28 tác dụng của Huyền Sâm – trị bệnh, sức khỏe và cách dùng

Các nước phương Đông nổi danh với các vị thuốc từ tự nhiên đấy? Có lẽ bạn không chú ý nhưng hầu hết các loại cây cối mọc xung quanh ta đều có công dụng tuyệt vời trong ngành y đấy? Các bài thuốc ấy được ghi chép lại trong sách đông y, qua những lời truyền miệng và qua ứng dụng thực tế nữa.

Hôm nay #ohana xin cung cấp một số bài thuốc của cây huyền sâm – giống cây thuốc quý hiếm của Trung Quốc. 

1. Tìm hiểu về đặc điểm cây huyền sâm

Huyền sâm là một loại dược liệu quý hiếm, tuổi thọ cao và dáng hình vừa phải. Huyền sâm thuộc giống cây thân thảo, bao bọc bởi 1 màu xanh biếc, khi trưởng thành cây sẽ cao khoảng 2m. 

Lá huyền sâm mọc khá đối xứng, dáng lá thuôn tròn dài khoảng 5cm và rộng 3cm. Mép lá có các răng cưa nhỏ nhưng sắc. Dáng lá xếp đối xứng thành hình chữ thập.

Huyền sân là gì

Huyền sân là gì

Huyền sâm có hoa vào mùa hè, tuy tên huyền sâm nhưng hoa của nó có màu tím thẫm, không mọc đơn mà mọc thành chùm rất đẹp. 

Quả huyền sâm tròn tròn như quả trứng, đập ra có các hạt nhỏ xíu màu đen bên trong. 

Phần có giá trị nhất của cây huyền sâm chính là phần rễ của nó. Rễ cây to mập, từ phần đầu xuống cuối cong dần. Một củ có thể dài từ 10 đến 20cm. Củ huyền sâm mọc thành chùm, một cây có thể cho đến hơn 300 củ. Phần vỏ rễ có màu vàng nhạt hoặc màu trắng, đến khi thu hoạch chế biến thì nó chuyển thành màu nâu hơi đen, dẻo và rất dễ bẻ, nắn.  

Phân loại

Huyền sâm có 2 loại phổ biến là Thổ huyền sâm và Quảng huyền sâm. Trừ 2 loại trên còn 1 loại nữa là dã huyền sâm nhưng cây này là giống cây mọc hoang. 

Nhìn qua về đặc điểm sinh học hay tính chất thì chúng không có gì khác nhau lắm. Trong 3 loại thì quảng huyền sâm được nhiều người biết đến nhất. 

Phân bố

Nguồn gốc của huyền sâm bắt nguồn từ Trung Quốc. Nếu trồng từ mùa hè thì đến mùa thu đã có thể thu hoạch được đối với Thổ huyền sâm, còn với chủng Quảng huyền sâm thì mọi người sẽ trồng vào tháng đầu năm và đợi đến cuối năm mới có thể thu hoạch ( trồng nhiều ở tỉnh Triết Giang).

Khi được mang đến trồng tại Việt Nam thì huyền sâm phù hợp với điều kiện ở các vùng núi hay đồng bằng nên cho hiệu suất khá tốt. 

Gieo trồng

Nước ta người dân dưới đồng bằng trồng cây vào mùa đông ( khoảng tháng 10 đến 11) còn trên miền núi thì trồng vào tháng 2 đến tháng 3. 

Có 2 phương pháp trồng là gieo hạt giống hoặc ươm mầm non.

Cách được dùng nhiều là trồng bằng việc gieo hạt giống. Trước khi trồng cần phải ngâm hạt trong nước ấm 4 giờ, sau đó cho hết phần hạt trên vào trong đất trộn đều rồi gieo.

Loại đất huyền sâm phù hợp nhất là đất thịt pha cát, có nhiều chất dinh dưỡng và có khả năng cấp thoát nước tốt. 

Thu hoạch và chế biến

Ở miền núi thu hoạch huyền sâm vào tháng 10, 11 còn dưới đồng bằng đến tháng 7 năm sau sẽ thu hoạch được. Huyền sâm thường chỉ được 1 năm đến năm sau thì cây đã héo tàn, lúc này mọi người sẽ đào lấy củ để làm thuốc. Chọn lấy chồi và đầu củ khỏe mạnh làm giống cho vụ sau.  

Phần gốc sau khi đào tách lấy củ rồi phơi củ sao cho chúng gần khô hoàn toàn rồi chất thành 1 đống. Phía trên phủ bằng rơm, rạ. Khoảng 2 đến 3 ngày sau phần củ huyền sâm ấy sẽ chuyển thành màu đen và có nước chảy ra. Lúc này bắt đầu bước sấy khô lần 2 rồi loại bỏ phần đất cát thừa. Thành phẩm lúc này đã có thể đóng gói để bán. 

2. Huyền sâm dùng để trị bệnh gì? Tác dụng của huyền sâm

2.1 Tác dụng của cây huyền sâm là gì?

Theo Đông Y thì huyền sâm là thuốc có tính mát, nếm có vị ngọt, mặn và đắng. Tác động vào các kinh tâm, thận, vị, tỳ và phế. Tác dụng chính là để giải độc, tiêu phiền, chống táo bón. Ngoài ra nó còn có thể thanh nhiệt, chữa chứng mồ hôi trộn, nóng trong người gây chảy máu cam, thổ huyết,…

2.2 Các bài thuốc sử dụng huyền sâm

Trị lao hạch, viêm hạch cổ

Khi bị lao hạch thì lấy huyền sâm giã ra nước rồi đắp lên chỗ sưng, dùng hàng ngày, mỗi ngày 2 lần.

Chữa sưng họng, phát ban

Nguyên liệu gồm huyền sâm, cam thảo và thăng ma, mỗi loại 20g cho vào nồi sắc lấy nước. Dùng 3 bát nước đun đến khi cạn còn 1 nửa thì bắc xuống cho người bệnh uống ngay.. 

Chữa họng bị nghẹn và sưng

Bệnh này có 2 phần thuốc. Mỗi phần cân lấy 20g huyền sâm và 20g thử niêm tử, 1 phần để nguyên còn 1 phần cho lên chảo sao. Sau đó giã nhuyễn cả 2 phần để lấy bột uống. 

Hỗ trợ điều trị nhiệt 

Nóng trong người là bệnh thường gặp ở nhiều người. Cân lấy 40g đại hoàng, hoàng liên và huyền sâm giã nhuyễn thành bột, vo lại thành viên. Với trẻ nhỏ thì vo viên nhỏ như hạt gạo còn người lớn thì to hơn, khoảng bằng hạt ngô. Sau đó chia thành các lần uống. 

Chữa viêm lở trong mũi

Tán mịn huyền sâm rồi thêm chút nước vào sau đó cho vào mũi phần bị lở.

Chữa táo bón ( kèm triệu chứng sốt cao, mất nước)

Mua 12g sinh địa, 12g huyền sâm và 12g mạch môn. Rửa sạch rồi cho vào nồi sắc lấy nước. 

Hỗ trợ trị thương hàn

Tìm mua 20g các loại: huyền sâm, chích thảo và thăng ma. Thái nhỏ cho vào túi. Mỗi 1 nồi thuốc cần 20g thuốc và 1 bát nước. Sắc đến khi còn 7 phần nước thì bắc xuống chắt lấy nước cho người bệnh uống.

Hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi

Nguyên liệu gồm 480g huyền sâm và 180g cam tùng. Giã mịn 2 loại thuốc rồi trộn chung với 480g mật ong nguyên chất. Đổ vào hũ rồi bịt kín không cho không khí vào. Đào hố chôn hũ trong vòng 10 ngày.

Trộn tro và mật ong lại với nhau, đổ vào bình trên rồi ủ tiếp thêm 5 ngày nữa, sau đó lấy lên đốt cháy cho người mắc bệnh ngửi. Có thể tình trạng sẽ thuyên giảm.

Tốt cho mắt

Sử dụng nhiều thiết bị điện tử hay đọc sách sai cách sẽ ảnh hưởng vô cùng xấu đến mắt. Hiện nay số người mắc các bệnh lý liên quan đến mắt ngày càng nhiều. Bạn có thể tìm hiểu bài thuốc bổ mắt từ huyền sâm và địa hoàng, câu kỳ tử,…

Hỗ trợ hàn dương độc

Cân lấy huyền sâm, mạch môn và tri mẫu liều lượng như nhau. Cho vào nồi sắc lấy nước. Bạn có thể hỏi người bán thuốc lượng thuốc mua phù hợp với tình trạng bệnh. 

Chữa thanh quản bị sưng, họng viêm.

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh không tốt cho sức khỏe. thay vào đó ta có thể chữa bằng các phương thuốc đông y. Sắc lấy nước uống với 20g huyền sâm và 20g ngưu bàng tử.

Bong tróc da móng tay

Khi thời tiết trở trời hay vào mùa đông khô hanh thì việc chân tay khô nứt rất phổ biến. Bạn hãy mua 30g huyền sâm và 30g sinh địa, hãm trà uống hàng ngày sẽ có hiệu quả rất tốt. 

Điều trị viêm amidan

Dành cho viêm amidan nhẹ, chưa sưng nặng. Cân lấy 10g huyền sâm, 6g cam thảo và 10g thổ phục linh sắc lấy nước uống. Dùng hàng ngày trong vòng 1 tháng hoặc đến khi hết các triệu chứng của bệnh.

Chữa ho lâu ngày (do phế âm hư, huyết hư)

Các vị thuốc cần dùng gồm: huyền sâm 6g, sinh địa 8g, bách hợp 10g, bạch thược 6g, mạch môn 8g, cam thảo 4g, đương quy 6g, thục địa 12g và cát cánh 6g. Cho hết vào nồi thuốc sắc uống liên tục trong vòng 1 tháng. Mỗi ngày 1 thang thuốc.

Sốt cao, mẩn ngứa, mụn nhọt

Bạn tìm đủ các nguyên liệu sau: 12 mỗi loại huyền sâm, mạch môn, liên kiều, sinh địa, kim ngân hoa, bột sừng trâu, 6g hoàng liên, 10g đạm trúc diệp và đan sâm. Sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang thuốc. Dùng hàng ngày đến khi thấy người bệnh không còn xuất hiện các triệu chứng bệnh nữa. 

Trị nhọt vú, viêm hạch, lao hạch

Cân lấy 20g huyền sâm, 10g xạ can, 10g nga truật, 10g mộc thông và thêm 10g bồ công anh. Các nguyên liệu trên sắc thành thuốc uống mỗi ngày. đến khi thấy giảm được triệu chứng bệnh.

3. Cây huyền sâm và một số thông tin hữu ích

3.1 Một số lưu ý khi sử dụng huyền sâm trị bệnh

Thuốc dù có tốt như thế nào nhưng nếu không biết cách sử dụng đều có thể trở thành độc dược gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên #ohana xin lưu ý một số điểm sau: 

– Huyền sâm khi chưa sử dụng cần được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao hay độ ẩm cao.

– Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần quan sát theo dõi tình trạng người bệnh. Nếu thấy có xuất hiện triệu chứng bất thường gì bạn hãy tạm ngưng thuốc và tìm nguyên nhân. Nếu nghiêm trọng hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất.

– Huyền sâm không thích hợp với người mắc bệnh lý rối loạn tim mạch. Khi uống thuốc nên đo huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân.

– Tuy rằng nhưng yêu cầu đối với huyền sâm ít nghiêm ngặt hơn tân dược nhưng vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc nào. Vì độ an toàn của loại cây này vẫn đang được nghiên cứu. Không thể phủ nhận những ích lợi mà nó mang lại nhưng cũng không loại bỏ được nguy cơ khi bạn sử dụng nó. Cần cẩn trọng đối với các loại thuốc.

Tác dụng của huyền sâm

Tác dụng của huyền sâm

3.2 Huyền sâm tương tác với những loại thuốc nào?

Đây là điều vô cùng quan trọng vì nếu không hiểu rõ bạn sẽ không biết đâu là tương tác thuốc đâu là cơ thể bị mẫn cảm với huyền sâm. 

Muốn biết nó có tương tác với các loại thuốc bạn đang sử dụng không thì cách tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ. Nó có ảnh hưởng gì không? Có phù hợp với tình trạng cơ thể của bạn không?

Theo như #wikiohana tìm hiểu thì huyền sâm có khả năng tương tác với:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường
  • Thuốc đường huyết hay các loại thảo dược có cùng công dụng
  • Có thể gây mất cân bằng lithium trong cơ thể.  

4. Lời kết

Huyền sâm là một trong các loại thảo dược quý có rất nhiều công dụng của y học cổ truyền. Hiện nay việc tìm kiếm nó không còn là vấn đề khó khăn nữa.

Tuy nhiên đây vẫn chỉ là các bài thuốc chưa được kiểm định rõ ràng, vậy nên cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng. 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)