28+ tác dụng của Lá hẹ – trị bệnh, làm đẹp, ẩm thực và lưu ý khi dùng

Lá hẹ là một món ăn thơm ngon đối với nhiều người. Lá hẹ nấu canh thịt nạc băm thật sự ngon hết ý. Bởi vì hương vị thanh mát lại hơi ngọt nữa. Chính vì thế mà nhiều người mê mệt món canh hẹ hoặc hẹ xào trứng đấy! Thậm chí các nhà hàng nổi tiếng cũng phục vụ các món ăn từ lá hẹ. Vì đây là món ăn thơm ngon, dân dã lại an toàn cho người dùng nữa. 

Lá hẹ

Lá hẹ

Có thể nói về mặt ẩm thực lá hẹ dễ dàng chinh phục trái tim mọi người. Kể cả người có khẩu vị khó tính nhất thì các món ăn từ lá hẹ cũng dễ dàng chinh phục được. Nhưng nếu nói công dụng của lá hẹ còn có thể chữa bệnh thì bạn có tin không? Hẳn là nhiều người vẫn còn nghi ngờ lắm nhỉ?

Thực tế từ rất lâu rồi, thời mà y học chưa thật sự tiến bộ, người ta đã dùng lá hẹ chữa bệnh rồi. Đó có thể là các bệnh đơn giản nhưng cũng có thể là bệnh hơi khó nhằn 1 chút. Thời đó khi sử dụng đều có công dụng rất tốt. Đến hiện tại nhiều người dùng các bài thuốc đó và đã có hiệu quả. 

Vậy hãy cùng chúng mình khám phá tác dụng của lá hẹ nhé! Ngay trong bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về cây lá hẹ đấy!

Mục lục

1. Cây lá hẹ là cây gì? Đặc điểm điểm của cây lá hẹ là gì?

Cây hẹ ở vùng ôn đới được trồng nhiều ở khu miền núi hay trung du để làm rau ăn. Người ta hay lấy củ để trồng cho nhanh. Theo kinh nghiệm thì trồng cây hẹ vào mùa xuân hoặc thu đông sẽ cho năng suất cao. Rau hẹ hoàn toàn có thể thu hái quanh năm và thường dùng tươi. 

Đợi đến mùa thu đông thì quả chín người ta mới thu hoạch. Sau khi phơi khô thì đập quả ra để lấy hạt. Không chỉ là một loại rau ngon mà nó làm thuốc chữa bệnh cũng rất tốt.

Cây hẹ được các nhà khoa học gọi là Allium odorum L. Ngoài ra người Việt còn gọi nó với các tên gọi khác như khởi dung thảo hay cửu thái,… Cây hẹ xuất hiện nhiều trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.

1.1 Cây lá hẹ trông như thế nào?

Cây hẹ là cây thân thảo sống được lâu năm. Thân cây có hình trụ và chiều cao tầm 20 đến 50cm. Đầu thân cây hơi vót nhọn. Lá mọc ra từ gốc thân. Lá vừa dài vừa hẹp và có rãnh ở giữa. Mỗi là dài cỡ 15 đến 30cm nhưng chỉ to bằng đầu đũa mà thôi.

Cây cho hoa nhỏ mọc theo cụm ở đầu cành. Mỗi tán ho có tới 20 đến 40 hoa nhỏ bao bọc bởi 1 mo màu xanh nhạt. Thường thì bao hoa có màu trắng được ghép bởi nhiều phiến nhỏ như mũi mác. Quả của cây hẹ cứng hình oval ngược và có 3 mảnh gần bằng nhau. Trong quả có khoảng 6 hạt màu đen nhỏ.

1.2 Dinh dưỡng có trong lá hẹ

Theo đánh giá cứ 1 cân hẹ cung cấp 300 calo. Nhưng bù lại chất xơ rất nhiều. Hàm lượng glucid cũng lên tới gần 30g, vitamin C cung có tới 89g, vitamin A chiếm 20g.  Hàm lượng protit cũng lên tới gần 10g. Cùng với đó là canxi, sắt, photpho và đồng,…

Nhờ các dưỡng chất này mà nó mang lại cho cơ thể chúng ta rất nhiều lợi ích.

1.3 Khái quát công dụng của cây lá hẹ

Dù là Đông y hay Tây y người ta đều công nhận công dụng của lá hẹ. Chỉ là đối với mỗi nên y học nó đều có những công dụng khác nhau. Nhưng tựu trung lại đây đều là những điều tốt cho cơ thể con người. Như vậy có thể thấy được khoa học hiện đại cũng chứng minh được công dụng của nó rồi. Chứ nó không đơn thuần là truyền miệng nữa đúng không? Vậy cùng xem nó có công dụng gì nhé! 

Tác dụng của lá hẹ

Tác dụng của lá hẹ

Lá hẹ trong Đông y

Đông y đánh giá chua, hăng và tính ấm. Chính vì thế nó tiêu huyết ứ, giải độc, long đờm, giải độc rất tốt. Hơn nữa nó còn tốt cho người nam giới gặp vấn đề về sinh lý như di tinh, mộng tinh, liệt dương. Theo đánh gía thì vào mùa xuân thì lá hẹ có dược tính mạnh nhất.

Hẹ chỉ kỵ mật ong và thịt trâu. Ngoài ra người nào nhiệt nhiều cũng không nên dùng lá hẹ.

Cả hạt và lá hẹ đều có các công dụng khác nhau:

  • Hạt hẹ: vừa cay vừa ngọt lại ấm. Chính vì thế nó giúp lục phủ ngũ tạng tốt hơn, tốt cho tinh trùng, tiêu huyết ứ tốt,….
  • Củ, rễ hẹ: Cay và ấm nhờ đó mà nó chữa đau tức ngực và bụng… Đồng thời chữa được ác chứng bệnh do thân yếu ở nam giới.

Lá hẹ trong Tây ý

Tây y cho rằng lá hẹ sẽ làm tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể. Từ đó mà giảm mỡ và đường trong máu hiệu quả. Nhờ vậy mà bảo vệ được tim mạch khỏi các bệnh nguy hiểm. Chất odorin trong lá hẹ được đánh giá là 1 loại kháng sinh tự nhiên ngăn được nhiều vi khuẩn.

  • Nhờ hàm lượng vitamin và dưỡng chất nhiều nên lá hẹ rất tốt cho cơ thể, tốt cho mắt và kích thích khả năng ăn uống,…
  • Lá hẹ cải thiện tốt các chứng bệnh liên quan đến sinh lý ở nam giới.
  • Insulin trong cơ thể nhạy cảm hơn. Nhờ thế mà tốt cho người tiểu đường.
  • Allicin trong lá hẹ giúp giảm mỡ máu và huyết áp. Do đó tốt cho người đang bị các bệnh mạch vành.
  • Người nào đang có ý định giảm cân thì nên dùng lá hẹ vì calo trong nó rất ít.
  • Nhờ odorin mà hệ miễn dịch của cơ thể tốt hơn nhiều. 
  • Ngoài ra nhờ flavonoid và lưu huỳnh thì sẽ ngăn chặn được các bệnh ung thư. Nhờ vào sự ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

Công dụng khác của lá hẹ

  • Trong lá hẹ có rất nhiều chất kháng sinh mạnh. CHính nhờ thế mà nó chữa được nhiều bệnh viêm nhiễm bên ngoài da. Như ngứa, ghẻ, vảy nến, nhiễm trùng. Cách làm rất đơn giản chỉ cần lần lá hẹ giã nát ra rồi đắp vào chỗ da cần điều trị là được.
  • Trẻ nhỏ bj giun kim cũng dùng lá hẹ để điều trị cho an toàn.
  • Bệnh răng nướu cũng dùng lá hẹ điều trị được.

Xem thêm:

2. Đánh giá công dụng của lá hẹ

Theo các chuyên gia và các nhà nghiên cứu thì lá hẹ có nhiều công dụng. Đồng thời cũng là 1 vị thuốc an toàn. Cụ thể những điều này đều đã được nghiên cứu và chứng minh. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm nếu có ý định dùng lá hẹ nhé! 

2.1 Cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Theo Đông y có ghi chép lại dùng lá hẹ thường xuyên rất tốt cho cơ thể. Vì lá hẹ ấm nhất. Bạn có thể dùng lá hẹ như rau ăn mỗi ngày là được.

Vitamin và dưỡng chất có trong lá hẹ

Không chỉ có nhiều vitamin nhóm B mà trong lá hẹ còn có nhiều đồng, sắt, canxi, thiamin, niacin,… cùng nhiều chất khác. Tất cả những chất này đều giúp tế bào của cơ thể hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra lá hẹ còn có nhiều vitamin K nữa. Đây là loại vitamin giúp xương của bạn chắc khỏe hơn. Đồng thời ngăn tình trạng lão hóa nếu bạn dùng lá hẹ thường xuyên. Nhất là nữ giới nên dùng nhiều lá hẹ để tránh tình trạng loãng xương.

Hơn nữa trong lá hẹ còn có nhiều flavonoid cũng như lưu huỳnh. Đây đều là những chất có khả năng ngăn chặn ung thư hiệu quả. Bởi vì chúng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các gốc tự do. Dùng lá hẹ thường xuyên là cách ngừa ung thư vú, ung thư đại tràng hay ung thư tiền liệt tuyến tốt.

Hẹ có ít calories

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù nhiều dưỡng chất thật nhưng lượng calo trong hẹ rất nhỏ. Nên bạn dù có ăn hàng ngày cũng không hề lo tăng cân nhé! Hơn nữa mà còn cung cấp cho cơ thể nhiều dinh dưỡng nữa cơ.

Theo đánh giá cứ 1 lạng lá hẹ tươi thì cơ tới 30 calo. Mặc dù ít nhưng bù lại có nhiều chất chống oxy hóa. Đồng thời có nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Lá hẹ có tác dụng gì?

Lá hẹ có tác dụng gì?

2.2 Loại thuốc nam an toàn dễ trồng

Cây hẹ rất dễ trồng và chăm sóc. Chỉ cần lấy 1 nhánh cây con trồng xuống đất. Chẳng bao lâu nó đã lớn lên mà không ần chăm sóc nhiều rồi. Một năm bạn có thể thu hoạch nhiều lần mà không lo cây kiệt sức. Cây quanh năm đều tươi tốt. Bạn có thể dùng làm rau hay thuốc đều được. 

Đông y nghiên cứu hạt hẹ cay và ngọt đồng thời có tính ấm. Nên nó tốt cho thận, và chức năng sinh lý nam giới. Ngoài ra còn có khả năng tiêu huyết ứ nữa. Còn lá hẹ theo đánh giá thì chua nhẹ, cay và hơi sít. Nên nó cầm máu tốt, tốt cho tinh khí.

Trong lá hẹ có nhiều chất kháng sinh như sulffit, allcin hay odorin. Chính vì thế mà nó làm giảm các tình trạng viêm nhiễm ở da. Cách đơn giản chỉ cần giã nhỏ lá hẹ ra rồi đắp lên chỗ da cần điều trị là được. Trẻ nhỏ mà bị giun kim thì cũng có thể dùng lá hẹ để trị. Người nào có bệnh về răng miệng cũng dùng lá hẹ để điều trị cũng mang lại hiệu quả cao.

3. Lá hẹ dùng để trị bệnh gì? 30 tác dụng của lá hẹ

Ở nhiều vùng lá hẹ có thể trồng quanh năm để làm rau hoặc làm thuốc.

Có thể thấy được công dụng của lá hẹ nhiều vô cùng. Đấy là điều không cần bàn cãi. Nhưng để lá hẹ phát huy được hết công dụng của nó. Đồng thời người bệnh khi sử dụng được an toàn thì bạn cần có những chỉ dẫn cụ thể. Hay nói đúng hơn là có cách dùng lá hẹ sao cho đúng là được. Và đây là những bài thuốc dân gian từ lá hẹ. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân. 

1. Người bị cảm, lạnh dẫn đến ho

Lấy 1 nhánh gừng tươi cho vào bát cùng ít đường và 250g lá hẹ thái nhỏ. Hấp chín rồi ăn hết cả cái và nước. Mỗi lần dùng thì dùng liên tục 5 ngày.

2. Giảm đau răng

Lấy 1 nắm cây hẹ nhớ là dùng cả rễ rồi đem rửa sạch và giã nát ra. Sau đó đắp lên chỗ đau răng là được. Cứ làm đến khi khỏi thì thôi.

3. Tốt cho người bị tiểu đường

Mỗi ngày lấy 1 đến 2 lạng lá hẹ ăn sống, nấu canh hoặc xào để ăn đều được. Khi nấu ăn thì dùng 1 chút muối thôi không dùng nhiều. Mỗi lần dùng 10 ngày liên tục.

Nếu không thì bạn lấy 1 lạng thịt sò đem nấu canh với 150g củ hẹ. Canh này ăn thường xuyên rất tốt cho người tiểu đường mãn tính.

4. Người đại tiện không thông

Lấy hạt hẹ rang vàng lên rồi đem nghiền bột. Khi nào dùng thì lấy 1 thìa cà phê hòa với nước để uống. Ngày dùng 3 thìa. Liệu trình 10 ngày sẽ khỏi.

Sử dụng lá hẹ trị bệnh

Sử dụng lá hẹ trị bệnh

5. Trẻ bị ho do cảm lạnh

Lá hẹ thái nhỏ rồi thêm mật ong hoặc đường phèn vào vào cho vào nồi cơm hấp chín. Mỗi ngày cho bé uống nước đó 2 đến 3 lần. Mỗi lần khoảng 5ml là được. Liên tục dùng  5 ngày liền.

6. Tốt cho mắt

Gan dê và lá hẹ mỗi thứ 150g. Đem gan dê làm sạch rồi thái mỏng. Thêm gia vị vào rồi ướp. Phi nóng dầu rồi cho hành tỏi phi thơm và gan dê vào xào chín tới. Thêm lá hẹ và gia vị vào đảo nhanh tay thì bắt xuống. Mỗi lần ăn cách nhau 1 ngày. Dùng 10 lần 1 liệu trình.

7. Người bị trĩ

Rửa sạch khoảng 30 – 40g lá hẹ tươi rồi nấu với nước bằng nồi đất! Nhớ là dùng lá chuối bịt kín lại. Khi nào nồi nước sôi thì nhắc xuống. Dùng đũa chọn lấy 1 lỗ nhỏ trên lá chuối cho hơi nước bốc lên. Khi nào hơi nước đã hết thì đổ ra chậu rồi lấy nước đó ngâm và rửa hậu môn. Kết hợp với việc đắp hậu môn bằng lá hẹ giã nát.

8. Bệnh lòi dom

Rửa sạch 1 nắm lá hẹ rồi đem giã nho ra. Thêm giấm vào rồi cho lên chảo đảo nóng lên. Cho vào miếng vải sạch rồi đắp hoặc chườm vào hậu môn đã làm sạch.

9. Mồ hôi ra nhiều ở ngực

Lấy khoảng 50g cây hẹ gồm cả gốc đem rửa sạch rồi nấu với 400ml nước. Đun đến còn ½ thì lấy ra uống. Uống đến khi khỏi thì thôi.

10. Người thể hàn, đau dạ dày, buồn nôn hoặc lạnh mà nôn

Lá hẹ và sữa bò mỗi thứ 250g. Thêm gừng tươi 1 nhánh to nữa. Lá hẹ và gừng đem thái nát rồi giã ra để chắt lấy nước uống. Sau đó thêm sữa bò vào để nấu nước uống. Đun đến khi sôi với lửa nhỏ rồi uống nóng.

Những ai nên sử dụng lá hẹ?

Những ai nên sử dụng lá hẹ?

11. Người bị đái tháo đường dùng lá hẹ để giảm tình trạng bệnh

Thịt con sò 1 lạng và 150g củ hẹ. Đem 2 nguyên liệu trên nấu canh cùng với gia vị để ă. Người nào hay ra mồ hôi trộm thì dùng rất tốt.

12. Tiểu nhiều

2 lạng ngũ vị tử, 2 lạng phúc bồn tử, 2 lạng câu kỷ tử, 2 lạng nữ trinh tử, 2 lạng cây tơ hồng xanh và 2 lạng lá hẹ nữa. Đem các nguyên liệu phơi khô lên rồi nghiền bột. Mỗi ngày dùng 2 lần bằng cách nấu với nước ấm. Mỗi lần lấy 1 thìa canh vừa là được.

13. Ho cảm

Gừng tươi 1 nhánh chừng 25g. Thêm lá hẹ 250g rồi đem cho vào bát hấp cách thủy với đường phèn. Dùng liên tục 5 ngày sẽ thấy tình trạng khỏi hẳn.

14. Hen cấp

Lá hẹ rửa sạch rồi giã nát hoặc xay ra để chắt lấy nước uống.

15. Cổ họng khó nuốt xuống

Lấy 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch rồi xay nhuyễn và chắt lấy nước uống là được.

16. Yết hầu có dấu hiệu sưng đau

Hẹ lấy 1 nắm rửa sạch rồi cho vào máy xay cùng vài hạt muối. Sau đó chắt lấy nước để uống.

17. Chảy máu cam hoặc lỵ ra máu

Lấy lá hẹ hay củ hẹ xay lấy nước để uống là được.

18. Người bị viêm tai giữa

Kể cả người bị viêm tai giữa thì cũng giã lá hẹ nhỏ vào tai.

19. Tai có côn trùng

Để đuổi côn trùng ra thì bạn lấy lá hẹ ép ra rồi chắt lấy nước nhỏ vào tai. Côn trùng sẽ tự bò ra sau khi nhỏ 1 thời gian ngắn.

20. Tốt cho gan và dạ dày

Ngoài thành phần sulfide thì trong lá hẹ còn có cả tinh dầu nữa. Đây chính là nguyên nhân để tạo nên vị cay đặc trưng của lá hẹ. Chính vì thế mà nó giúp gan tốt hơn, nâng cao tiêu hóa và kích thích ăn uống tốt.

21. Hệ miễn dịch khỏe hơn

Hẹ có mùi hương đặc trưng là do sulfide mà ra. Chất này được đánh giá là tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm rất tốt. Đồng thời giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.

Nếu trẻ nhỏ bị ho thì chỉ cần lấy lá hẹ hấp cách thủy cùng mật ong hoặc đường phèn sẽ giảm ho hiệu quả. Bởi vì là hẹ có khả năng diệt khuẩn tốt.

22. Đả thông khí huyết

Hẹ có tính cay nên nó giúp điều hòa khí huyết, lưu thông khí trong cơ thể. Đồng thời chữa được các chứng nôn mửa, rột viêm, tụ máu, chấn thương, thổ huyết.

23. Nhuộm đen tóc

Trong lá hẹ có rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Nhờ đó là hệ thống tyrosine ở trong các tế bào tóc tốt hơn. Nhờ nó mà làm đen tóc hiệu quả. Đồng thời còn giúp mái tóc của bạn thêm bóng mượt hơn nhiều.

24. Giảm tình trạng mồ hôi trộm

Bạn biết không trong lá hẹ có 1 lượng chất chua nhỏ. Nhờ thế mà nó điều trị di tinh và mồ hôi trộm ở nam giới rất tốt.

25. Giúp da đỡ bị ngứa

Rửa sạch lá hẹ rồi ép lấy nước. Sau đó lấy nước nhỏ vào mũi. Như vậy tình trạng cảm nắng sẽ giảm đi nhiều. 

Hoặc ai gặp tình trạng da ngứa, bị các bệnh về da nhiều thì bạn có thể hơ lá hẹ trên bếp rồi đắp vào vùng da cần điều trị.

26. Hạ mỡ máu

Theo nghiên cứu thì lá hẹ không chỉ tốt cho huyết quản và các bệnh cao huyết áp.

27. Chăm sóc da khô

Trong hẹ có chất chống nấm và kháng khuẩn tự nhiên. Nên nó còn được đánh giá là chất kháng sinh tự nhiên. Do đó nếu da bạn đang gặp các vấn đề nhiễm trùng thì có thể dùng lá hẹ. Lá hẹ sẽ giúp bạn chăm sóc da tự nhiên an toàn mà lại hiệu quả. Vì nó giúp các vết thương mau lành hơn.

Lá hẹ dùng cho da khô rất tốt. Chỉ cần nghiền nát lá hẹ ra lấy hỗn hợp đắp lên mặt. Sau đó để trên da nửa tiếng rồi mới rửa mặt lại. Áp dụng cách này thường xuyên thì da bạn sẽ đẹp hơn nhiều.

28. Ngừa mụn trứng cá

Trong lá hẹ có beta – carotene chính vì thế sẽ giúp giảm khả năng xuất hiện mụn. Đồng thời đánh bay các vết sậm màu trên da. Do đó nên ăn hẹ thường xuyên để chăm sóc làn da đẹp.

29. Trẻ em hay đái dầm

Lấy 1 nắm rễ hẹ xay nhuyễn để chắt lấy nước. Sau đó thêm gạo tẻ 1 nắm nhỏ vào nước cốt rễ hẹ để nấu cháo. Lúc nào ăn thì thêm đường vào ăn nóng. Liệu trình 10 ngày.

30. Người ăn uống kém

Lấy 1 lạng gạo tẻ rồi nấu cháo cùng với 1 nắm lá hẹ nhỏ. Cháo ăn 2 lần trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày là được.

Xem thêm:

4. Lá hẹ tốt cho nam giới

Bạn tin không lá hẹ cực kỳ tốt đối với nam giới. Hay nói đúng hơn là chức năng sinh lý của nam giới. Ngay từ thời xa xưa các cụ đã biết dùng lá hẹ để cải thiện thời gian quan hệ. Cũng như tăng ham muốn và cải thiện các bệnh về sinh lý rồi. Các bài thuốc đó không hề khó gì cả nhưng lại rất công hiệu. Đến ngày nay nó vẫn được áp dụng cho những ai thích chữa bệnh bằng Đông y an toàn và hiệu quả. Cùng xem công dụng của lá hẹ đối với nam giới nhé!

1. Xuất tinh sớm

Lấy nửa cân lá hẹ đem rửa sạch rồi để ráo nước. Cho vào máy xay cùng với 1 ít nước. Sau đó lọc lấy nước để uống. Ngày dùng 2 lần liên tục 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Hoặc có thể lấy tôm nõn và lá hẹ mỗi thứ 2 lạng rồi đem xào nóng để ăn cơm.

2. Mộng tinh do thận yếu, đau lưng mỏi gối

Nhân hồ đào 60g cùng với lá hẹ 250g. Các nguyên liệu đem xào chín tới cùng với dầu vừng. Món ăn này ăn nóng liên tục 30 ngày sẽ có hiệu quả.

3. Di tinh

1 lạng gạo nếp và 1 lạng lá hẹ đem nấu cháo cho nhừ. Sau đó đem nồi cháo phơi sương qua đêm. Sáng hôm sau ăn hết luôn.

4. Cũng là người bị thận hư và di tinh, mộng tinh

Hạt hẹ ngâm giấm cho ngấm rồi mới đem rang khô. Tiếp tục nghiền bột ra rồi thêm mật vào vo viên. Khi nào dùng thì lấy đúng 5g uống cùng rượu ấm cho tốt.

5. Dùng hạt hẹ chữa di tinh hoặc mộng tinh

Bạn có thể lấy 20g hạt hẹ nấu cùng với nước hoặc nước muối loãng. Nấu nhừ để ăn khi đói là được.

6. Tăng cường chức năng sinh lý

2 lạng khởi tử, 2 lạng lá hẹ, 3 lạng ngưu tất, 3 lạng sơn thù, 4 lạng thục địa khô, 5 lạng kim anh, 5 lạng ba kích, 6 lạng dâm dương hoắc. Cùng với đó là 1 cân con tằm khô và 4 cân đường cát.

Các nguyên liệu bạn đem sao khô lên rồi cho vào bình ngâm với 20l rượu nếp. Ngâm ủ chừng 1 tháng thì có thể lấy ra uống, Mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ mỗi lần 1 chén.

5. Những điều cần nhớ khi dùng lá hẹ chữa bệnh

Có thể thấy được lá hẹ có rất nhiều công dụng. Nhìn vào bảng công dụng của nó bạn cũng thấy được rồi đấy! Không cần phải quảng cáo nhiều. Nhưng cũng chính vì công dụng của nó nhiều như thế nên người ta mới nghĩa là nó hoàn toàn vô hại. Hay đúng hơn là nó an toàn cho mọi người. Nhưng không phải thế đâu nhé! Có những thứ lá hẹ không thể kết hợp được. Vì nó sẽ gây ra độc tính rất lớn.

5.1 Lá hẹ kỵ thực phẩm nào?

Hẹ không chỉ là một loại nguyên liệu thơm ngon mà còn là vị thuốc rất tốt nữa. Đây được đánh giá là loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Nó có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Nhưng người nào mà âm hư hay bị nóng trong thì nên cân nhắc khi dùng lá hẹ. 

Hơn nữa lá hẹ cũng cần tránh dùng cùng thịt trâu và mật ong.

5.2 Dùng hẹ với lượng lớn có tốt không?

Nhìn chung thì hẹ có nhiều chất giống hành tây hoặc hành lá. Vì thế bạn không nên ăn quá nhiều. Vì sẽ dễ bị đầy bụng hoặc dạ dày bị kích ứng nhẹ. 

À chú ý là ai hay bị kích ứng đối với các món ăn nồng cay như hành. Thì cũng nên cân nhắc nếu định dùng lá hẹ nhé. Nhìn chung cứ ăn uống hợp lý là không sao cả.

5.3 Chế biến hẹ đúng cách như nào?

  • Bạn có thể nấu canh từ lá hẹ hay làm các món rau thông thường cũng được. Hoặc chỉ đơn giản làm rau sống hoặc trọn vào nhân các món ăn đều ngon.
  • Hẹ đã nấu rồi thì không được để qua đêm đâu
  • Hẹ nên nấu cùng thịt lợn hoặc các loại thịt có nhiều B1. VÌ món ăn như vậy vừa ngon miệng lại bổ dưỡng nữa.
  • Trong hẹ có sulfide nên nếu gặp nóng nó sẽ tạo ra nhiều tác dụng phụ. Nên khi nấu ăn bạn thái nhỏ lá hẹ ra rồi đảo nhanh tay và to lửa. Nếu để chín quá thì hẹ sẽ mất đi dinh dưỡng vốn có.

5.4 Mua hẹ chất lượng ở đâu?

Lá hẹ thì không có gì khó mua cả đâu. Ở nông thôn bạn có thể mua ở các chợ đều có. Nhưng ở thành phố đúng thật là lá hẹ hơi khó kiếm thật. Thực ra bạn có thể tận dụng diện tích ban công và vài thùng xốp để trồng lá hẹ. 

Hạt giống hẹ hoặc cây giống bạn mua tajic ác cửa hàng giống cây trồng. Hoặc mua ở các siêu thị cũng được. Nhìn chung là không khó lắm đâu.

6. Một vài món ăn ngon từ lá hẹ

Tạm gác các bài thuốc chữa bệnh từ lá hẹ sang 1 bên. Bạn có thể học ngay các món ăn ngon từ lá hẹ để nấu cho cả nhà cùng thưởng thức. Món ăn dân dã này không chỉ thanh mát mà còn rất bổ nữa. Chưa kể các món ăn lại còn chữa được bệnh tốt nữa. Thỉnh thoảng đổi bữa cho cả nhà bằng các món canh hẹ cũng rất ngon đấy! Cùng học ngay các món ăn đơn giản này nào! 

6.1 Canh hẹ đậu phụ

Canh lá hẹ bạn nấu với thịt bằm cũng được mà bạn có thể nấu thêm cùng nhiều nguyên liệu khác. Món canh này ăn rất ngon mà lại mát.

Chuẩn bị: Cà chua chín 1 quả, đậu phụ non 2 bìa, thêm ít hành khô, gia vị nấu ăn thông thường, 1 chút thịt lợn băm, lá hẹ.

Cách làm: 

  • Thịt băm bạn thêm mắm, tiêu, ớt vào trộn đều cho thịt ngấm.
  • Đậu hũ rửa qua cho hết chua rồi thái miếng vừa ăn
  • Cà chua rửa sạch rồi thái mỏng múi cau.
  • Hẹ rửa sạch để ráo rồi thái khúc vừa ăn.
  • Các nguyên liệu sơ chế xon thì đun nóng chảo dầu trên bếp để phi thơm hành tím. Trút thịt vào đảo đến khi thịt săn lại. Tiếp tục cho cà chua vào đảo cho chín mềm. Thêm chút nước đun đến sôi. Khi nước sôi thêm đậu hũ và gia vị vào. Nêm nếm theo gia vị vừa ăn.

6.2 Trứng tráng lá hẹ

Món trứng tráng lá hẹ rất ngon và dễ làm. Nếu đã chán với món trứng tráng thông thường thì bạn hãy thêm lá hẹ vào để món ăn thêm ngon và hấp dẫn hơn.

Chuẩn bị : Trứng gà hoặc trứng vịt 2 quả. 1 nhúm lá hẹ theo sở thích của bạn là được. 1 chút nước mắm ngon và tiêu sọ xay.

Cách làm:

  • Lá rẻ làm sạch rồi để ráo. Sau đó thái nhỏ
  • Thêm trứng vào bát đựng lá hẹ. Nêm nếm mắm và hạt tiêu xay cho vừa miệng ăn.
  • Đánh đều lên đến khi trứng sủi bọt.
  • Đun nóng chảo dầu trên bếp. Đến khi dầu sôi thì trút hỗn hợp vào. Dàn trứng đều ra đến khi một mặt trứng chín vàng đều. Khẽ lật trứng lại để làm vàng nốt mặt còn lại.
  • Món trứng tráng lá hẹ ăn cùng cơm nóng rất ngon.

6.3 Cháo lá hẹ

  • 1 nắm to gạo tẻ và 1 nắm nhỏ lá hẹ. Nếu thích thì thêm gạo nếp vào cũng được. Chuẩn bị thêm gia vị để nấu ăn nữa.
  • Cách làm như sau:
  • Đầu tiên đem lá hẹ rửa sạch rồi để ráo rồi thái khúc vừa ăn.
  • Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nấu thành cháo
  • Khi cháo chín thì cho lá hẹ vào đun thêm vài phút. Khi lá hẹ chín tới thì nêm nếm thêm gia vị vừa ăn vào. Món cháo này ăn nóng thì sẽ ngon.

Ngoài cách nấu cháo hẹ đơn giản như này thì bạn cũng có thể nấu cùng các nguyên liệu khác. Ví dụ như lươn, trứng hay thịt,… Đây là món cháo ăn rất ngon và bổ dưỡng.

6.4 Hẹ giá vào tiết

Bạn có thể dùng tiết lợn hoặc tiết bò để  xào cùng hẹ cũng được. Cách làm hẹ xào tiết rất đơn giản.

Nguyên liệu: Tiết heo, lá hẹ, giá đỗ, 1 ít đậu phụ và thêm gia vị nấu ăn thường dùng.

Cách làm: 

  • Rửa sạch lá hẹ rồi để ráo sau đó thái khúc vừa ăn. Giá đỗ cũng đem làm sạch rồi để ráo. Tiết lợn và đậu thái miếng vừa ăn. Không nên mỏng quá vì dễ nát.
  • Đun nóng dầu ăn trên bếp rồi thêm hành tím vào phi thơm lên. Tiếp theo cho giá đỗ và lá hẹ vào xào chín sơ. Tiết tục cho tiết và đậu phụ vào đảo nhẹ tay cho khỏi nát. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng ăn là được.
  • Nhớ là giá đỗ và lá hẹ rất nhanh chín. Chính vì thế mà nên đảo nhanh tay để nó không chín nhừ quá.

6.5 Hẹ xào gan dê

  • 120g gan dê, 1 lạng lá hẹ cùng với các gia vị nấu ăn thông thường.
  • Cách làm như sau:
  • Đầu tiên đem lá hẹ rửa sạch rồi để ráo, Sau đó thái khúc dài chừng 1 đốt ngón tay.
  • Gan dê rửa sạch rồi rửa lại với rượu gừng cho hết hôi rồi thái miếng mỏng. Thêm gia vị vào để ướp cùng cho ngon. Nhớ thêm chút rượu để hết mùi hôi của gan. 
  • Đun nóng chảo dầu ăn trên bếp sau đó trút gan dê vào đảo sơ lên cho săn lại. Sau đó thêm lá hẹ vào đảo đều. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn. Đảo đến khi các nguyên liệu vừa chín tới thì múc ra đĩa. Múc ra ăn cùng cơm nóng.

6.6 Hẹ xào tôm nõn

  • Chuẩn bị: Tôm nõn và lá hẹ mỗi thứ đúng 2 lạng. Cùng một vài gia vị khác nhau.
  • Cách làm: 
  • Sau khi rửa sạch lá hẹ thì đem để ráo và thái khúc vừa ăn.
  • Tôm đem rửa sạch rồi chẻ đôi ra cho dễ ngấm gia vị. Đem ướp cùng gia vị cho đậm đà.
  • Đun nóng chảo trên bếp rồi cho dầu ăn vào đun nóng. Thêm tôm vào xào to lửa cho săn lại. Tiếp tục thêm lá hẹ vào đảo đều vài phút. Thêm gia vị vào cho vừa miệng ăn. Đảo đều rồi tắt bếp. Múc ra đĩa.

6.7 Hẹ xào lươn hấp dẫn

  • Lươn và lá hẹ bạn lấy 1 lượng bằng nhau. Thường tầm từ 2 đến 3 lạng. Cùng với đó là một số gia vị nấu ăn hay dùng khác.
  • Đầu tiên bạn rửa sạch lá hẹ đi rồi đem thái khúc vừa ăn là được.
  • Lươn làm sạch nhớt, tróc bỏ da thịt và xương. Sau đó rửa sạch lại 1 lần nữa. Thái khúc vừa ăn rồi rồi ướp gia vị cho ngấm.
  • Đun nóng chảo trên bếp rồi thêm dầu ăn vào. Trút thịt lươn vào rồi xào to lửa. Đến khi thịt săn lại thì trút lá hẹ vào xào thêm một chút. Nêm thêm gia vị đến khi lá hẹ chín tới thì múc ra. Sau đó múc ra ăn cùng với cơm nóng là được.

6.8 Hẹ và đường phèn hấp cùng nhau

Để làm được món này thì cách làm cũng đơn giản thôi

Bạn chỉ cần 1 vài cọng lá hẹ và ít đường phèn.

Cách làm: 

  • Lá hẹ đem rửa sạch rồi thái khúc ngắn vừa ăn.
  • Sau đó cho thêm đường phèn vào bát lá hẹ rồi hấp cách thủy. Khi nào lá hẹ chín mềm và đường tan hết là được.
  • Chắt lấy nước để dùng

Nhiều người mặc dù đã ăn lá hẹ hấp đường phèn nhưng vẫn không biết nó có công dụng gì. Thực chất món ăn này cực tốt cho người đang bị ho. Nhất là trẻ nhỏ bị ho đấy! Chỉ cần dùng từ 2 đến 3 thìa canh mỗi lần. Ngày dùng ài ba lần sẽ rất mau khỏi bệnh.

7. Kết luận

Bạn thấy đấy tác dụng của lá hẹ rất nhiều đúng không? Không chỉ đối với nam giới mà còn đối với tất cả mọi người nữa. Hầu hết các bài thuốc chữa bệnh từ lá hẹ đều đơn giản với các nguyên liệu dễ tìm và dễ kiếm. Chính vì thế mà bạn có thể tận dụng cây nhà lá vườn để chữa bệnh. 

Không những thế nó còn có thể chế biến được nhiều món ăn thơm ngon, chữa được bệnh nữa mà thơm ngon dễ làm. Bạn hoàn toàn có thể tranh thủ nấu những món ăn thơm ngon cho gia đình thưởng thức. Chắc chắn ai cũng bất ngờ về độ ngon miệng của món ăn này đó. 

Và nếu có áp dụng các bài thuốc từ lá hẹ. Thì bạn cần xin ý kiến bác sĩ để điều trị cho an toàn. Và tránh được nhiều tác dụng phụ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)