21 tác dụng của Hoắc Hương – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Hoắc hương là một cái tên không lạ, và chắc hẳn bạn cũng đã từng lắng nghe cái tên này ở đâu đói rồi đúng không ? Tuy hoắc hương được sử dụng khá phổ biến nhưng rất ít ai biết hết đầy đủ về công dụng và giá trị chữa bệnh mà nó đem lại. 

Hoắc hương có tác dụng gì

Hoắc hương có tác dụng gì

Với thành phần chứa nhiều tinh dầu, chúng là nguyên liệu chế tạo ra tinh dầu thơm, và được sử dụng trong rất nhiều gia đình. Ngoài ra chúng còn là thành phần có mặt trong nhiều vị thuốc chữa bệnh như: chữa ho, đau đầu, cảm nắng…

Nếu nguồn thông tin của bạn về Hoắc Hương chưa có nhiều, thì hãy để bài viết này giúp bạn giải mã nhé. 

Mục lục

1. Những đặc điểm bạn cần biết về Cây Hoắc Hương

Nơi Phân Bố, nuôi trồng Cây Hoắc Hương

Hoắc hương là loài cây sinh sản và phát triển mạnh trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm. Đặc biệt sống phổ biến ở Ấn Độ, đc sau này được trồng nhiều ở các nước châu Á, Nam Mỹ và Tây Phi. Ở Trung Quốc chủ yếu được nuôi trồng tại Quảng Đông và Hải Nam. 

Ở Việt Nam, hoắc hương được nuôi trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc, như các tỉnh Hưng Yên, Kim Sơn – Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam,…

Bộ phận sử dụng làm dược liệu là toàn bộ cây trừ gốc rễ. Thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 4 cho đến tháng 6, khi cây mọc cành lá xum xuê thì cắt bỏ cả cây phơi và sấy khô ở ngoài sân vườn hoặc bằng máy móc.Tại Việt Nam, cây hoắc hương thường được trồng trong các vườn dược liệu, bạn vẫn có thể bắt gặp hoắc hương mọc dại ở một số nơi. 

Đặc điểm hình thái Cây Hoắc Hương

Tên gọi đầy đủ là Quảng Hoắc Hương hoặc Thổ Hoắc Hương. Tên Hán Việt là Tô Hợp Hương (Hợp Hương),hoặc là  Hoắc Khử Bệnh, Tiên Hoắc Hương, … Một số sử sách ghi lại là Gia Toán Hương( Ngư Hương),…Tên khoa học là Pogos Cablin (Blanco) Benth. Thuộc họ Môi (Lamiaceae). Là một cây thuốc nam có lợi nhưng có một số độc tính cần lưu ý. 

Hoắc hương là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, cây cao khoảng 30 – 60cm. Thân cây có hình trụ vuông, thân rẽ ra thành nhiều nhánh dài khoảng nửa mét, đường kính khoảng 2 – 7mm, có nhiều sợi lông tơ mềm. Cành mềm , dễ bẻ gãy, bẻ ra sẽ lộ rõ phần tủy. Thân cây già sẽ có lớp bầm bám bên ngoài bề mặt hoặc màu nâu xám.

Lá hoắc hương có hình elip, mọc đối xứng, dài khoảng 4 – 9 cm, rộng 3 – 7 cm. Cả 2 mặt lá đều có màu trắng xám,lớp lông mềm, chóp lá thuôn nhọn và đầu hoặc tròn ở đầu, mép lá có hình răng cưa. Lá hoắc hương nhận biết bằng mùi thơm đặc trưng, nếm vị hơi đắng.

Hoa hoắc hương thường có màu hồng hoặc tím nhạt, mọc ở phần ngọn cành hoặc nách lá. Quả bé, có hạt cứng. Mùa quả hoắc hương mọc thường rộ vào tháng 5 – 6, nhưng cây nở hoa rất ít. 

Có nên sử dụng hoắc hương

Có nên sử dụng hoắc hương

Thành phần hóa học của Cây Hoắc hương

Hoắc hương là cây có chứa 1,2% tinh dầu, gồm 2 thành phần chính: 40% là alcohol patchoulic, 50% patchoulen, còn lại 10% là các thành phần khác như: cadinen, eugenol, bezaldehuyd, sesquiterpen, aldehyde, cinnamic, epiguaipyridin.

Trong đông y, hoắc hương có Vị cay và tính hơi ôn . Là thảo dược có tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh,chuyên dùng để chữa các bệnh mụn nhọt, cảm cúm, cơ thể đau nhức, tốt cho hệ tiêu hóa.Lá cây có tác dụng hạ nhiệt, có khả năng khử mùi hôi và ngăn chặn mùi thối hiệu quả. Nên được dùng nhiều trong các chế phẩm trị bệnh hôi miệng.

Tác động dược lý của Cây Hoắc Hương

Quả hoắc hương có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trên diện rộng. Một số thí nghiệm trên cơ thể thỏ bị nhiễm bệnh cho kết quả . Hoắc hương có tác dụng ngăn chặn và chữa trị các loại nấm gây bệnh như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, các vi khuẩn leptospirosis, phổ biến như ecoli, hoặc liên cầu khuẩn tán huyết tuýp A,…

Tinh dầu hoắc hương còn có khả năng kích thích tăng tiết dịch vị dạ dày, khử mùi hôi trong nhà, nách và răng miệng…..Hoắc hương có thể làm co túi mật chuột bạch khi được chiếu tia X – quang.

Dược liệu hoắc hương còn có tác dụng chống thối, ngăn chặn mùi hôi thối hình thành và  phát triển.

Dược liệu hoắc hương được sự dụng, bào chế theo nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà liều lượng dược liệu cũng giao động từ 8 – 12g. Tuy nhiên vẫn nên mua thuốc theo hướng dẫn của y dược sĩ.

Độc tính của Cây Hoắc Hương

Khi sử dụng quá liều lượng, độc tính của  dược liệu hoắc hương sẽ gây ra những tác hại như: làm tổn thương gan, Kích thích đường tiêu hóa làm việc quá sức dẫn đến Gây nôn mửa, đau đầu, chán ăn.

Không phải ai cũng gặp phải tình trạng như trên, hoặc là một thời gian dài sau mới bị. Cũng có những biểu hiện khác rất hiếm gặp không được liệt kê ở đây. Cho nên bạn nên dừng ngay hoặc gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng trên.

2. Một số công dụng tiêu biểu của Hoắc Hương

1. Giảm stress và căng thẳng.

Mùi thơm của tinh dầu cây hoắc hương có tác dụng giải phóng các hoocmon cảm giác như serotonin và dopamine. Làm tan biến cái cảm giác buồn bã, thay vào đó là cảm giác lạc quan, hi vọng và trở nên yêu đời hơn.

2. Ngăn chặn nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Các sản phẩm mỹ phẩm hoặc tinh dầu hoặc hương đã pha loãng có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt. Kể cả các vết trầy qua rỉ sét. Tuy nhiên không được bôi thẳng tinh dầu đậm đặc lên vết thương, bạn sẽ bị rát và bỏng xót.

3. Giảm sưng viêm.

Hoắc hương có khả năng làm dịu cơn sốt do vết thương bị viêm, nhiễm trùng. Ngoài ra tinh dầu hoắc hương còn hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân gout nữa đấy.

4. Kích thích ham muốn tình dục

Mùi của cỏ lá hoắc hương được bào chế thành tinh dầu có tác dụng tăng ham muốn tình dục cho cả nam làm nữ. Nó làm tăng estrogen và testosterone giúp dễ hưng phấn và ham muốn và lên đỉnh nhanh hơn.

Hoắc hương có tác dụng gì?

Hoắc hương có tác dụng gì?

5. Nhanh liền vết thương do mụn, sẹo mụn.

Các tinh chất trong hoắc hương có tác dụng đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết cắt và vết thương.  Đối với vết sẹo sẹo mới đang lên da non thì sẽ nhanh lành hơn. Nó cũng có hiệu quả tương tự trong việc điều trị các bệnh da liễu: sẹo do mụn, mụn trứng cá, thủy đậu, và sởi .

6. Kích thích tuần hoàn máu hoạt động trơn tru.

Hoắc hương có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào, đặc biệt là các tế bào trong cơ thể như máu, gan, vv…  Từ đó giúp sản xuất hồng cầu nhanh và kích thích tuần hoàn máu hoạt động trơn tru.

7. Khử mùi hôi.

Mang hương thơm rất mạnh mẽ hoắc hương rất dễ ngửi và cũng dễ dàng che đậy mù hôi cơ thể.Tuy nhiên vẫn nên khử mùi bằng hoắc hương sau khi tắm để đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu bạn khéo tay, bạn có thể dùng tinh dầu hoắc hương pha với dầu nền (dầu dừa, dầu oli) để làm nước hoa.

8. Tinh dầu xua đuổi côn trùng.

Mặc dù đối với loài người thì mùi thơm của hoắc hương rất dễ chịu. Nhưng đối với côn trùng, chúng lại rất sợ hãi và bỏ chạy. Việc treo túi vải hoặc tinh dầu của hoắc hương trong nhà sẽ giúp côn trùng mãi mãi tránh xa bạn.

9. công dụng khác

Các bệnh da liễu trên da như bệnh chàm, viêm da, bệnh vẩy nến và vết loét cũng được điều trị rất tốt. Ngoài ra Nó giúp giảm chứng táo bón. Có thể tạm thời được sử dụng như thuốc chữa vết côn trùng cắn.

3. Các bài thuốc chữa bệnh của Hoắc Hương

1. Giúp người ăn không tiêu, hay sôi bụng

Lấy hỗn hợp gồm 12g các loại:  hoắc hương, thạch xương bồ đem đi giã mịn thành bột,tiếp tục lấy 6g vỏ bưởi đào đốt cháy. Đem trộn đều, Mỗi lần uống trước khi ăn 20 phút khoảng 2g thành phẩm  cùng với nước ấm, chia làm 2 lần trong ngày.

2. Điều trị nhức đầu, cảm cúm, mệt mỏi

Kết hợp 6-12g hoắc hương, sắc uống hoặc có thể cho thêm kinh giới, tía tô, ngải cứu và hương nhu sắc cùng.

3. Chữa trị Ho

Kết hợp 8g  các loại gồm: hoắc hương,  lá chanh,cam thảo, 10g chua me đất,gừng tươi thái 3 lát, nấu với 500ml nước cho đến khi còn ⅕  ban đầu, chia thành 2 lần và uống trong ngày.

4. Điều trị viêm mũi mãn tính

Tán mịn bột 160g hoắc hương rồi trộn với mật lợn rồi vo thành viên. Mỗi lần uống 4g với nước, ngày 2 lần, liệu trình kéo dài 2-4 tuần.

5. Chữa trị cảm mạo, sốt và nhức đầu

Tán bột mịn gồm 12g hoắc hương, 10g tô diệp, 8g các loại : thương truật, phục linh;  5g trần bì, 3g các loại : cam thảo, hậu phác, 4 quả đại táo. Tất cả trộn đều và chia vào các  gói nhỏ 10g.

  • Đối với người lớn uống mỗi ngày 2 đến 5 lần , lần 1 gói. 
  • Trẻ em dưới 1 tuổi thì không được dùng.
  • Trẻ em từ 2-3 tuổi thì mỗi lần sử dụng  1/4 gói.
  • Trẻ em  từ 4-7 tuổi thì sử dụng 1/3 gói 
  • Trẻ tem ừ 8-10 tuổi thì sử dụng 1/2 gói.

6. Điều trị tràm tay chân

Tán bột mịn bao gồm: hoắc hương, đại hoàng, hoàng tinh, tao phàn, trộ đều mang ngâm giấm trong 1 tuần, bỏ bã đi. Ngâm tay chân bị chàm vào nước thuốc 30 phút /1 lần trong ngày.

7. Chữa trị đau bụng do tỳ vị khí trệ.

Sắc nước uống gồm 10g các loại: hoắc hương,  mộc hương, hậu phác,cùng với 5g sa nhân,3g trần bì. lấy nước, loại bã.

8. Điều trị viêm đường ruột cấp biểu hàn nội cấp

Triệu chứng : bụng đầy, tiêu chảy phân lỏng, nôn hoặc buồn nôn

Bài thuốc 1: cho 10g các loại : hoắc hương,  đại phúc bì, phục linh, khương bán hạ, đại táo.  Và 6g các loại : bạch chỉ, tô tử, hậu phác, cát cánh,  sinh khương. cuối cùng là 5g trần bì, 3g cam thảo, nấu lấy nước uống.

Bài thuốc 2: sắc lấy nước uống gồm 10g hoắc hương và 10g bội lan.

9. Chữa trị viêm đường ruột cấp thể hàn thấp.

Sắc lấy nước uống: 10g lá hoắc hương, 10g đảng sâm, 10 thương truật, 10g xích phục linh, 10g hậu phác, 5g bán hạ, 5g trần bì, 3g cam thảo, 3 lát gừng tươi.

Mỗi ngày uống 1 thang.

10. Chữa trị bệnh thương thử vào mùa hè, tức ngực, buồn nôn, chóng mặt, không muốn ăn

Sắc lấy nước uống :  12g hoắc hương với 12g bội lan

11. Chữa hà thấp trở trệ bên trong, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa

Sắc lấy nước uống từ : 12g các loại : hoắc hương,  bán hạ, trần bì, 2g đinh hương. Mỗi ngày 1 thang.

12. Chữa cảm nắng, thổ tả

Tán thành bột mịn  8g hoắc hương, 80g hoạt thạch sao, 2g đinh hương. vo lại thành cục hoặc đong  8g cho mỗi lần uống, cùng với nước gạo ( nấu cơm ).

13. Điều trị đau bụng do tỳ vị khí trệ.

Sắc lấy nước uống từ:  12g các loại: hoắc hương,  đại phúc, phục linh, khương bán hạ, 8g các loại:bạch chỉ, đậu phác, cát cánh, tử tô,  sinh khương, 4g cam thảo, 12g đại táo.

14. Giúp thơm miệng

Tinh dầu chiết hơi khi sắc Hoắc hương, lấy để nước súc miệng hằng ngày.

15. Điều trị tiêu chảy cấp.

Tán bột vò thành viên từ:  12g hoắc hương, 10g vỏ ối, 8g sa nhân, 8g vỏ rụt, 8g vỏ quýt, 8g hương phụ, 8g hạt vải. Mỗi ngày uống 10g hoặc có thể sắc hỗn hợp trên lấy nước uống.

16. Điều trị phát ban.

Tán bột mịn gồm  50g các loại : hoắc hương,  hậu phát, vỏ quýt, bồ bồ nướng. Uống nửa thìa coffee cho mỗi lần sử dụng. ngày 2 lần

17. Điều trị xông pha nơi có nhiều sương mù, sinh ra lở loét.

Lấy 1 lượng bằng nhau, hoắc hương và tế trà, đốt thành tro ( đốt và thu gom sạch kẻo nhiễm khuẩn), trộn với dầu rồi đắp lên vết đau.

18. Giúp Phụ nữ có thai giảm nôn ọe, ăn uống tốt hơn.

Tán bột gồm 8g các loại : hoắc hương, cam thảo, và  40g hương phụ chế. Mỗi lần lấy 10-15g bột, cho vào nước đun sôi.

Mùi thơm của hoắc hương giúp phụ nữ an thai, thoải mái, giảm áp lực và stress. Ngoài ra massage cho bà bầu bằng tinh dầu hoặc hương sẽ có hiệu quả còn tuyệt vời hơn thế nữa.

4. Những lưu ý và kiêng kị khi dùng cây Hoắc Hương

1. Lưu ý khi sử dụng hoắc hương trị bệnh

Hoắc hương có nguy cơ phản ứng với một số thuốc hoặc với cơ địa, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, khi bạn đang sử dụng hoặc cần dùng hoắc hương trong giai đoạn uống thuốc tây.

Theo Đông Y, Người âm hư, không có thấp và vị, có uất nhiệt không dùng hoắc hương.Do hoắc hương có vị thơm, tính táo, dễ làm tổn âm và hao khí. Người ở thể âm hư không bị thấp và người vị hư gây nên nôn mửa không nên sử dụng. 

Tinh dầu hoắc hương nguyên chất: không được bôi trực tiếp tinh dầu lên da và vết thương hở. Ngưng dùng nếu có những dị ứng xảy ra, không ăn uống và để tinh dầu rớt vào mắt. Khuyến cáo không dùng cho Phụ nữ có thai và đang cho con bú,trẻ em dưới 6 tuổi. 

Tử tô cũng có tính vị, quy kinh gần giống với hoắc hương. Nhưng tử tô có màu tía, thường tác động vào phần huyết. Hoắc hương lại có hương thơm hơn, tác dụng vào lý khí tốt hơn, nhưng sức hành huyết không bằng tử tô.

Các bài thuốc nếu trên cần được bác sĩ đông y bắt mạch và kê đơn. Người bệnh không được tự ý làm nếu không sẽ dễ bị biến chứng. Cơ địa mỗi người khác nhau nên tỉ lệ dược chất đem vào, cũng như phối hợp các chất cũng không giống nhau. Việc tự ý uống thuốc không kê đơn là bạn đang tự hủy hoại sức khỏe của mình.

Dược liệu này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo huyết áp bởi vì nó tạo cho thần kinh tính hưng phấn và sảng khoái phút chốc. Nhất là những người có huyết áp thấp, kết quả thường sẽ cao hơn so với bình thường. Không sử dụng dược liệu và tinh dầu hoắc hương trước khi tiến hành đo huyết áp.

Không sử dụng hoắc hương trước khi tiến hành phẫu thuật tầm 2 tuần.Liên tục kiểm tra huyết áp, nhịp tim ( có thể tại nhà) và xét nghiệm gan định kỳ để theo dõi tình trạng độc tố tích tụ  bên trong.

Sử dụng dược liệu trước hạn sử dụng. Không dùng dược liệu bị nấm mốc. Có mùi hôi. Hoặc mở nắp tinh dầu quá lâu, nó sẽ bay mùi.

2. Tác dụng phụ 

Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này khi dùng một liều nhỏ thường là đau dạ dày. Hoắc hương có thể gây tổn cho gan nên bạn không nên lạm dụng, nếu lỡ dùng nhiều thì nên đi xét nghiệm gan. Dùng quá nhiều không những giảm stress mà còn gây kích thích đường tiêu hóa, nôn mửa và chán ăn.

Không phải tất cả mọi người đều gặp các biểu hiện như trên, hoặc còn có các trường hợp dị ứng, bất thường khác. Nhưng chúng ta không nên lạm dụng và nên uống thuốc theo bác sĩ kê đơn để tránh lo lắng về sau.

3. Liều dùng của Hoắc Hương

Dược liệu này có thể có những dạng bào chế như:Thuốc viên;Trà;Rượu.

Hoắc hương có thể pha trà và súc miệng hoặc là xông hơi và massage. Bạn có thể uống rượu hoắc hương khoảng 2-4 ml và dùng 2-3 lần/ngày. Mỗi người có một liều dùng phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh lý. 

Thường chỉ tầm 8 – 10g một ngày. Nên lưu ý không được tự định lượng khi không có đơn thuốc hoặc công cụ đo lường chuẩn xác.

Lời Kết

Hoắc hương tuy không phải là một loại dược liệu lành tính. Nhưng khi biết cách sử dụng và làm chủ nó, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc sức khỏe mỗi ngày. Bạn có thể làm cơ thể trở nên thơm tho hơn, nhà cửa có thể sạch sẽ và chống ruồi muỗi, bệnh tật.

Nhưng nếu dùng cho mục đích chữa bệnh thì hãy thật sự cân nhắc. Bạn có thể lựa chọn những vị thuốc lành tính hơn, hoặc đi khám bác sĩ để có đơn thuốc tốt hơn. Không nên tự ý chữa trị cho bản thân hoặc các bệnh nhân dễ bị tác động như phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Hi vọng qua bài viết bạn sẽ có được nhiều thông tin bổ ích, và kịp thời ngừng lại nếu sử dụng hoắc hương sai cách. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)