21+ tác dụng của nghệ đen – trị nhiều bệnh, an toàn hiệu quả

Nghệ nói chung hay nghệ đen nói riêng đã không còn là loại củ lạ lẫm đối với nhiều người nữa. Nhất là đối với chị em phụ nữ. Nghệ đen được biết đến như một loại mỹ phẩm làm đẹp tự nhiên, an toàn, lành tính và hiệu quả. Nhưng đương nhiên nó không chỉ có mỗi công dụng làm đẹp đấy rồi.

Củ nghệ đen

Củ nghệ đen

Theo nhiều nghiên cứu thì nghệ đen có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Các công dụng của nghệ đen đã được nghiên cứu từ lâu rồi. Và từ xa xưa nó đã được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Nhưng đến thời điểm hiện tại hầu như các bài thuốc đã không còn được sử dụng nhiều nữa. Có chăng chỉ là 1 vài công dụng nổi tiếng mà thôi.

Nếu bạn đang có ý định sử dụng cây nghệ đen chữa bệnh thì bạn có thể cân nhắc áp dụng các bài thuốc dưới đây nhé! Chắc chắn chúng sẽ không khiến bạn thất vọng đâu! 

Mục lục

1. Nghệ đen là gì? Đặc điểm của nghệ đen

Người ta gọi nghệ đen là nghệ xanh hoặc nghệ tím. Nghệ đen thường được trồng ở miền Bắc. Người phương tây gọi nó là Curcuma zedoaria. Và người ta xếp nghệ vào giống cây thuộc họ gừng. 

Nhìn chung bên ngoài nghệ đen không khác gì nghệ vàng. Chỉ có ruột thì màu khác mà thôi.

1.1 Cây nghệ đen có hình dáng như nào?

Cây nghệ đen có thể cao đến 1,5m. Thân rễ có hình nón với nhiều khía chạy dọc thân. Một cây có thể cho nhiều củ. Củ chính thì to dài. Và cùng với đó là các củ nhỏ hình trứng ở quanh nữa. Lá cây nghệ có thể dài từ 30 đến 60cm. Và rộng cơ bàn tay trẻ con. Ở gân chính của lá có các đốm đỏ. Cây nghệ đen cho hoa màu vàng. Bầu hoa có các lông ngắn mịn.

Củ nghệ đen dùng làm thuốc người ta gọi là nga truật. Củ có thể hình toi hoặc hình giống quả trứng. Càng về dưới thì càng thu nhỏ lại. Mỗi củ tầm dài cỡ 1 ngón tay trỏ. Vỏ ngoài có màu nâu vàng với bề mặt trơn nhẵn. Bẻ củ ra thì thịt củ tím hoặc xanh.

1.2 Cây nghệ đen có nhiều ở đâu?

Cây nghệ đen là loại cây thuần bản địa ở Indonesia và Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 6 người Arab đã mang nghệ đen sang châu Âu. Nhưng người châu Âu lại không dùng nhiều.

Hiện tại nghệ đen có nhiều ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam những khu đất ẩm, xốp thì có khá nhiều. Hoặc ở trong rừng núi cũng có.

Củ nghệ đen có tác dụng gì?

Củ nghệ đen có tác dụng gì?

1.3 Thu hái, sơ chế và bảo quản nghệ đen như nào?

Người ta thường dùng củ tươi hoặc khô để làm dược liệu. Người ta thường thu hái vào độ tháng 11 đến tháng 12 hằng năm. Sau khi củ được rửa sạch đất cát thì sẽ loại bỏ rễ con đi.

Có các cách sơ chế nghệ đen như sau:

+ Cho giấm vào chậu sứ hoặc sành với đáy gồ ghề 1 chút. Sau đó mài củ nghệ vào đáy chậu rồi đem hơ cho khô bột lại. Lấy bột dùng chữa bệnh.

+ Cho nghệ đen vào tro nóng ủ cho chín mềm. Sau đó trộn với giấm để giã nát.

+ Luộc chín nghệ đen rồi thái mỏng và phơi khô. Hoặc có thể ngâm nghệ đen với giấm theo tỉ lệ 600:160. Sau đó đun cạn nước rồi thái mỏng và phơi khô.

Nghệ đen sau khi chế biến thì đem để ở hộp kín. Sau đó để ở nơi khô ráo tránh ánh nắng mặt trời. Cũng như hạn chế nấm mốc.

1.4 Khái quát công dụng của nghệ đen

Đông y nghiên cứu nghệ đen có tác dụng tiêu huyết ứ, tăng lưu thông máu, khí đình trệ, giúp vết thương mau lành,…

Còn các nhà khoa học thì thấy được trong nghệ đen có nhiều curcumin. Nên nó có thể điều trị được các bệnh sau:

  • Hỗ trợ điều trị ung thư. Giảm nguy cơ mắc ung thư và tác dụng phụ do hóa trị.
  • KHáng viêm tốt, giúp cơ thể phản ứng được với viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Giảm sự gây hại của các gốc tự do
  • Các tình trạng đau khớp, đau răng cũng được cải thiện.

Theo nghiên cứu tinh dầu từ nghệ đen còn làm giảm đi sự phát triển của các tế bào gây ra ung thư gan. Thí nghiệm trên thỏ cho thấy nước nấu từ nghệ đen sẽ giúp máu tăng hấp thụ hơn.

2. Nghệ đen dùng làm gì? Công dụng của nghệ đen ra sao?

Trong dân gian người ta gọi nghệ đen là nga truật. Theo nghiên cứu nghệ đen có nhiều công dụng tốt. Ví dụ như kháng khuẩn, tiêu hóa khỏe, giúp ăn ngon miệng hơn. Thậm chí người ta còn dùng nghệ đen để làm bài thuốc trước sinh. Kết hợp cùng đại hoàng, long đảm thảo, phan hồng hoa, tác dược, lô hội nữa.

Không những vậy nghệ đen còn là thần dược làm đẹp cho mọi chị em.

1. Phụ nữ đau bụng khi đến tháng

Nghệ đen và ích mẫu mỗi vị đúng 15g. Đem nấu nước uống trong 3 tuần sẽ thấy hiện tượng đau bụng kinh giảm hẳn.

2. Trẻ nhỏ bị nôn, chớ

Cho vài hạt muối ăn vào sữa hòa tan rồi thêm 4g nghệ đen vào. Đun sôi trên bếp 5p cho ra hết tinh chất. Tiếp tục thêm ngưu hoàng 1 chút bằng hạt gạo vào khuấy đều. Chia ra vài lần uống trong ngày.

3. Trẻ lười ăn, cam tích, đi ngoài phân nặng mùi

Lấy 6g nghệ đen cho vào nồi nấu với 4g hạt muồng trâu. Lấy nước cho trẻ uống.

4. Đầy hơi, khó tiêu, đường ruột kém

Thanh mộc hương, cốc nha, thanh bì mỗi vị đúng 20g. THêm bấc lùng và đinh hương mỗi vị 16g. Cùng với đó là nghệ đen, củ gấu, tam lăng mỗi vị đúng 160g. Hạt cau, khiên ngưu đã sao vàng mỗi vị đúng 40g.

Đem các nguyên liệu nghiền thành bột rồi làm viên hoàn. Khi nào dùng thì lấy đúng 12g đem uống cùng nước gừng là được.

Tìm hiểu về tác dụng của nghệ đen

Tìm hiểu về tác dụng của nghệ đen

5. Cải thiện chứng ăn không ngon, hoa mắt, chóng mặt

Hoàng kỳ, nga truật, mỗi vị đúng 30g. Thêm đại hoàng, long đởm thảo mỗi vị đúng 10g. Cùng với đó là đào nhân, sài hồ, ngưu tất, đương quy, hà thủ ô mỗi vị đúng 20g. Thêm 15g hoa hồng và 25g lô hội. Đem các nguyên liệu thái nhỏ rồi đem ngâm cùng rượu nửa tháng là có thể dùng. Mỗi bữa uống 1 chén nhỏ là được.

6. Đại tiện ra máu, đại tràng co thắt

2 lạng vừng đen, 1 chút mật ong, nửa cân tam lăng, 1 cân nghệ đen, 40g đại hoàng. Đem các nguyên liệu trồng cùng nhau để uống. Ngày dùng 40g chia đều cho 2 lần.

7. Dạ dày viêm, đầy hơi

2 lạng sài hồ, 3 lạng ô tặc cốt và 1 cân nghệ đen. Đem rang thơm rồi nghiền bột. Thêm mật ong vào để vo viên. Ngày dùng 40g chia đều cho 2 lần. Dùng trước ăn nửa tiếng sẽ tốt hơn.

8. Nhiễm lạnh mà đau bụng từng cơn

Mộc hương 50g. Nghệ đen gấp đôi lượng. Đem 2 nguyên liệu nghiền bột rồi lúc nào uống lấy 1 thìa cà phê nhỏ uống với giấm loãng.

9. Viêm gan dẫn đến vàng da

Quất non, cỏ cú, nghệ đen và nghệ vàng mỗi vị số gam như nhau. Đem các nguyên liệu phơi khô rồi nghiền bột. Sau đó thêm mật ong vào để vo viên. Ngày dùng từ 1 đến 2g là được.

10. Giúp vết bỏng mau lành

Lấy gel nha đam rồi trộn với bột nghệ đen để đắp lên chỗ bỏng. Vừa giảm đau rát lại giúp vết bỏng mau lành.

Lưu ý trong quá trình sử dụng nghệ đen

Lưu ý trong quá trình sử dụng nghệ đen

11. Làm đẹp

Nghệ đen nổi tiếng trong việc làm đẹp. Không chỉ đối với chị em bình thường mà đối với mẹ sau sinh cũng có tác dụng nữa. Nếu bạn cũng đang gặp phải các tình trạng như dưới đây thì bạn cũng có thể cân nhắc áp dụng. Cách làm này vừa an toàn lại rất hiệu quả nữa. Đã có rất nhiều chị  em áp dụng và thu được kết quả như ý rồi đấy! 

Mẹ sau sinh bị rạn da

Bạn có thể dùng nghệ đen để hạn chế tình trạng rạn da. 2 tháng trước sinh lấy rượu và nghệ cùng với gừng ngâm với nhau. Sau đó đắp lên bụng hoặc chỗ nào có nguy cơ rạn. Sau đó tắm lại là được.

Giúp trắng da

Dùng tinh bột nghệ hòa với mật ong để uống vào lúc sáng sớm. CÙng với đó là duy trì đắp mặt nạ bột nghệ và sữa chua tuần vài ba lần. Chẳng mấy chốc da dẻ bạn sẽ sáng đẹp, hết thâm nám ngay.

Xóa mờ nếp nhăn

Làm mặt nạ gồm cám gạo, sữa chua, cà chua, tinh bột nghệ đen. Đem đắp mặt nạ lên da rồi đợi khô thì rửa lại.

Trị mụn và giảm thâm mụn

Cho bột nghệ đen, sữa tươi không đường và vài giọt nước cốt chanh vào bát và trộn thật đều. Đắp hỗn hợp lên da tuần 2 lần. Như vậy mụn và thâm mụn sẽ mau chóng giảm.

Gót chân nứt nẻ

Lấy dầu dừa hay dầu oliu đều được đem trộn với bột nghệ đen rồi thoa lên gót chân 15p. Sau đó đem rửa sạch lại là được. Nên áp dụng trước  khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.

Giảm tình trạng lông mặt mọc nhiều

Trộn đều bột đậu xanh và bột nghệ với nhau rồi đem thoa lên mặt. Hỗn hợp này sẽ làm lông mặt không phát triển nhanh. Sau khoảng 1 tháng hơn thì bạn sẽ thấy lông mặt của mình mờ đi nhiều.

Mờ sẹo rỗ

Thái 1 miếng nghệ đen mỏng đắp vào chỗ bị sẹo rỗ. Vừa giúp vết sẹo nhanh lành lại giúp mau mờ sẹo. Thêm nữa tính sát trùng của nghệ cũng làm cho vết thương không nặng thêm.

12. Ăn không tiêu

  • Tim lợn 1 quả, nghệ đen 25g
  • Đem nghệ thái mỏng rồi làm sạch tim lợn. Cho 2 nguyên liệu vào nấu cùng
  • Nếm thêm gia vị cho vừa miệng để ăn cùng cơm
  • Dùng từ 5 đến 7 ngày thì sẽ thấy tình trạng cải thiện đáng kể

13. Bổ khí ích huyết, chữa thiếu máu

  • Nghệ đen, xuyên khung, đương quy, cam thảo, đỗ nhược, địa hoàng thán, hồi hương, bạch thược. Mỗi vị đúng 40g.
  • Đem các nguyên liệu trên nghiền thành bột mịn rồi thêm mật vào để vo viên.
  • Khi nào dùng thì cần lấy đúng 8 đến 12g để uống là được.

14. Giảm đau dạ dày

  • Mật ong rừng 1 thìa. Bột nghệ đen 2 thìa
  • Đem 2 nguyên liệu trộn đều rồi hòa với 200ml nước ấm
  • Uống vào lúc sáng khi vừa ngủ dậy

15. Ứ huyết

  • 15g ích mẫu, 15g nghệ đen
  • Đem nấu nước để uống
  • Điều trị trong 20 ngày

16. Lãnh khí xung tâm

  • Mộc hương 30g. Nghệ đen gấp đôi lượng. Thêm chút giấm
  • Đem các nguyên liệu nghiền bột mịn.
  • Khi nào dùng thì lấy đúng 1,15g uống cùng giấm sẽ tốt hơn

17. Tiểu trường co thắt

  • Nghệ đen và hành mỗi thứ đúng 3g
  • Đem uống cùng với rượu khi đói.

18. Trẻ nhỏ bị đau quặn bụng

  • A ngụy 3g. Nghệ đen gấp 5 lượng lên.
  • Đem các nguyên liệu giã nát ra rồi đắp vào bụng. Khi nào khô thì gỡ ra. 
  • Cùng với đó lấy tử tô nấu nước để uống cùng.

19. Sườn dưới đau

  • Mộc dược, nghệ đen, nhũ hương, tam lăng mỗi vị đúng 1,15g. Thêm kim linh tử 15g.
  • Đem các nguyên liệu nấu nước để uống là được.

20. Trẻ em tiêu hóa kém, đau bụng

  • 3g hồ hoàng liên, 3g sa nhân, 3g lô hội, 10g vỏ quýt khô, 6g thanh bì, 6g chế hương phụ, 6g chỉ thực. Thêm 5g hồ tiêu, 5g la bặc tử, 5g nghệ đen và 5g tam lăng.
  • Đem các nguyên liệu nghiền bột rồi thêm hồ vào để vo viên.
  • Khi nào uống thì lấy từ 3 đến 6g để uống. Mỗi ngày dùng 2 lần là được. Dùng cùng rượu ấm tốt nhất.
  • Khi điều trị trẻ không được ăn đồ tái hay đồ có tính hàn.

21. Người bị tâm thần

  • Lấy đại hoàng và thược dược mỗi vị đúng 3g. Thêm nghệ đen 10g nữa.
  • Đem các nguyên liệu trộn đều với nhau rồi nghiền bột và vo viên cỡ hạt nhãn
  • Khi dùng thì dùng tầm 6 đến 8 viên. Ngày dùng tối đa 24 viên là được.
  • Liệu trình 1 tháng

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng nghệ đen

Mặc dù nghệ đen có rất nhiều công dụng. Nhưng dù là nhiều công dụng đến đâu nếu bạn không dùng nó đúng cách, hay dùng sai đối tượng thì dù tốt đến đâu cũng có nhiều tác hại cả. Chính vì thế bạn cần đảm bảo chắc chắn rằng khi sử dụng nghệ đen cần đúng liều lượng. Những chỉ dẫn của bác sĩ cần nắm chắc chắn. 

3.1 Những điều cần tránh khi dùng nghệ đen

  • Nghệ đen không dùng cho người đang mang bầu hoặc người khí hư huyết kém.
  • Phụ nữ rong kinh cũng không dùng vì nghệ đen phá huyết rất mạnh.
  • Nếu cơ thể suy nhược kèm theo tích thì khi dùng nghệ đen cần phối thêm sâm hoặc truật. Liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Theo nghiên cứu 1 vài trường hợp dùng nghệ đen sẽ làm máu khó đông. Nên người nào chuẩn bị giải phẫu cần ngưng trước và sau khi giải phẫu ít nhất nửa tháng.

3.2 Liều lượng hợp lý

  • Người ta thường dùng nghệ đen theo cách nấu nước uống hoặc là làm viên hoàn. Cũng có thể dùng dạng bột.
  • Tùy vào dạng bào chế mà bạn điều chỉnh liều lượng cho thích hợp. Nhưng nên duy trì ở việc dùng 3 đến 6g mỗi ngày.

3.3 Nghệ đen có độc không?

Theo nghiên cứu thì cây nghệ đen hoàn toàn không có độc. Nhưng vẫn có những người quá mẫn cảm đối với thảo dược này. Thì khi dùng có thể nổi mề đay, phát ban, dạ dày khó chịu. Thậm chí là buồn nôn hoặc đi ngoài.

Khi có những biểu hiện trên cần ngưng dùng nghệ đen ngay lập tức.

3.4 Sử dụng cây nghệ đen như nào?

Người ta trồng nghệ đen với nhiều mục đích khác nhau. Có thể lấy cây tươi để làm gia vị thay gừng này. Hoặc đem phơi củ khô lên rồi nghiền bột để kinh doanh cũng được.

Từ công dụng của nghệ đen bạn có thể dùng nó nó như 1 loại thuốc dân dã và an toàn thường thấy. Vừa làm đẹp cho cơ thể lại có thể cải thiện sức khỏe của bản thân nữa.

4. Dùng nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn?

Theo nghiên cứu nghệ đen và nghệ vàng chữa được các bệnh khác nhau. Nên không thể dùng nghệ này thay cho nghệ kia được.

Một số người cho rằng nghệ thì giống nhau. Nên hay lấy nghệ đen uống cùng mật ong như nghệ vàng. Nhưng theo tìm hiểu thì nghệ đen không thể được như nghệ vàng. Căn cứ vào tình trạng bệnh mà dùng loại nghệ nào cho thích hợp. Hoặc là phối hợp lại với nhau. 

Nhưng nghệ đen lưu thông máu và tiêu ứ tốt hơn nghệ vàng. Nên người rong kinh hay mẹ bầu tuyệt đối không dùng.

4.1 Công dụng của nghệ vàng

Cây nghệ vàng là cây nằm trong họ gừng. Người ta hay dùng nó để điều trị các bệnh về gan, người bị chảy máu cam, giảm mỡ máu,… Bởi vì nghệ vàng tính ôn hơn, mặc dù cũng hơi đắng. Ngoài ra nó còn tốt cho người bị tụ bầm, chảy máu cam, giảm đau khá tốt.

Những củ nghệ vàng non thì còn được dùng làm thuốc an thần, hay giảm nhiệt độ của máu.

4.2 Công dụng của nghệ đen

Người ta thấy được rằng công dụng của nghệ đen rất nhiều. Bởi vì nó có tính ấm, hơi đắng hăng nhưng lại nhiều tinh dầu. Do đó nó giúp giảm tình trạng ăn không tiêu, giảm viêm, giảm xơ, giúp máu lưu thông tốt. Tinh dầu nguyên chất từ nghệ bôi lên da còn làm tan các vết máu bầm.  Bột từ nghệ đen còn có thể giảm khó chịu khi đến tháng của phụ nữ. Điều trị được tình trạng nôn mửa và khó tiêu,…

4.3 Sử dụng đúng theo tình trạng bệnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa về y học cổ truyền thì bột nghệ chỉ hỗ trợ điều trị chứ không điều trị được. Nên nếu dùng bột nghệ thì cần kết hợp với các loại thuốc dành riêng cho bệnh tình của người dùng. Hơn nữa các vị thuốc Nam nói chung hay bột nghệ nói riêng thì đều phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Mà mang lại hiệu quả khác nhau.

Khi dùng bột nghệ nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Để tình trạng bệnh mau có tiến triển.

5. Kết luận

Vậy là với cuốn cẩm nang nho nhỏ này bạn đã biết được công dụng của nghệ đen rồi đúng không? Hơn nữa bạn cũng đã có thêm nhiều điều thú vị về nghệ đen nữa. Các bài thuốc này chỉ là truyền miệng nên nếu có ý định sử dụng. Thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ cho an toàn. 

Hi vọng sau khi cân nhắc sử dụng nghệ đen thì bạn sẽ chia sẻ bài viết này. Để nhiều người biết đến công dụng của nghệ đen hơn nữa. Chúc các bạn luôn vui khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)