Nấm ngọc cẩu là gì? Tìm hiểu 35 tác dụng, cách dùng và lưu ý

Nhắc đến các loại nấm người ta hay nhắc đến nấm linh chi, nấm lim xanh,… Và đương nhiên còn có cả nấm ngọc cẩu nửa. Các loại nấm nói trên cũng như nấm ngọc cẩu đều là các loại nấm quý và hiếm. Chính vì thế mà người ta săn lùng rất nhiều.

Nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu

Đương nhiên không phải chỉ vì nó quý hiếm mà người ta tìm mua nhiều đến vậy đâu. Nấm có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Nấm ngọc cẩu cũng thế. Không kể đến việc nó bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thì nấm ngọc cẩu còn giúp trị bệnh rất tốt nữa. Nhất là các bệnh về chốn phòng the.

Mà điều đặc biệt hơn cả đây là liều thuốc cực tốt, mà lại an toàn. Không chỉ dành cho nam giới mà còn dành cho cả phụ nữ nữa. Nói không ngoa có khi 2 vợ chồng cùng dùng nấm ngọc cẩu thì sung mãn vô cùng. 

Nhưng để tìm hiểu cụ thể nấm ngọc cẩu có công dụng chốn phòng the như nào. Điều trị các bệnh sinh lý gì cho nam và giới thì bạn cần tìm hiểu sâu thêm. Chứ không đơn thuần là dùng nó sẽ tăng cường sinh lý. Và bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm thật nhiều kiến thức về tác dụng của nấm ngọc cẩu. Nếu có dùng nó để bồi bổ cũng hoàn toàn yên tâm.

Mục lục

1. Nấm ngọc cẩu là nấm gì? Tìm hiểu về đặc điểm của nấm ngọc cẩu?

Ngoài cái tên là nấm ngọc cẩu thì nó còn được biết đến với cái tên pín cẩu, nấm tỏa dương, ký sinh hoàn, hay củ gió đất. và còn nhiều cái tên lắm. Nhưng tên khoa học của nó chỉ được gọi duy nhất là Balanophora sp. Người ta xếp nấm ngọc cẩu vào bộ Balanophoraceae và họ Dó đất.

Nhưng thực tế cái tên mà đúng nhất với nó phải là “dùng pờ nòm mà”. Đây là tiếng dân tộc của cây nấm này. Và họ cũng dùng thường xuyên cái tên này luôn.

Sở dĩ nó có cái tên này là vì hình dáng của nó giống bộ phận sinh dục của chó đực. Lại thêm bên ngoài có màu đỏ tươi nữa. Nên người ta có thể gọi là nấm ngọc cẩu. Hay còn gọi là cẩu pín.

Nấm ngọc cẩu nằm trong họ các vị thuốc cường dương tốt. Các cụ dùng cây này để làm thuốc bổ thận , tăng cường sinh lý. Thế mới thấy các vị thuốc thiên nhiên này hiệu nghiệm ra sao.

1.1 Nấm ngọc cẩu trông như thế nào?

Gọi là nấm ngọc cẩu hay chính xác hơn là cây nấm ngọc cẩu. Nó là cây mà sống ký sinh ở các cây gỗ to. Nơi nào ít ánh sáng, độ che phủ tốt thì sẽ có cây này.  Các thân nấm mọc theo từng cụm nhỏ. Bên ngoài sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu. Ngọn của phân sẽ phình to ra. Thân cây thường to bằng 2 đến 3 ngón tay. Dài cỡ 1 gang tay.

Đây là cây mà chẳng có lá chút nào luôn. Mà chỉ có hoa thôi. Hoa nó có hoa đực và hoa cái. Bên trong hoa thì có tinh bột. Hoa đực hay cái đều có. 

Nếu hoa đực thuôn dài cỡ 15cm thì hoa cái lại hình đầu và chỉ dài hơn 1 đốt ngón tay thôi. Các cây nấm già sẽ cho hoa màu trắng.

Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Tác dụng của nấm ngọc cẩu

1.2. Phân biệt nấm đực và nấm cái

Dựa vào hình dáng bên ngoài người ta chia thành nấm đực và nấm cái.

Nấm đực

Nấm đực có thân hình chóp. Mặt thân nhìn chung là nhẵn nhụi. Mỗi cây nấm đực sẽ cao tầm 15cm. Nhưng cũng có cây cao tới 30 hoặc 40cm lận. Thân cây có lớp màu bên ngoài đỏ hơi pha nâu. Thân được cấu tạo bởi rất nhiều hoa nhỏ.

Các hoa này nhỏ và nhiều trùm lấy toàn bộ thân cây. Sau đó các hoa lại được bao bởi mo tím. Các hoa này thì không nở bung ra. 

Nấm đực cũng được đánh giá là thơm hơn nấm cái. Do đó người ta hay dùng để ngâm rượu hơn.

Nấm cái

Nấm cái thấp hơn nấm đực nhiều. Bông cũng to hơn. Nhìn qua khá giống bắp ngô đấy! Trong khi nấm đực thì có chóp rõ ràng. Củ nấm non và không nhiều sơ như nấm đực. Nấm cũng không thơm như nấm đực.

Ngoài ra thì hiện nay có 2 loại nấm ngọc cẩu. 1 là loại ruột vàng. 2 là loại ruột đỏ pha tím. 

Nhiều người ngâm nấm nhiều năm cho hay. Nấm ruột vàng thơm hơn nấm ruột tím. Nên nếu ngâm rượu thì ngâm nấm ruột vàng. Loại này cũng khá phổ biến hơn người anh em.

Còn nấm ruột tím thì ruột tím có chút đỏ. Loại này nhỏ hơn loại nấm ruột vàng.

1.3 Nấm ngọc cẩu có nhiều ở đâu?

Nấm ngọc cẩu không xuất hiện tràn lan. Nó chỉ mọc được độ cao 1300m trở lên thôi. Mà cũng chỉ có những vùng núi lạnh thì cây mới mọc.

Tại Việt Nam, nấm ngọc cẩu có nhiều ở các tỉnh Tây Bắc. Ví dụ như Lào Cai, Sơn La hay Lai Châu,…Nếu đến Tây Giang thì bạn cũng sẽ gặp khá nhiều nấm ngọc cẩu ở một vài xã. Điển hình như A Xan, Ch’Ơm hay Tr’Hy. Những xã này đều có đặc điểm là ở cao hơn so với mực nước biển khá nhiều. Thời tiết thì quanh năm ẩm và lạnh. Nếu có hái được nấm thì cần đi những cung đường khó khăn và rất dài.

Như mình đã nói bản thân cây nấm ngọc cẩu sẽ ký sinh trên cành các cây to trong rừng sâu và lạnh. Mỗi năm chỉ có độc tháng 8 đến tháng 12 là người ta tìm thấy cây này thôi. Còn những thời gian khác là không hề có. Chính vì thế mà nấm ngọc cẩu mới trở nên đắt đỏ và quý hiếm như thế.

Nấm ngọc cẩu khô

Nấm ngọc cẩu khô

1.4 Thu hái và chế biến nấm như nào là đúng?

Nấm ngọc cẩu nhìn chung thu hái khá vất vả. Sau đó sơ chế cũng kỳ công nữa. Nên vì thế đòi hỏi người dân cần tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian rất nhiều. 

Thu hái

Nếu hái nấm người ta sẽ hái luôn cả cụm về. Sau đó sẽ rửa sạch đất cát bên ngoài đi. Người ta cũng sẽ không thu hết toàn bộ cả cụm to đâu. Người ta sẽ chừa lại vài thân để nó phát triển tiếp. Như vậy lần sao mới có để thu hái tiếp.

Thời điểm thích hợp nhất để thu hái nấm đạt được chất lượng tốt là lúc tinh mơ. Khi mà mặt trời chưa lên.

Sơ chế

Nấm tươi sau khi làm sạch đất cát người ta có thể bổ dọc theo thân nấm thành lát để phơi khô. Nấm ngọc cẩu cũng chỉ được phơi khô trong bóng râm mà thôi. Không được phơi ở nơi có ánh nắng trực tiếp. Vì theo nhiều người nó sẽ giảm đi công dụng và nhiều chất của nấm. Phơi đến khi nấm se lại là được. Sau đó người ta sẽ bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh sâu mọt.

1.5 Dưỡng chất có trong nấm ngọc cẩu

Người ta tìm thấy trong nấm ngọc cẩu có nhiều chất tốt cho cả nam và nữ. Điển hình như carpaine, testosterone, gentianine hay trigonelline. Cùng với đó là hơn 10 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể nữa. 

Đồng thời trong nấm ngọc cẩu còn có L Arginin  và Anthoxyanozit. Hai chất này được đánh giá là bổ sung sinh lực và năng lượng rất tốt.

Y học cổ truyền cho rằng nấm ngọc cẩu đắng pha ngọt nhưng có tình bình. Nấm có mùi hôi rất riêng. Tuy nhiên khi ngâm rượu lại không có mùi hôi nữa. Mà thay vào đó là mùi thơm rất dễ chịu.

Xem thêm:

2. Công dụng của nấm ngọc cẩu dưới góc nhìn Đông y và tây

Ngay từ xưa người ta đã chú trọng đến việc nghiên cứu các công dụng của nấm ngọc cẩu. Và cho đến tận ngày nay, khi khoa học phát triển rồi thì các nghiên cứu về nấm vẫn được tiếp tục. Vậy cụ thể sau các nghiên cứu khoa học ấy thì người ta thấy được công dụng nào của nấm ngọc cẩu. Và từ đó có thể ứng dụng nó để chữa bệnh gì? 

2.1 Nấm ngọc cẩu dưới cái nhìn Đông y

Người ta thường dùng nấm để điều trị các bệnh về yếu sinh lý, liệt dương, xuất tinh hoặc bổ thận tráng dương là chính. Ngoài ra thì nó cũng được dùng trong các trường hợp như:

  • Nam hoặc nữ cần tăng khả năng tình dục
  • Nâng cao khả năng sinh sản
  • Điều trị các bệnh sinh lý cho nam giới
  • Mẹ sau sinh cần mau chóng hồi phục
  • Bổ máu, nâng cao sức khỏe, hạn chế tay chân rã rời
  • Giúp người già tỉnh táo, minh mẫn
  • Nâng cao tuổi thọ
  • Tốt cho đường tiêu hóa
  • Bồi bổ cơ thể tốt

2.2 Nấm ngọc cẩu dưới cái nhìn Tây y

Như mình đã nói các nhà nghiên cứu Tây Y cũng đã đưa ra nhiều nghiên cứu về nấm ngọc cẩu. Trong đó người ta tìm thấy nhiều dược chất quý như carpaine, testosterone, gentianine hay trigonelline. Ngoài ra còn có nhiều chất tốt khác cùng hàng loạt axit amin thiết yếu.

Các chất này đều được đánh giá là mang lại nhiều sức khỏe cho người dùng. Nhất là nam giới cần cải thiện chức năng sinh lý.

Sử dụng nấm ngọc cẩu ngâm rượu

Sử dụng nấm ngọc cẩu ngâm rượu

2.3 Nghiên cứu của người Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã tiến hành nghiên cứu nấm ngọc cẩu và kết luận được công dụng của nó.

  • Hệ miễn dịch của cơ thể được ổn định. Cơ thể chống chọi được lâu hơn khi thiếu oxy
  • Các tuyến nội tiết cũng được cải thiện rất nhiều
  • Ngăn ngừa và tiêu diệt các gốc tự do. Từ đó mà làm cho lão hóa đến muộn hơn.
  • Ngăn ngừa viêm nhiễm và vi khuẩn
  • Ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Điều này có được là do nó thúc đẩy tổng hợp DNA và RNA.

Người Dao đỏ từ xưa đã tận dụng nấm ngọc cẩu để điều trị cho phụ nữ. Nhất là các bệnh về sinh sản hay sau sinh. Nhất là mẹ sau sinh dùng nấm ngọc cẩu thì càng mau hồi sức. 

Bởi theo nghiên cứu thì củ nấm giúp hàm lượng estrogen và hooc môn nữ trong cơ thể được tăng cường. Hơn nữa nó cũng giúp các khối u lành mau tiêu biến. Đồng thời còn có công dụng làm đẹp da rất tốt nữa.

3. Dùng nấm ngọc cẩu như nào là đúng?

Đối với nữ giới thì thường là nấu nước từ nấm ngọc cẩu để uống. Còn nam giới  thì thích ngâm rượu để dùng hơn. Hoặc cả 2 cũng có thể dùng cách sao vàng rồi hạ thổi. Sau đó nghiền bột vo viên và dùng đều được.

Nam giới muốn dùng nấm ngọc cẩu để điều trị các tình trạng bệnh về sinh lý thì đòi hỏi nhiều công đoạn. Nhưng bù lại tốt và hay. Nếu dùng đúng thì ăn ngon, ngủ khỏe, tinh lực dồi dào.

Vợ chồng nào hiếm muộn con cái thì dùng nấm ngọc cẩu theo các bài thuốc đúng đắn. Thì chẳng mấy chốc mà đón tin mừng.

3.1 Nấu nước từ nấm ngọc cẩu

Cách làm thực tế khá đơn giản. Chỉ cần lấy vài lát nấm khô rồi cho vào cốc nước sôi. Hãm chừng 5p rồi thêm mật vào để uống. Nên dùng khi còn ấm để đạt tối đa công dụng.

Cần lưu ý những gì khi sử dụng nấm ngọc cẩu

Cần lưu ý những gì khi sử dụng nấm ngọc cẩu

3.2 Ngâm rượu từ nấm ngọc cẩu

Lấy 1 cân nấm tươi thái mỏng rồi ngâm với 5l rượu. Rượu nên có độ rượu tầm 30 hoặc 40 là đẹp.  Còn dùng nấm khô thì theo tỉ lệ cứ 1 cân nấm khô ngâm với 110l rượu cũng như trên. Vì nấm khô nhiều dược chất hơn nấm tươi.

Khi ngâm rượu cho thêm đường phèn hoặc mật ong vào ngâm cùng để rượu ngọt hơn. Và đỡ chát. Sau khi ngâm chừng 3 tháng là dùng được rồi. Khi dùng chỉ cần 1 chén nhỏ 1 lần thôi.

Đây chỉ là cách ngâm rượu chung chung thôi. Mình sẽ có hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu ở bên dưới. 

Xem thêm:

4. Nấm ngọc cẩu dùng để trị bệnh gì? Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Như mình đã phân tích ở trên, nấm ngọc cẩu có thể sử dụng được nước uống hay ngâm rượu. Tùy từng đối tượng sử dụng. Song cả 2 cách làm này thu được tác dụng gì? Chữa được bệnh nào? Bởi mặc dù nấm có nhiều công dụng thật. Nhưng cũng cần cần biến công dụng đó thành sự thật chứ! Và đây là các bài thuốc từ nấm ngọc cẩu bạn có thể áp dụng.

1. Xuất tinh sớm

Chuẩn bị :

  • Thục địa, đỗ trọng mỗi vị 30g
  • 150g đuôi lợn tươi. Khoảng 1 cái 
  • Thêm 20g nấm ngọc cẩu
  • 8 quả táo Trung Quốc
  • 1 nhánh gừng bánh tẻ.

Thực hiện :

Đầu tiên là làm sạch đuôi lợn sau đó cho vào nồi với các nguyên liệu trên. Gừng cạo vỏ rồi giã nát cho vào nấu cùng. Ninh vài giờ cho đến khi các nguyên liệu nhừ tơi thì ăn. Chia thành các bữa nhỏ để ăn hết trong ngày. Nhớ là nêm nếm gia vị đúng như canh cho dễ ăn.

Nam giới tinh dịch loãng, không ham muốn chuyện chăn gối, mau xuất tinh,… thì nên dùng.

Cách 2:

Chuẩn bị :

  • Dâu tằm chín và nấm ngọc cẩu mỗi thứ 20g
  • Thêm 1 thìa mật ong to nữa là được

Thực hiện :

Giã nát nấm ngọc cẩu rồi cho vào ấm nước sôi với dâu tằm và mật ong. Ngâm 15p cho ngấm rồi gạn nước để dùng. Nước uống thay nước lọc trong ngày là được. Bài thuốc này không dùng cho người đi ngoài phân lỏng.

2. Hoạt tinh, yếu sinh lý

Chuẩn bị :

  • Nấm ngọc cẩu và tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm mỗi vị 120g
  • Bạch phục linh và long cốt mỗi thứ 40g

Thực hiện :

Cho các nguyên liệu đem nghiền thành bột mịn. Khi nào uống thì lấy khoảng 20g hòa với nước  muối loãng để dùng. Ngày dùng tối đa 40g là được.

3. Liệt dương

Lấy nấm ngọc cẩu, phục linh, sao táo nhân, nhân sâm tráng, ba kích nhục, thỏ ty tử, nhục thung dung. Mỗi thảo dược chỉ cần 12g là đủ. Sơn dược, thục địa, sơn thủ nhục, câu ký mỗi thứ 15g. Cùng với đó là cam thảo và thiên môn đông mỗi thứ đúng 9g. Cuối cùng là dâm dương hoắc 30g và lộc nhung 6g nữa là được.

 Đem tất cả nghiền bột mịn rồi cho mật ong vào để vo viên. Mỗi viên to tầm ngón tay cái hoặc hơn chút là được. Mỗi lần dùng 1 viên uống với nước để nguội. Ngày dùng 3 viên. Cần kiên đồ lạnh và đồ tanh.

4. Bổ tinh, bổ thận

Món 1:

Chỉ cần một vài lát gừng tươi, ít hành và thận lợn 2 quả là được.

Dùng gừng làm sạch thận lợn. Nhớ là bổ dọc quả thận ra để lấy tuyến hôi ở giữ nhé! Sau đó nghiền nấm ngọc cẩu thành bột rồi rắc vào 2 nửa quả thận và úp lại là được. Dùng hành tươi cuộn lại cho chặt. Đem hấp cách thủy đến chín. Khi ăn cùng nước mắm gừng là được.

Món 2:

Ngũ vị tử, nấm ngọc cẩu mỗi thứ 20g. Thêm đảng sâm và hoài sơn mỗi thứ 50g. Cùng với đó là 1 con gà trống vừa phải là được.

Gà làm sạch rồi mổ moi. Các nguyên liệu đem nhét hết vào bụng ra rồi mang đi hấp cách thủy. Khi nào ăn thì lấy ăn nóng. 1 con gà chia ra 2 bữa để ăn hết trong ngày. Tuần ăn 1 con. Nếu không có gà thì bạn dùng dạ dày lợn cũng được.

5. Giảm đau xương

Chuẩn bị :

  • Địa hoàng và đương quy mỗi thứ 8g
  • Cùng với đó là ngưu tất, tri mẫu, quy bản, đỗ trọng, hoàn bá và hoàng cầm và nấm ngọc cẩu. Mỗi thảo dược đúng 16g là được.

Đem các nguyên liệu trên nghiền bột mịn ra rồi thêm rượu vào để vo viên. Mỗi viên cỡ ngón tay cái là được. Khi nào dùng thì lấy 1 viên để uống. Ngày uống 2 viên.

6. Tráng dương

Chuẩn bị :

  • Nhục thung dung và nấm khô mỗi thú 5g
  • Thêm 2 lạng bột mỳ 
  • 1 miếng thịt dê nhỏ chừng 50g là được.

Thực hiện :

Đem nhục thung dung và nấm đi nấu nước đã. Nước chắt ra để nhào bột mỳ. Dùng cán để ấn dẹt bột mì rồi xắt sợi nhỏ dài là được. Lấy bột mì để nấu cùng thịt dê để ăn mỗi ngày.

7. Khí hư ra nhiều

Cách 1: Cho vào nồi hồng trà, hoài sơn và đảng sâm mỗi thứ đúng 3g. Cùng với đó là nấm khô vài ba lát và phúc bồn tử 2g là được. Đun nước 15p rồi lấy nước uống.

Cách 2: Cũng cho vào nồi nhục thung dung, tang phiêu diêu, long cốt, phục linh và hồng trà. Mỗi thứ cần 3g. Sau đó cho thêm vào vài lát nấm khô rồi nấu 15p với nước. Chắt lấy nước để uống.

8. Người già hay bị táo bón

Cách 1: Nhục thung dung và nấm ngọc cẩu khô mỗi thứ nửa cân. Nấu 1 lần nước đầu tiên ròi gạn ra. Thêm nước để nấu lần 2 rồi chắt lấy nước tiếp. Trộn 2 lần nước lại với nhau rồi cô đặc lại. Sau đó thêm 250ml mật ong để nấu cùng. 

Khi nào nước nguội thì cho vào lọ thủy tinh để bảo quản. Mỗi lần uống vài ba thìa to là được. Nên dùng trước bữa chính với nước để có kết quả cao.

Cách 2: Ngưu tất và chỉ xác mỗi thứ 10g. vừng đen và vừng vàng mỗi thứ 12g. Cuối cùng là nấm khô 1g. Đem nấu nước rồi uống khi đói. Ngày dùng 1 lần là được.

9. Mẹ sau sinh cần hồi sức

Bạn dùng nấm khô hay tươi là được. Đem ngâm rượu rồi khi nào uống thì lấy 1 chén nhỏ để uống trước bữa ăn. Mỗi ngày không quá 2 chén là được. 

Nếu không uống được rượu thì lấy nấm khô đi nấu nước để uống là được. Dùng vài lần mẹ sẽ mau khỏe lại. Các triệu chứng như mỏi chân tay hay đau lưng cũng không còn nữa.

10. Dưỡng da đẹp

Bạn có thể nấu nước từ nấm khô hoặc mang đi ngâm rượu cũng được. Dùng vừa tốt cho máu lại làm đẹp da từ bên trong. Hơn nữa nội tiết tố nữ cũng ổn định.

Nữ giới nếu ngâm rượu thì bạn chỉ cần dùng nấm cái thôi. Nó sẽ giúp sản sinh estrogen. Còn nam giới dùng nấm đực ngâm rượu để cải thiện chức năng sinh lý.

11. Tăng trí nhớ

Chỉ cần lấy lấy 1 nắm nấm ngọc cẩu nấu với 1000ml nước. Đến khi nào còn khoảng 600ml thì tắt bếp và chắt lấy nước. Hòa thêm 2 thìa mật ong vào rồi chia ra 2 bữa để uống.

5. Những điều cần nhớ khi sử dụng nấm ngọc cẩu

Có thể thấy nấm ngọc cẩu có nhiều công dụng đối với con người. Nhất là cải thiện chức năng sinh lý. Song bên cạnh đó thì nó vẫn tồn tại nhiều mặt chưa tốt mà bạn cần cân nhắc khi sử dụng. Dưới đây là những điều cần nhớ như in nếu có ý định sử dụng nấm ngọc cẩu. 

5.1 Ai dùng được nấm ngọc cẩu chữa bệnh

Được đánh giá là 1 trong các loại thuốc nam quý hiếm , tốt cho sinh lý ở nam và nữ. Nên nấm ngọc cẩu được tin dùng với nhiều đối tượng khác nhau.

  • Mẹ sau sinh
  • Nam hay nữ muốn nâng cao chức năng sinh lý
  • Người cần dùng nấm để bồi bổ sức khỏe
  • Người trí nhớ không minh mẫn
  • Nam giới bị liệt dương, yếu sinh lý

5.2 Đối tượng nào tuyệt đối không dùng nấm ngọc cẩu

Dưới đây là những trường hợp không nên cố đấm ăn xôi dùng nấm ngọc cẩu:

  • Người bị các bệnh về gan thận, huyết áp cao
  • Người đang xạ trị điều trị ung thư
  • Ai đang có vấn đề về tiêu hóa hoặc dị ứng với rượu và thảo dược thì không được dùng.
  • Nếu bạn đang phải kiêng rượu để điều trị bệnh
  • Ai dị ứng với nấm hoặc các thảo dược trong các bài thuốc trên.
  • Nếu định dùng rượu ngâm nấm ngọc cầu thì mỗi ngày tối đa uống 30ml. Dùng 1 thời gian cần phải ngưng 1 thời gian.

Bạn nên dùng nấm ruột vàng để ngâm rượu thì hơn. Vừa có mùi thơm lại cũng dễ uống hơn loại ruột tím. Đây là kinh nghiệm của người hay dùng nấm ngọc cẩu ngâm rượu. Còn loại ruột tím thì hay được nấu nước uống hơn. Vì khi khô nó rất thơm và dễ dùng.

5.3 Tác dụng phụ của nấm ngọc cẩu

Ngoài công dụng của nấm khiến nhiều người tò mò. Thì tác dụng phụ của nó khiến người ta cũng thắc mắc chẳng kém. Bạn biết đất dù nấm ngọc cẩu tốt thật nhưng nếu chế biến sai thì lại có độc tính cực cao. Các chất độc này vào cơ thể là đi trực tiếp tới thận và can. Nghĩa là cơ thể bạn đang bị nhiễm độc rất cao đấy!

Nếu dùng phải nấm giả thì cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm đấy! Bởi vì bạn biết đấy không thiếu các cây có hình dạng giống nhau. Nấm ngọc cẩu cũng có tới 3 loại giống nhau vô cùng rồi. Đó là các loại bách lục hồng điểm, căn mà và cả sơn huyết nữa.

Có 1 loài nấm bề ngoài giống nấm ngọc cẩu cực kỳ luôn. Người Mèo gọi nó là “lùng tà”. Còn người Tày thì gọi là “nôm nọi pơ lao”. Dùng nấm này để ăn hay uống thì trúng độc và dễ bị tử vong.

Tốt nhất bạn không nên tự ý hái nấm về dùng. Có thể dùng phải nấm độc hoặc nấm dại. Còn nếu mua thì cần đến nơi uy tín. Kiểm tra sản phẩm đàng hoàng thì mới mua nhé!

5.4 Hiệu quả của nấm ngọc cẩu

Tùy tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi ngoài mà nấm có công hiệu như nào. Có người rất tốt. Có người lại tác dụng chậm. Nên có thể nói các bài thuốc trên phần lớn là tham khảo thôi. Muốn sử dụng thì cần xin ý kiến bác sĩ.

5.5 Nấm ngọc cẩu dùng với thuốc Tây được không?

Khi dùng nấm ngọc cẩu với thuốc Tây có thể gây ra một vài phản ứng. kể cả các thảo dược hay thực phẩm khác cũng vậy. Vì thế hãy cứ xin ý kiến bác sĩ hoặc người đã từng sử dụng nấm và gặp tình trạng như bạn. Để có được lời khuyên hữu ích.

6. Hướng dẫn phân biệt nấm ngọc cẩu thật – giả

Hiện tại người ta phát hiện bên ngoài có tới 4 đến 5 loại nấm ngọc cẩu khác nhau. Các loại này đều có thể làm thảo dược được. Nhưng không thể khẳng định chúng có cùng công dụng được.

Nấm ngọc cẩu đúng thật là có rất nhiều công dụng. Nhưng dù thế nào bạn cũng cần chọn đúng nấm ngọc cẩu thì mới phát huy được hết công dụng đúng không? Nhưng làm sao để phân biệt được chúng chính xác nhất. Vậy hãy ghi nhớ 1 vài điều dưới đây nhé! Nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn được nấm chất lượng đấy! 

6.1 Nấm tươi phân biệt như nào?

Nhìn chung cây nấm ngọc cẩu cũng như bao loại thực vật khác thôi. Nó có thể chia theo loài. Ví dụ như nấm nhọn hay tròn, nấm ruột vàng hay tím.

Nếu dựa vào hình dáng thì chia ra thành nấm đực và nấm cái.

Theo kinh nghiệm của người dùng nấm lâu năm. Thì cây nấm tốt thì bề ngoài màu phải đỏ tươi, không có mùi hôi. Ruột nấm phải tím. Để bên ngoài thì nấm vẫn giữ nguyên màu. Theo các cụ thì nấm đực sẽ tốt hơn nấm cái.

6.2 Nấm khô phân biệt ra sao?

Người ta có thể thái lát để phơi khô hoặc có thể để cả cây. Chỉ cần chế biến đúng cách thì dùng lọai nào cũng có chất lượng tốt cả. Nếu bạn định dùng ngâm rượu thì nên dùng nấm khô sẽ ngon hơn nấm tươi.

6.3 Lưu ý

Bạn sẽ cần thêm 1 vài lưu ý khác để có thể phân được thật chuẩn các loại nấm. Đồng thời tìm được nấm chất lượng nhất. 

Nấm chất lượng tốt

Chỉ khi cầm nấm khô lên là bạn đã thấy mùi thơm dịu rồi. Không có mùi hôi hay dấu hiệu mốc.

Các cây nấm tốt thì màu đậm, không dính bột hay bị nát. Củ và thân liền nhau.

Không phải cứ cái gì to cũng tốt đâu. Ví dụ như nấm ngọc cẩu chẳng hạn. Nấm to không đồng nghĩa nó nhiều dưỡng chất hơn. Đó chỉ là nấm dại hoặc nấm ruột trắng ít công dụng thôi. Còn nấm chuẩn ruột tím thì lại nhỏ con hơn.

Nấm giả

Cảm nhận đầu tiên là bạn không hề thấy mùi thơm của nấm khi ngửi. Thậm chí có khi thấy rõ mùi hôi.

Những nấm kém chất lượng thì hay có màu đen, hay bị nát vụn. Thậm chí còn có mùi mốc nữa. Nấm cũng hay có nhiều chất bột bám vào. Củ và thân không liền nhau.

Nếu bạn để ý sẽ thấy nấm nào kém chất lượng thì lại to hơn nấm chất lượng cao 1 chút. Ví dụ nấm ruột trắng thường to hơn hẳn vậy.

6.4 Chú ý khi mua nấm

  • Các tỉnh miền núi mới có nấm ngọc cẩu. Mà cũng chưa hẳn. Nơi nào núi cao, lạnh thì mới có. Ai mà rao bán nấm ngọc cẩu ở đồng bằng thì cần kiểm tra thật giả ngay.
  • Nấm ngọc cẩu thì có nhiều loại lắm. nhưng để sử dụng làm thuốc thì chỉ có 3 loại thôi.

6.5 Chú ý giá thành sản phẩm

Nấm ngọc cẩu chỉ được tìm thấy ở các dãy núi cao với các tán rừng rậm. Do đó việc thu hái rất vất vả, nguy hiểm. Để thu được 1 cân người dân phải vất vả lội suối, trèo đèo mới thu được. Nhiều khi còn bị thương nữa. Mà chỉ đợt tháng 2 gần tết mới có nấm ngọc cẩu thôi.

Thông thường 1 cân nấm tươi đang được bán với giá từ 100 đến 350 ngàn. Nấm khô cỡ 500 đến 900 ngàn 1 cân. Thường thì các cơ sở bán nấm ngọc cẩu giá chênh lệch nhau khá nhiều. Bởi vì cũng do chất lượng nấm và tên thương hiệu thôi.

Có nơi thì chỉ bán hàng đại trà. Hoặc đăng trên mạng nấm to đẹp nhưng khi bán ra lại là nấm nhỏ, chất lượng thấp. Ai ham rẻ mua về ngâm thành ra thất vọng.

Nhiều cơ sở người ta sẵn sàng bán giá cao hơn thị trường 1 chút. Nhưng bù lại chất lượng sản phẩm lại rất tốt. Tất cả các nguyên liệu đều được kiểm định chất lượng rồi mới được đưa đi tiêu thụ. Chính vì thế người tiêu dùng cũng yên tâm hơn. 

1 bình rượu nấm ngọc cẩu 5l đã được bán với giá 600 đến 900 ngàn đồng rồi. Đấy chỉ là bình 5l thôi. Vì thế khi mua cần để ý đến chất lượng nấm cũng như rượu.

7. Ngâm rượu từ nấm ngọc cẩu như nào để có được rượu ngon?

Nấm ngọc cẩu có thể nấu nước hoặc ngâm rượu. Nhưng đấng mày râu thì thích ngâm rượu hơn. Vừa có được thứ nước uống ưa thích. Mà lại tráng dương. Chính vì thế các ông càng mê món này hơn. Vậy cụ thể ngâm như nào để được bình rượu ngon. Các bà vợ có thể học ngày dưới đây để bồi bổ cho chồng nhé! 

7.1 Ngâm rượu từ nấm khô

Nhìn chung ngâm bằng nấm khô thì dược chất thu được nhiều hơn. Vì nấm khô mất hết nước rồi. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc nhiều vitamin và chất tốt bị mất đi. 

Chính vì dược chất của nó đặc như thế nên bạn chỉ cần 1 cân nấm khô và dùng tới 10l rượu.

Cách ngâm đúng chuẩn

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì rượu nếp nấu theo cách truyền thống với độ rượu từ 45 độ trở lên mới là ngon nhất. Nhiều người cũng hay cho vài cục đường phèn vào rượu để ngon và dễ uống hơn. Cũng có thể cho thêm vài miếng quế và vài ba cánh hoa hồi. Như vậy rượu sẽ thơm hơn.

Thường thì cứ 50 ngày kể từ khi ngâm là uống được rồi. Nhiều người còn cầu kỳ hơn đến mức chôn dưới đất cho thơm cơ. Dùng nấm khô ngâm rượu có hạn chế là hay mua phải hàng kém chất lượng. Hơn nữa không biết người bán chế biến nấm ra sao. Chỉ sợ khi ngâm rượu công dụng chẳng còn là bao.

  • Chỉ cần nửa cân nấm khô đem ngâm với 5l rượu nếp ngon là được. Cho thêm chừng 100ml mật ong rừng thì càng tuyệt.
  • Bạn cứ áp dụng cách ngâm như bên trên là được rồi.
  • Khi dùng nấm khô ngâm rượu thì vị rượu sẽ đậm hơn. Bởi vì nấm khô đã hết nước rồi mà.
  • Ngâm 1 tháng là có thể dùng được rồi. Mỗi ngày chỉ dùng tối đa 2 chén nhỏ mà thôi.

7.2 Ngâm rượu từ nấm tươi

Nấm ngọc cẩu tươi đem ngâm rượu thì giữ lại nhiều dưỡng chất trong nấm nhất. Do đó bạn có thể dùng cách này để lưu giữ nhiều dưỡng chất nhất.

Ngâm rượu đúng chuẩn

Cách ngâm nhìn chung đơn giản ấy mà. Làm sạch nấm xong thì cứ 1 cân nấm ngâm với 4-5l rượu là được.

Rượu nên chọn rượu nếp có độ rượu tầm 45 độ trở lên mới ngon. Bạn có thể thêm vài ba cục đường phèn cho ngọt rượu. Nhiều người truyền tai nhau cho vào rượu vài miếng quế cỡ ngón trỏ. và vài ba cánh hoa hồi sẽ thơm hơn.

Thường thì chỉ cần sau khi ngâm tầm 50 ngày là có thể lấy ra dùng. Muốn ngon hơn thì chôn dưới đất. Nhìn chung các web trên mạng giới thiệu cách ngâm rượu ngọc cẩu cũng chưa đúng lắm. Thậm chỉ công hiệu còn giảm đi nhiều nữa đấy!

  • Bạn cần chuẩn bị khoảng 200m mật ong rừng, 4l rượu nếp ngon và nấm tươi 1 cân là được.
  • Cách ngâm thực ra rất đơn giản. Nấm rửa sạch đất đi rồi để thật ráo nước. Dùng 1 chút rượu để tráng nấm cho thơm và dễ ngấm rượu hơn. Thân cây bạn chẻ dọc ra. Còn củ thì có thể thái lát. Như vậy ngâm cũng ngấm rượu hơn. Sau đó cứ 1 cân nấm thì dùng 4l rượu để ngâm
  • Ủ rượu 30 ngày sau có thể uống được.
  • Khi ngâm rượu theo kinh nghiệm của nhiều người thì nên dùng bình sành hoặc thủy tinh. Rượu cho ra cũng ngon hơn các loại bình khác. Hơn nữa bình có miệng rộng vẫn tốt hơn.

7.3 Ngâm cùng ba kích

(Đây là cách ngâm rượu ba kích được nhiều người áp dụng.)

  • Dâm dương hoắc, nấm ngọc cẩu đã phơi khô mỗi thứ 500g.
  • 1 cân ba kích tươi ruột tím
  • Đương quy, cam thảo, táo Trung quốc, sa sâm và câu kỷ tử. Mỗi nguyên liệu đúng 1 lạng là được.

Cho tất cả nguyên liệu vào bình rồi đỏ 7l rượu nếp vào. Rượu nên tầm 40 độ thì ngon nhất. Ủ tầm 30 ngày là có thể mang ra uống được rồi.

7.4 Các bước ngâm đúng chuẩn

Ngâm rượu cũng cần có các bước đúng tiêu chuẩn thì mới có được bình rượu ngon. Dưới đây là các bước ngâm rượu đúng chuẩn để bạn có thể áp dụng theo. 

Sơ chế

Do bản thân nấm ngọc cẩu có nhiều đất ở xung quanh nên mua về bạn cần rửa sạch và chà nhiều lần. Nhất là các khe nhỏ ở gốc thì càng nhiều đất. Chú ý thân nấm chỉ cần va chạm mạnh là đã thâm đen rồi. Do đó cần nhẹ nhàng và cẩn thận nhé! Nhưng nếu chẳng may bị thâm đen thì cũng không ảnh hưởng đến chất lượng hay dinh dưỡng của củ đâu. Bạn yên tâm nhé!

Cách đơn giản nhất là cứ ngâm cả củ vào chậu nước đấy. Ngâm 15p là đất nở hết ra rồi. Lúc này rửa trực tiếp dưới vòi nước mạnh. Nhất là phần gốc đó. Tiếp theo dùng bàn chải để đánh nhẹ lại toàn bộ cho sạch. Chú ý phần bắp thì cần rửa nhẹ thôi. Chà mạnh quá thì mất hình dáng đẹp mất.

Cách làm nấm ngọc cẩu khô không khó lắm. Thái hoa và của nấm tươi sau khi đã làm sạch thành lát là được. Thậm chí có người còn để phơi cả củ cơ. Nếu thái lát thì chỉ cần cỡ vài ba mm là được rồi. Sau đó phơi nấm trong bóng râm nhé!

Nếu dùng nấm khô thì bạn có thể sao cách thủy lên. Hoặc cho vào chảo đảo trên lửa nhỏ. Như vậy khi ngâm rượu cũng thơm hơn nữa.

Tỷ lệ ngâm chuẩn

Tùy vào kinh nghiệm cũng như sở thích của mỗi người mà tỷ lệ ngâm có thể thay đổi. Mình đưa ra tỷ lệ ngâm theo chia sẻ là nhiều người cũng hay dùng. Rượu cũng cho ra màu sắc và mùi vị rất ngon. Bạn nên dùng dùng bình rượu 5l để đối chiếu tỷ lệ này nhé!

  • Nấm khô 3 lạng
  • Nấm tươi tầm 1 đến 1,5 cân là được.

(Một số người hãy cho thêm thêm khoảng 200ml mật ong rừng vào để ngâm cùng. Như vậy rượu đỡ chát mà cũng thơm và dễ uống hơn. Vì thế bạn cùng có thể thử cách thêm mật ong vào nhé! Chắc chắn không thất vọng đâu.).

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nên dùng dao khía vài đường từ ngọn đến gốc. Như vậy khi ngâm rượu nhựa chảy ra sẽ cho màu rượu được đẹp nhất.

Cách thực hiện rất đơn giản. Xếp nấm khô xuống đáy bình. Tiếp đến là nấm tươi. Nhớ là gốc phải ở dưới, ngọn ở trên nhé! Như vậy trông mới đẹp được.

Rượu ngâm

Rượu ngâm ngon và phù hợp nhất với nấm ngọc cẩu thì nên có độ rượu từ 35 đến 40 độ. Bạn nên đặt rượu làm từ quê để đảm bảo an toàn và chất lượng. Lúc này bạn chỉ cần đổ rượu vào bình là được. Có mật ong rừng cho vào luôn là được.

Bảo quản bình rượu

Bạn có thể trưng bày trong tủ rượu hoặc để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp là được. Sau 1 ngày ngâm là rượu đã có màu khác rồi. Thêm vài ngày là rượu có màu nâu đen ngay. Ủ 90 ngày mang ra dùng là ngon rồi.

7.5 Vì sao cần phối mật ong với nấm ngọc cẩu khi ngâm rượu?

Nấm ngọc cẩu có vị chát nhẹ nên khá khó dùng. Nhưng thuốc đắng giã tật nên nó rất tốt cho cơ thể. Nhất là chức năng sinh lý. Chính vì thế người ta ngâm rượu thì hay cho mật ong vào. Mật ong ngọt sẽ làm giảm độ chát của nấm ngọc cẩu. Rượu ngâm ra cũng ngon ngọt và dễ dùng hơn.

7.6 Màu sắc và mùi vị của bình rượu nấm ngọc cẩu đạt tiêu chuẩn

Thường thì chỉ cần 1 tuần ngâm rượu đúng kỹ thuật là rượu có màu nâu đen rồi. Lúc này bạn ngửi thử sẽ thấy có mùi khá giống thuốc bắc.

Rượu ngon phải là rượu thơm nhẹ. Khi uống hơi chát 1 chút. Nhưng không nồng và rất dễ uống.

8. Kết luận

Như vậy có thể thấy nấm ngọc cẩu là 1 trong các vị thuốc quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Điều này thực sự vô cùng tuyệt vời. Vì nhờ có nó mà ta đã điều trị được rất nhiều bệnh khác nhau. Các bệnh này có thể Tây y cũng điều trị được nhưng hay có tác dụng phụ. Còn với các bài thuốc Đông y thì kết quả mang lại cao mà hạn chế được nhiều thương tổn cho sức khỏe hơn.

Nhưng dù là thế thì các bài thuốc này cũng chỉ có tính chất truyền miệng. Nghĩa là nó sẽ có những sai lệch qua miệng của mỗi người. Cũng có thể hợp với người này mà không hợp với người kia. Do đó bạn cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Đặc biệt là nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn đang điều trị bằng thuốc Tây y.

Nếu có dùng thì cũng chỉ coi đây là phương pháp hỗ trợ thôi. Đồng thời cần duy trì thói quen ăn uống sinh hoạt điều độ thì mới mong có kết quả tốt được.  

Chúng mình hi vọng sau bài viết này các kiến thức về nấm ngọc cẩu bạn sẽ nắm rõ. Đồng thời biết được tác dụng của nấm ngọc cẩu. Cách sử dụng chúng cho hiệu quả. Và hơn hết là chia sẻ để nhiều người biết tới các kiến thức này hơn nhé! Chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe để đón năm mới.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)