37 tác dụng của lá mơ lông – điều trị bệnh dạ dày bằng lá mơ lông

Lá mơ lông là loại lá bạn rất dễ gặp trong vườn. Nó gần như mọc hoang vậy đó. Nhưng lại làm món ăn rất ngon. Người dân ở quê hay tráng trứng lá mơ, dùng lá mơ ăn thịt chó. Hay làm giả cầy từ lá mơ nữa. Đó đều là những món ăn thật sự rất ngon đấy! 

Không chỉ làm nguyên liệu nấu ăn thêm ngon, mà nó còn có kha khá công dụng chữa bệnh nữa. Điều này được chính người nông dân phát hiện ra. Các tác dụng của lá mơ lông dù được truyền miệng thôi. Nhưng khi áp dụng lại cho hiệu quả lại rất cao. Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé! Ngoài ra bạn sẽ có thêm 1 lượng kiến thức về loại cây này đấy! 

Mục lục

1. Lá mơ có đặc điểm gì? nguồn gốc và phân loại

Ngoài cái tên gọi là lá mơ lông thì người ta còn hay gọi tắt là lá mơ thôi. Cũng có nơi người ta sẽ gọi là mơ tam thể hoặc cỏ tốt ma,… Nhưng dù là có tên nào đi nữa thì đó cũng chỉ là tên gọi theo vùng miền thôi. Tên tiếng Anh của nó chỉ có 1 là Skunkvine. Giới khoa học thì gọi nó là Peaderia scandens (Lour.)

Lá mơ lông

Lá mơ lông

Lá mơ lông được xếp vào hàng thực vật nằm trong họ thiên thảo.

1.1 Bề ngoài của cây lá mơ

Đặc điểm thân

Cây lá mơ là dạng thân thảo, với vòng đời dài hơn nhiều loại cây khác. Thân cây sẽ leo bám vào hàng rào, bờ tường hay các cây ở gần. Cũng chính vì thế mà chiều dài thân cây có thể lên tới 3 hoặc 5m. Khi thân cây còn non thì sẽ không có lông. Thường là hơi dẹt chứ không tròn. Màu đỏ tía hoặc xanh non.

Cây lá mơ có rễ chùm mọc sâu dưới đất. Còn trên các vật bám thì nó sẽ có các rễ đốt. 

Đặc điểm lá

Các lá trên dây thì mọc cách thưa nhau. Lá sẽ có hình bầu dục với phần đầu thì hơn nhọn. Càng về gần cuống thì càng tròn. Bình thường thì lá mơ lông hay có 2 mặt màu khác nhau. Ví dụ mặt trên màu đỏ tía, mặt dưới màu lục. Nhưng cũng có lá thì 2 mặt màu lục. Lông thì hay tập trung ở mặt dưới. Nhưng cũng có thể không có. 

Mặt trên của lá trơn nên bạn có thể nhìn thấy rõ các gân lá.Từ gốc lá cho đến cành thì được nối với nhau bởi 1 cuống mảnh. Dài chừng 1 đến 2cm thôi. Lá mơ lông khi vò ra mùi hơi hắc. Nhưng khi nấu ăn lại ngon lắm đấy!

Thông thường thì hoa của cây lá mơ hay mọc ở kẽ lá. Cũng có thể mọc ở đầu cành. Hoa của cây nhỏ xinh màu tím nhạt. Riêng hoa lá mơ thì không hề có cuống. Nó sẽ mọc thành thùy. Mỗi thùy có chiều dài khác nhau. Thậm chí lên đến 30cm. Mỗi hoa thì lại có thêm 1 đài nhỏ và các ống hình phễu nữa. Để ý kỹ thì vẫn thấy hoa có 1 lớp lông.

Kho hoa tàn sẽ lộ ra quả của cây. Quả thì tròn nhưng hơi dẹt một chút. Quả cũng khá nhỏ thôi. Thường thì có màu nâu bóng. Bóc quả ra sẽ thấy được 2 nhân dẹt bên trong. Mỗi nhân lại có 1 hạt đen tuyền. Nhìn chung là vỏ quả thì khá mỏng.

Tác dụng của lá mơ lông

Tác dụng của lá mơ lông

1.2 Lá mơ lông có nhiều ở khu vực nào? Thu hoạch nó ra sao cho đúng

Cây lá mơ xuất thân từ những nơi có khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Điển hình như các nước châu Á. Sau đó vì nhiều lý do mà nó ngày càng phổ biến sang các quần đảo như Melanesia, Hawaii,… Hiện tại thì hầu như ở các nước đều có cây này. Riêng ở VIệt Nam thì tỉnh nào cũng trồng được. Trừ miền núi mà thôi.

Nhìn chung thì so với các cây khác thì cây này rất dễ trồng. Vì bản thân nó vốn là cây mọc hoang nên sức sinh trưởng rất tốt. Cứ mỗi độ mùa hè đến à người ta tiến hành thu hoạch lá. Sang tháng 8 đến tháng 10 sẽ ra hoa. Khi hết đợt hoa người ta liền thu hoạch rễ.

1.3 Những dưỡng chất có trong lá mơ lông

  • Trong lá mơ lông có rất nhiều các axit amin tốt cho cơ thể. Điển hình như phenyllalanin, argenin,lysin, methionin. Ngoài ra còn có tyrosin, tryptophan,… cùng nhiều loại nữa.
  • Trong lá mơ lông còn có chất caroten. Và một hàm lượng vitamin C nho nhỏ.
  • Thực chất lá mơ lông có mùi hôi khác với nhiều loại khác là do lá có chất methylmercaptan.
  • TRong lá mơ lông người ta đã tìm ra những hợp chất tương tự như chất kháng sinh. Ví dụ như paederin. Ngoài ra còn có cả tinh dầu sulfur dimethyl disulphit nữa.

Đó là theo nhãn quang của y học hiện đại thì lá mơ lông có các chất đó. Còn đối với y học cổ truyền, lá mơ lông mát và hơi đắng, mùi hắc. Chính vì thế mà nó được sử dụng để làm mát cơ thể, tiêu độc. Hay chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cực kỳ hiệu quả.

Xem thêm:

2. Lá mơ lông dùng để làm gì? Tác dụng của lá mơ lông

Lá mơ lông người ta có thể sử dụng như một loại rau ăn hằng ngày. Nhưng cũng có thể coi nó là loại dược thiên rẻ tiền, an toàn, dễ kiếm. Dù là thế nào thì cũng không thể phủ nhận được lợi ích tuyệt vời của lá mơ lông. Vậy rốt cuộc lá mơ lông có thể trị được những bệnh gì? 

2.1 Lá mơ lông được sử dụng để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa

Người xưa ngoài cái tên gọi là rau mơ thì còn gọi nó là rau bình vị. Cũng bởi vì công dụng giúp hệ tiêu hóa của con người tốt hơn bao giờ hết. Ngoài những tính vị như đắng, hôi hay chát. Thì lá mơ còn có tính sát trùng nữa. Chính vì thế mà người ta dùng nó như 1 loại thuốc tự nhiên để chữa bệnh.

1. Đối với bệnh khó tiêu hay bụng hay sôi

BIển hiện này được Đông y lý giải là do tỳ vị của người bệnh ké. Nên khi ăn vào mới gặp hiện tượng bụng sôi, thức ăn tiêu hóa chậm. Lúc này chỉ cần 1 nắm lá mơ lông nhỏ ăn như rau sống trong bữa ăn là được. Còn không thì có thể giã nát ra rồi chắt lấy nước uống. Liên tục vài ngày là thấy đỡ.

Lưu ý khi sử dụng lá mơ lông

Lưu ý khi sử dụng lá mơ lông

2. Bệnh lỵ

Bệnh lỵ được thể hiện qua các biển hiện sau. Khi đi ngoài phân dính  máu và có cả chất nhầy giống nước mũi nữa. Một số trường hợp thì có thể hơi nóng đầu. 

Cách làm để trị bệnh đơn giản vô cùng. Lấy 1 nắm lá mơ rửa sạch rồi trộn với trứng gà. Lá mơ nhớ thái nhỏ ăn cho dễ. Áp chảo đến khi chín là được. Hoặc có thể gói vào lá chuối để nướng. Tuyệt đối không cho dầu hay mỡ vào làm chín thức ăn. Liên tục ăn 3 lần 1 ngày. Vài ngày sẽ khỏi hoàn toàn.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng 2 bài thuốc này tùy vào tình trạng bệnh của mình. Cũng rất hiệu quả đấy!

Cách 1: Nguyên liệu gồm có lá mơ lông và lá trâu cổ mỗi vị 20g. Nụ hoa sim, lá lốt mỗi vị 10g. Cho tất cả vào nồi. Thêm 700ml nước và sắc đắc đến khi nào còn chừng 200ml thì tắt bếp. Số nước còn lại chia thành 2 lần để uống hết trong ngày.

Cách 2: Lá mơ lông 30g, cỏ sữa 25g, rau sam 20g. Thêm bạch thược và thổ phục linh mỗi vị 5g; vỏ măng cụt, hạt cau khô mỗi vị 10g. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi rồi cho thêm 700ml nước vào sắc đặc. Khi nào còn 200ml thì tắt bếp. Chia nước thành 2 lần uống trong ngày. Đều đặn mỗi ngày sắc 1 lần.

3. Lỵ nhẹ do tích nhiệt

Chỉ cần 1 nắm lá mơ cùng 1 nắm lá phèn rửa cho thật sạch rồi trụng với nước sôi. Đợi lá thật ráo nước thì cho vào cối giã nát. Chắt lấy nước cốt để uống. Mỗi ngày đều đặn làm 3 đến 4 lần tùy tình trạng bệnh.

4. Đẩy giun đũa ra khỏi cơ thể

Tùy tình trạng bệnh mà bạn lấy 30 hoặc 50g lá mơ lông. Sau khi rửa sạch rồi thì đem giã lấy nước cốt. Khi uốn thì có thể thêm muối. Còn nếu muốn tiết kiệm thời gian thì bạn ăn như rau sống là được. Thời điểm tốt nhất để thực hiện là trước bữa ăn sáng, bụng còn rỗng.

5. Đẩy giun kim ra khỏi cơ thể

Cách làm này đòi hỏi nhiều thời gian hơn  1 chút. Bạn chỉ cần 30g lá mơ tươi rửa sạch rồi giã để lấy nước. Hòa thêm 50ml nước sôi nguội vào rồi dũng hỗn hợp thụt hậu môn. Khi thụt thì nhớ giữ chừng 2 đến 3p rồi sau đó rút ra. Thời điểm tốt nhất là trước khi đi ngủ. Tầm 19 đến 20 giờ. Giun sẽ tự động bò ra ngoài.

Bạn cũng có thể kết hợp thêm việc uống nước lá  mơ tươi để kết quả tốt hơn. 

Lợi ích khi sử dụng lá mơ lông

Lợi ích khi sử dụng lá mơ lông

6. Không còn đau bụng nữa

Bạn có thể thay đổi tùy chỉnh lượng lá mơ. Miễn sao trong khoảng 20 đến 30g là được. Cách đơn giản nhất là rửa sạch rồi dùng như rau sống. Còn không thì giã ra rồi chắt lấy nước cốt. Làm liên tục nhiều ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.

7. Đi ngoài do nhiệt

Khi bị nóng trong dẫn đến đi ngoài bạn sẽ hay bị đầy hơi, bụng đau. Khi đi vệ sinh thì phân có mùi khó chịu và hậu môn nóng rát. Lúc này để điều trị bạn chỉ cần 1 vài nguyên liệu dễ kiếm sau đây!

Lấy 16g lá mơ cùng với nụ sim 8g cho tất cả vào nồi. Thêm 500ml sắc đặc đến khi chỉ còn chừng 200ml thì tắt bếp. Đem 200ml nước còn lại chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

8. Lợi tiểu

Bạn có thể dùng 15 đến 60g lá mơ tươi đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ cần làm 1 lần thôi là có kết quả rồi.

9. Giảm tình trạng ruột kích thích

Lấy 40 đến 100g lá mơ lông tùy tình trạng bệnh rửa sạch rồi thái nhỏ. Tiếp tục lấy 1 nhánh gừng tươi nhỏ cỡ 10g giã nát ra để lấy nước cốt. Lấy lá mơ cho vào nước gừng rồi trộn thật đều lên. Khi hấp cách thủy thì thêm 1 lòng đỏ trứng gà vào. Món ăn chín thì ăn luôn. Không để nguội.

10. Không còn nỗi lo viêm đại tràng

  • Rửa sạch lá mơ rồi thái chỉ.
  • Giã gừng tươi để lấy nước cốt
  • Cho lá mơ vào nước gừng rồi trộn đều. Thêm 1 lòng đỏ trứng gà vào và trộn 1 lần nữa.
  • Đem đi hấp cách thủy đến khi chín thì ăn luôn. Không để nguội mới ăn.
  • Liệu trình 15 ngày bạn sẽ thấy tình trạng của mình được cải thiện đáng kể.

11. Không còn đầy hơi, trướng bụng

Cho vào nồi 15 đến 60g lá mơ lông đã rửa sạch. Lấy 3 bát nước đổ vào và đun sôi. Sau đó thì gạn lấy nước sắc. Bạn thêm tiếp 1 chút nước ép trái cây yêu thích vào nước sắc lá mơ rồi lắc đều. Nước này ngày dùng 1 lần là được.

Đây là thứ nước không chỉ giúp bạn điều trị tình trạng bệnh của mình mà còn giúp cơ thể thải độc tốt đấy! Từ đó sẽ kích thích sự thèm ăn trong bạn.

Lá mơ có tác dụng gì?

Lá mơ có tác dụng gì?

12. Điều trị bệnh lỵ amip

Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Lá mơ tươi: 50g
  • Cỏ nhọ nồi: 150g
  • Vỏ cây đại đã cạo vỏ:8g
  • Bách bộ: 12g
  • Hạt cau khô: 16g
  • Lá đại thanh: 30g

Đem các nguyên liệu trên đi sao vàng lên rồi đem đi sắc nước uống. Mỗi ngày dùng nước này 3 lần sau ăn nửa tiếng. Thông thường thì 1 thang này dùng được tới 2 tuần cơ. Nên bạn sẽ tiết được khá nhiều công sức. 

trong trường hợp bạn đi ngoài nhiều thì bỏ vỏ cây đại ra nhé!

2.2 Những công dụng khác của lá mơ

Lá mơ lông ngoài việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, thì nó còn chữa nhiều bệnh khác nữa đấy! 

1. Điều trị tình trạng phong tê thấp

Người bị thấp khớp thường hay trong trạng thái khó chịu, không yên, các khớp xương thì đau nhức, khó chịu.

Lúc này bạn dùng cả 2 cách sau cùng lúc nhé!

Uống: Nếu để sắc nước uống thì bạn nên dùng cả lá và dây tươi cho hiệu quả. Thái khúc chừng 1 đốt ngón tay rồi đem đi sao vàng . Khi nào uống thì lấy 50g  hỗn hợp cho vào nồi với 200ml nước. Sắc đến khi còn 100m thì lấy nước đó chia làm 3 lần. Uống hết trong ngày. Liệu trình 15 ngày sẽ khỏi.

Nếu dùng làm nước xoa bóp thì bạn cũng lấy lá và thân cây tươi đem thái khúc rồi sao vàng lên. Sau đó ngâm vào rượu ít nhất 40 độ trở lên. Ngâm ủ chừng vài ngày rồi khi nào dùng lấy ra xoa.. Trước khi xoa thì lắc đều lên là được.

2. Giúp vết thương mau lành

Xay nhuyễn 1 nắm lá mơ lông ra rồi đắp vào chỗ bị thương là được.

3. Đánh bay cảm lạnh

Hái 1 nắm lá mơ đem hấp chín. Hoặc để ăn như rau sống cũng được.

4. Kháng viêm

Giã nhỏ lá mơ lông ra rồi chắt lấy nước cốt. Đủ 1 chén là được. Sau đó chén nước này thì chia ra uống 2 đến 3 lần. Hết trong ngày là được.

5. Làm xẹp mụn nước, ghẻ

Nghìn nát lá mơ lông ra rồi chắt lấy nước cốt bôi vào chỗ cần điều trị.

6. Điều trị các bệnh về da như chàm, giời leo,…

Lấy cả lá, thân, rễ của cây đem giã nát ra rồi đắp lên chỗ nào bị bệnh về da.

7. Tăng ham muốn

Thịt chó với lá mơ không chỉ là món ăn ngon mà còn giúp bạn tăng ham muốn đấy!

8. Cầm máu

Bạn đem hạt cây lá mơ giã nát ra rồi cho vào miếng vải xô, băng vào chỗ chảy máu. Máu sẽ không còn chảy sau 1 thời gian ngắn.

9. Giúp xương khớp chắc khỏe ở người già

Cách 1: Lấy 1 cân cả lá và thân cây rau mơ đã khô rồi ngâm với 2000ml rượu. Ngâm được 10 ngày thì bắt đầu lấy ra dùng. Mỗi ngày chỉ cần 1 đến 2 chén nhỏ là được. Hoặc bạn lấy rượu này xoa ngoài cũng được.

Cách 2: Giã nát lá mơ rồi chắt lấy nước cốt. Pha với 1 ít rượu và nước sôi để nguội rồi uống.

Cách 3: Sắc nước cả thân và lá mơ để uống.

10. Điều trị bệnh viêm tai giữa

Bạn hơ nóng lá mơ trên lửa sau cho còn mềm rồi vò nát lá ra, nhét vào tai bị đau. Qua 1 đêm thì lấy lá mơ ra. Bé nhà bạn sẽ không còn đau tai nữa. Vì lá mơ đã hút hết mủ ra rồi.

11. Chữa ho gà

Lá mơ lông, cam thảo mỗi vị 150g. Cỏ mần trầu, bách bộ, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má mỗi thứ 250g. Thêm vỏ quýt 100g và gừng tươi thái lát 50g nữa là được. Cho các nguyên liệu vào nồi với 6 lít nước. Đun đặc đến khi còn 1 lít thì thêm chút đường vào để uống. Mỗi ngày chỉ cần uống 2 đến 3 lần là được rồi.

12. Hạn chế tình trạng co giật

Cho 1 nắm lá mơ và 1 bát nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc qua rây để lấy nước cốt. Uống nước này trước bữa tối mỗi ngày là được.

13. Giúp trẻ không bị suy dinh dưỡng

Mua lấy 1 bao tử lợn và làm sạch. Cho vào nồi ninh với 20g rễ cây rau mơ. Ninh nhừ và thêm gia vị như canh. Lấy canh này cho trẻ ăn. Mỗi lần ăn cách nhau 2 tháng.

14. Gọi sữa về cho mẹ bầu

Cho bột nếp vào lá mơ cùng chút nước rồi trộn thành hỗn hợp sánh mịn. Sau đó xào nóng hỗn hợp trên chảo. Đợi nguội bớt thì lấy đắp vào ngực. Cách này giúp mẹ mau có sữa về hơn.

15. Lành vết thương do ngã

Chuẩn ị 1 chút rượu nếp và chừng 60g rễ cây rau mơ. Sắc hỗn hợp này lên. Phần nước bạn vừa có thể uống vừa có thể xoa lên chỗ ngã. Như vậy công hiệu sẽ mau hơn.

16. Lá mơ tốt cho mẹ bầu

Bạn có thể làm trứng tráng lá mơ như bình thường. Hoặc đme hỗn hơp lá mơ trứng gà đi hấp cách thủy. Đây là món ăn giúp mẹ đỡ ngán hơn trong thời gian bầu bí đấy!

Mẹ cũng có thể dùng lá mơ để tẩy giun. Rất hiệu quả đấy! Lấy lá mơ và hạt trâm bầu mỗi vị chừng 30 đến 50g. Đem giã nát ra rồi thêm 1 lạng bột nếp vào nhồi kỹ. Nặn thành bánh rồi đem bấp ăn bình thường. Bánh này thay cho bữa sáng rất hiệu quả. Liên tục ăn 5 ngày cơ thể mẹ sẽ sạch sẽ giun.

Sử dụng lá mơ lông điều trị bệnh dạ dày

Sử dụng lá mơ lông điều trị bệnh dạ dày

Xem thêm:

3. Sử dụng lá mơ lông để điều trị đau dạ dày như thế nào?

Ở một số nước như Ấn Độ, Malaysia hay Philippines người ta dùng lá mơ không chỉ để giảm đau. Mà còn giúp người dùng thèm ăn hơn nữa.

Còn ở Việt Nam người ta không chỉ dùng lá mơ làm món ăn đâu. Họ còn dùng lá mơ để chữa bệnh nữa đấy! Ví dụ như bệnh đau dạ dày này! 

3.1 Lá mơ lông chữa đau dạ dày nhẹ được không?

Ngoài cái tên lá mơ lông thì nhiều nơi còn gọi nó là rau mơ hay ngữ hương đằng. Đó là cách gọi của từng vùng miền thôi. Theo y học cổ truyền thì đây là thảo dược có tính hàn, hơi chua và tính bình nữa. Chính vì thế công dụng giải nhiệt, tiêu độc, khử trùng,… của nó rất tốt.

Ngày nay người ta dùng nó để điều trị 1 số bệnh như lỵ, viêm trực tràng, đại tiện ngắt quãng,… Kết quả thu được rất tốt. Chính vì thế trong các bài thuốc Đông y, lá mơ lông là thảo dược bạn dễ dàng bắt gặp nhất.

Còn với các bác sĩ y học hiện đại lá mơ lông có nhiều vitamin C, protein và cách chất giúp giảm sưng viêm. Cũng nhờ thế mà ngày nay người ta phát hiện ra nó có thể làm lành các tổn thương trong niêm mạc dạ dày. Không những thế nó còn có tác dụng làm giảm các cơn đau ở dạ dày rất tốt nữa.

Do đó có thể dùng lá mơ lông chữa bệnh đau dạ dày an toàn mà hiệu quả.

3.2 Những cách chữa đau dạ dày từ lá mơ lông

Dù công dụng của lá mơ lông đối với bệnh đau dạ dày nhẹ được người xưa áp dụng nhiều Nhưng ngày nay lại khá ít người biết đến. 

Nếu muốn điều trị đau dạ dày bằng lá mơ lông thì bạn làm như sau.

1. Dùng nước lá mơ lông

Đây là cách làm đơn giản và dễ thực hiện nhất. Bạn có thể tận dụng quỹ thời gian eo hẹp của mình để thực hiện.

Chuẩn bị:

  • Tùy tình trạng bệnh mà bận chuẩn bị lượng lá mơ cho thích hợp.
  • Nước sôi để nguội

Cách làm:

Lá mơ rửa sạch rồi cho vào cối giã nát. Hoặc muốn nhanh hơn thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra. Sau đó cho nước lọc vào khuấy đều rồi lọc qua rây để lấy nước uống.

Đều đặn uống nước này trước khi ăn sáng và tối sẽ thấy kết quả mang lại rất tốt.

Nước ép lá mơ vừa sát trùng vết thương trong dạ dày. GIúp chúng mau lành hơn. Đồng thời cũng giảm đi các cơn đau bao tử âm ỉ.

2. Dùng lá mơ lông cùng gừng và trứng gà

Mặc dù cách trên đơn giản và nhanh thật. Nhưng ai cũng công nhận nó rất khó uống. Vì thế bạn có thể dùng cách dưới này để ăn uống dễ hơn mà vẫn trị bệnh được.

Chuẩn bị:

  • Tùy vào tình trạng bạn lấy lá mơ cho phù hợp.
  • 1 quả trứng gà tươi
  • 1 nhánh gừng nhỏ

Cách làm:

Sau khi làm sạch lá mơ và gừng thì đem 2 nguyên liệu thái sợi. Càng mỏng càng tốt. Cho vào 1 bát sạch rồi đập trứng gà vào trộn đều. Thêm chút gia vị cho vừa miệng ăn rồi đem đi hấp cách thủy. Khi món ăn chín (chừng 5 đến 10p) thì lấy ăn nóng.

Nếu cách trên bạn làm mỗi ngày được thì cách dưới bạn chỉ cần duy trì tuần 2 đến 3 lần là vừa đủ. Sau vài ba lần là bạn sẽ thấy cơ thể mình có chuyển biến tích cực.

3.3 Những điều cần nhớ khi dùng lá mơ lông điều trị đau dạ dày

Đúng là điều trị dạ dày bị đau nhẹ bằng lá mơ lông rất hiệu quả. Song bạn cần thực hiện đúng thì mới có kết quả cao được. Dưới đây là 1 vài lưu ý để bạn thu được kết quả như mong muốn.

  • Đối với bệnh nhân đau dạ dày bạn cần duy trì trạng thái ổn định cho bao tử. Nghĩa là không để bụng rỗng nhiều giờ. Cũng không khiến dạ dày no căng ra.
  • Không dùng các thực phẩm có nồng độ axit, vitamin C cao.
  • Không dùng các chất kích thích hay đồ ăn cay nóng.
  • Uống đủ nước để duy trì độ pH ổn định cho dạ dày.

Khi điều trị đau dạ dày dù là bằng cách nào cũng nên tránh thức khuya, căng thẳng quá độ. Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tập luyện khoa học.

LƯU Ý: Dùng các loại thảo dược ví dụ như lá mơ chỉ làm bạn giảm các triệu chứng tạm thời. Hoặc nó chỉ có tác dụng với người bệnh nhẹ thôi. Còn không hề chữa được bệnh như thuốc đặc trị.

Vì thế ngoài dùng các bài thuốc Đông y từ lá mơ lông thì bạn nên kết hợp với các phương pháp hiện đại. Để điều trị tình trạng bệnh dứt điểm.

4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng lá mơ lông

Lá mơ lông đúng là an toàn và không có tác dụng phụ thật. Kể cả đối với nhiều đối tượng khác nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn lơ là đi 1 vài điều nho nhỏ đâu. Vì nó ảnh hưởng tới quá trình bạn chữa bệnh đấy! 

Nếu dùng lá mơ để ăn sống hoặc giã nước thì bạn phải làm sạch chúng. Tránh sơ sài sẽ khiến vi khuẩn hay các chất bẩn không được làm sạch.

Bạn có thể dùng lá mơ với các món ăn giàu đạm như thịt chó để trung hòa lại đường tiêu hóa. Vì trong lá mơ có lượng protein dồi dào mà.

5. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin mà chúng mình tổng hợp được. Tin rằng với bài viết này bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức về loại cây này. Đồng thời bạn sẽ nắm được tác dụng của lá mơ lông để dùng chúng hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn có sức khỏe dồi dào với các cách chữa bệnh từ lá mơ lông này.

Cập nhật 05/07/2020

4.7/5 - (4 bình chọn)
4.7/5 - (4 bình chọn)