Khương hoạt là gì? 23 tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng

Khương hoạt là một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong đông y, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khương hoạt có vị đắng, the, có tính ôn, nên khi kết hợp cùng một vài loại thảo dược khác có thể trị được nhiều bệnh như cảm do phong hàn, phong thấp dạng thấp, đau nhức toàn thân,…

Mục lục

1. Cây Khương Hoạt là cây gì ?

  • Tên tiếng Việt: Khương hoạt
  • Tên khoa học: Notopterygium incisum K.C. Ting et H.T. Chang
  • Họ khoa học: Apiaceae
Nhận biết cây khương hoạt

Nhận biết cây khương hoạt

1.1 Đặc điểm sinh thái

  • Mô tả:

Cây khương hoạt là một loại thực vật sống lâu năm, có một hương thơm đặc trưng.

Khi trưởng thành, khương hoạt có thể cao khoảng 0,5 – 1 mét. Thân rễ của khương hoạt được sử dụng để làm thuốc (phần nằm dưới đất) – Notopterygium incisum Tinh. 

Phần thân rễ mọc ở dạng ở thân ngang, nằm ở phía dưới lòng đất tạo ra các rễ mới. Phần thân rễ này có hình giống hình con tằm, có hình trụ hoặc hơi cong. Chất nhẹ, xốp, dễ bẻ gãy. Rễ có mùi thơm đặc biệt, mọc thành cụm có màu nâu sẫm. Phần thân rễ có đốt, thô và kích thước: chiều dài từ 3,3 đến 10cm, đường kính khoảng 0,3 đến 1,6cm.

Thân cây có màu xanh, phía thân dưới có màu hơi ngả sang tím. Lá cây mọc so le với nhau, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn, thấy rõ gân lá. 

Hoa khương hoạt là loại hoa màu trắng nho nhỏ, mọc thành cụm. Hoa thường nở rộ vào khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm. Quả có dạng bế, hình thoi dẹt, hai mép phát triển thành rìa. Loại quả này có màu nâu đen.

  • Phân bố:

Cây khương hoạt được tìm thấy nhiều ở các rìa rừng, bụi rậm, các đồng cỏ,… Loại thảo dược này mọc hoang rất nhiều ở Trung Quốc, chủ yếu là ở vùng Tứ xuyên, Thanh Hải, Cam Túc. 

Ở nước ta, loại thảo dược này chưa được trồng và phát triển.

Cây khương hoạt có tác dụng gì?

Cây khương hoạt có tác dụng gì?

1.2 Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

  • Bộ phận dùng:

Bộ phận của cây khương hoạt có đặc tính của dược phẩm được sử dụng để làm thuốc đó là bộ phận rễ và thân rễ của cây.

  • Thu hái:

Thu hoạch phần thân rễ và rễ cây khương hoạt.

Thời gian thu hoạch: mùa xuân và thu hằng năm.

  • Chế biến:

Sau khi thu hoạch xong, thân rễ và rễ cây khương hoạt cần được rửa sạch và loại bỏ đất, cát, bụi bẩn. Sau đó, người ta sẽ đem thái chúng thành những lát mỏng rồi đem phơi dưới ánh nắng hoặc đem sấy khô.

  • Bảo quản:

Bảo quản dược liệu ở nhiệt độ phòng, không tiếp xúc với ánh sáng.

2. Tìm hiểu về tác dụng của cây Khương Hoạt

2.1 Theo Đông Y

  • Công dụng của khương hoạt trong đông y là giải biểu, khứ hàn, phát hãn, trừ phong, thắng thấp, thông kinh hoạt lạc, dẫn khí vào mạch Đốc và kinh Thái dương,..
  • Chủ trị: Cảm lạnh, nhức đầu, cảm mạo phong hàn, đau nhức do phong thấp, đau nhức thái dương,…
Tác dụng của cây khương hoạt

Tác dụng của cây khương hoạt

2.2 Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Loại rượu được chiết xuất từ khương hoạt có nồng độ 1/50000 có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao.

2.3  Cách dùng – liều lượng

Khương hoạt có tác dụng trị bệnh khi dùng ở dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. 

Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 4 – 12g khương hoạt.

3. Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ khương hoạt

Khương hoạt là một dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y để trị phong thấp và cảm mạo do hàn. Những bài thuốc từ loại thảo dược này rất an toàn và được chuyên gia y tế, các bác sĩ đông y khuyên dùng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ loại thảo dược này mà bạn có thể tham khảo: 

3.1  Bài thuốc chữa trị đau nhức các khớp xương

Chuẩn bị: Một lượng bằng nhau các vị : Tùng tiết, độc hoạt và khương hoạt.

Thực hiện: 

  • Cho tất các các dược liệu vào chảo, sau đó thêm rượu vào, nấu sơ qua và ngâm trong vài giờ. 
  • Chia dịch rượu thành nhiều lần uống, nên sử dụng khi đang đói.

3.2 Bài thuốc điều trị sản hậu bị trúng phong 

  • Chuẩn bị: Khương hoạt 120g.
  • Thực hiện: Tán khương hoạt thành bột mịn
  • Mỗi lần dùng 20g thuốc bột nấu với 1 chén rượu trắng và 1 chén nước lọc. Khi lượng nước trong nồi vơi còn 1 nửa thì tắt bếp.

3.3 Chữa trị sản hậu bị sa tử cung

  • Chuẩn bị: Khương hoạt 80g.
  • Thực hiện: Sắc thuốc với rượu và mật ong.

3.4 Bài thuốc trị sa con ngươi (mắt)

  • Chuẩn bị: Khương hoạt.
  • Thực hiện: Dùng sắc uống. Dùng khoảng 3 -5  ngày.

3.5 Bài thuốc chữa chứng phù thũng ở phụ nữ mang thai

Chuẩn bị: một lượng la bặc tử và khương hoạt bằng nhau

Thực hiện: 

  • Đem các vị sao cho thơm rồi đem tán thành bột mịn. 
  • Mỗi lần sử dụng thì hòa 68g bột vào uống với rượu
  • Ngày thứ nhất chỉ uống 1 lần, sau đó cứ tăng lên 1 lần/ ngày cho đến khi khỏi.

3.6 Điều trị bệnh đau cổ họng do bị trúng phong khiến cổ họng đau không thể ăn uống, cấm khẩu

  • Chuẩn bị: 120g khương hoạt, 80g ngưu bồn tử 80g.
  • Thực hiện: Đem sắc thuốc rồi lọc chỉ lấy nước. Sau đó cho thêm 1 ít đường phèn hòa với thuốc và đổ trực tiếp vào cổ họng.

3.7 Chữa đau bụng do trúng phong ở sản hậu

  • Chuẩn bị: Khương hoạt 80g.
  • Thực hiện: Thả khương hoạt và hỗn hợp rượu trắng và nước lọc rồi đem sắc thuốc. Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc với liều lượng như trên.

3.8 Bài thuốc dành cho phụ nữ mang thai: trị chứng phù thũng 

Chuẩn bị: Khương hoạt, la bặc tử

Thực hiện: 

  • Đem sao cho thơm, sau đó tách riêng la bặc tử  và chỉ sử dụng khương hoạt. 
  • Dùng dược liệu tán bột
  • Mỗi lần dùng 8g bột hòa với rượu trắng đã được hâm nóng để uống
  • Ngày thứ nhất dùng thuốc 1 lần, sau đó cứ tăng lên 1 lần/ ngày.

3.9 Trị thương hàn, đau thái dương

  • Chuẩn bị dược liệu với tỷ lệ bằng nhau: Khương hoạt, hồng đậu, phòng phong.
  • Thực hiện: Đem các vị tán nhuyễn rồi dùng 1 ít thổi vào mũi để trị hàn thương, trị đau thái dương.

3.10 Điều trị chân tay co quắp

  • Dược liệu: Khương hoạt.
  • Thực hiện: Tán khương hoạt ra thành bột. Mỗi lần sử dụng  8 – 12g bột trộn với rượu để uống.

3.11 Giúp thanh nhiệt và giải cơ

Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu: 

  • Cát căn 8 – 16g
  • Khương hoạt 4 – 6g
  • Bạch thược 4 – 12g
  • Hoàng cầm 4 – 12g
  • Sài hồ 6 – 12g
  • Cam thảo 2 – 4g
  • Bạch chỉ 4 – 6g
  • Cát cánh 4 – 12g
  • Thạch cao 8 – 12g .

Thực hiện: Đem thạch cao sắc trước. Sau đó đem tất cả nguyên liệu còn lại và phần thạch cao đã sắc vào nồi sắc thuốc.

3.12 Chữa cảm mạo phong hàn 

Chuẩn bị:

  • Khương hoạt, phòng phong, thương truật: mỗi vị 6g.
  • Cam thảo, xuyên khung, sinh địa hoàng, hoàng cầm, và bạch chỉ mỗi vị 4g
  • Tế tân 2g

Thực hiện: Đem dược liệu sắc lấy thuốc uống.

3.13 Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

Chuẩn bị: 

  • Cam thảo 4g
  • Xuyên khung 4g
  • Cảo bản,  phòng phong, độc hoạt, khương hoạt mỗi vị 8g
  • Mạn kinh tử 12g.

Thực hiện: Sắc uống. Mỗi ngày chỉ uống tối đa 1 thang. 

3.14 Hỗ trợ điều trị thấp khớp cấp

Chuẩn bị: 

  • 12g dược liệu: Khương hoạt, đương quy, uy linh tiên 
  • 20g tần giao
  • 16g kê huyết đằng.

Thực hiện: Đem sắc thuốc uống. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc. Kiên trì uống một thời gian sẽ thấy kết quả rõ rệt.

3.15  Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Chuẩn bị: 

  • Khương hoạt, uy linh tiên, đương quy mỗi vị 12g
  • Tần cửu 20g
  • Kê huyết đằng 16g.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống mỗi ngày. Mỗi ngày chỉ dùng tối đa 1 thang.

3.16  Điều trị viêm dây thần kinh quanh khớp vai, đau nhức cơ thể do phong thấp

Chuẩn bị: 

  • Gừng tươi 3 lát
  • Đại táo 8g
  • Chích cam thảo 4g
  • Phòng phong 8g
  • Khương hoạt 8g
  • Hoàng kỳ 12g
  • Khương hoàng 4g
  • Đương quy 8g
  • Xích thược 8g.

Thực hiện: Sắc thang thuốc trên để uống. Thuốc nên uống khi đang nóng ấm.

3.17 Chữa chứng thấp tà

Chuẩn bị: 

  • 4g xuyên khung
  • 4g cam thảo
  • 4g hoàng cầm
  • 4g bạch chỉ
  • 4g sinh địa hoàng 
  • 2g tế tân
  • 6g thương truật
  • 6g khương hoạt
  • 6g phong phong.

Thực hiện: Sắc thuốc uống.

3.18  Bài thuốc trị chứng đau đầu 

Chuẩn bị dược liệu: 

  • Bạch chỉ, phụ tử chế:  4g mỗi vị
  • Ma hoàng, thăng ma, cam thảo, khương hoạt, phòng phong, thương truật: 6g mỗi vị

Thực hiện: Đem sắc thuốc lấy nước uống. Mỗi ngày không sử dụng quá 1 thang thuốc.

3.19  Hỗ trợ điều trị chứng tay cầm không vững, đi lại khó khăn 

Chuẩn bị: 

  • 6g cam thảo, xuyên sơn giáp (tôi giấm) 
  • 12g hương hoạt, hương phụ (chế giấm) và đương quy
  • 9g uy linh tiên, độc hoạt, nhũ hương, phòng phong, ngũ gia bì, chỉ xác, ô dược

Thực hiện: Đem các dược liệu vào nồi sắc thuốc ( trừ nhũ hương đem để riêng). Sau đó thả nhũ hương hòa với nước thuốc vừa sắc còn nóng và uống trực tiếp.

3.20 Hỗ trợ điều trị đau thần kinh ngoại biên từ thắt lưng trở lên

Chuẩn bị dược liệu: 

  • Khương hoạt, thương truật, phòng phong mỗi vị lấy 12g
  • Tế tân 4g
  • Cam thảo, xuyên khung, sinh địa, hoàng cầm và bạch chỉ mỗi vị  lấy 8g.

Thực hiện: Mỗi ngày sắc 1 tháng thuốc để uống. Chia thuốc làm 3 phần uống vào trước khi ăn một tiếng.

3.21 Bài thuốc trị bệnh do thấp nhiệt: Điều trị đau nhức lưng, mỏi lưng

Chuẩn bị: 

  • 15g mỗi loại: Nhân trần, khương hoạt, chích cam thảo
  • 6g mỗi loại: nhân sâm, thương truật, thăng ma, khổ sâm, cát căn
  • 4,5g bạch truật
  • 9g mỗi vị thuốc: tri mẫu, đương quy, phòng phong, hoàng cầm, trư linh, trạch tả.

Thực hiện: Đem tán các vị thuốc thành bột thô để dùng sắc lấy nước uống. Mỗi lần chỉ dùng 30g bột để uống trong ngày.

3.22 Bài thuốc trị bệnh do phong thấp: Điều trị bệnh về khớp và toàn thân sưng đau 

Chuẩn bị: 

  • Trần bì 4g
  • Trạch tả 6g
  • Thương truật (tẩm nước gạo) 8g
  • Khương hoạt 6g
  • Bạch truật 6g
  • Phục linh 6g 
  • Cam thảo 1.6g.

Thực hiện: Cho tất cả các dược liệu vào nồi sắc thuốc để sắc. 

Sau khi tắt bếp, lọc lấy phần nước rồi hòa chung với nước cốt trúc lịch và 20 – 30ml nước gừng để uống.

3.23 Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Chuẩn bị: Với tỷ lệ các dược liệu bằng nhau

  • Độc hoạt
  • Đỗ trọng
  • Đương quy
  • Tỳ giải
  • Thiên ma
  • Sinh địa
  • Phụ tử
  • Khương hoạt
  • Huyền sâm 
  • Ngưu tất

Thực hiện: Chế biến các dược liệu trên thành tễ. Mỗi lần chỉ dử dụng đúng 10g tễ để uống.

4. Kiêng kỵ khi dùng những thang thuốc có chứa khương hoạt

Một số lưu ý nhỏ khi dùng vị thuốc khương hoạt:

  • Tuyệt đối không sử dụng khương hoạt để chữa trị cho các những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Thận trọng khi sử dụng khương hoạt cho bệnh nhân là phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú và nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ.
  • Những bệnh nhân thiếu máu hoặc viêm khớp do huyết quản, dạ dày yếu không được sử dụng khương hoạt.
  • Dừng ngay việc sử dụng khương hoạt khi gặp phải tác dụng phụ như nôn mửa,..
  • Tuyệt đối không được lạm dụng khương hoạt để chữa bệnh. Sử dụng đúng liều lượng theo ý kiến của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Bài viết này đã bổ sung đầy đủ thông tin cũng như công dụng của khương hoạt. Những thang thuốc, cách chữa bệnh trên đều mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng những bài thuốc trên mà chưa được sự đồng ý từ các y bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)