14+ tác dụng của Ngưu tất – cách sử dụng và lưu ý cần thiết

Ngưu tất là loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi để trau dồi sức khỏe, ngăn ngừa và chữa trị nhiều căn bệnh như chứng kinh nguyệt không đều, hạ cholesterol trong máu, viêm khớp, bổ can thận, mạnh gân cốt, lợi tiểu…

Trong sách Đông Y có ghi nhận công dụng của ngưu tất. Vị thuốc này góp mặt trong nhiều bài thuốc dân gian. Ở Việt Nam, trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi cũng trích dẫn nhiều công dụng của loại dược liệu này. Vậy thì hãy tìm hiểu về cây ngưu tất với những đặc điểm nổi bật và công dụng của nó trong bài viết hôm nay nhé!

1. Tìm hiểu về đặc điểm của cây ngưu tất

1.1 Ngưu tất là cây gì?

Ngưu tất có tên khoa học là Achyramthes bidentata Blume. Nó thuộc họ Giền Amaranthaceae. Bên cạnh cái tên ngưu tất được gọi rất phổ biến, người ta còn gọi nó bởi một số cái tên khác như cây cỏ xước hay cây hoài ngưu tất.

Trong cách cổ có nhắc đến nguồn gốc của cái tên ngưu tất. Đây giống như vị thuốc gối đầu của con trâu. Ngưu có nghĩa là trâu. Còn tất có nghĩa là đầu gối.

Ngưu tất

Ngưu tất

Sau khi thu hái, phần rễ cây sẽ được cắt riêng, rửa sạch rồi phơi sấy khô để dùng làm thuốc.

Bạn có thể dễ dàng nhận diện cây ngưu tất qua hình dáng bên ngoài của nó. Thân cây ngưu tất khá mảnh. Cây cao trung bình khoảng 1m. Một số cây cao tới 2m. 

Ngưu tất có có khá dài. Chiều dài của lá có khi đến 12cm, rộng đến 4cm. Lá mọc đối xứng trên cuống. Đầu lá nhọn, mép không có răng cưa, phiến lá hình bầu dục như quả trứng. Hoa mọc thành cụm ở đầu cành.

Cây ngưu tất trồng ở nước ta vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc di thực vào. Rễ của loại cây ngưu tất này to hơn giống cây cỏ xước bản địa mọc hoang ở một số địa phương nước ta. Nhiều người dùng rễ cây cỏ xước giả làm rễ cây ngưu tất rất khó phát hiện.

1.2 Cây ngưu tất có tác dụng dược lý gì?

Năm 1935, trong cuốn Trung Hoa y học tạp chế, Trương Phát Sơ, Lưu Thiệu Quang và Trương Diệu Đức đã thực hiện một thí nghiệm trên động vật với cao lỏng ngưu tất. Kết quả thu được là: sử dụng cao lỏng của cây ngưu tất. Thực hiện 90 thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột bạch, thỏ, mèo và chó (có chửa hoặc không) thu được kết quả sau đây:

  1. Tử cung của chuột bạch có bầu hay không có bầu đều giảm sức căng đáng kể khi dùng cao ngưu tất.
  2. Thỏ có bầu hay không có bầu đều có tác dụng co bóp tử cung.
  3. Trên mèo có bầu cao ngưu tất khiến cho hoạt động co bóp mạnh hơn. Với mào bình thường thì làm dịu tử cung.
  4. Cao ngưu tất tác dụng lên tử cung chó thì kết quả không ổn định. Ban đầu co bóp nhưng về sau lại làm dịu.
  5. Với các dây thần kinh ở dưới bụng cao lỏng ngưu tất tác dụng kích thích trực tiếp.
Tác dụng của cây ngưu tất

Tác dụng của cây ngưu tất

1.3 Tác dụng và liều dùng của cây ngưu tất

Theo Đông Y ngưu tất có vị đắng và chua, tính bình, không có độc. Đi vào thận và 2 kinh can trong cơ thể. Ngưu tất có tác dụng phá huyết, hành ứ, mạnh gân cốt và bổ can thận.

Từ ngày xưa, trong bài thuốc dân gian chữa đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, viêm khớp đã có thành phần ngưu tất. Tuy nhiên với phụ nữ có thai tuyệt đối không dùng ngưu tất.

Có một bài thuốc dân gian chữa bệnh huyết áp cao, giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch rất hiệu quả từ cây ngưu tất. Bạn nấu cao khô ngưu tất rồi viên lại mỗi viên khoảng 0,25g. Mỗi lần uống 5 viên. Duy trì trong 1 – 2 tháng rồi dừng.

Xem thêm:

2. Cây ngưu tất dùng để trị bệnh gì? Các bài thuốc dân gian sử dụng cây ngưu tất

1. Trị máu tụ cho bị thương, hoặc chân tay nhức mỏi do đi xa về

  • 100g ngưu tất
  • 50g huyết giác 
  • 30g sâm đại hành 

Các vị thuốc trên ngâm rượu trong 30-40 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15ml. Duy trì ít nhất là 10 ngày. 

2. Chữa ù tai, chóng mặt, đau mắt, nhức đầu, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình

  • 30g ngưu tất 
  • 20g hạt muồng

Sao vàng 2 loại dược liệu rên rồi mang sắc uống.  Mỗi ngày 1 thang.

3. Giảm triglycerid và cholesterol 

Ngưu thái thái mỏng. Hãm với nước uống. Mỗi ngày dùng 12g ngưu tất.

Sử dụng rễ cây ngưu tất để trị bệnh

Sử dụng rễ cây ngưu tất để trị bệnh

4. Chữa nhồi máu cơ tim, huyết áp cao

  • 5g rễ khô ngưu tất
  • 10 cây thành ngạch (đỏ ngọn)

Cho ngưu tất và thành ngạch vào nỗi hãm cùng 3 bát nước. Khi còn ⅓ thì đổ ra uống. Lưu ý là uống sau bữa ăn 30 phút. Sau 2 tháng nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp đợt 2. Khoảng 3 đợt là thấy hiệu quả rõ rệt.

5. Trị bế kinh, tắc kinh

  • 10g ngưu tất 
  • 10g ích mẫu

Sắc 2 vị thuốc trên lấy nước uống trong ngày.

6. Chữa sổ mũi, sốt

  • 30g cỏ xước 
  • 30g đơn buốt 

Sắc lấy nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

7. Điều trị quai bị

Cỏ xước giã nhuyễn. Thêm nước rồi lọc riêng bã và nước. Phần nước dùng xúc miệng và uống trong. Phần bã lấy đắp vào vùng bị sưng.

8. Trị viêm gan, viêm bàng quang, tiểu ra sỏi

  • 15g ngưu tất
  • 15g mộc thông
  • 15g cỏ tháp bút
  • 15g sinh địa
  • 15g mã đề (hoặc hạt lá bông) 
  • 15g rễ cỏ tranh 

Sắc các vị thuốc trên lấy nước thuốc. Trước khi uống cho thêm 15g bột hoạt thạch. Mỗi ngày uống 3 lần.

9. Điều trị khớp đang sưng

Cách 1:

  • 16g ngưu tất
  • 16g hy thiêm thảo
  • 16g nhọ nồi
  • 12g thương nhĩ tử
  • 20g phục linh 
  • 12g ngải cứu

Tất cả các vị thuốc trên cắt nhỏ rồi sao vàng. Sắc lấy 3 lần nước thuốc. Sau đó trộn chung tất cả lại. Uống 3 lần trong ngày. Duy trì liên tục trong 7 – 10 ngày. 

Cách 2:

  • 40g cỏ xước
  • 20g thổ phục linh
  • 30g hy thiêm
  • 12g ngải cứu
  • 20g cỏ mực
  • 12g quả ké đầu ngựa 

Các vị thuốc trên sắc nước thuốc đặc. Dùng uống trong ngày.

10. Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư

  • 20g rễ cỏ xước
  • 16g ích mẫu
  • 16g cỏ cú
  • 30g rễ gai (gai lá làm bánh) 
  • 16g nghệ xanh

Sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống. Duy trì trong 10 ngày. Với phụ nhữ có thai tuyệt đối không được dùng.

11. Viêm đa khớp (dạng thấp)

  • 20g rễ cỏ xước tẩm rượu sao vàng
  • 16g tang ký sinh
  • 12g độc hoạt
  • 12g tục đoạn
  • 16g dây đau xương
  • 12g thục địa
  • 12g đương quy
  • 12g đảng sâm
  • 12g bạch thược
  • 8g quế chi
  • 12g tần giao
  • 6g tế tân
  • 8g xuyên khung 
  • 6g cam thảo

Mỗi thang sắc uống trong ngày. Mỗi ngày 3 lần. Liên tục trong 10 ngày.

12. Chữa vàng da, suy thận, phù thũng

  • 30g rễ ngưu tất
  • 30g cả cây cúc bách nhật
  • 30g mã đề cả cây 
  • 30g cỏ mực 

1 tháng thuốc như vậy sắc uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Duy trì thời gian dùng thuốc trong 7 – 10 ngày.

13. Trị mỡ máu cao, nhức đầu chóng mặt

  • 16g cỏ xước
  • 12 xuyên khung
  • 12g hạt muồng sao vàng
  • 12g nấm mèo
  • 12g hy thiêm
  • 20g cỏ mực 
  • 16g đương quy

Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 3 lần uống trong ngày. Lưu ý trước khi uống vớt phần bã nấm mèo ra ăn. Khi ăn nhớ nhai cho nát rồi uống cùng nước thuốc. Duy trì liên tục từ 20-30 ngày.

14. Trị sổ mũi ( do viêm mũi dị ứng)

  • 30g rễ cỏ xước
  • 30 g đơn buốt 
  • 30g lá diễn 

Sắc cùng 400ml khi còn ¼ thì tắt bếp. Uống khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn. 

Lưu ý khi sử dụng ngưu tất

Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc ra nhiều kinh nguyệt. Không dùng cho người mắc chứng mộng tinh.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

3. Lời kết

Cây ngưu tất có nhiều công dụng với sức khỏe. Chúc bạn thành công với những bài thuốc từ cây ngưu tất.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)