Hành Lá có tác dụng gì? Cách dùng trị bệnh và lưu ý

Hành lá là một gia vị đặc trưng luôn luôn có mặt trong các bữa ăn của gia đình trên thế giới nói chung, và gia đình việt nam nói riêng. Tuy nhiên, rất ít ai biết rằng ngoài để nấu ăn, hành lá còn dùng để làm nhiều vị thuốc chữa trị bệnh vô cùng hiệu quả.

Hãy theo dõi đến hết bài viết để khám ra tất tần tật những cách chữa trị hay ho từ hành lá nhé 

Mục lục

1. Khám phá đặc điểm của Hành Lá

Nguồn Gốc Hành Lá

Hành lá là một loại thực vật dễ sống và dễ sinh sôi phát triển, nó được trồng ở bất kì đâu trên thế giới. Thậm chí bạn có thể trồng một cây hành trên chiếc bàn làm việc của mình. Cả cây hành lá đều có thể chế biến làm món ăn lẫn gia vị và thuốc. Bạn có thể ăn, ăn sống hoặc kết hợp với tất cả các món ăn… và hầu như là rất hợp lí. 

Hành lá

Hành lá

Đặc điểm của Hành Lá

Hành lá có tên khoa học Allium fistulosum, thuộc họ Hành Alliaceae, có tên gọi khác như hành hoa, Là thân cây thảo, sống lâu năm, có mùi cay cay và nồng nồng đặc biệt , mỗi cây hành có 5-6 lá, hình trụ rỗng, dài chừng 30-50cm.

 Phần gốc lá to phình , đầu lá nhọn và thuôn về thân. Hoa hành  mọc xung quanh ống lá hình trụ rỗng, các ngấn tán giả trống giống hình cầu. Quả nang tròn. Có rất nhiều loại hành cùng họ như là hành ta, hành hương, hành xanh, hành sậy.

Thành Phần hóa học của Hành Lá

Trong củ hành có chứa nhiều tinh dầu, với thành phần chính allicin mang tính chất kháng khuẩn mạnh mẽ. Khi bóp nát lá và củ hành ta sẽ thấy một mùi cay cay, the hồng thoát ra. 

Sự có mặt của diallyldisulfid, đường C6 , đường C6’ và  nguồn vitamin dồi dao A, B1, B2, C, K, các chất khoáng thiên nhiên Ca, Fe, P. Đã thực sự chứng minh , Hành là một nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và rẻ tiền cho chúng ta. 

Trong củ hành lại có các men tiêu hóa như invertin, pancreatin, pepsin, acid béo, pectin, chất nhầy, hợp chất sulfur. Bổ sung hành vào chế độ ăn uống mỗi ngày là  vô cùng tốt cho mắt, nâng cao hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe là nhờ vitamin A, carotenoid, lutein và zeaxanthin.

Hành lá có tác dụng gì

Hành lá có tác dụng gì

Tác động dược lý của Hành Lá

Tính chất dược lý là có tính ấm nóng, vị cay nhẹ, hành lá giúp thông dương hoạt huyết, hòa trung, trợ tiêu hóa, sát trùng, lợi tiểu. Thường được sử trị cảm, ăn uống không tiêu, đầy bụng, chữa bệnh ngoài da.

2. Hành Lá dùng để làm gì? Tác dụng của Hành Lá

Hành lá từ bao đời nay luôn được lựa chọn làm gia vị để thức ăn dậy mùi hơn,tăng sự hấp dẫn cho món ăn. Hầu hết tất cả mọi người đều thích ăn hành lá và có thể ăn sống được chúng. Chỉ có rất ít tỉ lệ phần trăm người ghét ăn hành và bị dị ứng với hành. 

Bên cạnh đó ngày nay người ta lại tăng cười ăn nhiều hành hơn, đặc biệt là hành chưa qua chiên xào. Để mùi hương và thành phần không bị biến đổi, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiêu hóa tốt, ngừa ung thư, chống bệnh tiểu đường, tốt cho mắt, chống viêm xương khớp hay nhiễm khuẩn…

1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Hành lá xanh rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Chúng ta có thể ăn sống, chiên xào, làm salad .vvv … hành lá kích thích vị giác và làm ta ăn ngon miệng hơn.

2. Tốt cho hệ miễn dịch

Hành lá tuy có màu xanh nhưng rất giàu vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh thường gặp. 

3. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát đường huyết tốt hơn

Lưu huỳnh là hợp chất có trong hành lá giúp giảm lượng đường trong máu, do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên để hiệu quả tăng cao ta cũng không nên ăn nhiều tinh bột và đường. 

Tác dụng của hành lá

Tác dụng của hành lá

4. Ngăn ngừa cảm lạnh, ốm, trúng gió

Hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus như cảm lạnh và giúp loại bỏ các dịch nhày có trong cổ họng, mũi và miệng. 

5. Ngăn ngừa và chống lại tác nhân gây ung thư

Hành lá chứa nhiều flavonoid và hợp chất allyl sulfide , chúng sẽ giúp đẩy lùi  các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào tiền ung thư. Do đó giúp đẩy lùi căn bệnh ung thư. Tuy nhiên để hiệu quả, thì ta không nên ăn những thực phẩm bị cháy, kể cả hành lá. 

6. Có lợi cho mắt

Hành lá giàu vitamin A và carotenoid giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa các chứng bệnh ở mắt. Nhưng chúng ta không nên chỉ bổ sung vitamin A ở mỗi hành lá, vì có thể mỗi ngày bạn ăn không đủ lượng mg Vitamin A ở trong hành.

7. Có lợi cho tim

Hành lá giàu vitamin C và các chất chống ôxy hóa và tạo ra nhiều kháng thể, trợ giúp chống lại các gốc tự do và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

8. Giúp xương chắc khỏe hơn

Hành lá giàu vitamin C, vitamin K và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác, góp phần tạo nên bộ xương chắc khỏe. Bạn hãy ăn hành lá thường xuyên nhé. 

3. Các món ăn và bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ Hành Lá

1. Điều trị cảm sốt, đau đầu

Bài thuốc 1: Khi gặp các các triệu chứng cảm cúm như sốt, ho, đau họng, ngạt mũi, bạn nấu cháo kết hợp các thực phẩm khác như  hành hoa, tía tô, gừng tươi, thêm quả trứng gà. Và các gia vị có tính ấm như muối, hạt tiêu đen vvv… Ăn cháo nóng rồi nằm đắp chăn để mồ hôi bài tiết ra nhanh hơn , tăng cường thải độc, lưu thông máu, nhanh hết cảm cúm. 

Bài thuốc 2: với 3-5 củ hành ta, rửa sạch, cắt thành khúc, sắc nước sôi hoặc nước canh thịt (thêm lát gừng tươi), uống nóng như món súp.

Bài thuốc 3: Bạn lấy một khúc hành, nghiền nát lấy nước hoặc là ngâm hành với giấm để ăn và  chia uống nhiều lần trong ngày cũng giúp tình trạng ốm sốt mau chóng thuyên giảm.

Có nên sử dụng nhiều hành lá

Có nên sử dụng nhiều hành lá

2. Điều trị mụn trứng cá

Hành lá cũng là một gương mặt tiêu biểu trong giới làm đẹp và tiêu biểu là để điều trị mụn trứng cá. Và hẳn là ít người biết và ít ai ngờ về điều này đúng không.

Ta chuẩn bị một ít hành lá và rửa sạch, để cho ráo nước, giã nát để lấy tinh chất hành.

Rồi trộn cùng một thìa mật ong. Dùng hỗn hợp đắp lên vùng da mặt đã rửa sạch, và thư giãn 15 phút rồi vệ sinh lại bằng nước sạch. Thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ giảm đi rõ rệt những nốt mụn đáng ghét.

3. Điều trị mụn trĩ bị rò đau nhức

Với các nốt mụn trĩ bị rò đau nhức , trước tiên bạn rửa sạch vùng da cần điều trị.Lấy hạt gấc đun nước để xông, khi nước  vẫn còn ấm đem rửa sạch sát khuẩn búi trĩ, dùng khăn mềm sạch lau khô. Cuối cùng,dùng hành lá giã vắt lấy ít nước, kết hợp thêm chút mật ong bôi lên búi trĩ để làm dịu vết đau.

4. Điều trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

Đối với Trẻ hay bị đái dầm buổi đêm, bạn lấy 1 vài chiếc hành lá tươi nguyên rễ, rửa sạch, đâm nát cùng 30g lưu hoàng để đắp lên bụng. 

Dùng băng trắng, băng lại cố định lại khoảng 8h rồi tháo bỏ. Nhờ tính năng tôn kinh, tán hàn, thông khí bàng quang của hành là mà có thể trị đái dầm buổi đêm hiệu quả.

5. Tốt cho huyết áp, ngăn chặn chảy máu, tạo máu đông

Ăn hành lá có hiệu quả giúp làm giảm đáng kể lượng cholesterol , ngừa các cơn đau tim, ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, làm loãng máu, lọc chất béo không lành mạnh ra khỏi má, đưa huyết áp về trạng thái ổn định một cách tự nhiên.

Hàng ngày có thể ăn loại củ hành sống hoặc nếu chín đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên phải kết hợp kiêng ăn dầu mỡ và chất béo nguồn gốc từ động vật nữa.

6. Cầm máu vết thương hở

Vết thương hở bị chảy máu mãi không ngừng mà chưa kịp băng gạc  ( vết thương không quá to hay mất nhiều máu) thì bạn lấy hành lá (tươi khô đều được).

Sau khi nướng chín, bóp ra nước nhỏ vào vị trí cần cầm.  Máu sẽ ngưng chảy, nhớ làm sạch trước khi cầm máu kẻo chất bẩn bị ứ đọng lại bên trong.

7. Làm ấm tay chân, trị cảm

Lấy 2 đến 3 hành lá,cắt phần rễ và lá,  củ hành đem hơ nóng để đặt lên bụng, để chai nước nóng chườm bên trên. Hơi nóng và tinh dầu hành từ từ ngấm vào,giúp chân tay ấm ra, khỏi đau bụng, thay thế hành mới khi hành đã mềm nhũn. Sau đó, bạn dùng miếng gừng khô thái lát dài chừng 2 ngón , hòa chung với nước uống.

8. Giúp dễ ngủ, thân kinh suy nhược, mất ngủ và đau nhức gân xương

Chuẩn bị 20 quả táo to và rửa sạch, ngâm mềm, cho vào một bát nước đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 20 phút. Cho tiếp 7 củ hành lá có cả rễ đã rửa sạch, thái lát, đun liên tục trong 10 phút.

Đợi nguội thì bạn có thể ăn táo và uống nước. Bạn sẽ thấy dễ ngủ hơn và tối ngày hôm đó. 

9. Chữa táo bón và đầy hơi

Người ta thường bảo ăn hành nhiều thì đầu hơi, hay ợ và chướng khí. Tuy nhiên đối với những người bị táo bón và không thoát hơi được thì lại rất cần ăn hành.

Người không đại tiện được hãy lấy củ hành kèm kết hợp với vài lát gừng, giã nát với thìa muối nhỏ, nặn thành hình bánh tròn dẹt.

 Sau đó, đặt lên trên nồi đun sao cho nóng vừa rồi áp vào bụng, cố định chắc chắn và thực hiện cho đến khi thông hơi, đại tiện bình thường. 

10. chữa trị bệnh tả

Đun 100g củ hành rang cùng 20 quả táo tàu, cho thêm 3 lít nước. Đun sôi đến khi còn 2 lít thì dừng lại. Gạn nước uống và ăn táo thì bệnh sẽ khỏi trong ngày.

11. Bảo vệ và phòng ngừa các bệnh dạ dày

Sau khi nấu thịt, bạn cho một ít củ hành hoặc lá hành tươi ăn cùng. Vì hành có khả năng giảm lượng carcino-gens tạo ra từ thịt do nhiệt độ cao. Nhờ đó mà dạ dày tiêu hóa trơn tru hơn và không chịu sự tác động của chất trên gây hại. Phòng ngừa nguy cơ phát triển bệnh hữu hiệu.

12. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu và đi tiểu ra máu, thay vì hoang mang. Bạn hãy dùng một nắm hành lá lớn, củ nghệ, thêm bát to nước và đậy vung lại kẻo bay hết tinh dầu.

Đun cho cạn còn độ nửa bát nhỏ, chia uống ngày 2 lần khi còn ấm nóng. Hành lá có chức năng chống khuẩn sẽ hạn chế cảm giác nóng khi tiểu tiện.

13. Giảm hói đầu, rụng tóc

Nếu bạn có nhiều thời gian chăm sóc cho tóc nhưng tóc đang có dấu hiệu gãy rụng, thì hãy thử áp dụng bài thuốc chữa rụng tóc như sau.  Ép hành tươi qua rây lọc và lấy nước, rồi bôi lên da đầu mỗi tuần 2 lần, kéo dài liên tục 2 tháng sẽ thấy tóc mọc nhiều. Bôi cẩn thận kẻo nước hành rơi vào tóc.

14. Chữa bệnh xơ vữa động mạch

Lấy 60g các loại : củ hành đem giã nát trộn với mật ong, đun sôi, đánh đều, đợi nguội cho vào bình đã tráng qua nước sôi và sử dụng. Hàng ngày uống cùng nước sôi, bỏ bã đi, mỗi lần 5-7g, chia ngày 2 lần. Áp dụng đều đặn trong 7 ngày và nghỉ vài ngày rồi tiếp tục điều trị theo từng đợt như vậy.

15. Nâng cao chất lượng đời sống tình dục

Chắc rất ít người ngờ rằng, hành là chất kích thích tình dục cực kỳ mạnh mẽ chứ không phải Hàu hay là Hà thủ ô. Khi thành phần của hành có chứa một loạt vitamin, đảm bảo quá trình tiết hormone diễn ra đều đặn mỗi ngày.

Ở Phái mạnh, mong muốn nâng cao đời sống tình dục thì hãy ăn nhiều hành, ít nhất là 3 bữa/tuần.

16. Giảm đau thần kinh liên sườn

Ta cho 100g củ hành tươi, củ gừng sống lấy 2 củ, củ cải trắng lấy 2 miếng. Đem tất cả giã nát, sao nóng trên bếp, bọc túi vải lại hơ nóng rồi đắp vào chỗ đau.

Các chất tiết ra qua vải sẽ dần thấm vào vết đau, vừa hơ nóng vừa thấm cho đến khi hết dịch thì tắm qua và thấm khô. Một vài ngày sau sẽ hết đau.

17. Giảm các vết thương sưng đau 

Các vết thương sưng đau bạn có thể tán nát củ hành và bọc bào vải, hơ lên chảo nóng và áp nhẹ vào vết sưng đau. Rồi bọc vải lại qua đêm. Sáng hôm sau vết thương sẽ tan dần và bớt sưng đau.

18. Chữa tắc tia sữa

Phụ nữ sau sinh hay bị tắc tia sữa và gây sưng đau vú. Hãy sắc lấy 40g hành hoa và lấy nước uống. Uống vài ngày ắt sữa sẽ thông. 

19. Điều trị chứng âm hư ngoại cảm

Nấu các nguyên liệu gồm 20g hành lá , 16g thục địa, 12g đậu xị, 10g các loại: cát cánh ,mạch môn; sinh khương 6g thành nước và uống khi còn ấm.

20. Điều trị đau bụng do giun

Khi bị đau bụng giun ( cảm giác ngọ nguậy và có tiếng ọc ọc trong bụng) , bạn giã 40g hành tươi, vắt lấy nước cốt trộn cùng dầu mè để uống. 

21. Giúp tiêu hóa tốt và ngon miệng hơn

Ăn hành lá giúp hoạt động hệ tiêu hóa trở nên trơn tru và khỏe mạnh hơn. Do hàm lượng chất xơ trong hành rất cao. Cho nên Khi nấu nướng bạn ăn hành tươi sẽ tốt hơn ăn hành chín tới. Hoặc tốt nhất là ăn các loại hành muối, hành ngâm dấm. Hành sẽ dễ tiêu và không gây đầy hơi như các bạn nghĩ.

3. Hành Lá có tác dụng phụ không, ai nên dùng và không nên dùng ?

Tác dụng phụ

Một số trường hợp đã tùy ý chữa bệnh hô hấp cho trẻ bằng nước hành cùng mật ong. Tuy nhiên, kết quả đem lại không hề như mong muốn, trẻ không những không hết bệnh mà còn bị tiêu chảy. 

Các bác sĩ nhận định rằng, trong hành có những chất sẽ tạo ra các phản ứng hóa học, sinh ra chất độc, kích thích tiêu cực đến đường tiêu hóa khi gặp axit hữu cơ và enzyme của mật ong. Lúc đó bệnh nhân sẽ bị trướng bụng, tiêu chảy. Hiện tượng này chỉ hay diễn ra ở trẻ nhỏ khi mà thành ruột chưa được khỏe mạnh như người lớn.

Ở một số người bị dị ứng có thể gặp phải tình trạng nôn, khó thở, kích ứng da… Vì thế có nhiều người rất ghét ăn hành lá, ngửi mùi thì buồn nôn, đau đầu và sợ hãi. Nguyên nhân này xuất phát từ nỗi sợ và các tuyến vị giác không thích mùi vị của hành. Và tỉ lệ người gặp triệu chứng này không quá nhiều.

Ai nên sử dụng hành lá

Chỉ cần các bạn không gặp các triệu chứng bất thường và dị ứng kể trên và một số triệu chứng ở phần tiếp theo. Thì mọi đối tượng đều có thể sử dụng hành lá, từ trẻ nhỏ đến người già và cả phụ nữ mang thai và sau sinh cũng vậy. 

Hành lá rất tốt cho các bệnh nhân cảm sốt, ốm, người bị bệnh không ăn được nhiều và người cần hồi phục sức khỏe….

Ai không nên sử dụng hành lá

Cây hành lá đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên những người bị dị ứng và hay nôn ọe khi ngửi thấy mùi hành thì không lên sử dụng. Một số đối tượng khác không thích hợp hành như người dương thịnh, hỏa bốc, phụ nữa có kinh sớm, ra nhiều, người bị huyết áp.

Ăn quá nhiều gây phản tác dụng, dễ làm mờ mắt, thậm chí cản trở ra mồ hôi hoặc mồ hôi nặng mùi, hơi thở có mùi.

5. Lời kết

Thật là không phải giới thiệu quá nhiều về hành lá nữa rồi, chúng quá phổ biến trong đời sống ẩm thực của con người. Tuy nhiên về mặt chữa bệnh thì chúng ta có hơi xa lạ. Nhưng không sao, qua bài viết này chúng ta đã có thể nắm bắt được một số phương pháp chữa bệnh đơn sơ, dễ dàng bằng hành lá.

 Nếu chẳng may gặp các triệu chứng như trên mà trong nhà chỉ có sẵn hành lá, ngại gì mà các bạn không thử nhỉ.  Chúc các có sức khỏe tốt và áp dụng được những bài thuốc cổ truyền kể trên.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)