Hoa lài là cây gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng

Lễ cưới là dấu mốc quan trọng của đời người, là nơi gửi gắm tâm nguyện của mỗi người còn hoa lài là loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng. Lài tượng trưng cho niềm hạnh phúc, sự xinh đẹp, ngọt ngào và mang hương thơm vô cùng ngọt ngào.

Hoa nhài

Hoa nhài

Vì thế, hoa lài thường được chọn dùng để trang trí tại lễ cưới. Ngoài ra, hoa lài có khá nhiều công dụng khác mà phổ biến nhất là dùng để ướp trà và chữa bệnh.

Mục lục

1. Tìm hiểu thông tin chung về cây hoa Lài (hoa Nhài)

1.1. Đôi nét về hoa lài

Bắt nguồn từ Nepal Ấn Độ, cây hoa lài được du nhập sang các nước Đông Nam Á và châu Âu. Tiêu biểu là các nước Tunisia, Indonesia, Philipin trong đó có Việt Nam.

Loài hoa này còn có những tên gọi khác như hoa nhài, mạt lợi, mạt ly và tên khoa học của nó là Jasminium Sambac thuộc họ Oleaceae.

Hoa lài có màu trắng tinh khôi và hương thơm ngọt ngào. 

Hoa lài cùng là loài hoa được nhiều gia đình chọn để trang trí trong văn phòng, ngoài ban công hoặc sân vườn.

Hoa nhài có tác dụng gì

Hoa nhài có tác dụng gì

1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh thái của cây hoa lài

1. Đặc điểm hình thái

Cây hoa lài nhỏ và phân nhiều nhánh, cao khoảng từ 0,3 – 1 mét thuộc dạng cây thân bụi nhỏ.

Lá cây dài từ 3 – 7cm và có độ rộng từ 2,2 – 3,5 cm có màu xanh đậm, dày và bóng. Lá thuộc loại lá đơn không xẻ thùy có hình trái xoan hoặc bầu dục. Đặc điểm của gân lá là gân phụ nối với gân chính và những gân chính được xếp so le với nhau.

Một bông hoa lài thường có nhiều cánh với màu trắng tinh khôi và hương thơm ngọt ngào, chúng thường mọc thành chùm ở ngọn.

Quả hoa lài có hình cầu và màu đen được bọc bởi đài hoa. Quả lài nhỏ, đường kính 0,6 cm với hai ngăn. Đặc biệt, quả lài rất hiếm thấy vì khả năng đậu quả của cây rất thấp.

2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây hoa lài

Cây loài lài là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và phù hợp không chỉ ở vùng nhiệt đới mà còn trong rừng nhiệt đới.

Là loài cây dễ trồng trên bất kỳ loại đất ẩm nào và không thể bị ngập nước. Cây hoa lài cần ánh sáng mặt trời đầy đủ hoặc chịu bóng bán phần. Lượng nước cần cung cấp cho cây thay đổi và từng mùa. Mùa hè cần cây cần đủ nước nhưng đến mùa đông cần giảm lượng nước.

Mùa hè là thời điểm cây hoa lài có thể được nhân giống tốt nhất. Bằng cách giâm cành và để chúng phát triển liên tục trong một tuần dưới hơi nước dạng sương mù.

2. Những công dụng của cây hoa lài

Cây hoa lài là loại hoa có khá nhiều công dụng trong đời sống. Không chỉ là vì ý nghĩa phong thủy cho gia chủ mà chúng còn có nhiều tác dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

2.1. Công dụng nổi bật của cây hoa lài

Hoa lài có nhiều công dụng nhưng đầu tiên phải kể đến công dụng ướp trà. Uống trà là thói quen của nhiều quốc gia. Vì vậy, để tăng mùi thơm của trà thì người ta dùng hoa lài để ướp trà. Cách làm rất đơn giản, chọn một bông hoa lài đang nở rồi cho vào ấm trà vừa pha là bạn đã có thể thưởng thức tách trà có hương thơm đậm đà khó quên.

Hoa lài còn dùng để làm cảnh vì:

      Cây có dáng đẹp, nhỏ nhắn, hoa có mùi thơm khiến mọi người cảm thấy dễ chịu. Hoa lài còn được dùng để sản xuất nước hoa.

      Hoa lài mang trong mình những ý nghĩa phong thủy có thể đem may mắn, tài lộc cho mỗi gia đình.

      Đặc biệt, trong Đông y người ta có thể dùng rễ, lá, hoa của lài làm thuốc.

Lá cây lài có thể hái quanh năm còn hoa thì thu hoạch vào lúc hoa mới nở để có hiệu quả cao nhất. Sau đó, mang về phơi khô để dùng dần.

Hoa và lá của lài có tính mát, vị ngọt và cay có thể dùng để giải độc, nhiệt và tốt cho xương khớp. Những người máu nóng, hay bị nhiệt hoặc hay bị mụn rất phù hợp với những bài thuốc từ cây lài.

Ngoài ra, rễ cây lài cũng có thể làm thành thuốc chữa bệnh, chuyên trị mất ngủ, điều trị vết thương do ngã và thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên vì trong rễ cây có độc nên phải có bước giải độc trước khi chế biến rễ thành dược liệu. Khi dùng rễ lài, lưu ý chỉ dùng bên ngoài.

Sử dụng hoa nhài trị bệnh

Sử dụng hoa nhài trị bệnh

2.2. Những bài thuốc trị bệnh từ cây hoa lài

1. Chữa mất ngủ

Chỉ cần từ 1 đến 1,5 gam rễ cây nhài để uống bạn sẽ tạm biệt ngay với cơn mất ngủ. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì trong rễ lài có độc nên bạn không nên lạm dụng vì quá liều có thể gây ra ngộ độc.

2. Chữa bệnh đau mắt

Thả 6 gam hoa lài vào nước đang sôi, dùng xông mắt khi còn nóng hoặc để ấm rồi rửa mặt. Kết hợp được với một số thuốc khác như kim ngân… hoặc có thể trộn với lòng trắng trứng để đắp ngoài mắt.

3. Chữa cảm lạnh, sốt

Sử dụng 6 gam lá trà xanh kết hợp với 3 gam hoa lài để đáng tan cơn sốt của bạn. Kết hợp với thảo quả (1 gam) để nâng cao hiệu quả.

4. Chữa rôm sảy, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy

Đây là bài thuốc dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Bạn lấy lá hoa lài vò nát cho vào nước tắm, sử dụng thêm lá khế sẽ có tác dụng tốt hơn.

5. Điều trị tiêu chảy, đau bụng

Nguyên liệu trị bệnh gồm có: hoa nhài tươi (6 gam), hậu phác, sơn tra. Sắc nước uống để chấm dứt đau bụng và tiêu chảy.

6. Hỗ trợ nhanh lành vết gãy xương, rạn xương đang đau nhức

Vỏ rễ lài kết hợp với lá của cây cà độc dược, mỗi loại lấy một nắm nhỏ rồi cho vào vào giã, lưu ý không giã nát. Tiếp theo cho lên bếp sao với giấm hoặc rượu rồi đắp vào chỗ đau.

7. Đem đến một làn da đẹp, luôn căng tràn sức sống

Là phụ nữ ai cũng luôn mong muốn sở hữu làn da luôn trắng sáng, mịn màng và tràn đầy sức sống. Sử dụng mặt nạ từ nước cánh hoa lài với lòng trắng trứng trong vòng 15 phút mỗi ngày để thấy rõ ràng sự thay đổi trên làn da của mình.

8. Chữa bệnh ho ra máu 

Hoa lài đã giã nát rồi uống cùng mật ong có thể để điều trị ho ra máu vô cùng hiệu quả.

9. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu tiện, đái giắt

Đái giắt xuất hiện là do cơ thể bị nóng trong vì vậy sử dụng hoa lài là loài hoa có tính thanh nhiệt sẽ rất tốt cho cơ thể. Sắc nước từ hoa lài và mật ong uống để có được tác dụng tức thì.

10. Chữa các bệnh đau đầu gối, đau lưng, chân không có lực 

Canh hầm từ chân giò lợn với hoa lài sẽ hỗ trợ điều trị các bệnh đau gối, đau lưng của bạn. Với tỉ lệ 3 : 1  ăn cả cái và nước để có hiệu quả tốt nhất.

11. Điều hòa kinh nguyệt không đều

Khí huyết lưu thông sẽ giúp vòng kinh đều đặn trở lại vì vậy hãy sử dụng rễ lài đã phơi 3 lần để đun nước uống thay nước lọc mỗi ngày để điều hòa kinh nguyệt.

12. Trị vết loét của trẻ con 

Nước đun sôi để nguội rồi rửa sạch vết loét. Sau đó giã nhỏ lá lài để đắp lên vết loét.

13. Đánh tan sự tích tụ cholesterol giúp giảm cân hiệu quả 

Hoa lài dùng để pha trà uống có thể giảm thiểu sự tích tụ cholesterol trong máu và ngăn ngừa quá trình ngưng đọng chất béo không lành mạnh ở trong cơ thể người. Từ đó hạn chế sự hình thành và làm giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh lý về tim và đột quỵ.

Công thức giảm cân hiệu quả từ hoa lài là: rửa rạch 20 bông hoa lài bằng nước muối rồi để ráo nước. Tiếp theo cho đậu thái miếng vào chảo rồi rán đều hai mặt. Thả hoa lài cùng xì dầu và dầu rồi đảo, thêm nước và đun trong vòng 3 – 5 phút trên ngọn lửa nhỏ.

14. Trị bệnh viêm tuyến vú

Lá lài sau khi được rửa sạch và giã nát thì đắp lên vú để điều trị bệnh viêm tuyến vú .

15. Tăng cường khả năng ngăn ngừa ung thư của cơ thể  

Trong hoa lài có hai hợp chất có thể ức chế tế bào ung thư chính là Methyl Jasmonate và Cis – jasmone. Vì vậy khi dùng kèm với các chất khác cho ra kết quả hoa lài có khả năng ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến.

16. Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Hoa lài có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vì có khả năng ngăn ngừa một số vi khuẩn và vi sinh vật gây hại cho cơ thể con người.

17. Hương thơm có tác dụng kích thích tình dục

Hương thơm quyến rũ của lài có tác dụng như một chất kích thích cực mạnh. Nên uống trà lài sau khi ăn thường xuyên để cải thiện và nâng cao sinh lý, tăng cường tình cảm vợ chồng.

3. Cách trồng và chăm sóc cây hoa lài hiệu quả

Tuy nói hoa lài dễ chăm sóc nhưng chúng cũng cần một số điều kiện để phát triển tốt nhất.

3.1. Trồng cây hoa lài từ cành giâm

Nhiệt độ là điều kiện đầu tiên cần đảm bảo, nhiệt độ 20 – 33 độ là điều kiện tốt để cây phát triển. Từ 8 – 10 độ cây phát triển kém.

Là giống cây ưu ánh sáng nên vị trí trồng cây cũng rất quan trọng. Đặt hoa ở vị trí thoáng mát, rộng rãi và không bị che bóng. 

Khi chọn cành để trồng, bạn lưu ý chọn những cành giâm to, khỏe, ụ đất ươm tơi xốp và không bị bệnh. Sau đó trồng cây vào bình hoặc vị trí đã chọn, sau khoảng 20 ngày cành giâm sẽ phát triển rễ và mọc thành cây.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa nhài

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa nhài

3.2. Cách chăm sóc cây hoa lài

Cách chăm sóc cây rất đơn giản :

Theo dõi độ ẩm của đất trong khi cây đang phát triển rễ.

Thường xuyên tưới nước cho cây.

Bón phân và bổ sung dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất.

 3.3. Một số lưu ý khác về cây hoa lài

Là cây hoa thuộc loại thân gỗ nhỏ nên hoa lài thường mắc một số loại sâu bệnh mà phổ biến là khô lá chết cành. Lưu ý điểm này để có thể có những biện pháp khắc phục trị bệnh cho cây.

Lài là cây chịu úng kém nên khi chăm sóc phải đặc biệt lưu ý để tránh bị hỏng cây.

 4. Lời kết

Cây hoa lài là loài cây mang rất nhiều ưu điểm, nó đẹp, thơm và vô cùng hữu ích. Vì vậy, sở hữu một cây hoa lài trong nhà hoặc văn phòng là điều vô cùng hữu ích đối với chúng ta. Tham khảo các mẹo trên để trồng ngay cho mình một cây hoa lài xinh đẹp nhé!

3/5 - (2 bình chọn)
3/5 - (2 bình chọn)