14 tác dụng của khổ qua rừng – cách dùng và lưu ý quan trọng

Cây khổ qua rừng vẫn còn là loại dược liệu khá xa lạ đối với mọi người. Cũng bởi vì thế mà tác dụng của khổ qua rừng cũng ít người biết đến thật. Nhưng bạn biết đấy, đây lại là một loại thảo dược rất tốt. Nó điều trị được nhiều bệnh khác nhau. Chính vì thế mà nếu ai đã từng biết khổ qua rừng đều rất yêu thích loại thảo dược này?

Vậy cụ thể khổ qua rừng có thể điều trị được bệnh gì? Đặc điểm của khổ qua rừng như nào?… Hay đơn giản hơn là để nhiều người biết đến khổ qua rừng. Rồi dùng nó để chữa bệnh.

Tất cả những điều đó đều được giải đáp trong bài viết dưới đây! #wikiohana hi vọng đây sẽ là một bài viết bổ ích để bạn biết thêm về thảo dược quanh mình. Cũng như những ai đang có ý định tìm hiểu khổ qua rừng sẽ rõ ràng hơn. 

1. Khổ qua rừng là quả gì? Đặc điểm của khổ qua rừng

Cây khổ qua rừng còn có tên là dây cứt quạ, cẩm lệ chi, lương qua hay mướp đắng rừng. Mặc dù có nhiều tên vậy nhưng mà tên khoa học của nó chỉ là Momordica charantia. Khổ qua rừng là giống thực vật nằm trong chi mướp đắng, họ bầu bí.

Người Anh gọi nó là wild bitter melon, wild bitter gourd hay wild bitter squash.

1.1 Cây khổ qua rừng có đặc điểm như nào?

Thân:

  • Khổ qua rừng là loài thân thảo leo bám. Nó là cây hằng năm. Mỗi năm nó chỉ sống tầm 5 đến 6 tháng mà thôi.
  • Trên thân cây có nhiều tua cuốn để nó bám vào các dây khác.
  • Thân cây thay vì tròn lẳn thì lại có cạnh. Mỗi dây của cây có thể dài tầm 2 đến 3m..

Lá:

  • Các lá mọc so le
  • Mỗi lá có thể dài tới tầm gần 1 gang tay. Và rộng cơ bằng bàn tay là được
  • Mỗi lá có thể chia làm 5 đến 7 thùy. Và có hình giống quả trứng nhưng to hơn. Mép lá có nhiều răng cưa
  • Thường thì mặt trên của lá có màu đậm hơn mặt dưới là được.
  • Lá có nhiều gân nổi với nhiều lông ngắn mềm.

Hoa:

  • Cây có cả hoa đực và hoa cái. Nó mọc riêng ở nách lá. Mỗi hoa thì đều có xuống dài
  • Hoa có màu trắng tinh

Quả:

  • Quả dài cỡ 1 gang tay và có hình thoi. Bên ngoài quả có nhiều vết lồi lõm.
  • Khi quả còn xanh thì nó có màu xanh đậm hoặc nhạt. Khi già chín rồi thì có màu vàng hồng.

1.2 Khổ qua rừng có nhiều ở đâu?

Nguồn gốc của cây mướp đắng rừng được tìm thấy ở châu Phi, châu Á. Cụ thể là 1 số nước như Nam Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á, Việt Nam,…. Ngoài ra còn có một số ít ở Úc nữa.

Tại nước ta cây khổ qua rừng có nhiều ở các vùng đồi núi. Nhưng nhìn chung là nó có nhiều ở miền Nam hơn miền Bắc.

1.3 Thu hái và sơ chế khổ qua rừng

Người ta có thể thu hái bất cứ lúc nào trong năm. Người ta dùng cả dạng tươi hay khô đều mang lại kết quả tốt.

Nếu muốn dùng được lâu thì có thể sơ chế cụ thể là phơi khô. Sau khi thu hái thì có thể thái khúc, rồi đem phơi cho khô là được.

Sau đó để vào trong túi nilon và để ở nơi thoáng mát. Thỉnh thoảng có thể mang ra phơi lại cho khỏi mốc là được.

2. Khổ qua rừng dùng làm gì? 14 tác dụng của khổ qua rừng

Cả Đông y và Tây y đều ghi nhận công dụng của khổ qua rừng.

  • Bản thân mướp đắng rừng không hề độc. Nó chỉ đắng và mát nên có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc rất tốt.
  • Người nào bị say nắng, mụn nhọt, viêm nhiễm thì hoàn toàn có thể dùng được.
  • Nếu dùng thường xuyên còn làm đẹp da và giảm căng thẳng tốt.
  • Ngoài ra có thể dùng để điều trị các bệnh về gan, hạ đường huyết, họng đau, bụng khó chịu.
  • Giúp các enzyme có thể chuyển đường từ máu vào tế bào. Do đó có thể kiểm soát được đường trong máu.
  • Giảm nguy cơ tim mắc bệnh tim mạch, tốt cho tim mạch.
  • Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể nhờ vào hàm lượng protein và vitamin C dồi dào. Đồng thời có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư.
  • Ngoài ra protein có chức năng giống như Alkaloid còn giúp thực bào nuốt tốt hơn. 
  • Ngoài ra các vitamin và khoáng chất giúp gan được thải độc rồi đến thận và được đào thải ra ngoài.

1. Tốt cho người bị tiểu đường

  • Khổ qua lấy 10g dạng khô
  • Sau mỗi bữa ăn chính thì lấy ra nhâm nhi một chút để hạ đường huyết. Người nào bị tiểu đường tuýp 2 thì nên dùng.

2. Hạ nhiệt cơ thể

  • Khổ qua phơi khô rồi lấy 1 nhúm
  • Sau đó đem cho vào bình hãm với 250ml nước sôi. Đợi này nào ngấm thì mỗi ngày uống 1 cốc là được. Khi nào uống thêm mật ong vào để dễ uống hơn.

3. Người bị rôm

  • Hái 1 nắm gồm cả lá và dây khổ qua chừng 1 nắm to.
  • Sau đó rửa sạch rồi đem nấu với 2l nước. Nước này lấy tắm hằng ngày. Đến khi nào rôm sẩy hết là được.

4. Côn trùng cắn

  • Hạt khổ qua già chừng 1 nhúm
  • Lấy nhai nát rồi lấy bã đắp vào chỗ côn trùng cắn là được. Tình trạng sưng đau ở vết côn trùng cắn sẽ giảm đi.

5. Ho hay viêm họng

  • Lấy vài hạt khổ qua già 
  • Sau đó nhai kỹ hạt rồi từ từ nuốt nước xuống. Sau đó nhả bã ra. Nhờ nước từ hạt tiết ra mà nó sẽ làm cổ họng dịu đi rất nhiều. Đồng thời giảm sưng viêm và các kích ứng khó chịu.

6. Ngừa ung thư

  • Trong khổ qua có nhiều vitamin C và protein nên nó giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Đồng thời có thể ngăn chặn các tế bào ung thư không lây lan.
  • Theo đánh giá nước ép từ quả mướp đắng chứa nhiều protein. Những protein này giống như Alkaloid nhờ đó mà giúp thực bào nuốt tốt hơn.

7. Hạ đường huyết

  • Lấy quả khổ qua xay nhuyễn rồi chắt lấy nước. Nước này có thể hạ đường huyết rất tốt.
  • Quả khổ qua rừng được đánh giá là món ăn tốt cho người bị tiểu đường.

8. Trị mụn

Người nào bị mụn thì có thể lấy lá khổ qua đốt cháy ra rồi nghiền bột mịn, Sau đó lấy hỗn hợp đắp lên chỗ bị mụn là được.

9. Thải độc cơ thể

Khổ qua là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đặc biệt các dinh dưỡng có trong khổ qua sẽ giúp cơ thể thanh mát. Đồng thời cung cấp nhiều nước cho cơ thể. Chính vì thế mà nó mang lại cảm giác ngon miệng hơn hẳn những loại khổ qua khác.

10. Làm mịn da

Khổ qua rừng được đánh giá là đắng và mát. Do đó nó thường được dùng để điều trị mụn, các bệnh ngoài da. Từ đó làm da mịn màng và đẹp hơn bao giờ hết.

11. Tiêu đờm

Lấy dây khổ qua rừng 1 lạng đem nấu với 1000ml nước. Sau đó lấy nước đó muống đều mỗi ngày sau bữa chính nửa tiếng là giúp bệnh đỡ đi nhiều.

12. Điều trị bệnh gout

Trong khổ qua rừng có chất làm giảm đi lượng axit uric trong máu. Nhờ vậy mà ngăn ngừa và điều trị bệnh gout hiệu quả.

13. Điều trị thấp khớp

Chỉ cần dùng quả khổ qua phơi khô, sao vàng rồi chế thành trà. Trà này sẽ giúp điều trị tình trạng thấp khớp. Đồng thời ngăn ngừa các bệnh xương khớp tốt.

14. Công dụng khác

Người ta dùng dây khổ qua rừng để điều trị các chứng về lỵ. Nhất là bệnh lỵ amip. Quả khổ qua rừng đem phơi khô rồi nghiền bột có thể điều trị tình trạng đau dạ dày. Những bệnh về gan người xưa còn dùng cả dây, quả và lá của cây để điều trị. Cách làm chỉ cần cắt khúc ngắn chừng 2 đốt ngón tay rồi phơi khô. Sau đó nấu nước uống là được.

Hoặc nó cũng có các công dụng khác như sau:

  • Kết hợp cùng khoai từ sẽ tạo ra hiệu ứng giảm cân tốt. Nhất là người bị béo phì.
  • Giảm đau khi kỳ kinh nguyệt đến.
  • Điều trị các bệnh về da như ghẻ lở, viêm nhiễm,…
  • Nó còn có tác dụng tẩy giun, giảm vết sưng rát do bỏng, kháng virus hay chống sốt rét và bảo vệ tim mạch tốt.

3. Những điều cần nhớ khi sử dụng khổ qua rừng.

Có thể thấy được một số bệnh đơn giản khổ qua rừng điều trị khá tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn dùng nó vô tội vạ được. Bởi vì bản thân nó không phải chữa được bách bệnh cũng chẳng phải thần dược an toàn tuyệt đối gì cả. Chính vì thế mà nếu dùng không đúng. Thì hiệu quả đâu chẳng thấy mà chỉ thấy tác hại mà thôi. Do đó nếu có dùng thì nhớ những điều sau để điều trị cho an toàn nhé!

3.1 Tác dụng phụ của khổ qua rừng

Mặc dù khổ qua rừng là nguồn nguyên liệu đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ rất dễ phát sinh vấn đề rủi ro. Nhất là trong trường hợp dùng quá nhiều có thể sẽ gây ra một số tác hại sau đây.

Nếu bạn cứ cố đấm ăn xôi hoặc không cân nhắc kỹ khi sử dụng cây khổ qua rừng. Thì hậu quả mang lại sẽ rất khó lường đấy! Vì thế cần đặc biệt chú ý khi dùng cây khổ qua rừng. 

Gây sảy thai

Đây có thể coi là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của khổ qua rừng. Bởi vì loại này có những chất khiến tử cung của bạn bị kích thích.

Nếu là tình trạng nhẹ thì dạ dày sẽ khó chịu. Nhưng nếu nặng hơn thì có thể xuất huyết hoặc sẩy thai, sinh non ngoài ý muốn.

Có độc tính không tốt cho sữa mẹ

Theo khuyến cáo thì mẹ cho con bú cũng không nên dùng khổ qua rừng. Bởi vì trong khổ qua rừng có 1 số thành phần mang chất độc. Nó sẽ theo sữa mẹ lây truyền sang cho con.

Nhất là loại cây này mọc hoang dại hay người ta trồng nó ở nơi có nhiều kim loại nặng. Chính vì thế mà nó sẽ có ảnh hưởng lớn đến người dùng. Càng trẻ con thì càng bị nặng.

Dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa

Khổ qua rừng giúp men tiêu hóa tiết ra nhiều hơn. Nhờ thế mà tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng nếu dùng quá nhiều thì hoàn toàn khác. Bạn sẽ gặp phải tình trạng kiêt lỵ, tiêu chảy. Hay dạ dày bị nhiều bệnh khác.

 Đường huyết tụt quá mức an toàn

Khi dùng khổ qua rừng bạn cũng cần lưu ý đến tác dụng phụ này của quả. Nhất là người nào đang bị đái tháo đường thì càng cần chú ý khi dùng loại quả này. Tốt nhất là không nên ăn quá nhiều. 

Bởi nếu bạn dùng quá nhiều nó sẽ làm đường trong máu bị sụt giảm mạnh. Chưa kể còn có thể bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Người bị huyết áp thấp cũng nên hạn chế ăn khổ qua rừng.

Không tốt cho mẹ sau sinh

Trong khổ qua rừng có Vicine. Chất này được đánh giá mà sẽ gây ra 1 số bệnh hoặc hội chứng cấp tính. Ví dụ như đau đầu, đau thắt lưng, hôn mê. Đặc biệt người có cơ địa nhạy cảm càng dễ gặp.

Mẹ sau sinh cơ thể còn rất yếu mà còn nhạy cảm nữa. Đương nhiên hệ miễn dịch cũng không hề tốt như người bình thường. Do đó nếu dùng khổ qua rừng thì sẽ gặp phải nhiều việc không như ý.

3.2 Liều lượng dùng phù hợp của khổ qua rừng

Bạn có thể dùng dạng điều chế hay liều lượng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Nấu nước uống, nấu nước tắm hay nấu ăn đều được. Nếu dùng tươi khó chịu thì bạn có thể dùng khô. Công dụng không khác nhau là mấy.

Hiện tại vẫn cho có mức định lượng cụ thể để sử dụng khổ qua rừng. Nhưng bạn cũng không nên dùng nhiều. Nếu lạm dụng thì sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.

3.3 Sử dụng dạng điều chế từ khổ qua rừng như nào cho đúng

Thực sự thì một số người không thể dùng khổ qua nguyên chất được. Bởi vì nó đắng và khiến họ khó chịu. Chính vì thế người ta thường dùng các dạng điều chế của khổ qua. Nhưng đương nhiên các thành phần dưỡng chất không thể đầy đủ như trong loại quả nguyên chất được.

Hơn nữa khả năng dùng phải hàng giả cũng tương đối cao. Vì thế nếu có ý định dùng thì bạn cần tìm nơi uy tín. và sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ.

3.4 Không lạm dụng khổ qua rừng

Dù là dùng khổ qua rừng để làm đẹp hay chữa bệnh thì cũng cần có liều lượng nhất định. Bạn không nên vì mong muốn nhìn thấy luôn kết quả mà dùng thật nhiều. Công dụng đâu chẳng thấy mà còn gây hại cho cơ thể nữa.

Tốt nhất hãy đến bác sĩ và lắng nghe lời khuyên của họ để điều trị cho an toàn và hiệu quả. Đồng thời hạn chế được tác dụng phụ ngoài ý muốn.

4. Dùng mướp đắng rừng để chế biến món ăn

Không chi có quả của cây được dùng làm dược liệu, mà cả các phần lá hay đọt non của cây cũng được tận dụng làm món ăn nữa. Các món ăn từ lá hay đọt non vừa ngon lại bổ dưỡng. Không những vậy lại rất kích thích vị giác nữa. Nếu đã một lần ăn thử thì hẳn bạn sẽ không bao giờ quên đâu. Bạn có thể tận dụng các bộ phận của cây khổ qua rừng để chế biến thành các món ăn ngon.

4.1 Làm món ăn thơm ngon

Người ta hay dùng lá và ngọn của cây mướp đắng rừng lúc còn non để làm rau. Có thể nấu canh, luộc hay xào tỏi đều rất ngon. Đối với các món chay thì nấu thịt viên, chả cá chay hay bất cứ nguyên liệu nào bạn thích đều ngon cả.

Riêng quả của cây thì có thể bỏ hạt ra rồi đem xào ruốc, xào trứng hay xào các loại rau củ khác đều được. Nhất là món khổ qua rừng xào trứng. Được các đấng mày râu rất ưa thích. Ngoài ra người ta cung dùng quả non để kho với thịt cũng rất ngon.

Hay quả khổ qua rừng đem hầm xương hoặc hầm rau củ cũng là một món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng.

4.2 Dùng khổ qua để làm trà

Đối với nhiều người việc dùng các món ăn từ khổ qua rừng có thể khiến người ta khó chịu. Nhưng nếu nấu trà thì lại khác. Do đó nếu không thích nấu khổ qua rừng làm món ăn. Hoặc chỉ đơn giản là muốn tận dụng thời gian thì bạn có thể nấu trà khổ qua. Cách nấu trà không hề khó. Bạn chỉ cần áp dụng các bước sau đây!

Cách làm trà khổ qua rừng thực ra rất đơn giản.

  • Rửa sạch 1 cân khổ qua rừng rồi để thật ráo nước.
  • Sau đó đem thái thành từng lát mỏng. Tùy sở thích bạn có thể để cả hạt cũng có thể tách hạt ra cũng được.
  • Sau đó bày các lát khổ qua lên mâm rồi phơi khô là được. Bạn có thể phơi 1 đến 2 nắng đến khi mặt dược liệu se lại. Khi phơi có thể dùng 1 tấm vải mỏng che lại.
  • Sau đó thì mang chúng lên sao vàng lên. Khi nào các lát khổ qua có màu nâu đẹp mắt thì tắt bếp và để nguội là được. Sau đó cho vào lọ thủy tinh và đậy kín lại bảo quản. Có thể để trong ngăn mát tủ lạnh hoặc để ở nơi khô ráo thoáng mát. Ngoài dùng quả thì bạn cũng có thể dùng lá hay thân hay rễ cây làm trà đều được.

Cách thưởng thức trà khổ qua rừng thực ra rất đơn giản. Chỉ cần lấy vài lát khổ qua rừng khô để hãm cùng nước nóng. Mỗi ngày dùng 2 tách trà là được. Để dễ uống thì chỉ cần thêm đường phèn hoặc mật ong hay cỏ ngọt vào là được.

5. Kết luận

Trên đây là những tác dụng của khổ qua rừng mà bạn có thể tham khảo. Các công dụng này không chỉ được sử dụng từ ngày xưa đâu. Mà đến tận bay giờ các công dụng đó vẫn rất được nhiều người ưa thích. Bởi vì nó an toàn mà cũng hiệu quả. Mặc dù có thể thời gian điều trị kéo dài hơn các phương pháp Tây y 1 chút. Nhưng bạn có thể hoàn toàn cân nhắc để áp dụng điều trị.

Nhưng dù sao thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào khẳng định được công dụng của các bài thuốc này cả. Do đó nếu có ý định sử dụng cây khổ qua rừng chữa bệnh. Thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị cho an toàn và hiệu quả.

Mục đích vừa làm cho cơ thể bạn khỏi bệnh. Vừa tránh được rủi ro khi dùng dược liệu này. Và nếu điều trị thành công rồi thì đừng quên chia sẻ để nhiều người biết đến tác dụng của khổ qua rừng hơn nhé!

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)