Cây Mạch môn là gì? 25+ tác dụng của mạch môn – cách dùng và lưu ý

Nếu bạn là người thường xuyên đọc các bài báo về thảo dược. Hoặc là người đang tìm hiểu về các loại thảo dược. Thì hẳn không còn gì quá lạ lẫm với cái tên mạch môn nữa đúng không? Hầu như các bài thuốc về Đông y các loại thảo dược dù  nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng. Nó giúp bài thuốc hoàn chỉnh và chữa được bệnh tốt nhất. Đương nhiên mạch môn cũng không ngoại lệ. 

Tác dụng của mạch môn

Tác dụng của mạch môn

Mạch môn ngoài công dụng chữa bệnh ra thì các công dụng khác của nó vẫn chưa được khai phá. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó kém nổi bật hơn các loại thảo dược khác đâu nhé! Chỉ riêng công dụng chữa bệnh thôi cũng đã làm người ta kinh ngạc rồi. Nó có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Mà ngay từ thời y học chưa phát triển các cụ đã dùng và thành công rồi. 

Sau này người ta có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn thì càng thấy được công dụng tuyệt vời của nó. Vậy cụ thể tác dụng của mạch môn là gì? Nó có thần kỳ như nhiều người đồn đoán không? Và sử dụng nó như nào để mang lại kết quả tốt? 

Các thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết này. Và đương nhiên có rất nhiều thông tin hữu ích đang chờ đón bạn đấy! Cùng đón chờ xem nhé! 

Mục lục

1. Mạch môn là gì? Mạch môn có đặc điểm ra sao?

Ngoài cái tên là cây mạch môn thì người ta còn gọi là thông đông, dương cửu, ô cửu, bất tử thảo…. Ngoài ra còn rất nhiều tên gọi khác nữa. Tùy theo sách vở thuốc mà người ta gọi như nào. Còn các nhà khoa học hiện đại chỉ gọi nó là  Ophiopogon japonicus Wall. Người ta xếp cây mạch môn vào giống thực vật nằm trong họ mạch môn đông.

1.1 Đặc điểm của cây mạch môn

Cây mạch môn là cây thân thảo với tuổi đời nhiều. Chiều cao của cây chỉ tầm 10 đến 40cm. Cây mạch môn có rễ chùm với những phần nhận nhiều chất dinh dưỡng thì sẽ phát triển thành củ. Lá của cây dài và nhỏ. Chiều dài lên tới 40cm nhưng chỉ to tần 2 đến 3 ngón tay thôi. Lá cây mọc từ gốc. Gốc lá sẽ có ít bẹ.

Hoa có cán dài tầm 10 đến 20cm. Hoa có màu xanh nhạt và chỉ dài tầm 0,3 đến 0,5cm. Mỗi lá bắc sẽ có các kẽ lá thì có từ 1 đến 3 hoa. Hoa thì có màu trắng nhạt. Quả thì có màu tím đậm hơi đen và nhiều nước. Mỗi hoa to tầm đầu ngón tay út. Quả của cây có từ 1 đến 2 hạt.

Củ mạch môn giống như cái suốt vải. Ở giữa tròn mập và hơi dẹt. Củ mạch môn thì không có đầu. Mỗi củ chỉ tầm chỉ dài tầm 1 ngón tay út mà thôi. Đường kính cũng chỉ rộng cỡ 3 đến 6mm thôi.

Ngoài củ mạch môn có màu trắng vàng và hơi trong. Bên ngoài có vân dọc chạy từ đầu đến cuối. Thịt củ mềm dai. Còn cắt ngang thì trắng và mịn giống như sáp.

Củ mạch môn có lõi cứng nhỏ. Hoàn toàn có thể rút được. Ăn củ mạch môn hơi dính có mùi thơm và vị ngọt. Củ nào mềm, dính và có màu trắng nhạt là củ ngon. Củ nào mà dính mà màu vàng nhạt và nhỏ thì không tốt.

Rễ con của mạch môn được dùng để làm thuốc.

Mạch môn có tác dụng gì?

Mạch môn có tác dụng gì?

1.2 Phân biệt rễ cây mạch môn và các loại khác

Bạn cần chú ý rễ mạch môn rất giống rễ cây đạm trúc điệp. Cây này có danh pháp là Lophatherum gracile Brong. Người ta xếp nó vào dòng thực vật thuộc họ lúa. 

Nhiều khi nó cũng hay bị nhầm với rễ con hay rễ nhỏ của cây bách bộ. Thực tế cây bách bộ là cây thuộc họ bách bộ với tên khoa học là Stenona tuberosa Lour.

1.3 Cây mạch môn có nhiều ở đâu?

Cây mạch môn lần đầu tiên được tìm thấy ở Nhật Bản. Nhưng đến hiện tại thì ở nhiều nơi người ta đã trồng mạch môn rồi. Một số khu vực diện tích mạch môn nhiều là Hà Sơn Bình, Hải Hưng hay Hà Bắc. 

Tại Việt Nam thì các tỉnh như Bắc Giang, Nghệ An, Hà Nam hay Hưng Yên,… người ta cũng trồng nhiều mạch môn để làm thuốc.

1.4 Thu hoạch, chế biến và bảo quản mạch môn đúng khoa học

Những củ nào cỡ đầu đũa mà có màu trắng vàng. Sờ vào thấy mềm thì được. Thịt của củ ngọt mềm, không héo. Tốt nhất là không nên mốc. Củ nào đắng hay cứng thì không dùng nữa. Người ta thường thu củ mạch môn độ tháng 7 đến tháng 8 hằng năm.

Củ nào được tầm 2 năm tuổi thì sẽ lấy. Sau đó bỏ hết rễ con rồi đem rửa cho sạch đất cát.

  • Mạch môn cho vào nước nóng ngâm cho mềm. Sau đó dùng dụng cụ rút lõi ra. Sau đó bạn mang đi sao vàng rồi để nguội. Sau đó lại tiếp tục sao tiếp. Làm liên tục 3 đến 4 lần đến khi mạch môn giòn thì mới mang đi nghiền bột. 
  • Cách chế biến Chu Mạch Môn. Đầu tiên lấy mạch môn cho vào chậu rồi thêm ít nước cho mạch môn mềm ra. Sau đó lấy bột chu sa vừa đủ rắc vào chậu. Trộn đều sao cho mạch môn đều dính bột. Cuối cùng chỉ cần đem đi phơi khô là được rồi.
  • Khi sơ chế mạch môn không ngâm lâu trong nước. Lúc rửa thì rửa nhanh cho sạch đất cát rồi để thật ráo. Khi nào vỏ se lại là được. Sau đó dùng dụng cụ hoặc nhíp cùn rút lõi củ ra. Củ nào to thì bổ đôi bỏ lõi. Sau đó sao sơ lên rồi phơi hoặc sấy khô. Sau đó có thể dùng được rồi.

Bởi vì mạch môn rất hay bị ẩm mốc nên người ta hay để trong thùng kín. Sau đó để ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Rễ mạch môn

Rễ mạch môn

1.5 Khái quát tác dụng của mạch môn

Trước đây mạch môn được dùng chữa bệnh chủ yếu là truyền miệng. Hoặc nghiên cứu còn thô sơ. Nhưng khi khoa học phát triển người ta tiến hành nghiên cứu lại mạch môn. Thì thấy được có thêm nhiều công dụng khác. Vậy đó là các công dụng nào? 

Tây y nghiên cứu mạch môn

Nhìn chung theo đánh gía cây mạch môn rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là các công dụng của cây.

  • Với tim: Mạch môn sẽ giúp người dùng hạn chế nguy cơ bị bệnh tim. Đồng thời máu lưu thông đến động mạch vành tăng lên, nhịp tim luôn ổn định. Khả năng co bóp của cơ tim cũng được cải thiện đáng kể. Theo nhiều thí nghiệm nó còn có tác dụng an thần tốt nữa.
  • Đối với vi khuẩn: Mạch môn sẽ làm cho trực khuẩn ở các vị trí như thương hàn, đường ruột không nhân lên nhiều. Hoặc không sinh sôi phát triển nhiều.
  • Tăng đường huyết: Theo các thực nghiệm và nghiên cứu, người ta tiêm vào thỏ dịch chiết từ cây mạch môn. Sau đó tiến hành quan sát thì thấy đường huyết của chúng tăng lên. Nhưng cũng có nhiều tài liệu lại cho rằng nó giảm đường huyết.
  • Đối với nội tiết tố: Dịch từ cây mạch môn hoặc nước nấu từ loại cây này khi cho thỏ uống hoặc chích vào người thỏ thì lấy lượng glycogen tăng lên. Phần đảo langerhans cũng mau chóng được hồi phục hơn rất nhiều.
  • Khả năng kháng khuẩn: Theo nghiên cứu mạch môn nghiền bột thì sẽ làm vi khuẩn E.coli hay Stapylococus albus hoạt động chậm hơn. Hoặc là không hoạt động động nữa
Lưu ý khi sử dụng mạch môn

Lưu ý khi sử dụng mạch môn

Đông y nghiên cứu mạch môn

  • Đông y nghiên cứu mạch môn tốt cho lục phủ ngũ tạng, bồi bổ sức khỏe cơ thể, giúp cơ thể mạnh khỏe, mập mạp hơn. Có khả năng tốt cho tinh khí trong cơ thể
  • Giúp tâm trạng hết buồn phiền. Phổi cũng không bị bệnh mà hoạt động tốt hơn
  • Có tác dụng giảm căng thẳng, an tâm
  • Bổ âm, ích vị. Giúp tâm trạng sảng khoái, thoải mái hơn
  • Nâng cao tuổi thọ, tăng cường sức bền của cơ thể
  • Có khả năng chữa táo bón cực kỳ hiệu quả

Mạch môn điều trị bệnh nào?

Cây mạch môn có thể dùng để trị các bệnh như

  • Ngực và bụng tụ khí, người nào khí huyết ít thì dùng mạch môn. Uống nhiều sẽ giúp người nhẹ đi và không bị già
  • Người bị nóng trong độc, mặt và chân tay có dấu hiệu phù. Nên ra máu, ra mủ…
  • Người nặng nề, ho lao, nhiệt nóng, mắt vàng, hay khát, miệng khô
  • Mẹ sau sinh hoặc người lớn tuổi bị táo bón, miệng khô, thổ huyết
  • Người hay đau đầu tâm phiền, nhiệt nóng, hay hồi hộp, tinh thần yếu, sợ sệt, lo lắng, sốt lúc chiều.

Xem thêm:

2. Mạch môn dùng để trị bệnh gì? 25 tác dụng của mạch môn

Có thể thấy được dù là Đông y hay Tây y người ta cũng đều công nhận tác dụng của mạch môn. Như thế có thể thấy được nó rất tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể cây mạch môn có thể điều trị được bệnh gì? Cách sử dụng cây mạch môn chữa bệnh như nào? 

Trong mạch môn có nhiều chất hóa học. Các chất hóa học này sẽ làm máu đến động mạch tăng lên, cơ tim co bóp tốt hơn. Ngoài ra còn giúp an thần nữa. Rượu ngâm từ mạch môn giúp bổ thận, tráng dương bà bổ khí huyết.

1. Bổ thận, tráng dương, ích khí

Chuẩn bị:

  • Đương quy, sơn thù, kỷ tử, cẩu tích, thỏ ty tử, nhân sâm mỗi thứ đúng 15g
  • Tắc kè 1 đực 1 cái
  • Rượu nếp 2 lít
  • Mạch môn 30g

Cách làm:

  • Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi thái nhỏ
  • Cho vào bình rồi đổ rượu vào ngâm ủ
  • Ủ 3 tuần thì có thể dùng được
  • Mỗi lần uống 1 chén. Ngày uống 3 chén vào mỗi bữa ăn

2. Người bị lao, ho dai dẳng, viêm phế quản lâu ngày

Chuẩn bị:

  • Ngạch mễ và mạch môn mỗi thứ 20g
  • Cam thảo và đại táo mỗi thứ đúng 4 phần
  • Bán hạ chế 6g
  • Đảng sâm đúng 12g

Cách làm:

  • Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi nấu nước uống
  • Sau đó chắt lấy 300ml nước để uống. Mỗi ngày uống 1 đến 2 lần là được
  • Ngày lấy đúng các nguyên liệu như trên để nấu nước uống

3. Thổ huyết hoặc chảy máu cam ồ ạt

Chuẩn bị:

  • Mạch môn đã bỏ lõi khoảng 480g

Cách làm:

  • Các dược liệu đem nghiền ra rồi chắt lấy nước uống
  • Thêm 1 chút mật ong rồi chia 2 lần để uống hết trong ngày

4. Chảy máu cam nhẹ

Chuẩn bị:

  • Sinh địa và mạch môn mỗi thứ đúng 20g. Mạch môn nhớ là bỏ lõi

Cách làm:

  • Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi nấu với 2 bát nước đầy
  • Chất lấy nước để uống’Mỗi ngày dufgn đúng 1 lượng các nguyên liệu như trên

5. Chảy máu răng

Chuẩn bị: 

  • Mạch môn đúng 20g

Cách làm:

  • Rửa sạch mạch môn rồi đem nấu nước uống hết trong ngày là được
  • Cứ uống đến khi răng hết chảy máu thì dừng

6. Tỳ hư phế nhiệt, miệng lở

Chuẩn bị:

  • Mạch môn 40g
  • Hoàng liên ½ lượng như trên
  • Mật ong vừa đủ

Cách làm:

  • Các thảo dược đem nghiền bột.
  • Thêm mật ong để vo viên lại như hạt ngô
  • Khi nào dùng thì lấy 20 viên để uống. Uống cùn nước nấu từ mạch môn để tăng công dụng

7. Giải khát

Chuẩn bị:

  • Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn chuẩn bị các nguyên liệu số gam bằng nhau. Bao gồm
  • Ngưu tất, địa hoàng, ngũ vị tử, sa sâm, mạch môn, thanh hao, thiên môn, mật ong ngon, ngô thù du, miết giáp, địa hoàng

Cách làm:

  • Các nguyên liệu đem rửa sạch phơi khô rồi nghiền bột
  • Các nguyên liệu trên thêm mật ong vào rồi vo viên bằng hạt ngô
  • Mỗi lần dùng đúng 5 đến 10g. Mỗi ngày dùng 2 lần

8. Vinh khí cạn

Chuẩn bị:

  • Trúc diệp 10 lá
  • Chích thảo 80g
  • Mạch môn ½ lượng
  • ½ mộc hàng mễ
  • Táo 2 trái

Cách làm:

  • Các thảo dược đem nấu với 2l nước đến còn 1l
  • Chia ra uống hết trong 3 lần
  • Mỗi ngày dùng các nguyên liệu như trên để nấu nước uống.

9. Lúc nào cũng khát, bị lỵ

Chuẩn bị:

  • Ô mai nhục 20 quả
  • Mạch môn 120g. Nhớ là đã bỏ lõi

Cách làm:

  • Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi nấu với 1l nước đến còn 700ml
  • Chia ra uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày đều dùng 1 lượng các nguyên liệu như này để uống.

10. Táo bón, bị bệnh lúc cần hồi sức

Chuẩn bị:

  • Đương quy và mạch môn, sinh địa mỗi thứ 12g
  • Thục địa, hà thủ ô, hoài sơn mỗi vị 16g
  • Bạch thược, nữ trinh tử, thiên hoa phấn, sinh địa mỗi thứ 8g
  • Chích thảo 4g
  • Ngọc trúc 20g

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc đem đi rửa sạch rồi chov ào nồi nấu với 800ml nước
  • Đun đến còn 300ml thì chắt lấy nước uống 1 đến 2 lần cho hết.
  • Ngày sắc đều đặn các nguyên liệu này để uống

11. Huyết áp thấp, suy tim hoặc nhiều mồ hôi

Chuẩn bị:

  • Mạch môn và đan sâm mỗi vị 16g
  • Nếu dùng nhân sâm thì chỉ cần 8g
  • Ngũ vị tử 6g

Cách thực hiện: 

  • Các nguyên liệu rửa sạch rồi nấu với 1l nước đến còn 700ml.
  • Chia ra uống nhiều lần trong ngày
  • Mỗi ngày đều đặn sắc nước nhưu này để uống.

12. Cũng suy tim, huyết áp thấp mồ hôi nhiều nhưng kèm theo người không yên

Chuẩn bị:

  • Chích thảo và ngũ vị tử mỗi thứ đúng 4g
  • Đương quy và hoàng kỳ mỗi vị đúng 8g
  • Thêm mạch môn 20g nữa

Cách làm:

  • Đem các nguyên liệu rửa sạch rồi nấu với 1l nước
  • Đun đến khi còn 700ml thì lấy nước chia 2 bữa để uống
  • Mỗi ngày làm đều đặn giống như vậy

13. Nhiệt, ho đờm, họng đau

Chuẩn bị:

  • Cam thảo, mè đen, tỳ bà diệp mỗi thứ đúng 4g
  • Hạnh nhân và a giao mỗi thứ đúng 3g
  • Thêm lá dâu 12g
  • Thạch cao 10g và mạch môn 5g.

Cách làm:

  • Sau khi rửa sạch các nguyên liệu rồi đem đi nấu nước
  • Chắt lấy nước để uống nhiều lần trong ngày.
  • Mỗi ngày dùng 1 lượng nguyên liệu như trên để nấu thuốc uống

14. Họng đau, ho nhưng ít đờm

Chuẩn bị:

  • Thiên môn và mạch môn mỗi vị đúng 1 cân
  • Mạch nha cửa cân

Cách làm:

  • Đem mạch môn và thiên môn để nấu cao
  • Sau đó cho mạch nha vào để trộn thật đều
  • Sau đó mỗi ngày dùng 3 lần là được. Mỗi lần chỉ dùng từ 1 đến 2 thìa thôi.

15. Âm hư gây ra táo bón

Chuẩn bị:

  • HUyền sâm 12g
  • Sinh địa và mạch môn mỗi vị 20g

Cách làm:

  • Các nguyên liệu đi rửa sạch rồi đem nấu nước để uống.
  • Sau đó chắt lấy 300ml nước để uống trong ngày. 
  • Mỗi ngày dùng đều các nguyên liệu như trên nấu nước uống.

16. Tâm trạng buồn phiền, thần trí không tỉnh táo

Chuẩn bị:

  • Tinh tre, mạch môn, mỗi thứ 12g
  • Tê giác và hoàng liên mỗi thứ 4g
  • Đan sâm, kim ngân hoa và liên mỗi mỗi thứ đúng 16g
  • Thêm sinh địa 24g và huyền sâm 20g nữa

Cách làm:

  • Đem các nguyên liệu rửa sạch rồi nấu với 3 bát nước
  • Đun đến khi còn 1 bát thì tắt bếp
  • Chắt lấy nước uống khi còn ấm
  • Ngày lấy đúng 1 lượng thuốc để uống.

17. Động mạch vành

Chuẩn bị:

  • Tùy tình trạng bệnh mà chuẩn bị mạch môn cho phù hợp

Cách làm:

  • Đem nguyên liệu đi nấu nước uống.
  • Mỗi ngày uống 30ml chia làm 3 lần.
  • Cứ điều trị từ 3 đến 18 tháng là được
  • Bạn cũng có thể tiêm bắp bằng dung dịch mạch môn 4ml là được. Ngày tiêm 1 đến 2 lần. Tiêm khoảng 2 đến 4 tháng đủ 1 liệu trình.
  • Nếu được thì dùng 40ml dịch mạch môn tiêm tĩnh mạch ngày 1 lần. Thông thường mỗi ống dịch mạch môn là 10ml. Tiêm đều đặn 7 ngày.

18. Ho dẫn đến khó thở

Cam thảo, gạo nếp sao vàng, đại táo, đảng sâm mỗi thứ đúng 4g. Thêm 8g bán hạ và mạch môn 16g nữa. Đun với 600ml nước đến còn ⅓ thì chia ra uống trước 3 bữa chính.

19. Người bị sốt cao, hay khát

Nhân sâm, mạch môn và bạch truật mỗi thứ 12g. Thêm thục địa và ngũ vị tử mỗi thứ 32g. Cuối cùng là 4g phụ tử chế đem nấu nước uống để uống trước 3 bữa chính 1 tiếng.

20. Phế quản viêm cấp tính

A giao, hạnh nhân mỗi thứ 8g. 4g gừng tươi, 16g đảng sâm, 12g tỳ bà diệp, 12g mạch môn, 12g lá dâu, 12g thạch cao. Đem nấu nước rồi uống trước các bữa ăn chính 1 tiếng.

21. Viêm phế quản nhẹ

Thiên môn 12g, huyền sâm 12g, mạch môn gấp đôi lượng. Cho vào nồi đun nước uống. Chia ra làm 3 bữa uống trước ăn.

22. Mất ngủ, khó  ngủ

Đan sâm và mạch môn mỗi thứ 12g. Thêm 8g ngũ vị tử. Đem nấu nước rồi chia ra 3 lần uống trước ăn.

23. Tiểu đường cấp 2

12g ô mai, 12g nhân sâm, 12g mạch môn, 12g sinh hoàng kì, 4g sinh cam thảo, 8g thiêu hoa phấn, 12g bạch linh, 12g cát căn. Đem tất cả nấu nước uống rồi chia ra 3 lần để uống trước ăn 1 giờ là được.

24. Xơ vữa động mạch

Ngũ vị tử, viễn chí mỗi thứ 6g. Sa sâm và đan sâm mỗi thứ 9g. Thêm 12g thiên môn, 16g mạch môn và 3g cam thả. Đem tất cả nấu nước để uống. Chia làm 3 lần uống trước ăn 1 tiếng.

25. Cơ thể không sốt mà nóng

16g thục địc, 8g mạch môn, 1,6g can khương đã sao cháy, 6g ngưu tất, 6g bạch linh, 6g mẫu đơn bì, 6g đan sâm, 4g bạch thược. Đem tất cả nấu nước uống. Rồi chia 3 bữa uống trước  ăn 1 giờ.

Xem thêm:

3. Những điều cần chú ý khi sử dụng mạch môn để chữa bệnh

Với 25 công dụng chữa bệnh như trên nhiều người cho rằng nó thực sự tốt. Đúng là nó tốt thật. Nhưng không có nghĩa nó là thần dược. Cái gì muốn tốt cũng cần đúng và đủ. Đương nhiên mạch môn cũng không phải số khác. Chính vì thế nếu có sử dụng thì hãy cân nhắc cho thật kỹ. Đồng thời ghi nhớ sâu sắc những điều dưới đây. Để sức khỏe của bạn không bị rủi ro nhé! 

3.1 Những người dùng được mạch môn chữa bệnh

  • Bệnh nhân bị lao phổi hay khát miệng thì khô.
  • Người chảy máu cam, hay chảy máu, bầm tím.
  • Người mạch tượng suy yếu, khí dồn ở ngực và bụng
  • Người đi ngoài khó, nhiệt trong người, có bệnh thời kỳ cần hồi sức, hay khát nước.
  • Người hay bị ho lâu ngày.

3.2 Những người không nên dùng mạch môn chữa bệnh

  • Những người đang bị đi  ngoài thì cần hạn chế dùng mạch môn
  • Những người có thể trạng hàn, tỳ vị kém thì tốt nhất là không nên dùng mạch môn.
  • Kể cả người có nhiều nhiệt ở Phế và vị cũng không nên dùng mạch môn.

3.3 Liều lượng và cách dùng theo quy chuẩn

Liều dùng mỗi ngày chỉ nên dao động từ 8 đến 30g mà thôi. Nếu có ý định dùng mạch môn để tăng cường sức khỏe cho tim thì dùng nhiều hơn. Còn lại thì cứ dùng như này thôi.

Có thể dùng dạng cao hoặc dạng bột đều được.

3.4 Có thể thay thế mạch môn bằng thảo dược khác không?

Không chỉ dùng rễ cây của cây mạch môn. Mà người ta còn dùng cả rễ cây của cây thủy tin cùng họ với tên tiếng Anh là Liriope spicata Lour để chữa bệnh. Cây thủy tiên này là cây thân thảo với vòng đời dài. Thân cây ngắn và to, rễ chùm nhiều. Lá của cây dài tới 30cm và chỉ to bằng ngón tay út mà thôi.

Hoa của cây màu tím đi theo chùm. Mỗi chùm tầm 3 đến 5 hoa. Đương nhiên các cọng của cây cũng ngắn hơn lá rồi. Cây cho quả màu xanh tím và nhiều nước. Nhìn chung xét về công dụng thì như nhau nhưng hiệu quả đương nhiên không bằng.

3.5 Tham khảo ý kiến bác sĩ khi điều trị

Các bài thuốc trên dù sao cũng chỉ là các bài thuốc truyền miệng trong dân gian. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng của các bài thuốc đó. Do vậy trước khi dùng thì bạn cần tham khảo nhiều thông tin. Đồng thời xin ý kiến bác sĩ điều trị. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đồng thời biết được bài thuốc đó có thực sự công hiệu hay không?

3.6 Mua mạch môn ở nơi uy tín

Mạch môn hiện tại được rất nhiều người tin dùng. Bởi vì những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Chính vì thế mà nhiều thương lái đã trà trộn thêm hàng kém chất lượng vào để tăng lợi nhuận. Chính vì thế tìm được 1 nơi mà mua bán được mạch môn uy tín, nguồn gốc rõ ràng là điều cực kỳ cần thiết.

Thực tế thì mạch môn có nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh từ Đông y. Hầu hết các phòng khám Đông y, phòng bán thuốc Đông y đều có bán mạch môn. Bạn chỉ cần tìm được nơi uy tín, có giấy phép hoạt động. Nguồn gốc sản phẩm rõ ràng thì có thể yên tâm sử dụng rồi.

4. Thông tin tham khảo thêm về mạch môn

+ Theo các nhà nghiên cứu Đông y những người nào mạch lớn, có biểu hiện nuy súc thì cần dùng mạch môn. Bởi vì theo đánh giá mạch môn giúp tâm thông. Nhờ đó mà khí huyết tự nhiên cũng thuận lợi.

+ Tại sao người ta hay bỏ lõi mạch môn khi dùng? Bởi vì nó giúp dưỡng âm của Phế và vị tốt. Còn nếu chỉ muốn hạ nhiệt mà vẫn tư âm thì cứ để cả lõi mà dùng.

+ Thiên môn và mạch môn giống nhau. Chỉ là thiên môn nhiều chất bổ hơn. Do đó muốn bỏ âm thì dùng thiên môn hơn. Nhưng mạch môn cũng hơn thiên âm ở chỗ bổ âm mà còn bổ cả chân âm của vị.

+ Mạch môn và thiên môn cùng có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, nhuận tràng tốt. Nhưng nhìn chung các công dụng này của mạch môn không được bằng thiên môn.  Công dụng chủ yếu của mạch môn là trừ ho, tiêu đờm, giảm căng thẳng, bổ tỳ, hạ hỏa, thanh nhiệt, tốt cho thận,…

+ Ở Trung Quốc người ta cũng dùng các cây có cùng tên với cây mạch môn. Ví dụ như cây mạch môn lá lớn, ngô công tam thất, mạch môn lá rộng, tiểu mạch đông để trị bệnh.

5. Kết luận

Vậy là bạn cũng thấy được mạch môn có rất nhiều công dụng đối với cơ thể người đúng không? Từ những bệnh đơn giản cho đến những bệnh phức tạp 1 chút. Thì có thể thấy được mạch môn đều có thể chữa được. 

Tuy nhiên bạn biết đấy, đây cũng chỉ là các tác dụng được truyền miệng thôi. Có nghĩa là các bài thuốc này chưa được kiểm chứng. Vì thế nếu có sử dụng cần cân nhắc kỹ. Vì mỗi người có cơ địa khác nhau. Kết quả điều trị cũng khác nhau rất nhiều. 

Một lần nữa hi vọng với bài viết này các bạn đã có thêm nhiều thông tin về mạch môn hơn. Từ tác dụng của mạch môn. Cho đến các bài thuốc dân gian từ mạch môn nữa. Đây chắc hẳn sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích cho bạn. Và cho ai đang tìm hiểu về cây mạch môn.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)