau

Lấy cùi quả khô phật thủ khoảng 5-7 miếng rồi cho vào ấm. Thêm nước sôi vào hãm 15p thành trà rồi uống. Uống nhiều lần trong ngày. 

Hoặc lấy vài ba lát phật thủ tươi chừng 20g đem nấu nước rồi uống khi còn ấm. Lúc nào nguội thì hâm lại để uống.

Tìm hiểu về tác dụng của phật thủ

Tìm hiểu về tác dụng của phật thủ

5. Ho đờm

Bài thuốc 1: Cách đơn giản nhất là lấy 1 ít cả vỏ và thịt quả phật thủ đem đi nhai. Sau đó từ từ nuốt xuống là được.

Bài thuốc 2: Lấy phật thủ tươi 30g. hoặc dùng hoa cũng được. Sau đó thêm vài cục đường phèn vào để hấp cách thủy. Hấp đến khi đường tan và phật thủ chín mềm thì lấy ra ăn. Ngày ăn 2 lần là được.

6. Tràn dịch màng phổi bị ho hoặc tức ngực

Lấy 1 nhúm phật thủ đun với nước. Chắt lấy nước rồi cho 1 nắm gạo tẻ to vào để nấu cháo. Khi nào ăn thì ăn nóng và thêm đường vào. Ăn hết trong ngày là tốt nhất.

7. Chữa bệnh trầm cảm

Lấy khoảng 30g phật thủ rửa sạch rồi cho vào ngâm với nửa lít rượu nếp. Ngâm 10 ngày thì lấy ra dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần tối đa là 50ml.

8. Mắt kém, thị thần kinh viêm

Cốc tinh thảo 15g, phật thủ 60g. Đun lấy nước 2 nguyên liệu trên ròi lấy nước đó hãm với 3g chè. Ngày chỉ cần uống 1 ấm này là được. Liệu trình dùng 7 ngày.

9. Khí hư nhiều

Phật thủ tươi khoảng 30g và 1 đoạn ruột non của lợn. Làm sạch các nguyên liệu rồi đem nấu nước. Chia ra vài ba lần để uống hết trong ngày.

10. Viêm gan có tính chất lây truyền

Phật thủ đã phơi khô 9g, bại tương thảo 1g. Nếu trẻ từ 10 tuổi trở lên thì 2 tuổi thêm 1g bại tương thảo. Cho các nguyên liệu đi nấu nước uống. Thêm đường rồi chia ra thành 3 bữa uống hết trong ngày. Liệu trình 10 ngày liên tục.

11. Giải rượu tốt

Bạn dùng hoa hay quả phật thủ tươi đều được. Miễn sao đủ 30g là được. Nấu với nước rồi lấy nước đó cho người say uống.

12. Lạnh bụng dẫn đến đau bụng

Nếu dùng phật thủ khô thì chỉ cần 40g. Còn phật thủ tươi thì lấy 1 lạng. Cho nguyên liệu vào bình rồi ngâm với 1l rượu nếp ngon. Ủ nửa tháng là có thể dùng được ròi. Lâu thì ngon hơn. Mỗi lần uống 1 thìa canh nhỏ. Ngày uống 2 thìa.

13. Phế quản viêm lâu ngày

Bán hạ chế và phật thủ khô mỗi vị đúng 6g. Đem tất cả tẩm nước gừng rồi sao vàng lên. Sau đó cho vào nồi nấu với 2 bát nước. Đun đến còn 200ml thì cho thêm đường vào để chia thành 2 bữa để uống.

14. Ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu

Phật thủ khô 10g cho vào ấm chế thêm nước sôi để hãm trà. Dùng nước này thay trà hằng ngày.

15. Trẻ em bị ho viêm họng

Phật thủ đem thái lát mỏng. Thêm mật ong hoặc mạch nha vào trộn cùng. Sau đó đem hỗn hợp đi hấp cách thủy. Hấp đến khi phật thủ chín nhừ là được.

Nếu mạch nha thì dùng 1 lần trước lúc ngủ cho công hiệu tốt. Mỗi lần chỉ cần 1 thìa là được. Còn mật ong thì dùng 2 đến 3 lần. Mỗi lần dùng từ 2 đến 3 thìa canh là được. Bài thuốc này chỉ dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Ý nghĩa của phật thủ

Ý nghĩa của phật thủ

16. Dạ dày đau lâu ngày

Hoa nhài 6g cho vào nấu cùng phật thủ khô 10g. Chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

17. Gan hoặc dạ dày đau

Bài 1: Thanh bì 6g và phật thủ tươi 10g. Đem nấu nước uống trong ngày là được.

Bài 2: Ho phật thủ tươi, hương phụ mỗi vị đúng 10g. Sa nhân, bạch thược mỗi vị đúng 15g. Cam thảo 3g và ô dược gấp đôi lượng lên. Đem các nguyên liệu nấu nước uống là được.

18. Tiêu hóa kém

Phật thủ lấy đúng 50g khô, tier hồi hương và xuyên tiêu mỗi vị đúng 12g. Thêm sa nhân 15g. Đem các nguyên liệu đi nghiền bột rồi hòa với nước sôi để uống. Nên uống khi còn nóng.

19. Dạ dày viêm loét

Lấy 1 nắm rễ cây phật thủ và 1 cái dạ dày lợn. Làm sạch rồi cho các nguyên liệu đem nấu canh để ăn hết trong ngày.

20. Viêm amidan

Hoa phật thủ, hoa hồng, hoa tường vi mỗi thứ đúng 10g. Thêm hoa mai 6g nữa. Đem các nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào nồi nấu nước uống. Nước vừa ngậm vừa súc miệng môi ngày.

21. Ho có đờm kèm khó thở

Lá hoắc hương 9g, phật thủ khô 15g, thêm vỏ gừng tầm 1 nhúm nhỏ nữa. Đem các nguyên liệu nấu nước uống hết trong ngày là được.

22. Hỗ trợ điều trị tiểu đường, nước tiểu không trong

Lấy 1 nắm rễ cây phật thủ và 1 đoạn ruột non của lợn. 2 nguyên liệu trên làm sạch rồi cho vào nồi để nấu thành canh để ăn.

23. Người bị động kinh

hái rễ cây phật thủ 30g rồi làm sạch. Cho vào nồi ninh với 1 con gà mái tơ tầm 1,5kg. Ninh nhừ thì ăn cả nước cả gà. Món ăn này ăn trong ngày.

24. Đau dạ dày do lạnh

Lấy 1 nắm gạo tẻ sao vàng thơm lên. Rồi cho vào nồi cùng 15g phật thủ đã phơi khô. Sau đó đem nấu nước rồi chia ra 3 bữa để uống là được.

3. Những điều cần nhớ khi sử dụng phật thủ để chữa bệnh

Mặc dù quả phật thủ có nhiều công dụng thật. Nhưng nói đi cũng cần nói lại thì phật hủ cũng có nhiều hạn chế. Bạn cần chú ý dùng phật thủ đúng cách để chữa bệnh cho hiệu quả. 

  • Thông thường những quả phật thủ để trưng bày có màu vàng đẹp mắt và mùi thơm dễ chịu. Ngoài ra nó cũng chơi được lâu. Điều này là do họ dùng thuốc bảo quản cho quả. Do đó tốt nhất là bạn không nên áp dụng các bài thuốc từ quả phật thủ như trên. Mà nếu có dùng thì cần đảm bảo quả rõ nguồn gốc, mua tại vườn thì hơn.
  • Quả phật thủ để trưng trên ban thờ lâu ngày cũng không nên dùng. Vì nó có thể bị hỏng.
  • Nếu muốn dùng thì rửa nhiều lần với nước cho sạch rồi ngâm nước muối. 
  • Ai bị nóng, âm kém mẹ bầu thì tốt nhất là không nên dùng phật thủ.

Các bài thuốc này dù sao cũng chỉ là truyền miệng. Nên bạn cần tham khảo và cân nhắc trước khi sử dụng. Tốt nhất là nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ để điều trị cho an toàn.

4. Một vài món ăn từ phật thủ bạn có thể sử dụng

Ngoài dùng phật thủ tươi hoặc khô để nấu nước uống chữa bệnh. Thì bạn hoàn toàn có thể dùng phật thủ có thể làm món ăn rất ngon. Không những vừa ngon miệng lại vừa làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Bạn có thể tranh thủ làm các món ăn này để cả gia đình cùng thưởng thức nhé! Chắc chắn ai cũng khen tấm tắc đấy! 

4.1 Phật thủ ngâm rượu

Lấy khoảng 1 nắm phật thủ nhỏ rồi cho vào bình rượu ngâm với nửa lít rượu nếp ngon. Ngâm khoảng 10 ngày thì có thể dùng được. Khi nào uống thì lấy 1 chén để dùng. Không dùng hơn. Rượu phật thủ hợp với người gặp vấn đề về tâm thần.

4.2 Phật thủ làm siro

Lấy 1 vài miếng phật thủ rồi đem rửa sạch và thái nhỏ. Thêm chút đường vào rồi cho tất cả vào ấm. Thêm nước vào để nấu thành trà. Vậy là được món trà siro phật thủ. Người nào trướng bụng hay đau bụng quặn lại thì nên dùng.

4.3 Phật thủ nấu cháo

1 nắm gạo tẻ to cùng vài ba lát phật thủ. Đem phật thủ nấu với nước rồi gạn bỏ bã. Sau đó thêm gạo tẻ vào nấu thành cháo. Thêm đường vào để cho dễ ăn. Cháo này ăn nóng tốt cho người hay ho, tràn dịch ở màng phổi.

4.4 Phật thủ làm chè

Lấy vài lát phật thủ rửa cho sạch rồi đem thái nhỏ ra. Cho vào ấm rồi thêm nước sôi vào để hãm thành chè. Mỗi ngày dùng 1 lần. Chè này tốt cho người dạ dày hay tá tràng bị viêm loét. Người hay đầy hơi, buồn nôn, nôn ói.

4.5 Phật thủ cùng cốc tinh thảo làm chè

3g chè, 60g phật thủ, 15g cốc tinh thảo. Đầu tiên mang phật thủ và cốc tinh thảo đi nấu nước. Đun đến khi gần cạn rồi cho vào ấm đã cho sẵn chè trong đó. Mỗi ngày uống 1 ấm này là được. Dùng liên tục 1 tuần thì sẽ thấy có kết quả. 

Chè này tốt cho người mắt kém, thần kinh cũng viêm.

4.6 Phật thủ hầm cùng ruột heo

Bạn lấy vài lát quả phật thủ và 1 đoạn ruột non của lợn. Làm thật sạch ruột lợn rồi thái thành khúc vừa ăn. Cho phật thủ và ruột non vào nồi nấu cùng với nhau. Thêm gia vị cho vừa miệng ăn là được. 

Những người nào khí hư ra nhiều có màu trắng thì nên dùng liên tục từ 2 đến 3 lần. Sau 2 đến 3 tuần sẽ thấy có kết quả.

4.7 Phật thủ làm mứt

Bạn cần 2 quả phật thủ vừa tầm, nửa lít nước, 6 lạng đường cát. Nếu có thể lấy đường bột nữa cũng được.

Đầu tiên rửa sạch quả phật thủ với nước rồi để cho thật khô. Tiếp đến thái nhỏ thành hình hạt lựu tầm ngón tay út. Trút vào nồi và thêm nước gấp đôi phật thủ là được. Đun sôi nồi nước lên.

Đến khi nồi nước sôi thì mở vung và hạ nhỏ lửa. Đun thêm chừng 40p nữa đến khi nước còn sâm sấp mặt cái là được.

Sau đó trút thêm đường vào nồi nước và khuấy đều cho đường ta. Đun với lửa vừa và khuấy đều để đường ngấm vào cái. Đun thêm đến khi thịt quả trở nên trong suốt. Đường bám vào từng miếng thịt quả là được.

Đợi khi nào mứt nguội thì cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp lại rồi để trong tủ lạnh. Bảo quản theo cách này thì có thể giữ được 1 năm. Nếu muốn ăn mứt khô thì bạn trải mứt vừa làm ra giấy rồi rắc đường bột lên. Đường sẽ bám vào từng miếng mứt giúp miếng mứt khô. Mứt khô thì dùng được trong nửa năm

Theo Đông y thì quả phật thủ ấm nên giúp điều hòa khí huyết và nâng cao tiêu hóa. Nên dùng mứt phật thủ vừa là món ăn ngon lại vừa là vị thuốc chữa bệnh tốt. Màu vàng đẹp mắt, chút the cay và ngọt hòa quyện khiến món ăn càng thêm hấp dẫn hơn.

Món này ăn với bánh mì, bánh quy hay làm nhân bánh đều ngon.

5. Khám phá ý nghĩa, cách chọn và bảo quản phật thủ đúng cách

Cứ đến dịp giáp Tết, ngoài việc dọn dẹp nhà cửa cho thật sạch sẽ, mua sắm đồ đạc cần thiết. Thì mọi gia đình còn chọn mua hoa quả để bày trên bàn thờ gia tiên. Nhất là quả Phật thủ.

Chọn trưng bày quả phật thủ không chỉ đơn giản là chọn quả có mùi thơm hấp dẫn, dịu nhẹ. Mà còn chọn làm sao được quả mang lại may mắn cho cả gia đình nữa.

5.1 Ý nghĩa của quả phật thủ trong đời sống

Quả phật thủ bắt nguồn từ Ấn Độ. Nó theo chân những người theo đạo phật đến nhiều nơi ở châu Á. Với nhiều nhà sư thì loại quả này có các ngón tay đưa ra hơi cong vào. Lại thêm hương thơm dễ chịu  nên cho rằng đây là loại quả của thần phật. Khi mang theo bên người sẽ luôn may mắn, như ý.

Cũng vì ý nghĩa tâm linh cùng với mùi thơm dễ chịu mà lại chơi được lâu. Mà hiện nay nhiều gia đình Việt chọn trưng bày quả phật thủ để trên bàn thờ dịp Tết. Với mong muốn móng cho gia đình may mắn, tài lộc, hạnh phúc.

Thường thì người ta sẽ để phật thủ trên mâm ngũ quả hoặc để riêng trên bàn thờ gia tiên. Nếu để trên mâm ngũ quả thì quả phật thủ sẽ được đặt ở vị trí cao nhất.

Nhờ mùi thơm hấp dẫn mà người xưa tin rằng loại quả này để trên mâm ngũ quả sẽ rất hợp phong thủy. Và đem lại cho gia chủ nhiều điều may mắn.

Mặc dù quả phật thủ không thể ăn được. Nhưng theo ý nghĩa tâm linh thì đây lại là loại quả mang nhiều nét độc đáo, hấp dẫn. Vì thế bạn có thể cân nhắc điều kiện để chọn cho mình quả phật thủ phù hợp.

5.2 Hướng dẫn chọn phật thủ đúng cách

HIện tại quả phật thủ rất dễ tìm mua. bạn có thể tìm mua tại các chợ để về trưng bày vào dịp Tết cũng được.

Chọn quả nhiều tai

Quả phật thủ có bề ngoài đẹp thì cần có nhiều tay. Thường thì mỗi quả sẽ có từ 20 đến 30 ngón. Các ngón xòe ra tròn đều xếp tầng lên nhau như bông hoa. Nếu ở lớp ngoài cùng số ngón tay trùng với các số theo phong thủy là may mắn. Thì sẽ có giá cao hơn. Trái Phật thủ đẹp phải nhiều ngón tay, thông thường mỗi quả có 20-30 ngón tay. 

Muốn chọn quả đẹp thì hãy chọn quả to, nhiều ngón tay. Các ngón tay đều nhau, dài, mập, cách đều nữa. Vỏ quả hơi trơn, màu vàng nhạt và có mùi thơm là những quả già. Có thể chơi được thời gian dài.

Dùng quy luật Thịnh – Suy – Bĩ – Thái

Khi chọn mua phật thủ bạn cần đếm số ngón tay của quả. Đếm theo quy luật Thịnh – Suy- Bĩ- Thái. Cách đếm thực ra rất đơn giản bạn cứ đọc lặp lại 4 từ này từ ngón đầu tiên đến ngón cuối cùng. Nếu số ngón tay rơi vào Thịnh hoặc Thái thì cực quý. Những quả này thường có giá vài triệu luôn. Và cả vườn thì may ra mới có 1 đến 2 quả mà thôi.

Chọn quả có bên ngoài đẹp

Khi mua tránh chọn quả nào bề ngoài xây xước, các ngón tay bị gãy, dập. Một là để tránh mất thẩm mỹ. Hai là cũng giúp ý nghĩa phong thủy của nó được trọn vẹn hơn. 

Hơn nữa cũng cần tránh chọn quả non. Bởi vì dù nó có bề ngoài và mùi thơm rất đẹp và hấp dẫn. Nhưng những quả này lại không thể chơi được lâu. Quả phật thủ đẹp, già là quả có các túi tinh dầu tròn, cách đều và căng mọng. Khi sờ vào quả thấy chắc và cứng.

5.3 Bảo quản phật thủ đúng cách

Quả phật thủ thực chất có thẻ trưng bày được rất lâu. Nhưng muốn nó luôn được đẹp mã thì sau khi chơi tầm 1 tuần bạn nhúng khăn vào rượu trắng. Rồi lau bên ngoài cho quả là được.

Nếu muốn đơn giản hơn thì lấy 1 cốc nước rồi cho vài viên B1 vào. Cắm cành hoặc cuống của quả phật thủ vào cốc nước. Cách này sẽ cung cấp nước và dinh dưỡng cho quả. Nên thời gian chơi có thể lên đến 4 tháng.

Mùi của quả phật thủ thơm dịu nhẹ nên mang lại cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng cho người chơi. Hơn nữa nó còn tượng trưng cho ý nghĩa Phật, tổ tiên  luôn ở bên cạnh che chở cho cả gia đình. Nên phật thủ rất hay được dùng để trưng bày vào dịp Lễ Tết.

6. Điều thú vị về quả phật thủ mà bạn có thể chưa biết

Có thể nói quả phật thủ hiện tại là 1 trong những quả rất phổ biến đối với người dân Việt Nam rồi. Quả phật thủ rất dễ tìm mua. Không chỉ dịp lễ Tết mà những ngày tuần hay đầu tháng đều có thể tìm mua được ở các chợ. Vậy nhưng bạn có biết nguồn gốc của quả phật thủ ở đâu không? Chắc hẳn là chưa rõ đúng không? Vậy thì cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

Theo nhiều nghiên cứu thì người ta cho rằng quả phật thủ bắt nguồn từ Ấn Độ.  Những người theo Đạo Phật đã mang trái này đến Trung Quốc rồi dần dần nó du nhập vào Việt Nam.  Cây phật thủ cho quả đặc biệt nên trước đây chủ yếu được trồng ở các tỉnh núi cao như Tuyên Quang, Yên Bái… Nhưng hiện nay thì nó đã phổ biến hơn. Và có nhiều nhất ở xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội.

Quả phật thủ có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Nhưng cái đặc  biệt của nó không nằm ở kích thước to nhỏ của nó. Mà quan trọng là các ngón tay thon dài của quả phật thủ. Nó hệt như các ngón tay của Đức Phật. Chính vì thế người ta hay dùng để trưng bày. Hoặc có thể làm mứt, làm nến,…

Không chỉ có những cây phật thủ to lớn được trồng trong vườn nhà nữa. Hiện tại rất nhiều người ưa chuộng phật thủ bonsai. Cây này được đánh giá quý hơn nhiều loại cây bonsai khác. Bởi vì theo các chuyên gia, có 1 cây phật thủ bonsai trong nhà. Thì gia chủ sẽ có nhiều may mắn, tài lộc, thịnh vượng.

7. Kết luận

Như vậy có thể thấy được phật thủ không những là loại quả đẹp mà nó còn là bài thuốc chữa bệnh rất tốt. Đồng thời đây cũng là loại quả mang ý nghĩa phong thủy may mắn cho gia đình. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc xem có nên sử dụng phật thủ để trưng bày hay không? Sau đó có thể tận dụng trái phật thủ để làm thuốc chữa bệnh nếu cần thiết.

Tuy nhiên bạn biết đấy. Dù sao các công dụng của quả phật thủ cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng cả. Chính vì thế nếu có ý định sử dụng phật thủ thì bạn nên cân nhắc lợi và hại của quả. Đồng thời cần xin ý kiến bác sĩ để điều trị sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)