13 tác dụng của hoa phù dung – cách dùng và lưu ý khi trị bệnh

Hoa phù dung là một trong những loài hoa rất được lòng các quý cô và những người yêu thích cây cảnh. Phù dung là một loài hoa đẹp. Ngay từ cái tên của nó đã gợi nhớ đến một điều đó vừa dịu dàng, lãng mạn lại rất mực thủy chung. 

Hoa phù dung thường được trồng làm cảnh trong nhà hoặc trong vườn. Sắc hoa tươi tắn khiến cho cả không gian thêm phần bừng sáng. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về loài hoa phù dung đáng yêu này nhé!

1. Tìm hiểu về đặc điểm của cây hoa phù dung

1.1 Hoa phù dung là cây gì? Nguồn gốc từ đâu

Phù dung thuộc họ Cẩm Qùy – có tên khoa học là Malvaceae. Đây là một loài thực vật thân nhỡ, thường mọc thấp thành các bụi thay vì mọc đơn lẻ. 

Phù dung còn được gọi bằng rất nhiều cái tên khác như: Mộc Liên, Sương Giáng, Cự Sương. Bên cạnh đó, có nhiều người vẫn thường gọi loài hoa này là Túy Tửu Phù Dung hay Địa Phù Dung. Theo khoa học, Hibiscus Mutabilis L là tên gọi của loài cây này.

Hoa phù dung

Hoa phù dung

Chúng ta dễ dàng nhận diện phù dung bởi hình dáng đặc biệt của loài cây này. Thân của chúng nhỏ, phần vỏ có nhiều sợi tơ mảnh. 

Cây phù dung có thân nhỏ, cao chừng 2 – 5. Điểm đặc biệt là vỏ thân có nhiều sợi tơ. Cả phần cành của chúng cũng có lông tơ nhỏ. Lá của hoa phù dung có hình sao, bản dẹt,  cuống hình trái tim và mép lá có răng cưa. Lá cây hoa phù dung cũng có lông tơ. Phần mặt dưới lớp lông dày hơn mặt trên. Phiến lá có gân, rộng khoảng 10 – 15cm.

Hoa phù dung nở khi nào?

Mùa hoa nở của phù dung từ khi trời sương giáng cho đến hết mùa đông lạnh giá. Hoa phù dung nở rất đẹp. Bông hoa to hơn bàn tay, đường kính khoảng 10cm. Có những bông hoa nở rộ hơn, đường kính lên đến 15cm. Cánh hoa phù dung rất mềm mịn. Hương thơm thoang thoảng vương rất lâu. 

Hoa phù dung không chỉ có một màu mà rất nhiều màu. Và điều đặc biệt nhất mà ít có loài hoa nào thấy chính là sắc hoa thay đổi theo thời gian trong ngày. Buổi sáng hoa khoe sắc trắng tinh khôi. Sang chiều màu hoa chuyển sang hồng phai. Và buổi tối thì sắc đỏ bí ẩn.

Bên cạnh đó, còn có loài hoa phù dung thay đổi màu hoa theo từng ngày, 3 – 4 ngày liên tiếp mỗi ngày một màu hoa khác nhau. Bắt đầu với màu trắng, sang ngày sau hoa chuyển sang màu vàng, ngày kế tiếp là màu hồng và kết thúc bởi màu đỏ sẫm. Rất đặc biệt đúng không nào!

Có một điều ít ai biết về loài hoa này chính là phù dung có ra quả. Hoa sau khi tàn là lúc đậu quả. Quả của cây phù dung hình cầu, có lớp lông mịn màu vàng nhạt bao bên ngoài. Hạt của quả hình bầu dục như quả trứng, trên có những nếp nhăn nhỏ và lớp lông mao.

Tác dụng của hoa phù dung

Tác dụng của hoa phù dung

1.2 Khu vực phân bố và thu hái phù dung như thế nào?

Phù dung là loại cây ưa ánh sáng và khí hậu mát mẻ. Do đó, chúng thích hợp nhất là trồng ở những nơi thoáng đãng nhận nhiều nắng như ban công, sân vườn rộng lớn. 

Phù dung là loài hoa có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tuy nhiên, ở các nước Châu Á khá như Nhật Bản, Trung Quốc…loài hoa này cũng được trồng rất phổ biến. Tại Việt Nam, phù dung thường được trồng ở các tỉnh miền bắc, nơi có khí hậu mát mẻ.

Hoa phù dung nở từ tháng 8. Hoa chỉ mới chớm nở người ta sẽ thu hái rồi phơi khô. Lá cây được thu hái vào mùa hè và cả mùa thu nữa. Quả sẽ được thu hoạch khi có “độ chín” nhất định. Cả phần rễ của cây cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Xem thêm:

2. Hoa phù dung dùng để làm gì? Tác dụng của hoa phù dung

Phù dung không chỉ là loài hoa làm cảnh, trang trí trong nhà mà nó còn có nhiều công dụng khác. Đặc biệt phải kể đến các công dụng chữa bệnh với con người.

1. Dùng để trị bỏng

Phù dung có tác dụng điều trị các vết bỏng rất tốt. Công thức gồm”

  • 15g hoa phù dung
  • 9g thanh đại

Bạn tán nhuyễn hỗn thành bột rồi trộn cùng dầu vừng.. Bạn dùng hỗn hợp này thoa lên vết bỏng 3 lần mỗi ngày.

Có một cách khác đơn giản hơn nhưng hơi mất thời gian một chút. Bạn ngâm cánh hoa phù dung tươi trong dầu đến khi hoa ngập trong dầu thì lọc bỏ bã. Dùng bôi lên vết bỏng mỗi ngày 2- 3 lần.

2. Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Dùng 15g hoa phù dung với 15g đậu đỏ nhỏ hạt, nghiền nhỏ, trộn với mật ong và đắp lên chỗ khớp bị viêm. Liệu trình trong 5 ngày, mỗi ngày 1 lần vào buổi tối. Hoặc có thể thay bằng lá phù dung khô, tán bột trộn với mật ong và đắp.

Hoa phù dung có tác dụng gì?

Hoa phù dung có tác dụng gì?

3. Điều trị ung nhọt

  • Thương nhĩ tử ( còn được gọi là  quả ké đầu ngựa )
  • Đốt tồn tính
  • Lá phù dung khô

Bạn lấy một lượng bằng nhau các vị thuốc trên rồi tán nhuyễn thành bột mịn. Sau đó bạn hòa bột với mật ong và thoa lên các vết nhọt.

Bên cạnh đó bạn còn có thể giã nát lá hay hoa phù dung rồi đắp vào các đốm mụn nhọt. Chất có trong lá và hoa phù dung giúp tiêu độc, giảm sưng đau do mụn nhọt rất tốt.

4. Trị kinh nguyệt ra nhiều

Phù dung còn có tác dụng điều kinh ở phụ nữ. Bạn lấy 10 – 15 gram hoa phù dung tươi mới nở, rửa sạch rồi sắc với 200ml nước. Khi còn khoảng ¼ lượng nước thì bạn tắt bếp. Đổ ra bát uống một ngày 1 lần liên tục trong 7 ngày.

5. Điều trị ho rau máu

Khi bị ho ra máu có một bài thuốc dân gian là bạn sắc hoa phù dung với nước rồi uống.

6. Hỗ trợ điều trị bệnh đau mắt đỏ

Với bệnh đau mắt đỏ, bạn có thể phơi khô lá phù dung rồi tán nhuyễn thành bột mịn và trộn với một lượng nước vừa đủ để tạo thành một hỗn hợp bột nhão. Bạn lấy một ít bột đắp lên thái dương. Mỗi ngày đắp 2 – 3 lần.

7. Hỗ trợ trị sưng vú

  • 50g lá hoặc hoa phù dung tươi
  • 50g mầm húng dũi tươi

Bạn trộn hỗn hợp trên với nhau rồi giã nát. Sau đó đắp lên chỗ bị sưng vào buổi trưa mỗi ngày một lần.

Lưu ý khi sử dụng hoa phù dung trị bệnh

Lưu ý khi sử dụng hoa phù dung trị bệnh

8. Chữa lẹo mắt

  • 3g phù dung
  • 3g lá bạc hà tươi

Bạn trộn hỗn hợp phù dung và lá bạc hà tươi theo định lượng như trên rồi giã nát, đắp vào khu vực lẹo. Chú ý không để dính vào mắt nhé!

9. Giảm đau do chấn thương

Cách đơn giản nhất là bạn giã nát cánh hoa phù dung tươi rồi sau đó đắp lên vùng bị thương.

Một cách khác là bạn dùng bột hoa phù dung khô trộn với nước trà, giấm và rượu rồi đắp lên vùng bị thương.

10. Trị đầy bụng do giun sán

Theo nghiên cứu khoa học, hoa phù dung có khả năng ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn có hại cho đường ruột như khuẩn thương hàn, coli, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh…

Bạn hái hoa phù dung khi nó vừa chớm nhớ, đem phơi khô (phơi trong bóng râm). Sau đó thái nhỏ rồi nấu với gan gà. Bài thuốc này chữa đầy bụng do gian sán rất hiệu quả.

11. Trị ho do hư lao

  • 60-120g hoa phù dung
  • 30g lộc hàm thảo
  • 60g đường đỏ

Các vị thuốc trên bạn hầm cùng tim và phổi heo sẽ giúp điều trị ho do hư lao.

12. Hỗ trợ chữa viêm tuyến vú

Bài thuốc rất đơn giản. Bạn rửa sạch hoa, lá hoặc rễ của phù dung rồi giã nát đắp vào vùng thương tổn.

13. Hỗ trợ chữa chín mé

  • 20g hoa hoặc lá phù dung tươi
  • 20g củ chuối tiêu
  • 20g rau sam tươi
  • 10g muối hột

Bạn trộn đều rồi giã nát các nguyên liệu trên. Sau đó đắp vào vùng chín mé rồi dùng băng gạc sạch buộc lại.

Xem thêm:

3. Ý nghĩa của hoa phù dung đối với cuộc sống

Phù dung là loài hoa của vẻ đẹp đài các và kiêu sa. Xưa kia, đây là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của nữ giới. Trên khăn áo của các vị cô nương xưa thường thêu loài hoa này.

Tuy nhiên, ý nghĩa của phù dung lại mang nét đượm buồn. Vẻ đẹp chóng nở sớm tàn của nó khiến cho người ta liên tưởng đến sự chảy trôi của thời gian và cuộc đời con người tài sắc thì ngắn ngủi.

4. Lời kết

Phù dung là một loài hoa đẹp và chứa đựng nhiều ý nghĩa.  Ở Việt Nam, rất nhiều gia đình yêu mến trông loài hoa này trong nhà. Khi biếu tặng, người ta cũng ưu tiên chọn loài hoa này để tỏ lòng mến mộ.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)