30+ tác dụng của hậu phác – sức khỏe, làm đẹp và tất cả

Hậu phác là một loại thảo dược tốt và quý hiếm. Hay nói đúng hơn là hậu phác chỉ 1 nhóm thực vật thì đúng hơn. Nhưng nó nhìn chung không nổi tiếng lắm bằng các nguyên liệu khác trong Đông y. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có nhiều công dụng đâu. 

Hậu phác

Hậu phác

Hiện tại thì người ta chỉ có thể xác định được hậu phác có nguồn gốc từ Trung Quốc thôi. Còn những loại thảo dược cũng tên như này đến từ các tỉnh ở nước ta. Cần phải nghiên cứu thêm để xác định công dụng.

Vậy tác dụng của hậu phác là gì? Nó chữa được bệnh gì?… Cùng nhiều câu hỏi khác sẽ được bật mí ngay trong bài viết này của chúng tôi. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé! 

Mục lục

1. Cây hậu phác là gì? Đặc điểm của cây hậu phác là gì?

Nó còn có tên là hậu bì, trùng bị, xích phác, xuyên hậu phác,… Thực chất nó là vỏ rễ hoặc vỏ thân  phơi khô của cây hậu phác mà ra. Các nhà khoa học gọi nó là Magnolia offinalis Rehd. et Wils. Hoặc nó cũng có tên với cây khác cùng loại là  Magnolia offinalis var. Biloba Rehd. et Wils. Người ta xếp cây hậu phác vào nhóm cây thuộc họ Mộc Lan.

1.1 Cây hậu phác có hình dáng như thế nào?

Đây là giống thân to với chiều cao có thể lên đến 15m. Cành non cây có lông ngắn mềm. Vỏ của thân cây có màu nâu tím. Các lá của cây mọc đối nhau với cuống dài tầm 2 đến 5cm. Các cuống to và thường nhẵn mịn. Lá cây có hình giống quả trứng. Độ dài có thể lên đến 40cm. Bề ngang cũng rơi vào tầm 10 đến 20cm. 

Lá cây có đầu nhọn. Càng về cuống lá thì càng nhỏ. Tùy cây mà mép là nguyên hay hơi giống hình con sóng. Lá cũng có nhiều lông ngắn với nhiều cặp gân phụ.

Hoa của cây có màu trắng và thơm dịu. Nó hay mọc ở đầu cành. Hoa có cuống to và thô. Mỗi bông hoa to tầm 12cm. Hoa tàn sẽ tạo ra quả kép mọc theo cụm dài tầm 12cm. Cụm hoa có đường kính cỡ quả trứng vịt. Mỗi quả sẽ có 1 đến 2 quả.

Hậu phác có thể cuộn thành ống hoặc bán ống. Cũng có thể nó ở dạng to bản. Mỗi ống dài khoảng 30 đến 70cm. Độ dày có thể lên tới gần 7mm. Bên ngoài vỏ cây có màu nâu đậm hay nâu pha xám. Bên trong thì đỏ nâu hoặc nâu tím. Và bên trong có nhiều đường vân nhỏ chạy thẳng. Khi cắt ngang hậu phác ra thì có màu vàng nhạt, cứng, dễ gãy. Bề mặt nhám với 1 lớp dầu.

Tác dụng của cây hậu phác

Tác dụng của cây hậu phác

1.2 Cây hậu phác có nhiều ở đâu?

Nơi nào ẩm thấp và đất tốt thì cây mọc rất nhiều. Nhất là khu vực sườn núi. Các tỉnh như An Huy, Vân Na, Hồ Bắc, Triết Giang hay Hồ Bắc ở Trung Quốc có rất nhiều.

Ở nước ta một số tỉnh giáp ranh Trung Quốc như Lai Châu, Tuyên Quang hoặc Sơn La tìm thấy cây này.

1.3 Sơ chế và bảo quản hậu phác đúng cách

Người ta hay thu hái hậu phác vào thời điểm hạ chí hoặc lập thu. Cây nào từ 20 năm tuổi mới được thu hái. Người ta chỉ lấy vỏ cây thôi. Sau đó sẽ đem về sơ chế theo cách sau:

  • Để vỏ vào hộp hoặc ngăn gỗ đun đến cạn nước thì phun sương nước lạnh vào. Lặp lại 3 lần rồi cuộn vỏ lại.
  • Cho vỏ cây vào hố đất rồi đậy rơm. Ủ chừng 3 đến 4 ngày cho thoát hơi nước. Sau đó mới lấy ra cuộn ống lại.

Sau khi sơ chế xong thì cho vào túi hoặc lọ kín để bảo quản. Nơi để cần tránh ánh nắng mặt trời và thoáng đãng. Để tránh mối mọt và bay tinh dầu.

1.4 Những chất hóa học có trong hậu phác

Theo nghiên cứu phenol chỉ chiếm 5% khối lượng hậu phác mà thôi. Phenol gồm có magnolia C18H18O2, tetrahydromagnola và isomagnolola. Theo đó thì magnolia ngừa loét dạ dày cũng như ức chế histamin lại. Histamin là nguyên nhân gây ra dịch vị dạ dày ít và tá tràng co thắt. 

Hơn nữa trong hậu phác cũng có khoảng 1% là tinh dầu. Tinh dầu chủ yếu là machilola C15H26O.

Đông y cho rằng hậu phác đắng, cay và tính bình và không độc. Nó có thể giảm đầy hơi, nôn mửa, táo bón, khó tiêu.

Hậu phác có tác dụng gì

Hậu phác có tác dụng gì

1.5 Khái quát tác dụng của hậu phác theo Đông y và Tây y

Cả Đông y và Tây y đều nghiên cứu hậu phác tỉ mỉ. Đối với mỗi lần nghiên cứu người ta đều tìm ra được nhiều công dụng khác nhau của hậu phác. Dưới đây chính là những công dụng của hậu phác theo nghiên cứu của các nền y học. 

Đông y nghiên cứu hậu phác

  • Long đờm, hạ nhiệt, tốt cho khí huyết
  • Trừ táo thấp, đờm ẩn, tiêu thống, tiêu chảy, tụ nước,
  • Tỏa nhiệt, tán mãn.

Tây y nghiên cứu hậu phác

  • Magnolol trong hậu phác giảm viêm loét dạ dày tốt. Ngoài ra nó còn làm  histaminne bị ức chế. Tránh làm tá tràng co thắt, hay dịch dạ dày tiết ra ít. Ngoài ra nước nấu từ hậu phác có thể kích thích ruột và giúp cơ trơn khí quản hưng phấn.
  • Người ta cũng đã dùng nước nấu từ hậu phác để nghiên cứu. Và thấy nó kháng khuẩn tốt. Một số trực khuẩn hay liên cầu khuẩn cũng bị ức chế rõ ràng.
  • Ngoài ra nó cũng giảm huyết áp từ từ, không còn cảm giác đầy hơi khi cắt tử cung….

Xem thêm:

2. Cây hậu phác dùng làm gì? Tác dụng của cây hậu phác

Ngay từ thời xa xưa các cụ đã sử dụng cây hậu phác để điều trị nhiều bệnh. Ví dụ như đau bụng, tiêu hóa rối loạn hoặc tiểu tiện khó…. Nhưng đương nhiên cây hậu phác còn có nhiều công dụng khác nữa chứ! Chính vì thế mà hậu phác mới xuất hiện nhiều trong các bài thuốc Đông y  đúng không? 

Và để các bạn hiểu thêm về tác dụng của hậu phác trong Đông y. Thì dưới đây là những bài thuốc dân gian dùng hậu phác làm nguyên liệu. Các bài thuốc này đến nay vẫn được nhiều người áp dụng. 

1. Cắt tử cung bị đầy hơi

Sau khi cho khoảng 36 bệnh nhân dùng bột hậu phác trước giải phẫu. Thì có thể thấy được đại trường không thay đổi kích thước, rạch phúc mạc cũng thế. Một số khác thì đầy 1 chút nhưng dùng tay trị được. Kết quả rõ ràng tốt hơn hẳn 163 ca không dùng bột hậu phác.

2. Có khả năng kháng khuẩn tốt

Khi thực nghiệm invitro bằng nước nấu từ hậu phác thì nó có thể làm trực khuẩn lỵ, nấm hay các vi khuẩn của nhiều bệnh bị ức chế.

3. Mạch đi sác dẫn đến đầy bụng

Lấy chỉ thực 5 quả nấu với nửa cân hậu phác và 1 lít nước hơn chút. Đun cạn còn 400ml thì tiếp tục thêm đại hoàng 120g vào. Đun cạn còn 250ml thì tắt bếp. Lần đầu uống đúng 75ml nước. Nếu bụng sôi được là đã có công dụng rồi.

Các lần sau uống mà bụng không sôi nữa thì dừng.

Tìm hiểu về tác dụng của hậu phác

Tìm hiểu về tác dụng của hậu phác

4. Đau bụng đi ngoài

Lấy hậu phác tùy thuộc vào tình trạng bệnh rồi đi sao với nước gừng. Sau đó nghiền bột. Khi nào dùng thì lấy đúng 8g để uống với nước giếng mới múc.

5. Đi ngoài do nhiệt

Đại hoàng và hậu phác mỗi vị đúng 12g. Thêm chỉ xác 8g rồi nấu lấy nước để uống trong ngày.

6. Vừa đau bụng vừa chướng bụng

– Cam thảo, đại hoàng mỗi vị đúng 120g. Thêm nửa cân hậu phác, sinh khương 150 sinh khương, chỉ thực 5 quả, quế 60g, táo 10 quả. Cho các nguyên liệu vào nồi nấu với 1000ml nước. Đến khi còn 400ml thì lấy nước đó chia ra 3 bữa để uống nống. Nếu có nôn thì thêm bán hạ chế vào đun cùng.

– Lấy hỗn hợp đào nhân và hồng hoa để nấu cùng 120g hậu phác. Đun với 300ml nước đến còn 100ml. Lấy nước chia ra 2 bữa để uống trong ngày khi đói.

7. Tắc kinh

Hậu phác sao và thái mỏng ra. Sau đso ấy 120g đem nấu với 300ml nước. Đun cạn còn ⅓ thì chắt lấy nước chia ra 2 bữa để uống lúc đói. Dùng 3 tháng sẽ cải thiện tình trạng bệnh.

8. Người bị tiêu chảy, nôn mửa

Lấy gừng tươi và hậu phác để nấu cùng với nửa lít nước. Nấu đến cạn thì lấy hậu phác sấy khô đi. Sau đó cho vào nồi cam thảo 80g và can khương 160g và nửa lít nước. Đun cạn thì bỏ cam thảo và sấy khô 2 thảo dược còn lại. Sau đó thì tán bột.

Tiếp tục thêm táo nhục và sinh khương vào nồi trên sắc cạn nước. Lấy táo nghiền bột rồi trộn đều với hỗn hợp bột trên. Sau đó vo viên lại bằng hạt ngô. Lúc nào dùng lấy 50 viên uống cùng nước cơm.

Cách dùng hậu phác như thế nào?

Cách dùng hậu phác như thế nào?

9. Đầy bụng, đi ngoài

Lấy can khương và hậu phác  mỗi vị số gam bằng nhau. Sau đó đem sao khô rồi nghiền bột. Thêm mật ong để vo viên cỡ hạt ngô. Khi uống lấy 50 viên dùng cùng nước cơm.

Hoặc bạn có thể lấy hậu phác sao khô với nước gừng rồi nghiền bột. Sau đó lấy đúng 8g uống cùng với nước.

10. Đi ngoài kèm theo có đờm và động kinh ở trẻ em

Hậu phác 40g đem nấu 7 lần cùng với bán hạ. Sau đó lại ngâm hỗn hợp này với nước gừng 3,5 ngày nữa. Sau đó thì đem phơi khô. Khi nào dùng thì lấy đúng 4g để ngâm với 300ml nước vo gạo 12 tiếng. Sau đó có thể sao khô hoặc phơi khô. Chỉ lấy hậu phác nghiền bột. Mỗi lần uống tầm 2 đến 4g với nước nấu từ lá bạc hà.

11. Táo bón mãn tính

Hậu phác sao khô rồi nghiền bột. Sau đó trộn với ruột lợn để nấu nhừ. Sau đó vo viên bằng hạt ngô. Khi nào dùng thì lấy 30 viên uống với nước gừng.

12. Nước tiểu không trong

Đem hậu phác 40g nấu với nước cốt gừng. Sau đó thêm bạch phục linh 4g để nấu với 1 bát nước để uống nóng là được.

13. Thương thực dẫn đến đầy bụng

Các nguyên liệu sau đều lấy 1 nhúm bằng nhau. Thảo quả, sơn tra, mạch nha, sa  nhân, trần bì, chỉ xác, hậu phác. Đem các nguyên liệu sao vàng rồi đem nghiền bột. Sau đó lấy uống với nước.

14. Người bị hàn dẫn đến tiêu chảy

Dùng các nguyên liệu sau mỗi vị số gam như nhau. Gồm có thương truật, hoàng liên, cam thảo, quất bì, hậu phác, cát căn và bạch truật. Đem các nguyên liệu đi sắc lấy nước để uống.

15. Bạch đới nhẹ

Mỗi nguyên liệu số gam bằng nhau. Hoàng liên, hoạt thạch, hậu phác, bình lang, cam thảo, bạch thước, quất bì và mộc hương. Đem các nguyên liệu đi nấu nước uống trong ngày.

16. Tụ khí ở ngực

Mỗi nguyên liệu lấy 1 lượng bằng nhau. Gồm có cam thảo, hậu phác và thương truật, quất bì. Đem sao khô rồi nghiền bột. Sau đó thì lấy 1 thìa cà phê uống với nước.

17. Lạnh gây đau bụng, đầy bụng chán ăn

Xích phục linh, sinh khương, hậu phác, đại táo mỗi vị đúng 12g. Cùng với đó là mộc hương, cam thảo và can khương mỗi vị đúng 4g. Cuối cùng là trần bì 8g và đậu khấu thảo 6g. Đem các nguyên liệu đi nấu nước để uống là được.

18. Viêm phế quản lâu ngày

  • Ban há, hạnh nhân mỗi vị 12g. Thêm tế tân, gừng khô mỗi vị đúng 2g. Ma hoàng và ngũ vị tử mỗi thảo dược 4g. Thêm hậu phác 8g, tiểu mạch gấp đôi lượng lên.
  • Các nguyên liệu cho vào ấm để nấu với 1l nước đến khi còn 500ml nước. Sau đó chia ra uống nhiều lần trong ngày. Nếu thuốc nguội thì hâm nóng lại.

19. Nhiều mồ hôi, sợ gió

  • Hạnh nhân, đại táo, gừng tươi, bạch thược , quế chi, hậu phác mỗi nguyên liệu 12g. Thêm cam thảo giảm còn ⅓
  • Đem các nguyên liệu đi nấu nước uống nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày lấy các nguyên liệu với lượng trên để nấu nước uống.

20. Đi ngoài phân sống, kiết lỵ mãn tính

Hoàng liên sắc 120g. Hậu phác giảm lượng còn ⅙. Sau đó cho vào nồi nấu với 300ml nước đến còn ⅓ thì lấy nước uống lúc đói.

21. Nôn khan, kém ăn uống

Hậu phác 40g đem sao với sinh khương. Sau đó đem nghiền bột. Mỗi lần dùng đúng 8g để hòa với nước cơm để uống.

22. Ăn uống khó tiêu

  • Củ sả, cỏ gấu sao, hậu phác, trần bì và thủy xương bồ mỗi vị đúng 1 lạng. Thêm quế khâu và gừng khô mỗi vị 50g.
  • Đem các nguyên liệu nghiền thành bột mịn. Sau đó thì lấy 1 thìa để uống vào sau ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi ngày uống 2 đến 3 thìa

23. Đau bụng bình thường

  • Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn lấy lượng hậu phác vừa đủ.
  • Ngâm hậu phác với nước gừng rồi đem nướng hoặc sao vàng. Sau đó đem nghiền thành bột mịn. Khi nào dùng thì lấy 1 thìa cà phê nhỏ hòa với nước ấm để uống. Mỗi ngày uống 2 đến 3 thìa.

24. Viêm ruột dẫn đến đau bụng

  • Nguyên liệu: Đại hoàng và chỉ thực mỗi vị đúng 3g. Thêm hậu phác gấp đôi lượng.
  • Cho các nguyên liệu vào ấm để nấu với 3 bát nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1,5 chén thì lấy chai ra 3 lần để uống hết trong ngày.

25. Đầy bụng dẫn đến đi ngoài khó khăn

  • Nguyên liệu: Phục linh, mầm mạch, chích cam thảo, bạch truật mỗi vị đúng 6g. Thêm nhân sâm và bán hạ khúc mỗi vị đúng 9g. Thêm hoàng liên và chỉ thực mỗi thảo dược 15g. Cuối cùng là hậu phác 12g và gừng khô 3g nữa.
  • Cho các nguyên liệu đi nghiền bột mịn và thêm nước để vo viên. Mỗi lần dùng khoảng 8 đến 12g để uống. Mỗi ngày tối đa 36g

26. Táo bón do chướng bụng đầy hơi

  • Nguyên liệu: Đại hoàng và hậu phác mỗi vị đúng 12g. Thêm chỉ thực 8g.
  • Đem các nguyên liệu đi nấu với 3 bát nước bằng lửa nhỏ. KHi nước cạn còn 1,5 bát thì lấy ra uống. Ngày uống 3 lần là được.

27. Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng

  • Nguyên liệu: Hậu phác, huyền hồ, tam lăng mỗi vị 10g. Thêm khổ sâm, bại tương thảo, rau sam, thổ phục linh, bạch thược và kê nội kim mỗi vị đúng 20g. Cùng với đó là hoàng liên 8g, cam thảo 6g, xạ hương 4g, hồng đằng 12g.
  • Đem các nguyên liệu trên đem nấu với 1l nước. Đun sôi với lửa nhỏ chừng 20p rồi tắt bếp và chắt nước uống khi còn nóng. Môi ngày đều dùng 1 lượng các nguyên liệu như này để uống.

28. Đầy hơi chướng bụng thông thường

  • Lấy hậu phác nửa cân nấu với chỉ thực 5 quả và nửa lít nước. Đun cạn đến còn 300ml nước thì thêm đại hoàng 120g vào và nấu cạn còn 200ml nước. Sau đó dùng thuốc khi còn nóng. Khi gặp vấn đề thì cần ngưng bài thuốc này ngay.
  • Hoặc bạn có thể dùng nửa cân hậu phác, quế 60g, chỉ thực 5 quả, táo 10 quả. Cùng với đó là 120g cam thảo, 150g sinh khương và 120g đại hoàng. Đem nấu nước các nguyên liệu trên rồi cô đặc lại. Sau đó đem nước chia thành 3 bữa để uống.
  • Lấy số gam các nguyên liệu sau bằng nhau. Gồm có phục linh, bạch thược, hậu phác, bạch truật, nhân sâm. Đem nấu nước uống nhiều lần trong ngày.

29. Lạnh dẫn đến nôn mửa

Chuẩn bị các nguyên liệu sau số gam như nhau. Gồm có bán hạ, sinh khương, quất bì, hậu phác, hoắc hương, sinh khương,sa nhân. Đem các nguyên liệu đi nấu nước uống vài lần trong ngày.

30. Lạnh theo khối cứng lâu ngày

Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn chuẩn bị các nguyên liệu như nhân sâm, thanh bì, binh lang, tam lăng, hậu phác và bồng nga truật số gam như nhau. Đem các nguyên liệu đi nấu nước uống để uống hết trong ngày.

3. Những lưu ý khi dùng hậu phác chữa bệnh

Có thể thấy được hậu phác có nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Nhìn vào bản công dụng của nó cũng thấy được. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn có thể dùng nó tùy tiện và vô tội vạ. Bởi vì dù chúng có tốt đến mấy đi chăng nữa. Thì dùng sai hoặc dùng quá nhiều cũng sẽ đẩy cơ thể bạn vào tình huống nguy hiểm. Dưới đây là những điều cần chú ý khi dùng hậu phác chữa bệnh. 

3.1 Những người không dùng được hậu phác

Mặc dù hậu phác dùng được cho khá nhiều người. Nhưng đối với 1 số người khác thì nó lại chẳng khác gì thuốc độc cả. Nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì bạn tốt nhất không nên dùng nhé! Hoặc nếu có dùng thì cần xin ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cơ thể. 

Những trường hợp dưới đây thì không nên dùng hậu phác.

  • Mẹ bầu
  • Người bị tiêu chảy, tiêu thạch
  • Người tỳ vị kém, hay lạnh
  • Không dùng đậu cùng hậu phác.
  • Chân nguyên khí không đều

Các thông tin cũng như các bài thuốc trong bài viết này bạn có thể tham khảo. Để tránh những đáng tiếc xảy ra thì bạn có thể tham khảo bác sĩ điều trị. Trước khi quyết định sử dụng các bài thuốc này. 

3.2 Liều dùng khoa học

Người ta có thể dùng hậu phác cùng với các thảo dược khác hoặc là dùng độc vị. Cách dùng thường thấy nhất là nấu nước uống hoặc nghiền bột. Theo đó các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 20g thôi.

Nhưng bạn cũng có thể điều chỉnh liều lượng theo tình trạng bệnh. Với sự hướng dẫn của bác sĩ.

3.3 Một số vỏ cây cũng rất hay được gọi là hậu phác

Như mình đã nói ngay từ đầu hậu phác là chỉ nhiều loại thuốc khác nhau. Và hiện tại cũng chỉ có hậu phác từ Trung Quốc là có thể xác định rõ công dụng, cũng như thành phần. Còn lại hầu như nam hậu phác còn có nhiều điều cần tìm hiểu thêm. Dưới đây chính là những vỏ cây có thể bị gọi là hậu phác. Bạn cần phân biệt cụ thể nhé! 

Vỏ cây quế rừng

Cây quế rừng có tên tiếng Anh là Cinnamonum iners Reinw. và nằm trong họ long não. Chiều cao của cây tầm từ 8 đến 10m. Cây có cành hình trụ và màu nâu đen. Cây có lá to bản và mùi thơm hấp dẫn. Lá hơi tròn với mặt dưới như bị mốc. Mỗi lá sẽ có 3 gân chạy từ gốc đến gần chóp lá tù.

Cây vối rừng cho hoa trắng thành hình giống cái chùy ở nách lá hoặc đầu cành. Cây cho quả nhiều nước hình oval.

Vỏ cây bá bệnh

Ngoài cái tên bá bệnh thì nó còn được gọi là cây mật nhân hoặc cây hậu phác nam. Tên tiếng Anh của nó là  Eurycoma longifolia Jack subsp. Longifolia (Crassula pinnata Lour.). Và người ta xếp cây bá bệnh vào cây thực vật nằm trong họ Simargoubaceae. 

Cây mật nhân có chiều cao tầm 2 đến 8m. Cây có lông ở nhiều bộ phân như thân hay cành. Cây cho lá kép. Mỗi cuống có tầm khoảng 10 đến 36 đôi. Lá của cây nhẵn bóng với mặt trên thì màu đậm hơn.

Cây cho mọc theo chùm ở ngọn cành. Các cụm hoa có cuống màu nâu gỉ sét và có lông.

Trong khi cây cho hoa màu nâu đỏ và quả thì hình giống quả trứng, hơi bẹt 1 chút. Ở giữa của quả có 1 rãnh hơi sâu 1 chút. Khi quả chín thì nó sẽ chuyển sang màu vàng đỏ đẹp mắt. Mỗi quả có 1 hạt. Hạt có nhiều lông. Quả của cây sẽ đậu vào tầm tháng 3 đến tháng 11. Cây mật nhân là cây mọc hoang ở rừng thưa.

Theo nhiều người thì sẽ lấy rễ cây bách bệnh để nấu nước uống chữa sốt rét nhẹ, giải độc thức ăn, trừ giun hay say rượu. Còn dùng vỏ cây để nấu nước thì sẽ điều trị tình trạng ăn không tiêu. Phụ nữ đau bụng kinh thường dùng cả vỏ và rễ để nấu nước uống. Kể cả người chân tay nhức mỏi cũng có thể dùng nước hỗn hợp này được. 

Quả của cây bách bệnh dùng để điều trị các bệnh ở ngoài da, người bị kiết lỵ. Tuy nhiên nó lại không dùng cho mẹ bầu.

Vỏ cây vối rừng

Cây vối rừng với danh pháp là Eugenia jambolana Lamk. Và nó là thực vật nằm trong họ sum. Cây vối rừng cao, lá thuôn 2 đầu và hẹp ở gốc. Mặt trên của lá bóng và xanh đậm hơn mặt dưới. Khi phơi khô thì là chuyển sang màu nâu đậm. Cây cho hoa theo cụm nằm ở kẽ lá.

Vỏ cây de

Vỏ cây de cũng được gọi là nam hậu phác. Tên Tiếng Anh của nó là Cinnamonum obtusifolium : Nees var hoặc còn được gọi là Loureini Perrot et Eberth hoặc Cinnamonulm loureirii Nees. Cây de có thể đạt chiều cao từ 12 đến 20m. Cành của cây vuông và nhìn chung là nhẵn nhụi. Lá của cây de hình oval cả 2 đầu đều thuôn. Phần ngọn của cây nhọn. Chạy dọc từ đầu lá đến ngọn lá có 3 gân dài. Mặt dưới của lá cây có 1 lớp vảy mỏng.

Lá cây có cuống. Trên cuống lại có rãnh. Hoa của cây de mọc theo chùm ở nách lá. Cũng có thể ở ngọn hoặc gốc của nhánh.

Cây de có quả có giống quả trứng nhưng nhỏ hơn. Lúc còn non thì nó màu xanh khi chín sẽ ngả sang màu nâu tím bóng nhẵn.

Hậu phác quảng Tứ Xuyên

Ở bên Trung Quốc có 1 loại hậu phác tên gọi xuyên hậu phác. Loại này có ống tròn. Vỏ ngoài của ống có màu vàng xám, và hơi sần sù. Còn mặt trong thì lại có màu nâu tím. Loại này có nhiều dầu, nếu ăn thì ít bã. Theo đánh giá thì loại này có giá trị và nhiều dưỡng chất nhất. 

Còn có 1 loại khác là ôn hậu phác ở Phúc Kiến, Triết Giang thì khác. Hai bên vỏ sẽ cuốn thành 2 ống. Người ta còn gọi nó là kiến song hậu phác. Bên ngoài của vỏ thì có màu trắng trong khi bên trong lại có màu vàng nhạt. KHi cắt ngang ống vỏ ra thì thấy có màu vàng. Loại này nhìn chung là vị không đậm lắm. Nó không được đánh giá cao ở giá trị.

Vỏ chành chành

Cây chành chành có vỏ hình lòng máng. Bên ngoài màu nâu pha xám, bên trong màu nâu nhạt. Vỏ cây cứng và rất khó bẻ. Khi cắt ngang vỏ cây ra thì có màu nâu sáng. Mùi khá giống mùi quế nhưng hơi nhớt.

3.4 Tìm hiểu để mua hậu phác chất lượng

Hiện tại hậu phác được rất nhiều người tin dùng. Bởi vì các công dụng khác nhau tốt cho người dùng. Chính vì thế mà thị trường thật giả lẫn lộn. Không biết đâu mà lần. Chính vì thế để đảm bảo việc điều trị được an toàn và hiệu quả. Thì điều đầu tiên cần làm là tìm được nơi bán hậu phác uy tín. 

Hiện tại thì hậu phác có nhiều trong các bài thuốc đông y. Chính vì thế ở các phòng thuốc đông y hay các nơi bán thảo dược Đông y. Bạn đều có thể dễ dàng mua được vị thuốc này. Miễn sao mà bạn chọn được nơi uy tín, chất lượng sản phẩm tốt, nguồn gốc rõ ràng là được. Như vậy sẽ giảm thiểu tối đa khả năng mua phải hàng kém chất lượng.

4. Một vài công dụng khác của hậu phác theo nhiều tài liệu khác nhau

Mỗi tài liệu khác nhau lại có ghi chép thêm nhiều công dung khác nhau của hậu phác. Nhưng nhìn chung đây đều là các công dụng tốt cho người dùng. Theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau thì đây là những công dụng khác của hậu phác. 

4.1 Bản thảo kinh sơ

Hậu phác có thể điều trị được các chứng nôn ra đờm, ruột sôi, bụng lạnh, khí tích tụ lâu trong người, cảm phong hàn, uống sâm hoặc kỳ gây trướng. Hoặc là tỳ vị thực kèm theo phong hàn, hay nôn mửa, đau bụng. 

4.2 Bản thảo hối ngôn

Chỉ thực và đại hoàng tả thực lâu ngày nên dùng cùng hậu phác sẽ cho bài đại sài hồ thang. Dùng cùng trần bì và thương truật thì có bài bình vị tán. Trong bài bình vị tán thì có cả nhân sâm và bạch truật để trị hư lâu ngày nữa. Kết hợp cùng đởm tinh và bán hạ thì táo thấp tốt. Kết hợp với cam thảo và bạch truật thì kiện vị, trung khí.

Nếu dùng với chỉ xác và la bạc tử thì giáng khí, thông ruột. Dùng cùng tía tô và tiền hồ thì trừ phong hàn. Hậu phác, sơn tra và chỉ thực thì tiêu thực, sơ khí tốt. Nhục quế và ngô thù kết hợp với hậu phác thì trừ hành thấp, táo âm. Người nào chứng thực thì nên dùng. Người nào chứng hư thì cần hạn chế.

4.3 Dược tính bản thảo

Những người khó tiêu, cước khí, ho do hàn, đau do khí lạnh, người hư yếu, huyết ứ thì có thể dùng hậu phác. Ngoài ra thì bụng sôi cũng có thể dùng hậu phác được.

4.4 Nhật hoa chư gia bản thảo

Hậu phác tốt cho tỳ vị. Cụ thể là kiện tì nên nó trị được chứng nóng lạnh rối loạn, tả bàng quang, cứ ăn vào là nôn ra. Trị được bệnh hậu sản cho phụ nữ, bụng khó chịu, giun sán, bệnh về khớp tốt.

4.5 Bản thảo đồ giải

Hậu phác nhờ tính vị của nó là là thuốc của tỳ vị. Công năng chủ yếu của nó là tiêu đờm, tiêu thực, giảm đau, kiện tỳ, tốt cho người bị tiểu tiện. Hơn nữa lại tả thực ở vị. Do đó mà dùng bài Bình vị tán rất tốt. Hậu phác sẽ làm tan khí kết. Hành khí mà mạnh quá thì chứng hư nên không thể dùng nhiều.

4.6 Bản thảo kinh sơ

Theo ông Chân Quyền thì hậu phác cay, nóng, đắng, ấm. Mà cay nóng quá thì ắt có độc. CŨng may nhờ dương khí nên trung hòa lại. Khí vị đều nồng nặc. Tức là phần hạ âm trong dương. Nó sẽ chủ trị được bệnh đau đầu do thương hàn trúng gió. Người đau đầu, nóng lạnh thất thường, cơ thể tê dại. Các triệu chwusng này là do độc phong làm tổn thương phần dương.

Vì hậu hác cay nên tiêu u cục được, đắng nên trừ được táo, ấm nên trừ phong được. Do vậy nó chữa các  bệnh trên.

4.7 Biệt lục

Sách này có ghi hậu hác tính on, hạ khí, long đờm, chữa kiết lỵ, nôn mửa nhiều, đau bụng, ăn thức ăn sống mà lạnh bụng. Hoặc trị cả trường bị khí nghịch, hồi hộp, bứt rứt.

Vì hậu phác tiết xuống dưới, khai thông khí, ấm thận nên cá chứng không cần hết sẽ hết. Ví dụ tiểu chấp chướng do thấp nhiệt, giun do trường vị thấp nhiệt. Nhờ có vị đắng mà hậu phác có thể điều trị được. Các sách hầu như đều nói hậu phác tiêu trừ được kinh sợ, hồi hộp, tán nhiệt.

Nhưng bạn biết đấy tâm hư mới hồi hộp lại chẳng liên quan gì đến tỳ vị. Trong khi hậu phác khí ấm thì sao mà trừ nhiệt được. Còn thực chất tốt trường vị, tốt khi là do tà khí tiêu tán. Ích khí được bổ sung nên mà ra. CHứ nó không phải vừa tiêu tán vừa bổ khí đâu.

4.8 Bản thảo cầu chân

Theo bài thừa khí thang thì hậu phác cay đắng hợp cùng chỉ thực và đại hoàng tiêu được đầy chướng. Còn dùng với quất bì và thương truật thì tiêu được thấp đầy. Nếu dùng cùng các thuốc giải lợi thì giảm đau đầu do thương hàn.

Hậu phác và thuốc xổ thì tốt cho trường vị. Như vậy có nghĩa là tán thì tiêu thấp, chướng mãn, đắng thì xổ được nên đầy tức. Nhiều người hay nhầm tính ôn, ích khí huyết, nên dù hư chứng hay thực chứng đều dùng cả. Phải chăng vì hiểu sai mà dùng sai chăng?

Các công dụng như sát trùng hay tiêu huyết cũng là khí hành nên máu tự lưu thống. Hầu như các sách có ghi công dụng của thảo dược đều không nói riêng chủ trị của từng vị.

4.9 Bản thảo kinh giải

Khí ấm nên vào xuân thì Ấm can, đắng mà không độc nên thăng khí nhiều hơn là giáng dương. Theo nhiều tài liệu ghi lại thương hàn có 5 loại. Trong đó trúng phong và thương hàn là chứng trúng phong.

Khí thông với Can. Can và Đốc lại hội ở đỉnh đầu. Trúng gió thì ở trên nên đau đầu. Chính vì thế dùng hậu phác có tính ấm là điều chỉnh là vậy. Vừa nóng vừa lạnh sẽ gây ra chúng hồi hồi. Nghĩa là tâm hư thì gây ra lo sợ. Can hư thì kinh sợ. Nhờ có tính ấm của hậu phác mà đến can, vị đắng mà đến tâm. Can chứa huyết, tâm sản sinh là huyết. Huyết tụ thì bị tê. Tính ấm, vị đắng có thể tiêu trừ được. 

Nhờ vị đắng ấm mà nó chủ trị được. Mà giun thì cũng do thấp hóa mà ra cả. Do đó dùng hậu phác tiêu trừ táo và sát trùng tốt.

4.10 Bản thảo kinh độc

Hậu phác ấm nên vào thẳng can. Đắng mà không độc lại cộng thêm nhiệt nên vào tâm tốt. Tuy vậy khí lại thẳng xuống dưới, hạ khí thì ấm thì chủ trị tan, đắng chủ trị tiết. Do đó nó chủ trị là thực chúng. Những bệnh như táo bón, thương hàn, tiêu chảy, tiểu tiện không thông, đầy hơi chướng bụng, hen suyễn thì đều dùng hậu phác để điều trị.

Nhờ vị ấm mà tán được hàn. Đắng thì tiêu được nhiệt. Nhờ thế mà giảm cảm giác hồi hộp, lo sợ. Tán được hay tiết được thì đều có thể giúp máu lưu thông, cơ thể tê dại, giun kim. Nhờ thế mà đầy tức khí cũng được tiêu tán hết. Mặc dù kinh văn không ghi lại nhưng ngoài kinh văn cũng nói ông Trọng Cảnh cũng dùng tính đắng ấm của nó.

4.11 Bản thảo thuật cầu nguyên

Hậu phác đắng và ngọt nên tán khí tụ tốt. Nhất là vị đắng lại từ tính ấm mà ra nên có thể tan khí được. Bệnh sinh ra bởi quá hàn thì rất đúng. Mà bệnh chỉ sinh ra ở mức hàn bình thường thì tính đắng sẽ hạ nhiệt, trừ táo tốt. Tất cả là nhờ vào tính đắng ấm của hậu phác mà ra. Vì thế mà cổ nhân dùng nó để tiêu trừ đầy trướng tức khí làm đầu. Tránh nhầm với việc đầy tức và không có độc.

Nếu nhiều hàn, tức là do thấp nhiệt mà có bệnh thì theo tính trị của hậu phác mà dùng. Nếu ăn uống nhiều dầu mỡ, tụ nhiệt ở bên ngoài thì cũng tính là chứng thực.

Thuốc đắng lạnh có thể dùng hậu phác tiêu trừ. Còn người bị khí hư mà nhiệt kém thì cần xem thời gian nhanh chóng, tình trạng nặng nhẹ thì cần xem xét. Thế mới dùng thuốc chữa bệnh hiệu quả được.

Nếu thuốc trừ khí lạnh nhiều mà bổ tỳ ít thì lại không thể công tán thẳng được. Hay ngược lại bổ tỳ nhiều mà trừ nhiệt ít thì cũng không được. Mà để cân bằng tất cả thì hậu phác là phù hợp hơn cả.

4.12 Trung dược học giảng nghĩa

Theo đó công dụng của hậu phác là tiêu trừ táo bón hoặc là trừ sưng trướng. Trâu Thụ cho rằng hậu phác đắng nên xuống dưới tốt. Nhưng bù lại nó lại có tính ôn nên công năng này cũng khó thực hiện được. Còn nếu nó có tính hàn thì công năng xuống dưới lại rất tốt. Giống như chỉ thực

Nhìn chung khi nghiên cứu về chức năng của hậu phác và chỉ thực thì đúng là thế. Hậu phác là tiêu trừ thũng trướng trong khi chỉ thực tiêu kết đạo trệ làm chủ đạo. Do vậy mà Trọng Cảnh mới dùng hậu phác trừ chướng lâu ngày.

Điển hình như bài “hậu phác tam vật thang”. Người ta lấy hậu phác làm trung tâm, các vị đại hoàng, chỉ thực làm phụ để trừ táo bón, chữa trướng mãn. Hoặc bài “bình vị tán” cũng lấy hậu phác, thương truật và trần bì, cam thảo để kiện tỳ không thể vận hóa, khí nhẹ. 

Phân tích từ 2 bài này để thấy ở bài 1 thì lấy hậu phác trừ chướng mãn. Bàn 2 lấy hậu phác chữa táo. Dù hơi khác nhau nhưng chung quy lại đều có công dụng ôn tán.

5. Kết luận

Như vậy có thể thấy được hậu phác có rất nhiều công dụng. Từ những công dụng nghiên cứu ở Đông y và Tây y cũng như nhiều tài liệu khác. Thì có thể thấy được hậu phác tốt như thế nào. Nhưng nếu có ý định dùng thì bạn cũng cần xin ý kiến bác sĩ. Để đảm bảo an toàn nhé! 

Nếu bạn đã áp dụng thành công các bài thuốc này thì đừng quên chia sẻ bài viết này. Để nhiều người biết đến tác dụng của cây hậu phác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)