15 tác dụng của Nấm Linh Chi – sức khỏe, làm đẹp và trị bệnh

Đã từ lâu lắm rồi, nhận thấy giá trị tuyệt vời mà nấm linh chi mang lại. Nên con người dùng nó vào việc bồi bổ sức khỏe và giúp điều trị bệnh. Hiện nay, nhưng giá trị này của nó vẫn được áp dụng rộng rãi. 

1. Đặc điểm thực vật về nấm linh chi

Nó còn được gọi với cái tên là nấm trường thọ, tiên thảo hay vạn niên nhung. Đây là thực phẩm nằm trong họ nấm lim. Nó được xem là loại nấm thượng phẩm. Nghĩa là 1 vị thuốc vô cùng quý giá. Không chỉ y học truyền thống mà y học hiện đại ở nhiều nơi cũng nghiên cứu về nó. Rồi phát hiện ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nó nữa.

Tác dụng của nấm linh chi

Tác dụng của nấm linh chi

Bản thân nấm linh chi là 1 loại thảo dược được hóa gỗ. Nó thường có tuổi thọ 1 năm nhưng cũng có thể dài hơn. Khi mới mọc ra thì nó có màu trắng như sữa. Nhưng lúc già thì hóa gỗ sẽ có màu nâu đỏ hoặc hơi ngả vàng. 

Nấm linh chi có mũ nhưng hơi méo. Bề mặt của nó có nhiều nếp nhăn. Nhưng cũng có cây thì lại có hình dáng giống sừng hươu hoặc là quả thận vậy.

2. Phân bố và môi trường sống và cách nhận biết nấm linh chi

2.1 Phân bố và môi trường sống

Nấm nói chung và nấm linh chi nói riêng sẽ phát triển trên các cây gỗ mục ở điều kiện môi trường ẩm thấp. Nấm linh chi có nhiều ở những khu rừng ẩm thấp, sâu, khí hậu mát. Độ cao thường là từ 1500m trở lên.

Một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay Việt Nam người ta trồng loại nấm này khá phổ biến. Tại Việt Nam nấm linh chi được tìm thấy ở các khu rừng như Tiên Phước, Phú Quốc. Một số nơi như Lâm Đồng, Sapa, Lào Cai, Tam Đảo hay Hà Tĩnh cũng tìm thấy nấm linh chi.

Nấm linh chi có tác dụng gì?

Nấm linh chi có tác dụng gì?

2.2 Làm thế nào để nhận biết nấm linh chi

Như đã nói ở trên nấm linh chi còn có nhiều tên gọi khác. Nhưng chung quy tên khoa của nó cũng chỉ là Ganoderma lucidum.

Nấm linh chi có tuổi đời 1 năm hoặc nhiều hơn. Nó hay có ở các thân cây mục ở các khu rừng sâu. Đây là giống thực vật hóa gỗ.

Nấm linh chi có các mũ với nhiều hình dáng khác nhau như méo hay hình tận. Nhưng nhin chung đều nhiều nếp nhăn. Khi còn non nó có màu trắng. Khi già chuyển sang nâu đỏ hoặc đỏ vàng tùy điều kiện. 

2.3 Tác dụng dược lý của nấm linh chi

Đông y cho rằng nấm linh chi nhạt, ấm. Chính vì thế nó hay được dùng để thanh nhiệt, bổ não, tốt cho thần kinh, cải thiện khả năng sinh lý cho nam hay giải độc cũng tốt. 

4. Tác dụng của Nấm linh chi

4.1. Tăng cường hệ miễn dịch

 Nấm linh chi giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại được nhiều vi khuẩn, virus. Khi điều trị viêm gan siêu vi mà dùng nấm linh chi thì sẽ giúp đại thực bào cũng như các tế bào Lympho nâng cao hoạt động. Trong việc sản xuất interferon. Nhờ thế mà cơ thể có nhiều chất khoáng, cũng như vitamin hơn.

4.2.  Tốt cho hệ tiêu hóa

Nấm linh chi có khả năng giúp ruột được làm sạch. Nhờ đó mà ngăn ngừa và điều trị được tình trạng táo bón lâu ngày.

Sử dụng nấm linh chi trị bệnh

Sử dụng nấm linh chi trị bệnh

4.3.  Giảm căng thẳng, bớt mệt mỏi

Người ta hay dùng nấm linh chi để giảm tình trạng đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh. Vì nó có tác dụng an thần, làm thư giãn cơ bắp và hệ thần kinh tốt. 

4.4. Giúp thải độc, bảo vệ gan

Nấm linh chi tốt cho gan, đào thải độc tố, giúp gan ngừng tổng hợp cholesterol, giảm sự sản sinh vi khuẩn, virus. Bởi vì trong nấm linh chi có nhóm Steroid. Chính vì thế người ta hay dùng nấm linh chi trong việc điều trị các bệnh về gan. 

Bài 1: 10g nữ trinh tử, 10g nấm linh chi, 10g hoàng kỳ, 10g xích thược, 12g bồ công anh, 12g thổ phục linh, 20g hổ trượng và 4g đại hoàng. Đem các nguyên liệu nấu nước uống ngày 2 lần sáng và tối. Liệu trình 15 ngày.

Bài 2: nữ trinh tử 15g, màng mề gà 9g và nấm linh chi 12g. Đem các nguyên liệu nấu với nước trong 60p. Sau đó thì lấy nước chia ra uống 2 lần.

Bài 3: Nấm linh chi đem nghiền bột rồi hòa với trà hoa cúc để uống mỗi ngày. Mỗi lần chỉ cần 1 thìa cà phê nhỏ là được. 

4.5. Tăng cường tuần hoàn máu

 Người ta còn dùng nấm linh chi để ngăn tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch hay nhiều bệnh về tim mạch khác. Bởi vì nó giảm cholesterol xấu trong máu, giúp thành mạch bền hơn.

Tim cũng được nâng cao khả năng hoạt động. Máu cũng được đào thải đi nhiều chất độc, lưu thông đến các bộ phận tốt hơn. 

Nhận biết nấm linh chi

Nhận biết nấm linh chi

4.6. Giúp điều trị ung thư

 Nấm linh chi được sử dụng nhiều để giảm sự nhân lên của tế bào ung thư. Cũng như ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Bởi vì nó có chất Germanium. 

4.7. Giúp hạ và ổn định đường huyết

 Nấm linh chi giúp tế bào tiểu đảo tuyến tụy được khôi phục. Nhờ đó mà insulin trong cơ thể được tiết ra nhiều hơn và giảm được lượng đường trong máu. Có được điều là nhờ thành phần Polysaccaride.

4.8. Trị dị ứng

 Trong nấm linh chi còn có các axit ganoderic. Nhờ có axit này mà nó sẽ loại đi các yếu tố gây hại cho cơ thể. Cũng như sự ảnh hưởng của các tia xạ đối với cơ thể. Đồng thời nó cũng giúp kim loại nặng trong cơ thể được đào thải nhanh hơn. 

4.9. Chống lão hóa, làm đẹp da

 Những sắc tố lạ trên da sẽ được loại bỏ hoàn toàn khi bạn dùng nấm linh chi. Đồng thời cũng giúp da ngăn được mụn trứng cá và nhiều bệnh về da khác. 

4.10.Tốt cho tim mạch

Đã có nghiên cứu chỉ ra nấm linh chi làm mức cholesterol xấu giảm đi và cholesterol tốt tăng lên. Đồng thời còn giúp não bộ cũng như hệ tim mạch hoạt động tốt hơn. Đặc biệt nó cũng giảm đi tình trạng máu kết dính. Như vậy sẽ ngăn được tình trạng tắc nghẽn mạch máu hiệu quả. Nhờ vậy mà cải thiện được tình trạng cũng như biến chứng về các bệnh tim mạch.

Bài thuốc 1: nhân sâm 30g, nấm linh chi 60g và đan sâm 90g. Đem các nguyên liệu nghiền bột rồi chiêu với sữa hoặc nước nóng để dùng. Ngày dùng 2 lần. 

Bài thuốc 2: 45g đan sâm, 30g tây dương, 30g tam thất và tầm 60g nấm linh chi. Các nguyên liệu đem phơi khô rồi tán bột mịn. KHi nào dùng thì lấy hòa với nước ấm để uống. 

4.11. Điều trị mệt mỏi, làm giảm trầm cảm

Như đã nói nấm linh chi giúp hệ miễn dịch tốt hơn, cũng như giảm căng thẳng cho thần kinh. Như vậy nó có tác động tốt đối với việc điều trị căng thẳng, hay trầm cảo. Khi thử nghiệm trên 132 người bị suy nhược thần kinh thì sau 8 tuần sử dụng họ đã cải thiện rõ rệt. 

Liên tục uống bột nấm linh chi 1 tháng cơ thể cũng khỏe mạnh hơn nhiều. Thần kinh căng thẳng hay trầm cảm cũng giảm đi. 

4.12 Dùng cho người bị tiểu đường

Bạn có thể áp dụng các cách sau để hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Bài 1: Nấm linh chi chừng 10 đến 20g. Để nguyên hay thái lát đều được. Nấu với khoảng 1 đến 2l nước khoảng 40p rồi lấy nước uống. 

Cũng có thể lấy bột từ nấm linh chi hãm với 1 đến 2 lít nước rồi khoảng 60p sau mang ra uống cũng được. 

Bài 2: Đơn giản hơn thì nấu nấm linh chi với các thực phẩm khác để làm món ăn tẩm bổ và trị bệnh.

4.13 Giảm sưng viêm mụn nhọt

150g cỏ nhọ nồi, 150g nấm linh chi, 150g rau má, 50g cây chó đẻ, 30g bồ công anh và 30g biển sức. Đem các nguyên liệu phơi khô rồi nấu với 1,5l nước. Đun nửa tiếng thì chắt lấy nửa lít nước. Sau đó đun thêm lần 2 rồi lấy thêm nửa lít nước nữa. 

Trộn 2 lần nước với nhau rồi sắc thêm đến còn nửa lít thì lấy uống. Sau 1 tuần sẽ thấy tiến triển hoàn toàn. 

4.14 Có tác dụng tốt cho người bị ung thư vú

Nấm mọc ở phần rễ của nấm lim xanh được gọi là nấm hồng chi, cùng với nấm chi vương. Thêm xạ đen và rễ mật nhân nữa. Đem các nguyên liệu nấu với 1l nước liên tục trong 60p. Uống nước này thay nước lọc. Liệu trình điều trị từ 2 đến 5 tháng. Đồng thời dùng thêm dừa xiêm và hạn chế các chất kích thích là được. 

4.15 Hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

Bài thuốc 1: 2 thìa mật ong, 50g nấm linh chi và 1l rượu nếp. Nấm thái thành lát rồi ngâm cùng mật ong và rượu. Sau 1 tháng thì lấy ra mỗi ngày uống 40ml chia làm 2 lần lúc đói.

Bài 2: Chỉ cần lấy nấm linh chi làm sạch rồi nghiền bột. Khi nào dùng thì lấy 1 thìa cà phê nhỏ hòa với nước sôi để uống vào buổi sáng. Đồng thời duy trì chế độ sinh hoạt khoa học. 

5. Tác dụng phụ và những lưu ý cần biết khi dùng nấm linh chi

5.1 Tác dụng phụ của nấm linh chi

Mặc dù tốt nhưng nó cũng có các tác dụng phụ. Vì thế cần chú ý khi dùng nấm linh chi để hạn chế các tác dụng phụ sau:

  • Có thể khiến bạn bị chảy máu, đau bụng, mẩn ngứa, khô miệng, đau họng
  • Gan bị ảnh hưởng khi dùng bột từ nấm linh chi
  • Người mẫn cảm có thể bị dị ứng khi uống rượu ngâm nấm linh chi hay hít phải bào tử của nấm. 

5.2 Những lưu ý cần biết

Trong các trường hợp sau bạn cần chú ý:

  • Mẹ bầu hoặc mẹ sau sinh đang cho con bú
  • Đang dùng thuốc đặc trị
  • Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào từ nấm hay thực phẩm, thảo mộc khác.
  • Người mắc nhiều bệnh cùng lúc. 

6. Nấm linh chi gồm những loại nào?

Bạn có thể căn cứ vào nguồn gốc cũng như chủng loại để chọn được nấm linh chi phù hợp. Dưới đây là những loại cụ thể.

Dựa vào nguồn gốc

Nấm linh chi Việt Nam còn được biết đến với tên nấm lim xanh. Loại nấm này chỉ có ở các cây gỗ đã chết mà thôi.

Nấm linh chi Hàn Quốc: Nấm này chủ yếu có màu đỏ, vàng. Còn có loại khác là nấm Thượng Hoàng hay nấm cổ linh chi. Chúng đều được áp dụng các phương pháp chế biến tiên tiến nhằm thu được hàm lượng dưỡng chất cao nhất. 

Nấm linh chi Trung Quốc: Nấm này hình thận và tương đối xốp. Bề mặt mồm và lõm. Thường thì có màu vàng nâu đậm hoặc hơi ngả xám.

Loại này nhẹ và hay bị mốc. Dinh dưỡng không cao và thường hay bị làm giả thành nấm Hàn Quốc.

Nấm linh chi Nhật Bản: Nhìn chung nhiều nhất vẫn là nấm đỏ mới được con người thuần hóa.

Loại nấm này cứng, mặt dưới của nấm thường có màu vàng chanh. Nấm này khá dày nên thời gian nuôi dài hơn nhiều so với các loại khác. Nấu nước từ nấm này uống sẽ hơi đắng. 

Dựa vào màu sắc

Nấm linh chi xanh Còn được biết đến với cái tên là long chi hay thanh chi. Nấm này đương nhiên màu xanh và có vị hơi chua nhưng tính ôn. Nó hay được dùng để tốt cho thần kinh, giúp gan khỏe mạnh, tốt cho trí nhớ,…

Nấm linh chi đỏ hay còn có tên là hồng chi, xích chi, đơn chi. Nấm này đắng và tính ôn. Nó được dùng nhiều để bổ máu, tăng trí nhớ và nâng cao sức khỏe tim mạch. 

Nấm linh chi vàng hay còn có tên khác là hoàng chi, kim chi. Đây là nấm có màu vàng, vị ngọt. tính ôn. Nó hay được dùng để ổn định tâm thần và tốt cho tì khí.

Nấm linh chi trắng (bạch chi, ngọc chi): Màu trắng, vị cay, tính bình, chữa ho nghịch hơi, ích phổi, thông mũi, an thần…

Nấm linh chi đen còn được gọi là hắc chi hay huyền chi. Đây là nấm có màu đen đặc biệt tốt cho thận và cải thiện tình trạng bí tiểu. Vì nó hơi mặn và có tính bình. 

Nấm linh chi tím hay còn được gọi là tử chi, mọc chi. Đây là nấm có màu tím vị ngọt và tính bình. Công dụng chủ yếu của nó là giảm đau nhức xương và giúp xương chắc khỏe. 

Mặc dù có nhiều loại nấm linh chi thật. Nhưng chỉ có nấm đỏ và đen là nhiều công dụng nhất. Đó cũng là 2 loại nấm được sử dụng nhiều nhất. 

7. Lời kết

Dù sao thì những thông tin trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi. Các tác dụng của nấm linh chi cũng chỉ là truyền miệng. Thế nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)