Lá trầu không !! 45 tác dụng cùng với cách dùng hiệu quả

Lá trầu không là loại cây quen thuộc đối với người Việt. Ngày xưa các cụ hay dùng lá trầu không để ăn trầu, nhuộm đen răng. Hiện nay thì các chị em phụ nữ truyền tai nhau dùng lá trầu không để chữa các bệnh về phụ khoa. Tiêu biểu như viêm vòng trứng, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,… Bởi vì trầu không có tính diệt khuẩn và kháng khuẩn rất tốt.

Không chỉ vậy, trầu không còn được dùng như một loại thảo dược để điều trị 1 số bệnh đơn giản. Đó là táo bón, ho, viêm phế quản,… Đây đều là những bệnh hay gặp trong cuộc sống. Nhưng để sử dụng lá trầu không đúng và trị được bệnh hiệu quả cao thì cần có những bài thuốc và lưu ý cụ thể. Các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nhé!

1. Cây trầu không có đặc điểm gì? nguồn gốc và ý nghĩa

Đặc điểm của Trầu Không

Ngoài cái tên lá trầu không thì cây này còn được biết đến với cái tên khác là thược tương. Ở một số vùng người ta còn có những cái tên rất thú vị đặt riêng cho cây này. Ví dụ như ở Cam-pu-chia người ta gọi là mô-lu. CÒn người dân Buôn Mê Thuột lại gọi cây này là hruè êhang. Nhưng có vẻ như cái tên trầu không là phổ biến nhất.

Tên tiếng Anh của loại cây này là Piper betle L. Nó cũng là một thành viên trong dòng họ hồ tiêu đấy! Người ta hay trồng lá trầu không cho leo lên các thân cây trong vườn nhà. Hoặc bạn có thể tìm mua tại các chợ đều có bán.

Lá trầu không

Lá trầu không

Thân cây trầu không là thân thảo nhẵn, leo lên các trụ hay các cây ở gần. Cây trầu không có các cuống bẹ với chiều dài khác nhau. Nhưng trung bình là từ 1 đến 4cm. Chúng sẽ mọc đối xứng để cho ra những chiếc lá to hình trái xoan. 1 lá có chiều dài cỡ từ 10 đến 13cm.

Chiều rộng lá thì tùy vào chất đất cũng như môi trường mà to hay nhỏ. Nhưng trung bình từ 4 đến 9cm. Cũng có những lá to hơn. Vì cùng thuộc dòng họ hồ tiêu nên hình dáng của lá sẽ hơi giống hình trái tim với đầu thuôn nhọn.

Trong lá trầu không chứa rất nhiều tinh dầu. Phần lớn tinh dầu là được chiết trực tiếp từ lá mà ra. Mỗi lá thường có 5 gân. Cây trầu không cũng có hoa và quả như các loại cây khác. Chỉ là ít khi được người ta để ý thôi. Các bông hoa sẽ mọc ở các gốc khác nhau. Khi hoa tàn thì quả sẽ lộ ra căng mọng nhưng không có vòi.

Ở nước ta bạn có thể dễ dàng bắt gặp cây trầu không ở bất cứ đâu. Không chỉ vậy một số nước có khí hậu nhiệt đới ở Châu Á cũng có loại cây này như Indo, Philippin hay Malayxia…. Mục đích chính khi người ta trồng cây này chính là lấy lá để ăn trầu thôi.

Lá trầu không trong Đông y có vị nóng. Hàm lượng tinh dầu rất cao. Dao động từ 0,8 đến 1,8%. Thậm chí có lá lên tới 2,4% tương đương với tỷ trọng từ 0,958 đến 1,057. Mùi lá trầu không khá giống mùi củi đốt nên có những người ngửi không quen sẽ thấy khá khó chịu.

Trầu không có nhiều tác dụng với sức khỏe

Trầu không có nhiều tác dụng với sức khỏe

Trong tinh dầu lá trầu không có tới 2 hoạt chất Phenol mà các nhà khoa học đã tìm ra được. Đó là Betel-phenol và Chavicol. Thực chất Betel-phenol chính là đồng phân của chất C10H12O2 hay còn gọi là Eugenol chavibetol đấy! Ngoài ra thì trong tinh dầu lá trầu không còn có thêm 1 vài hợp chất Phenolic khác nữa.

Tác dụng của lá trầu không là gì?

Thực sự thì hầu như các bài thuốc dân gian đều truyền miệng về cách chữa bệnh của lá trầu không. Chứ thực tế đến hiện tại vẫn còn rất ít tài liệu nói về loại cây này. Phải mãi cho tới năm 1956, trường đại học y Hà Nội hay cụ thể là khoa ký sinh của trường đã phát hiện ra nhiều điều thú vị trong loại cây này. Đó là bản thân lá trầu không sẽ tự kháng lại được các loại vi khuẩn virus như tụ cầu, trực trùng Coli hay Subcilit.

5 năm sau phát hiện của trường đại học y Hà Nội thì phòng Đông y thực nghiệm cũng đã nghiên cứu và khẳng định lại điều này. Đồng thời còn cho biết thêm kháng sinh kháng sinh trong lá trầu không có thể tự bay hơi được. 

Mình thấy lá trầu không để điều trị 1 số bệnh về răng miệng rất tốt. Điển hình như 1 số bệnh viện ở nước ta cũng dùng cao trầu không đặc để chữa bệnh viêm cận răng. Kết quả thu được rất tốt.

Không chỉ nhai trầu làm thú vui, nhuộm răng, các cụ xưa còn giã nhỏ lá trầu không ra để hãm nước. Rồi dùng nước đó rửa các vết lở loét, mẩn ngứa hay viêm mạch hạch huyết. Việc này giúp vết thương sạch sẽ và kháng khuẩn tốt hơn.

Viêm kết mạc người ta cũng dùng nước hãm lá trầu không để nhỏ vào. Ngoài ra nếu trẻ nhỏ có vết chàm ở mặt người ta cùng lấy lá trầu không giã nát rồi đắp lên khu vực bị chàm.

Cũng có 1 số nơi người ta dùng lá trầu không giã nát để rịt sữa hoặc chữa hen, ho. Nhưng điểm chung của các cách làm này chỉ dùng lá trầu không bôi hoặc đắp ngoài da thôi. Liều lượng cũng tùy người dùng. CHứ ít ai dùng trầu không để uống hay ăn cả.

Xem thêm:

Lá trầu không dùng để làm gì? một số bài thuốc trị bệnh

Đây là loại lá thường xuất hiện ở trong các đám cưới hỏi hoặc ma chay. Dù biết công dụng của nó thật nhưng lại chẳng rõ nó có chữa được thật hay không? Hay dùng như nào mới chữa được.

Chính vì thế chúng tôi đa tổng hợp các bài thuốc dân gian từ lá trầu không để bạn đọc tham khảo. Đây đều là những bài thuốc mà nhiều người đã áp dụng và thành công.

Chữa chứng khó tiêu

Bạn có thể giã nhỏ lá trầu không ra rồi xoa lên bụng. Còn nếu quen thì hãy nhai trầu không sống. Nó sẽ giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng,.. đấy!

Muốn đạt hiệu quả cao thì bạn nên nhai sống. Vì như vậy cơ thể sẽ nhận hết được các dưỡng chất có trong lá trầu không.

Lá trầu không giúp Trị lành vết thương

Lá trầu không giúp Trị lành vết thương

Trị lành vết thương

Lá trầu không được các cụ ngày xưa dùng để chữa vết thương. Ngày đó chỉ thấy nó chữa vết thương nhanh lành hơn chứ không biết lý do vì sao. Hện nay người ta đã tìm thấy trong lá trầu không có chất chống oxy hóa cao. Nên việc chữa trị bết thương mau lành dễ hiểu hơn nhiều.

Cách làm thì đơn giản vô cùng. Bạn giã nhỏ lá trầu không ra rồi chắt lấy nước cốt bôi vào vết thước. Phần bã cũng đắp lên miệng vết thương rồi băng lại là được. Sau vài ngày đắp bạn sẽ thấy miệng vết thương mau khô và không có mủ.

Còn nếu vết thương đã bị mưng mủ thì bạn cho thêm chút hèn chua pha loãng để rửa vết thương nhé! Liều lượng phèn chua là cứ 4g thì pha với 1l nước sạch. Như vậy bạn tự căn chỉnh sao cho phù hợp.

Hỗ trợ chữa đau khớp

Như mình đã nói, có 2 hoạt chất Phenol trong lá trầu không là Betel-phenol và Chavicol. TRong đó Chavicol là hợp chất chống viêm cực tốt.

Không cần làm gì cầu kỳ. Bạn chỉ cần lấy vài lá trầu không tươi rồi giã nát ra. Sau đó lấy nước và bã bôi vào chỗ sưng đau là thấy hiệu quả nhanh và rõ rệt.

Có tác dụng giảm cân

Nghe điều này có vẻ rất nực cười đúng không? Nhưng thực tế nhiều người đã dùng lá trầu không để giảm cân và hiệu quả đấy! Bởi lẽ lượng chất xơ trong lá trầu không rất nhiều.

Đây là điều không cần bàn cãi. Lượng chất xơ này sẽ làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Đồng thời Nó còn giúp tăng nhanh quá trình trao đổi chất, và tiêu hóa. Từ đó vừa loại bỏ được độc tố vừa loại bỏ được lượng nước thừa trong cơ thể.

Sử dụng lá trầu không để giảm cân

Sử dụng lá trầu không để giảm cân

Tốt cho nam giới

Nam giới cũng có thể dùng lá trầu không để điều trị tình trạng cương dương. Điều này có được là do lá trầu không sẽ làm giãn tĩnh mạch. Vì thế bạn có thể ăn 1 vài lá trầu không sau bữa ăn để cải thiện tình trạng của mình.

Bài thuốc chữa đau họng

Đặc tính của lá trầu không là kháng khuẩn và chống viêm là điều mà ai cũng biết. Chính vì thế mà nó là thảo dược trị cảm lạnh và các bệnh liên quan hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 1 nhúm lá trầu không giã nát rồi trộn với 1 chút mật ong. Ngậm trong miệng khoảng 30p là bảo vệ cổ họng khỏi viêm ngay.

Chữa bệnh phụ khoa

Các chị em phụ nữ còn truyền tai nhau cách dùng lá trầu không để chữa các bệnh phụ khoa. Ví dụ như viêm đường tiết niệu, ngứa ngáy, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, dây chằng quanh tử cung, vòi trứng,… Lúc này thì bạn dùng 1 trong những cách sau để điều trị tình trạng của mình.

Cách một: Cách này bạn có thể áp dụng lúc đi tắm này. Lấy 10 lá trầu không tươi và sạch rồi đem đun cùng 2 lít nước. Sôi chừng 10p thì tắt đi. Đợi nước nguội bớt rồi dùng nước này lau vùng kín.

Nhớ là chỉ lau rửa ở bên ngoài. Không thịt sâu vào âm đạo vì có thể làm tình trạng nặng hơn. Ngoài ra không bôi thêm bất cứ loại dược liệu hay thuốc nào khác vào đấy! Mỗi tuần bạn chỉ nên làm 2 đến 3 lần thôi là đảm bảo rồi. Không làm nhiều.

Cách hai: Cũng lấy 10 lá trầu không vo nát ra rồi cho vào 2 lít nước. Thêm 1 thìa muối hạt vào và khuấy đều. Lọc hết bã và dùng nước để rửa âm đạo. Chỉ nên rửa tối đa 10p thôi chứ không hơn. Duy trì mỗi tuần làm từ 2 đến 3 lần là được.

Cách ba: Cũng lấy lá trầu không với lá trà xanh mỗi loại 10 lá rồi vo nát đun sôi với 2l nước sạch. Khi nước sôi thì tắt bếp đợi nước nguội mới mang đi rửa. Thời gian rửa cung không nên quá 10p đâu nhé! 1 tuần bạn chỉ nên làm 2 đến 3 lần thôi là được rồi.

Trị táo bón có thể dùng lá trầu

Trị táo bón có thể dùng lá trầu

Trị táo bón

Nhai vài lá trầu không. Bỏ bã và nuốt lấy nước thôi. Cách này bạn áp dụng khi đang đói. Còn nếu sợ mùi nồng quá thì bạn giã nát chúng ra rồi đun với nước. Để nước qua đêm rồi sáng hôm sau lúc đói thì uống. Cách thứ 2 thì mùi đỡ nồng hơn. Nếu chưa quen thì bạn có thể áp dụng.

Vì sao lá trầu không lại trị được táo bón? Bởi vì trong lá trầu không có chất chống oxy hóa. Nó sẽ loại bỏ các gốc tự do. Từ đó giúp ổn định độ pH trong dạ dày.

Kích thích ăn ngon

Tình trạng chán ăn xảy ra là do pH trong dạ dày không ổn định. Hooc môn kích thích khả năng thèm ăn hoạt động kém. Chính vì thế lúc này bạn nên sử dụng lá trầu không như 1 loại thảo dược. Giúp cân bằng lại độ pH trong dạ dày. Từ đó giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Như vậy cảm giác thèm ăn cũng dần dần quay trở lại.

Trị rát họng do ho

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị như sau. Nụ đinh hương 1 vài nụ, 1 chút nhục đậu khấu và lá trầu không. Cho tất cả nguyên liệu trên vào đun sôi lên rồi chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Đây là 1 liều khác sinh tự nhiên mạnh mà an toàn. Nó sẽ giúp làm tan cục đờm và chấm dứt tình trạng ho triền miên.

Hỗ trợ chữa viêm phế quản

Cũng nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mà lá trầu không sẽ làm các vết viêm ở phổi hay cuống phổi mau lành. Tan đờm nhanh chóng. Từ đó mà tình trạng viêm phế quản cũng được điều trị triệt để.

Cách làm đơn giản như sau. Bôi một lớp dầu mù tạt lên lá trầu không rồi mang đi hơ nóng. Vừa tới thì bạn áp lên ngực và xoa đều. Các cơn ho sau vài lần áp dụng sẽ tiêu tan mất. Cảm giác dễ thở cũng đến nhanh hơn.

Hỗ trợ chữa viêm phế quản

Hỗ trợ chữa viêm phế quản

Trị bỏng nước

Hơ nóng 1 vài lá trầu không trên bếp rồi quét thêm 1 lớp dầu thầu dầu. Lấy lá này xoa lên chỗ vết bỏng. Khi nào thấy lá hết tác dụng thì thay lá đi. Thông thường thì bạn nên để qua đêm thì đỡ mất công thay mà các dưỡng chất cũng ngấm hơn.

Giảm triệu chứng đầy hơi

Nếu ai đã gặp tình trạng trào ngược dạ dày rồi thì hiểu cảm giác khó chịu như nào. Lúc nào cũng ợ chua, ợ nóng, nôn sống,… Nói chung là khó chịu vô cùng. Khiến tình trạng ăn uống cũng không ngon miệng nữa.

Lúc này hãy dùng lá trầu không để kiểm soát tình hình nhé! Bởi vì lá trầu không sẽ tạo thành 1 lớp màng giúp tá tràng và dạ dày chống đỡ được với các chất độc hay các gốc tự do đấy!

Nhờ đó mà độ pH trong dạ dày được ổn định. Tình trạng đầy hơi sẽ không còn tiếp diễn. Lượng khí tồn dư trong cơ thể được đẩy ra ngoài 1 cách tự nhiên trong quá trình co thắt vòng. Từ đó sẽ không có cơ hội đẩy lên thực quản nữa. Các cơn đau đớn hay khó chịu dần dần cũng lui đi.

Giúp đỡ lạnh hơn

Tính vị của lá trầu không là nóng. Chính vì thế bạn hiểu vì sao mùa đông các cụ đi đồng hay ở nhà đều thích nhai trầu chưa? Đó là vì nó sẽ giúp cơ thể được ấm hơn đấy!

Hỗ trợ trị chứng hôi nách

Đầu tiên bạn làm sạch nách bằng 1 vài lát chanh tươi đã. Sau đó lấy lá trầu không giã nát ra rồi mát xa trên vùng nách 5p rồi rửa sạch là là được. 

Bạn có thể áp dụng cách này vào tối hôm trước rồi để nguyên nước lá trầu không trên nách. Đến sáng hôm sau thì rửa sạch lại. Không chỉ giúp ngăn chặn mùi khó chịu mà còn giúp nách bạn khô thoáng hơn đấy! Hãy kiên trì đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt nhé!

Xem thêm:

3. Sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh trĩ

Các cụ vẫn hay dùng lá trầu không để chữa bệnh trĩ mà. Thực sự thì đây là cách làm hiệu quả mà lại rẻ tiền nữa đấy!

Lá trầu không có chữa được bệnh trĩ hay không?

Lá trầu không xuất hiện nhiều trong khu vườn của các cụ ngày xưa. Nó mọc cực dễ dàng. Và thường được các cụ dùng để gói trầu hoặc chữa bệnh. Trong đó có bệnh trĩ. Đương nhiên chẳng phải cô cơ mà nó được người ta dùng để chữa bệnh như vậy. Điều này có được là do thành phần của lá trầu không đấy!

Đẩy lùi bệnh trĩ với lá trầu không

Đẩy lùi bệnh trĩ với lá trầu không

Tính vị của lá trầu không trong Đông y là cay nồng, mùi hắc, có tính ấm. Người ta thường dùng lá trầu không trong việc điều trị các vết thương vì nó có khả năng  kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Cũng vì các đặc tính này mà lá trầu không được các dùng để chống viêm, lở loét, se búi trĩ hiệu quả.

Không chỉ điều trị được bệnh trĩ mà nó còn được dùng như 1 loại thảo dược tuyệt vời điều trị các chứng khó tiêu, đầy hơi, cương dương,…

Phương pháp sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ

Bạn nên chọn các lá tươi non xanh để điều trị tình trạng bệnh của mình cho hiệu quả. Những lá vàng, héo và khô rồi thì không nên dùng làm gì. TRước khi đem dùng thì bạn rửa chúng với nước cho sạch bụi bẩn đi đã.

Bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau để điều trị tình trạng trĩ của mình ngay tại nhà.

Phương pháp 1: Sử dụng độc vị

Nguyên liệu cần có:

  • Lá trầu không tươi sạch: 10 đến 15 lá.
  • Muối hạt: 1 thìa cà phê

Cách làm như sau:

  • Rửa lá trầu không với nước cho sạch bụi bẩn. Sau đó ngâm nước muối chừng 10p rồi vớt ra để ráo.
  • Đổ 1 nồi nước chừng 5 đến 7l rồi thả lá trầu không vào và đun sôi lên.
  • Sôi khoảng 15p thì hạ nhỏ lửa và tắt bếp.
  • Mang nồi nước đã nấu còn nóng đi xông hơi. Khi xông hơi thì bạn ngồi xổm nhé! Chịu khó đến khi  nồi nước nguội hẳn là được.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể chắt lấy 1 ít nước để rửa hậu môn cho đạt hiệu quả cao. Áp dụng đồng thời cả xông và rửa thì các hoạt chất trong lá trầu không sẽ thẩm thấu nhiều hơn. Tình trạng chảy máu hay đau rát cũng được cải thiện rõ rệt.
  • Một ngày bạn nên tranh thủ xông và rửa 2 lần sáng và tối. Kiên trì sau 7 ngày bạn sẽ thấy tình trạng của mình được cải thiện đáng kể.

Phương pháp 2: Sử dụng lá trầu không cùng một số nguyên liệu khác

Bạn cần 1 vài nguyên liệu sau:

  • Lá trầu không tươi, hạt gấc tươi, quả bồ kết mỗi loại tầm 7 đến 10 phần.
  • Cau xanh: 1 quả

Cách làm như sau:

  • Các nguyên liệu trên bạn đem rửa với nước nhiều lần cho sạch hẳn. Sau đó thì ngâm với nước muối loãng chừng 15p.
  • Cau cũng rửa sạch rồi đem bổ thành 6 hoặc 8 tùy vào kích thước.
  • Các nguyên liệu còn lại thì bạn cho vào cối giã nhuyễn ra. Giã đến khi các nguyên liệu nhuyễn và hòa vào nhau thì thêm muối vào giã tiếp. Khi muối tan và hòa vào nguyên liệu rồi thì dừng lại.
  • Cho vào nồi cùng với 1 chút nước và đun sôi 15p. Chú ý khi đun thì đun với lửa nhỏ thôi. Sau đó tắt bếp và để nồi nước nguội bớt rồi mang đi xông. Xông đến khi nước nguội hết thì ngâm hậu môn trong đó chừng5p. Vừa ngâm vừa nhẹ nhàng xoa bóp là được.
  • Mỗi ngày bạn chịu khó làm vào sáng và tối trước khi đi ngủ cho dễ chịu.

Lưu ý:

  • Bạn phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi ngâm, rửa xông hơi. Sau đó dùng khăn sạch lau lại nhẹ nhàng.
  • Ngoài cách xông rửa thì bạn có thể dùng lá trầu không giã nát ra rồi đắp trực tiếp vào hậu môn và băng lạ chừng 1 tiếng là được.
  • Nếu trẻ em mà bị thì chỉ cần dùng lá trầu không và hạt gấc thôi. Cũng giã nát rồi đắp trực tiếp vào hậu môn là được.

Xem thêm:

4. Phương pháp trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Ngoài cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ an toàn và lành tính. Thì người ta còn dùng lá trầu không để điều trị nhiều bệnh khác. Ví dụ như bệnh viêm da cơ địa. Vậy cách làm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

4.1 Viêm da cơ địa có thật sự chữa khỏi bằng lá trầu không?

Đây là loại cây bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong nhiều khu vườn ở khắp nơi tại đất nước ta. Nó là giống thuộc họ hồ tiêu. Tên tiếng Anh đầy đủ của em nó là Piper betle. Trong Đông y đây là loại cây có mùi thơm đặc trưng, cay nồng và có tính ấm. Mùi thơm được toát ra từ thân và lá cây. Ngoài lá thì thân hay quả của cây trầu không người ta cũng dùng làm nguyên liệu chữa bệnh.

Trong Tây y người ta đã chỉ ra trong lá trầu không có nhiều chất rất tốt. Tiêu biru như chavicol, tanin, eugenol hay carvacrol. Ngoài ra lá trầu không còn có nhiều vitamin và các loại axit amin khác nữa. Chính vì chứa nhiều thành phần tốt như thế mà lá trầu không được dùng để làm giảm tình trạng viêm nhiễm, ngăn chặn vi khuẩn virus hiệu quả đấy! Đã có bài báo cáo công bố trên tạp chí ung thư Nam Á của trung tâm ung thư Ấn Độ rằng lá trầu không sẽ ngăn chặn và tiêu diệt các khối u. Điều này đã được kiểm chứng trên động vật.

Nhiều áp dụng lá trầu không để điều trị tình trạng viêm da cơ địa. Bởi đây là cách an toàn lại tiết kiệm nữa. Bạn có thể mua lá trầu không ngoài chợ hay tìm tại các góc vườn đều có. Nhưng dù sao đây cũng là bài thuốc người ta truyền miệng thôi. Liều dùng hay cách làm đạt hiệu quả như nào thì cũng không ai chỉ cho bạn cụ thể. Vì thế khi áp dụng nên cẩn thận nhé! Nếu không dùng lá trầu không tươi thì bạn hoàn toàn dùng các chế phẩm từ lá trầu không cũng được nhé!

4.2 Kỹ thuật sử dụng lá trầu không để chữa viêm da cơ địa

Đương nhiên để kết quả mang lại tốt nhất thì lá trầu không bạn chọn nên là những lá tươi xanh. Không sâu, không héo úa, cũng không có côn trùng làm tổ trên đó rồi. Nếu vườn nhà không có thì bạn tìm mua ngoài chợ. Dùng không hết thì cho vào tủ lạnh để giữ độ tươi. Sau đó thì áp dụng các cách sau đây!

Sử dụng bôi ngoài da

Cách này đơn giản mà lại tiết kiệm thời gian nên được nhiều nguwofi áp dụng. Thay vì vò nát thì bạn nên đem đi giã nhuyễn để thu được nhiều tinh dầu nhất. Cách làm như sau: Bạn lấy chừng 20g lá trầu tươi. Nghĩa là khoảng 15 đến 30 lá rồi đem đi rửa cho thật sạch. Sau đó làm sạch vùng da bị viêm. Giã nát lá trầu và chà nhẹ lên vùng da bị viêm là được.

Nếu không dùng cách trên thì bạn làm cách này cũng được. Cũng giã nát lá trầu không đã rửa sạch như trên. Nhưng sau đó thì đem đi hãm với nước sôi để lấy nước cốt. Chấm bông sạch vào nước cốt và lau lên vết viêm dã đã khử trùng.

Dù là cách nào thì bạn cũng nên duy trì 1 tần vài ba lần đến khi bệnh giảm là được.

Sử dụng lá trầu không để giảm cân

Sử dụng lá trầu không để giảm cân

Tắm bằng nước lá trầu không

Với cách nấu nước tắm như này thì bạn có thể dùng lá trầu tươi hay khô đều dược nhé! Nhưng theo mình được biết thì lá khô mang lại hiệu quả tốt hơn đấy!

  • Lấy khoảng50g lá trầu không tươi hay khô đều được
  • Rửa với nước sạch nhiều lần và ngâm nước muối cho sạch hẳn. 
  • Sau 15p thì vớt lá ra để ráo rồi mới đem đi nấu nước.
  • Cho vào nồi với chút nước vừa đủ và đun 20p cho tinh dầu ra hết
  • Lấy 1 phần để rửa vết viêm, 1 phần thì đem đi xông.
  • Lúc xông hơi có thể lấy bã chà nhẹ lên vết thương nhé!
  • Bạn nên đợ nước đỡ nóng rồi hãy làm. Tránh gặp tình trạng bị bỏng da hay ửng đỏ nhé!

Nếu bạn dùng lá tươi thì cứ mang đi nấu trực tiếp thôi. 

Uống thuốc từ lá trầu không

Nếu bạn gặp tình trạng nặng có thể áp dụng cả xông ngoài da và uống cũng được. Nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ nhé!

  • Lấy khoảng 15 đến 30 lá trầu không tươi rửa cho sạch rồi ngâm nước muối. Sau 10p thì vớt ra để ráo.
  • Lấy lá đó hãm với nước sôi như trà.
  • Uống nhiều lần trong ngày là được.

Bạn cũng có thể thêm vào 1 số thảo dược để việc điều trị viêm dã diễn ra tốt hơn. Sau nhiều năm nghiên cứu về lá trầu không thì hiện nay người ta cũng đã cho ra đời các chế phẩm bào chế từ lá trầu không. Vừa tiện lợi cho người sử dụng lại vừa giữ được các tinh dầu từ lá. Các chế phẩm hay bài thuốc Đông y này cũng đã được nhiều người tin dùng và đạt hiệu quả cao.

Thực tế các cách làm trên chỉ phù hợp với người bị tình trạng nhẹ thôi. Nhưng cũng chỉ làm làm giảm các triệu chứng tạm thời. Chứ nói để chữa dứt điểm thì khó. Nên trong trường hợp bị nặng thì nên đi gặp bác sĩ để điều trị nhé!

Trầu không có nhiều tác dụng với sức khỏe

Trầu không có nhiều tác dụng với sức khỏe

Lưu ý trong quá trình sử dụng lá trầu không để điều trị

  • Trước khi dùng lá trầu không để chữa bệnh bạn cần biết tình trạng bệnh như nào. Vì với mức độ khác nhau thì lá trầu không cũng có tác dụng khác nhau. 
  • Trước khi ngâm, rửa hay xông hơi hãy chắc chắn mình đã làm sạch khu vực cần điều trị.
  • Khi bào chế theo các bài thuốc Đông y bạn cần đảm bảo nguyên liệu sạch sẽ, không sâu bệnh hay có công trùng trú ngụ. Bởi vì nếu không cẩn thận các vết thương còn nặng hơn.
  • Nếu tình trạng bị nặng bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để họ điều trị. Và cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị để tránh bị tác dụng phụ.
  • Dùng lá trầu không chữa viêm da chỉ là biện pháp hỗ trợ thôi chứ nó không chữa hoàn toàn được. Vì thế bạn cần sự can thiệp của các biện pháp chuyên khoa để tình trạng tiến triển tốt hơn.
  • Khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh mà cơ thể có triệu chứng lạ cần đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đồng thời ngưng hoàn toàn sử dụng lá trầu không để đảm bảo sức khỏe.
  • Bạn nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Cẩn thận trong quá trình chăm sóc da để tránh da bị nhiễm bụi bẩn, hay vi khuẩn từ môi trường. Ăn nhiều hoa quả để cung cấp vitamin cho cơ thể. Đương nhiên là tránh xa đồ cay nóng và thực phẩm bạn bị dị ứng.

5. Tổng kết

Các thông tin trên về lá trầu không đã đầy đủ. Mình tin rằng bạn sẽ nắm được cách sử dụng lá trầu không hiệu quả. Đồng thời cũng biết thêm nhiều điều hay ho về loại cây này.

Và đừng quên chia sẻ để nhiều người biết về các bài thuốc từ lá trầu không hơn nữa nhé!

Cập nhật 14/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)