21+ tác dụng của Cây khổ sâm – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Khổ sâm là một loài dược liệu quý. Tong các bài thuốc Đông Y từ ngày xưa đã xuất hiện loài thuốc này rồi. Theo các nghiên cứu, khổ sâm có khả năng chữa được rất nhiều bệnh. 

Thậm chí cả những căn bệnh hiểm nghèo mà y học hiện đại bo tay thì phương thuốc này có thể chữa được. Cụ thể tác dụng của cây khổ sâm là gì? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp! Cùng tìm hiểu nhé!

1.Tìm hiểu về đặc điểm của cây khổ sâm

1.1 Cây khổ sâm là gì? Nguồn gốc và phân bổ

Khổ sâm thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Tên khoa học của loài cây này là Croton tonkinensis Gagnep. Nó là một giống cây cho lá. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại khổ sâm. Mỗi loại có một công dụng riêng.

Loại khô sâm phổ biến nhất là khổ sâm dùng để chữa đau dạ dày. Loại cây này là giống cây bụi có chiều cao trung bình từ 1 – 1,2m. Lá của khổ sâm có hình nhọn mũi mác, thuộc kiểu lá đơn mọc cách hoặc mọc thành vòng giả. Màu sắc lá có sự  khác nhau giữa mặt trên và mặt dưới. Mặt trên có màu xanh lá nhạt. Mặt dưới lại có màu trắng bạc óng ánh rất đẹp.

Cây khổ sâm

Cây khổ sâm

Các nghiên cứu khoa học hiện đại về khổ sâm cho thấy, thành phần flavonoid có trong lá khổ sâm có tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả. Không chỉ vậy, trong thành phần khổ sâm còn chứa loại chất có khả năng kháng sinh trùng Plasmodium falciparum và chống lại tế bào ung thư ở người.

Theo ghi nhận từ các tài liệu y học cổ truyền, khổ sâm tính mát, có vị đắng, hơi chát và ngọt. Khổ sâm thường dùng để thanh nhiệt, giải độc và sát trùng. Bên cạnh đó, khổ sâm còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị nhiều căn bệnh. Trong đó có bệnh về tiêu hóa và dạ dày.

Trong các bài thuốc dân gian điều trị viêm loét dạ dày, đại tràng, tá tràng hay đường tiêu hóa khổ sâm là thành phần chính. Ngoài ra khi gặp các chứng bệnh như khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, trướng bụng…người ta cũng dùng khổ sâm để chữa trị.

1.1.1 Khu vực phân bố và thu hái

Cây khổ sâm mọc hoang từ rất lâu ở nước ta, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng phía bắc. Một số địa phương có truyền thống về cây thuốc nam người ta trồng khổ sâm rất nhiều. Loài cây này có giá trị kinh tế và giá trị y học rất quan trọng. Cần trồng bài bản và rộng rãi hơn.

Mùa thu hoạch khổ sâm là mùa xuân và mùa thu. Bạn hái cả cây về. Sau đó tiến hành cắt bỏ rễ và rửa sạch. Có thể phơi khô nguyên cây hoặc cát nhỏ thành các miếng rồi phơi khô. Độ dày của miếng cắt từ 0,3 – 1cm là được.

1.2 Cấu tạo và thành phần hóa học

Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của cây khổ sâm. Tuy nhiên qua một vài nghiên cứu sơ bộ có thể thấy một số thành phần chính trong khổ sâm như:

  • Flavonoid
  • Alcaloid, β – sitosterol
  • Stigmasterol
  • Acid benzoic
  • Tecpenoid

Xem thêm:

2. Cây khổ sâm trị bệnh gì? Tác dụng của cây khổ sâm

Công dụng chữa bệnh của khổ sâm rất nổi tiếng và được vận dụng vào thực tiễn đã lâu. Đặc biệt các bệnh liên quan đến tiêu hóa và dạ dày loại cây này chữa trị rất hiệu quả. Tham khảo một vài bài thuốc chữa bệnh từ lá khổ sâm dưới đây nhé!

1. Khổ sâm trị đau dạ dày 

Bài thuốc 1: 

Bạn lấy 16 – 20g lá khổ sâm, rửa sạch rồi sao vàng. Tiếp đó lấy phần khổ sâm sao vàng sắc đặc với nước uống. Lưu ý là bạn nên uống sau khi ăn để đạt hiệu quả cao nhất. Khi uống vài tuần bạn dừng vài ngày sau đó mới uống lại đến khi khỏi bệnh thì dừng.

Cách 2: 

  • 12g lá khổ sâm
  • 50g lá khôi
  • 20g lá bồ công anh 

Các loại thảo dược trên sắc với 600ml nước.  Khi nước thuốc còn ⅓ thì đổ ra bát uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần thuốc. Duy trì liên tục trong 10 ngày thì nhưng 3 ngày rồi lại tiếp tục dùng 10 ngày. Đến khi khỏi bệnh thì ngưng.

Cách 3

  • Lá khổ sâm
  • Dạ cẩm

16g lá khổ sâm trộn với một ít dạ cẩm rồi sao vàng. Sau đó sắc lấy nước uống. Lưu ý là sắc đặc nhé! Nên uống sau khi ăn là tốt nhất!

Khổ sâm có tác dụng gì?

Khổ sâm có tác dụng gì?

2. Trị chứng khó tiêu, đầy bụng

Cách 1:

Dùng 12 – 24g khổ sâm hãm với nước uống. Ngoài ra bạn có thể sắc đặc như thuốc và dùng uống trong ngày.

Cách 1:

  • 12g khổ sâm
  • 12g bồ công anh
  • 12g nhân trần
  • 10g lá khôi 
  • 10g bột chút chít

Các thảo dược trên bạn hãm với nước và uống mỗi ngày. 

Cách 3:

  • 12g khổ sâm
  • 40g lá khôi
  • 20g bồ công anh
  • 12g uất kim
  • 12g hậu phác
  • 8g ngải cứu
  • 4g cam thảo

Các loại dược liệu trên bạn cho vào ấm sắc lấy nước đặc. Ngoài ra bạn có thể cô đặc phần nước thuốc thành cao rồi pha với nước ấm uống cũng rất hiệu quả.

3. Tác dụng điều trị viêm đại tràng mãn tính

  • Lá khổ sâm
  • Chè dây
  • Vân mộc hương
  • Nam mộc hương
  • Thương truật
  • Hậu phác

Bạn sắc toàn bộ dược liệu trên với nước rồi dùng uống trong ngày. Bài thuốc này dùng chữa các chứng sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống, trướng bụng rất hiệu quả…

Lưu ý khi sử dụng khổ sâm trị bệnh

Lưu ý khi sử dụng khổ sâm trị bệnh

4. Trị đau bụng đi ngoài, kiết lỵ

Cách 1:

Bạn dùng 1 nắm lá khổ sâm và 1 nắm lá phèn đen sắc lấy nước uống.

Cách 2:

  • 10g khổ sâm
  • 10g rau Sam
  • 10g cỏ sữa
  • 10g nhọ nồi
  • 10g lá mơ lông

Mỗi ngày bạn sắc một thang thuốc trên và uốn trong ngày.

5. Sử dụng lá khổ sâm để trị đau bụng thông thường

Với chứng đau bụng thông thường cách đơn giản nhất là bạn nhai sống lá khổ sâm với muối. Nếu có triệu chứng buồn nôn hay bụng thì cho thêm miếng gừng sống vào nhai cùng. 

6. Chữa đầy bụng, khó tiêu, đau bụng sau bữa ăn bằng lá khổ sâm

  • 30g lá khổ sâm
  • 30g  dây ngấy hương
  • 3 lát gừng

Lá khổ sâm và dây ngấy hương bạn phơi khô. Sau đó thêm 3 lát gừng và sắc lấy nước uống. Bạn có thể uống thay trà trong ngày chữa chứng bệnh đầy bụng, khó tiêu rất hiệu quả. 

7. Trị mẩn ngứa gây khó chịu trên cơ thể

Để trị mẩn ngứa, bạn sử dụng hỗn hợp các thảo dược gồm: lá khổ sâm, lá trầu không, kinh giới, lá đắng cay nấu nướng xông. Ngoài ra nên kết hợp dùng nước để tắm để các vết mẩn ngứa nhanh khỏi.

8. Chữa vẩy nến bằng khổ sâm

  • Khổ sâm: 15g
  • Huyền sâm: 15g
  • Kim ngân: 15g
  • Sinh địa: 15g
  • Quả ké: 10g

Các dược liệu trên bạn cắt nhỏ rồi tán thành bột rồi hoàn thành viên. Mỗi ngày uống 20 – 25g.

9. Điều trị tá tràng và viêm loét dạ dày

  • 12g lá khổ sâm
  • 12g bồ công anh
  • 12g nhân trần
  • 10g lá khôi
  • 10g chút chít

Tất cả các vị thuốc trên bạn tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 30g pha với nước đun sôi. Khuấy đều cho bột tan rồi uống.

10. Sử dụng khổ sâm để trị mụn

Khổ sâm được biết đến với công dụng kháng khuẩn rất hiệu quả. Các loại vi khuẩn gây hại như: liên cầu khuẩn B, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, nấm ngoài da…khổ sâm đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Trường hợp da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn có thể sắc nước khổ sâm để điều trị. Ngoài ra với các vùng da  bị mụn sử dụng khổ sâm rất có hiệu quả. Thành phần trong khổ sâm sẽ giúp làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn ở từ sâu lỗ chân lông, thông thoáng da mặt giúp làn da của bạn sáng khỏe và hạn chế mụn tái phát.

11. Chữa chứng đi tướt ở trẻ nhỏ

Để chữa trị chứng đi ướt ở các bạn nhỏ bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:

Lá khổ sâm tươi còn nguyên lá đem đi rửa sạch rồi ngâm qua nước muối loãng. Sơ chế như vậy sẽ giúp cho phần lông trên lá được làm sạch, tránh khả năng gây ngứa hay dị ứng cho trẻ. Để ráo nước.

Tiếp đó bạn bắc một nồi nước lên bếp. Nước sôi bạn trần lá. Lưu ý là trần rất nhanh rồi vớt ra, tránh để lâu khiến cho lá bị chín nhũn.

Tiếp tục cho lá khổ sâm vào cối cùng chút muối và giã nhuyễn.

Thêm nước rồi khuấy đều và lọc bỏ bã. Bạn nên thêm nước ấm để nước thuốc ra được đặc hơn. Phần nước này cho trẻ uống.

12. Hạt khổ sâm và công dụng chữa bệnh

Không chỉ lá mà hạt khổ sâm cũng có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt hiệu quả với các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, đầy bụng, kiết lỵ, táo bón…

Hạt khổ sâm ở một số địa phương gọi với tên dân gian là hạt cứt chuột. Bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng thuốc nam có bán rất nhiều. Loại hạt này được các thương lái Trung Quốc tìm mua rất nhiều.

13. Khổ sâm có tác dụng rất tốt đối với hệ tim mạch

Không chỉ tốt cho dạ dày và tiêu hóa thôi đâu, khổ sâm còn có tác dụng ngăn chặn và điều trị các bệnh về hệ tim mạch rất tốt. Nổi bật nhất có lẽ là công dụng giảm kích thích cơ tim ở người bệnh.

Tham khảo 2 bài thuốc dưới đây nhé!

Bài thuốc 1: 

  • Khổ sâm: 30 g
  • Ích mẫu: 30 g
  • Chích thảo: 6 g

Cho 600ml nước sắc lấy nước uống. Mỗi ngày 1 thang, chia 2 –  lần. Đây là bài thuốc chữa loạn nhịp tim, thanh tâm hỏa rất tố.  Gọi là khổ sâm long thảo.

Bài 2: Chủ trị bệnh động mạch vành và ngoại tâm thu, viêm cơ tim.

1 phần khổ sâm một phần xay nhuyễn mịn với  1 phần hồng hoa và 0,6 phần chích thảo. Hoàn thành viên chừng 0,5g. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. 

Ngoài ra bạn có thể áp dụng bài thuốc:

  • Chích cam thảo: 2 g
  • Sinh hoàng kỳ: 20 g
  • Ngọc trúc: 30 g
  • Sinh tử thanh 60 g (sắc trước)
  • Khổ sâm 15 g (nếu có biểu hiện tim đập nhanh thì dùng gấp đôi)

Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc với 600 ml nước. Khi còn 200 ml thì làm 3 lần uống trong ngày.

14. Sử dụng khổ sâm dầu dừa để làm đẹp

Khổ sâm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng làn da của bạn khỏe mạnh từ sâu bên trong. Chính vì vậy trong nhiều bài thuốc làm đẹp của chị em phụ nữ có chứa thành phần này. Hiệu quả rất nhanh chóng.

3. Cây khổ sâm và những lưu ý khi sử dụng

3.1 Những ai nên sử dụng cây khổ sâm

Khổ sâm lành tính, do vậy bạn có thể yên tâm khi sử dụng loại cây này. Bên cạnh công dụng chữa các bệnh về tiêu hóa và dạ dày, khổ sâm còn chữa bnehj mẩn ngứa, vẩy nến rất hiệu quả.

Tuy nhiên bạn cần biết rằng cây thuốc nam này chi có tác dụng khống chế bệnh khôn nặng hơn, còn để trị dứt bệnh thì mất rất nhiều thời gian và cũng rất khó. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

3.2 Những ai không nên sử dụng cây khổ sâm

Một số người không nên dùng lá khô sâm:

  • Người bị suy nhược cơ thể và bệnh nhân mắc bệnh tỳ vị hư hàn. 
  • Khi dùng sẽ có triệu chứng nhức đầu buồn nôn.  Ngưng một vài ngày dùng thuốc sẽ khỏi.
  • Khổ sâm cho lá, khổ sâm cho hạt và khổ sâm cho rễ có dược tính và công dụng khác nhau.  Tránh nhầm lẫn khi chữa bệnh.

4. Lời kết

Cây khổ sâm có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Tuy nhiên lời khuyên cho bạn là vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc khổ sâm chữa bệnh nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)