31 tác dụng của Hà thủ ô đỏ – lưu ý và cách dùng hiệu quả

“Muốn cho xanh tóc đỏ da. Cùng nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Câu nói này đã trở thành câu nói quen thuộc của rất rất nhiều người dân Việt Nam. Từ xưa cho đến bây giờ nó vẫn còn được cho là đúng. Đúng là hà thủ ô đỏ có tác dụng làm đẹp tóc, đẹp da thật. Nên người ta mới kéo nhau đi tìm hà thủ ô trên núi như vậy. Ngày nay thì cứ sản phẩm nào chăm sóc tóc mà có thêm thành phần hà thủ ô thì nhất định sẽ đắt hàng. 

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ

Nhưng ngoài việc hà thủ ô làm đen tóc đỏ da thì nó còn có công dụng gì nữa. Hay đây chỉ là lời đồn thổi vô căn cứ mà thôi? Đương nhiên là không rồi. Ngoài làm đen tóc nó còn có nhiều công dụng tuyệt vời lắm mà từ Đông cho đến Tây y đều phải gật gù công nhận cơ đấy! 

Tuy nhiên hà thủ ô cũng có loại này loại kia. Hà thủ ô mà chúng mình muốn nói đến ở đây là hà thủ ô đỏ. Thật sự đây là loại thảo dược quý hiếm mà bất cứ ai cũng khao khát. Nhưng rất đáng đồng tiền bát gạo. Vì nó làm được nhiều việc lắm. Chứ không đơn thuần là chăm sóc tóc cho đen thôi đâu? 

Để các bạn hiểu hơn về cây hà thủ ô đỏ thì chúng mình xin giới thiệu bài viết này. Bài viết sẽ là tổng hợp các kiến thức về cây hà thủ ô đỏ. Để những ai có ý định sử dụng cây này có cái nhìn thực tế và chính xác hơn về cây.

Mục lục

1. Khái quát về cây hà thủ ô đỏ

Ngoài cái tên hà thủ ô đỏ đã quá quen thuộc thì nó còn được biết đến với cái tên khác. Đó có thể là cây địa tính, cây dạ hợp,… Đây chỉ là cách gọi của từng nơi thôi.

Danh pháp đầy đủ của em nó chỉ có 1 là Polygonum multiflorum Thunb Fallopia multiflora. Ngoài ra người ta cũng có thể gọi hà thủ ô đỏ là Pteuropterus cordatus Turcz. Đây là loại thực vật được xếp vào họ rau răm.

Thực ra hà thủ ô đỏ không phải là 1 loại cây mà nó là rễ của cây hà thủ ô được phơi khô lên.

1.1 Cây hà thủ ô trông như thế nào?

Không chỉ có các cái tên trên mà hà thủ ô đỏ còn được gọi là cây giao đằng. Sở dĩ có cái tên này là vì cây có nhiều dây leo và xoắn lấy nhau. Còn gọi là cây dạ hợp vì ban đêm các dây leo này mới đan vào nhau. 

Tên khoa học của chúng cũng có thể nói lên đặc tính của nó đấy! Multiflorum trong tiếng Anh nghĩa là có nhiều mắt hay nhiều đốt.  Rất hợp với cây luôn.

Như mình vừa nói cây hà thủ ô là cây dây leo. Vòng đời của chúng chỉ được vài ba năm. Các dây leo này đan xoắn vào nhau nên mới có nhiều cái tên khác nhau như vậy. Thân cây có thể xanh tía loang vân. Cũng có thể nhẵn nhụi 1 màu.

Lá hà thủ ô có hình tim nối với cành bằng 1 cuống dài. Chiều dài của là chỉ tầm 5 đến 8cm thôi và to cỡ 3 đến 4 ngón tay. Các lá sẽ mọc so le nhau trên dây cuốn.

Vì lá có hình tim nên đầu lá sẽ nhọn hơn. Tùy cây mà mép lá thẳng hoặc có lượn sóng. Lá hà thủ ô thay vì có màu xanh đẹp mắt lại có màu nâu nhạt và có xu hướng dính vào thân. Các lá nói chung là mỏng và nhẵn.

Hoa hà thủ ô nhỏ nhắn chỉ tầm 2mm thôi. Các cuống hoa cũng nhỏ và ngắn chừng 3mm là cùng. Thay vì mọc thành từng bông thì nó sẽ tụ thành từng cụm phân bố ở các nhánh. Hoa thường có màu trắng.

Hoa hà thủ ô có nhiều nhị. Trong đó nhị 3 và 8 là dài hơn cả. Bầu hoa sẽ chia thành 3 cạnh và có vòi. Trong đó thì có 3 cánh. Núm hoa khá giống mào gà và mọc rũ xuống. Các núm này là rời nhau.

Thông thường thì cứ vào độ tháng 10 là cho hoa. Sau đó sang tháng 11 thì sẽ đậu quả.

Cây hà thủ ô đỏ

Cây hà thủ ô đỏ

1.2 Hà thủ ô phân bố ở đâu? Thu hoạch chúng ra sao cho đúng?

Phần lớn hà thủ ô sẽ là cây mọc hoang ở rừng núi là nhiều. Các tỉnh nào có nhiều núi thì khả năng tìm thấy hà thủ ô càng lớn. Ở Việt Nam có 1 số tỉnh Tây Bắc, Thanh Hóa, Lào Cai, Lai Châu,… có khá nhiều.

Một số tỉnh ở Trung Quốc như Giang Tô, Tứ Xuyên hay Phúc Kiến,… cũng có cây hà thủ ô. Nếu người ta trồng thì sẽ dùng dây hoặc hạt. Sau khi trồng cây được khoảng 5 năm tuổi thì mới đem thu hoạch.

Còn nếu là giống cây mọc tự nhiên thì người ta canh đủ tuổi và kích cỡ cây thì thu hoạch vào xuân hoặc thu. Nhưng thường thì vào mùa thu sẽ cho hiệu quả cao hơn. Củ sau khi dào thì rửa sạch thái nhỏ rồi đem phơi khô. Hoặc dùng tươi đều được.

Còn muốn thành miếng thì củ rửa sạch thái rồi đồ chín sau đó mới phơi. Hoặc làm ngược lại. Đồ chín rồi mới thái và phơi.

Có những nơi người ta đồ chín hà thủ ô với đậu đen rồi đem phơi khô. Cứ lặp lại như thế đủ 9 lần thì thôi. Cái này người ta gọi là hà thủ ô chế.

1.3 Cách sơ chế hà thủ ô hay dùng

Thường thì khi sang thu lá cây úa tàn cũng là lúc người ta đi đào củ hà thủ ô về. Các củ đều được cắt bỏ 2 đầu rồi rửa sạch. Tùy kích thước củ mà thái miếng hay để nguyên. Sau đó đem phơi khô. Có nơi thì đồ chín lên rồi mới phơi. Cách này thì sẽ tốt hơn.

Đối với các cây trồng thì đến mùa đông người ta mới thu hoạch. Các củ cũng chế biến như cách làm với củ mọc tự nhiên thôi. Thường là sẽ nấu cùng đậu đen.

Hà thủ ô đem ngâm với đậu đen giã nát 1 đêm rồi hôm sau mang đi đồ chín rồi phơi. Cứ làm như thế đủ 9 lần là được. Người ta gọi là cửu chưng cửu sái.

Hoặc bạn cũng có thể áp dụng cách làm sau đây! Đem hà thủ ô ngâm với nước vo gạo 1 ngày 1 đêm rồi mới mang đi đồ chín. Hà thủ ô 10 cân thì chỉ cần 2l nước và 1 lạng đỗ đen thôi. Cứ đun đến khi nước còn ít thì đảo đều cho chín. Sau đó mang củ ra rút lõi. Nước đỗ đen còn thừa thì đem đi phơi cùng hà thủ ô. Cứ làm như vậy 9 lần là được.

1.4 Hà thủ ô có những chất gì mà chữa được bệnh

Vào năm 1923 một giáo sư người Nhật đã tiến hành nghiên cứu về hà thủ ô. Còn đối với tác giả của Trung Quốc thì người ta tin rằng trong hà thủ ô có tới 45,2% là tinh bột. Chất vô cơ cũng chiếm tới 4,5%. Chất đạm cũng tương đối nhiều khi có tới 1,1%. Hàm lượng các chất tan được trong nước là 26,4%. Chất béo thì ít hơn 1 chút là 3,1%. Ngoài ra trong hà thủ ô còn có Lexitin nữa.

Không những thế hàm lượng Anthraglucozit cũng lên tới 1,7%. Điển hình trong đó có Chrysophanola, Emodin hay Rhein.

Lexitin là chất mà các nhà y khoa hay sử dụng để điều trị các tình trạng thần kinh yếu hay cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. 

Còn các chất Anthraglucozit ngoài việc cải thiện dinh dưỡng thì nó cũng tốt cho tiêu hóa. Vì nó làm cho ruột kích thích mạnh hơn.

Tác dụng của hà thủ ô đỏ

Tác dụng của hà thủ ô đỏ

1.5 Hà thủ ô dưới cái nhìn của các chuyên gia nghiên cứu

Tác dụng của hà thủ ô đỏ được đưa ra trong 1 vài báo cáo cụ thể như sau:

  1. Thí nghiệm trên thỏ dùng nước hà thủ ô thì thấy trong 1 tiếng đầu thì tăng rất cao. Nhưng 6 tiếng sau thì giảm. Sau đó thì luôn thấp hơn 0,03%.
  2. Lexitin không chỉ tốt cho thần kinh mà nó còn được ghi nhận là tốt cho tim và giúp lượng màu chất lượng hơn.

Khi pha loãng lexitin thành 1/10.000 hay 1/200.000 thì sẽ rất tốt cho tim. Thấy rõ ràng nhất là khi tim yếu. Hơn nữa nó cũng có hàm lượng Photpho cao nên được cho là giúp sự chuyển hóa trong cơ thể cải thiện hơn.

  1. Anthraglucozit trong hà thủ ô được đánh gía là giúp tăng hệ dinh dưỡng và tiêu hóa khỏe hơn.

 1.6 Phân biệt hà thủ ô

Từ xa xưa người ta đã dùng hà thủ ô cho công việc cải lão hoàn đồng. Đến ngày nay công dụng của nó vẫn còn nguyên vẹn. Nhiều người ra sức dùng hà thủ ô để làm chậm quá trình lão hóa. 

Ở nước ta hiện nay có 2 loại hà thủ ô chính là đỏ và trắng. Ngoài ra còn có 1 củ khá giống hà thủ ô nữa là củ nâu. Bạn cần phân biệt được 3 loại này thì mới chọn được loại chữa bệnh cho đúng. 

Hà thủ ô đỏ

Là củ có bên ngoài khá giống với củ khoai lang. Bề mặt của nó lồi lõm không nhẵn mịn. Thường thì sẽ có màu nâu đỏ. Nhưng hà thủ ô đỏ thì cứng hơn khoai lang. Bạn rất khó ẻ được.

Khi cắt đôi củ ra thì sẽ thấy có lớp vỏ màu nâu sậm với phần lõi thì màu hồng. Nó cũng khá giống khoai lai khi có nhiều tinh bột. Chính giữa củ thì là 1 lõi gỗ cứng. Nếm thử sẽ thấy nó không có mùi gì nhưng vị đắng.

Hà thủ ô trắng

Hay còn được biết đến với cái tên nam hà thủ ô. Loại cây này cũng có thân leo. Nhưng thay vì lấy củ người ta lại dùng thân cây. Thân cây sau khi thái mỏng thì cũng làm tương tự như hà thủ ô đỏ. Loại này thường dùng thay hà thủ ô đỏ.

Cũng giống như hà thủ ô đỏ thôi. Hà thủ ô trắng có vị đắng chát nhưng mùi thơm hơn. Dù rất nhẹ. Khi bẻ lá ra thì sẽ có nhiều nhựa trắng. So với hà thủ ô đỏ thì cây này không có tác dụng chữa bệnh bằng.

Củ nâu

Gọi là củ nâu vì bản thân nó sẽ có màu nâu hồng hoặc nâu tím. Củ nâu thường có hình tròn hoặc bầu dục. Tùy từng cây mà có hình dáng khác nhau. Bề ngoài của củ thường sần sùi. Thường thì khi cắt củ ra sẽ có xơ nhỏ. Củ nâu cũng cứng khó có thể dùng tay để bẻ. Khi nếm thì sẽ có vị chát cảm giác se ở đầu lưỡi. 

Củ nâu cũng được sử dụng như 1 vị thuốc. Thường thì nó sẽ giúp hoạt huyết, có tác dụng cầm máu ở các vết thương hở hay giải nhiệt cũng rất tốt. Tuy nhiên thì củ nâu có nhiều tannin. Dùng thời gian dài sẽ dễ bị táo bón hay gây hại cho gan và thận.

Khái quát tác dụng của hà thủ ô

Hà thủ ô ngày xưa hầu như được dùng như một liều thuốc tự nhiên giúp trẻ hóa tóc day da. Nhưng hiện này người ta còn dùng hà thủ ô vào việc bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe nữa. Đương nhiên các công dụng từ ngày xưa vẫn được giữ nguyên lại giá trị.

Phụ nữ sau sinh được khuyên nên dùng hà thủ ô đỏ. Vì nó giúp cải thiện cũng như điều trị các bệnh mà phụ nữ sau sinh hay gặp. 

Đương nhiên những công dụng trên cần được kiểm tra lại kỹ càng hơn.

Nếu bạn có ý định dùng hà thủ ô đỏ thì chỉ cần uống chừng 12 đến 20g mỗi ngày là được. Tùy từng dạng bào chế mà bạn điều chỉnh liều lượng cho thích hợp.

Xem thêm:

2. Hà thủ ô dùng để làm gì? Tác dụng của hà thủ ô đỏ

Sau đây mình sẽ giới thiệu đến các bạn những bài thuốc dân gian từ cây hà thủ ô đỏ được người xưa truyền lại. Hi vọng đó sẽ là những kiến thức bổ ích cho bạn và gia đình. 

1. Cải thiện sức khỏe cơ thể, thần kinh không mệt mỏi

Chuẩn bị trần bì và sinh khương mỗi vị 3g. Thanh bì và cam thảo mỗi vị 2g. Thêm hà thủ ô 5g và đại táo 5g nữa. Cho tất cả vào nồi đun với 600ml nước. Sắc đặc đến còn ⅓ thì đem chia ra uống vài ba lần hết trong ngày.

2. Tốt xương khớp, tóc đen

Đối với bài thuốc này bạn cần cả hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Mỗi loại khoảng 6 lạng là được. Sau đó cho cả 2 đi ngâm nước gạo 4 ngày đêm liền.

Sau đó cho vào nồi cứ 1 lớp hà thủ ô đã cạo sạch vỏ rồi 1 lớp đỗ đen. Đồ chín lên. Sau đó lại gạt đỗ đen ra lấy hà thủ ô đi phơi khô. Sau đó lại tiếp tục đồ như vừa nãy. Làm đủ 9 lần thì mang đi phơi hoặc sấy. Sau đó thì nghiền bột mịn.

Ở một nồi khác bạn lấy 6 lạng bách phục linh và 6 lạng xích phục linh đem làm sạch rồi nghiền bột. Từ từ gạn nước trong đi và lấy phần bột trộn với sữa người rồi đem phơi khô.

Lấy 320g ngưu tất ủ rượu 1 ngày mới thái nhỏ. Đến lần đồ chín từ thứ 7 trở đi thì trộn cùng hà thủ ô. Cứ làm cho đến khi hà thủ ô chín là được.

Đương quy và câu kỷ từ mỗi vị 320g rồi đem ủ rượu và phơi khô là được. 

Cũng lấy 320g thỏ ty tử ngâm rượu đến khi nứt ra thì mới đem giã rồi phơi.

Vừng đen đem trộn với 1 lạng bổ cốt chi đến khi có mùi thơm là được.

Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu thì mang đi giã nát. Thêm mật ong vào rồi vo viên lại. Mỗi viên chừng 0.5g là được. Khi nào uống thì lấy 50 viên ra dùng. Mỗi ngày dùng 150 viên. Vào buổi sáng uống với rượu, buổi trưa uống với nước gừng còn buổi tối dùng nước muối.

3. Cũng giúp khỏe xương cốt, đen tóc nhưng ở dạng viên hoàn

Lấy 1800g hà thủ ô và 600g ngưu tất thái mỏng ra sau đó trộn thật đều với nhau. Lấy 1 ống đỗ đen đãi sạch rồi xếp 1 lượt thảo dược  lượt đỗ đen. Làm đến khi hết nguyên liệu thì mang đồ chín. Cứ làm liên tục 3 lần liền thì tán thành bột.

Lọc lấy phần thịt của đại táo rồi trộn với hỗn hợp bột trên rồi vo viên lại. Khi nào uống thì lấy 30 viên để uống. Mỗi ngày uống 90 viên là được. Khi uống có thể dùng cùng rượu để có kết quả tốt.

4. Cũng có công dụng như trên nhưng ở dạng tán bột

Chỉ lần lấy hà thủ ô làm sạch rồi phơi khô và nghiền bột ra. Khi nào dùng thì chỉ cần 1 thìa cà phê là được. Nên dùng cùng với rượu vào sáng sớm để có được hiệu quả tốt nhất.

5. Hạ huyết áp cho người huyết áp cao

Chuẩn bị kỳ từ, tầm gửi dâu mỗi vị 16g. Thêm 6g ngưu tất và 20g hà thủ ô nữa. Đem tất cả sắc lấy nước uống là được.

6. Giảm cholesterol xấu

Lấy 900g hà thủ ô tươi đem làm sạch rồi rang giòn lên. Sau đó thì nghiền thành bột mịn. Khi nào uống thì chỉ cần lấy 1 đến 2 thìa hòa với nước sôi để nguội là được. Mỗi ngày đều đặn 2 lần và duy trì trong 30 ngày liên tục.

7. Đại tiện khó

Nếu bạn có điều kiện và các thiết bị thích hợp thì chiết lấy dịch hà thủ ô hoảng 20% rồi tiêm vào cơ thể. Mỗi ngày 1 mũi liên tục trong vòng 20 ngày đến 1 tháng. Nếu ai bị nặng hơn thì ngày tiêm 2 lần nhưng cách ngày mới tiêm 1 lần. Như vậy thì chỉ cần tiêm trong 15 đến 20 ngày là được rồi. Để cơ thể nghỉ ngơi bằng đó thời gian mới bắt đầu liệu trình tiếp.

Khi cơ thể có tiến triển thì tiêm mỗi lần cách nhau 9 ngày là được.

Nếu không thì bạn hùng bột hà thủ ô đã vo viên cho tiện. Mỗi lần bạn chỉ cần dùng 5 đến 7 viên tầm bằng hạt ngô thôi là được rồi. Mỗi ngày tầm 3 lần thì sẽ thấy cải thiện. 

Còn ai đã từng bị bệnh lâu ngày thì mỗi ngày chỉ nên dùng 2 lần vào sáng và tối. Sau thời gian dùng nếu thất bệnh đỡ thì chỉ cần uống trước khi đi ngủ là được.

8. Đánh bay ho gà

Tùy tình trạng bệnh mà bạn chuẩn bị lượng hà thủ ô và cam thảo cho thích hợp. Thường thì chỉ cần 6 đến 12g hà thủ ô thôi. Còn cam thảo dao động từ 1.5 đến 3g là được. Đem tất cả đun lấy nước rồi chia đều ra nhiều lần trong ngày.

Khi dùng có thể bạn sẽ bị tiêu chảy. Đến lúc đó thì cho thêm kha tử và anh túc xác vào là được rồi.

9. Giảm sốt rét ngay tại nhà

Tùy tình trạng bệnh và độc tuổi mà bạn căn chỉnh liều lượng sao cho hợp lý. Cứ lấy hà thủ ô trong khoảng từ 18 đến 25g. Còn cam thảo dao động từ 1,5 đến 3g là được. Cứ thêm nước vào đun kỹ khoảng 2 giờ rồi chia ra uống trong ngày.

10. Đen tóc

Hà thủ ô chế, thục địa, hoàng kỳ mỗi vị 30g. Thêm 15g đương quy nữa rồi cho tất cả vào ngâm ủ với 1 lít rượu nếp. Ủ chừng nửa tháng là có thể dùng được rồi. Khi nào uống chỉ lấy 1 chén nhỏ cỡ 25 đến 30ml thôi. Cứ dùng đều đặn cho đến khi có kết quả.

11. Giúp thần kinh lành thương tổn

Chỉ cần lấy đủ 30g hà thủ ô rồi mang đi sắc lấy nước uống là được. Chia ra uống sáng và chiều hết trong ngày. Liên tục trong vòng 30 ngày.

12. Cải thiện tình trạng máu nóng, chóng mặt, hoa mắt

20g hà thủ ô chế, 20g huyền sâm, 20g sinh địa đem tất cả cho vào nồi sắc lấy nước uống là được.

13. Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu

Hà thủ ô và lá huyết dụ mỗi thứ một nắm rồi đem sắc lấy nước. Sau đó thì chắt lấy nước thêm mật ong vào để uống.

14. Chữa rối loạn kinh nguyệt

Bài thuốc này dùng cả lá và rễ cây hà thủ ô. Lấy khoảng tầm vài ba cân rồi trộn với 500g đỗ đen rồi đem giã nát ra. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi để nấu nước. Sau đó lọc ra rây để chắt lấy nước cốt. Nước cốt đem nấu đặc lên là được. 

Thêm 0.5l mật ong để nấu thành cao đặc để bảo quản cho được lâu. Khi nào uống thì chỉ cần 1 thìa là được rồi. Dùng kiên trì và đều đặn sẽ có kết quả.

15. Có tác dụng an thần

Hà thủ ô và đan sâm mỗi vị 12g. Thêm trân châu mẫu 60g rồi đem tất ca sắc nước uống hết trong ngày là được..

16. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Hà thủ ô chế, quy bản, bắc sa sâm và bạch thược mỗi vị đúng 12g rồi đem sắc lấy nước uống trong ngày.

17. Cải thiện hoạt động của gan và thận

Ngưu tất, thỏ ty tử, bạch linh, đương quy, kỷ tử, cây kỷ tử, phá cốt chi mỗi vị 12g. Thêm 20g hà thủ ô chế nữa để tán bột mọi nguyên liệu. Sau đó thêm mật và vo viên lại. Khi nào dùng thì chỉ cần khoảng 12g rồi uống với nước muối loãng là được.

18. Dành cho người tay chân hay bị tê

Huyền sâm, sinh địa, hà thủ ô chế, hạn liên thảo, bạch thược, hy thiêm thảo, sa uyển tật lê, ngưu tất và tang ký sinh. Mỗi loại thảo dược lấy đúng 12g là được. Đem tất cả đi nấu nước uống trong ngày.

19. Người bị sốt dài ngày

Bài thuốc Hà nhân ẩm: Trần bì, gừng nướng, đảng sâm, đương quy mỗi nguyên liệu 12g. Thêm hà thủ ô chế 16g nữa rồi đem đun lấy nước để uống.

Cách 2: Lấy hỗn hợp đậu đen 20g, sài hổ 12g thêm hà thủ ô tươi 60g cho vào nồi sắc với nước. Sau đó đem tất cả đi phơi 1 đêm. Đến sáng đun nóng lại rồi uống.

20. Chữa tình trạng tiểu khó

Chỉ cần lấy 1 chút khoảng 30 đến 60g hà thủ ô tươi rồi đun lấy nước uống là được.

Việc thường xuyên dùng hà thủ ô cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng tinh trùng hay cụ thể hơn là tinh loãng. 

Nếu khi sử dụng có thêm nữ trinh tử và tang ký sinh sẽ giúp giảm huyết áp đối với người huyết áp cao. Di chứng của chứng xơ động mạch.

21. Cải thiện tình trạng thiếu máu

Huyền sâm, hà thủ ô chế, sinh địa, bạch thược, hạn liên thảo, sa uyển tật lê, hy thiêm thảo, ngưu tất và tang ký sinh. Mỗi loại thảo dược lấy đúng 12g rồi đem sắc lấy nước uống là được. Đều đặn mỗi ngày uống đúng 1 lượng các nguyên liệu bằng này.

22. Ngăn không cho vi khuẩn lao phát triển

Nhiều nghiên cứu chỉ ra nước hà thủ ô sẽ làm giảm sự nhân lên của vi khuẩn lao.

23. Đẩy lùi lão hóa

Người ta cũng đã thí nghiệm trên chuột cống và thấy được dịch chiết cồn hà thủ ô giúp lượng cholesterol xấu trong cơ thể giảm đi nhiều. Nếu dùng với liều 1,5g/ml. 

Ngoài ra hà thủ ô đỏ cũng là 1 chất chống oxy hóa hiệu quả.

Xem thêm:

3. Hà thủ ô có dùng được cho người bị đau dạ dày không?

Hà thủ ô đúng là có nhiều tác dụng. Nó cũng phù hợp với rất nhiều người. Nhưng nhiều người bị đau dạ dày vẫn còn băn khoăn không biết mình có hợp hay không? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng mình sẽ chia sẻ những điều cụ thể nhất ở dưới đây!

3.1 Công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe con người

Với y học cổ truyền thì hà thủ ô được coi là dược liệu để điều trị khá nhiều bệnh. Nó cũng mang lại hiệu quả rất cao.

Một vài công dụng điển hình của hà thủ ô có thể kể đến như sau:

  • Dù là hà thủ ô tươi hay khô đều có công dụng tiêu độc, điều trị các bệnh về da, chữa bí tiểu hiệu quả.
  • Người nào bị tóc bạc sớm thì nên dùng hà thủ ô thường xuyên. Vì đây là công dụng tuyệt vời nhất mà hà thủ ô mang lại.
  • Những người gan thận kém, nam giới gặp vấn đề về tinh trùng thì có thể thường xuyên dùng hà thủ ô.
  • Người ta còn dùng rễ hà thủ ô để làm thuốc bổ cho thần kinh, cải thiện chất lượng máu, hay điều trị mất ngủ nữa.
  • Đem hà thủ ô giã nát rồi nấu cao cũng là một dạng điều trị các bệnh về da.
  • Người ta cũng dùng hà thủ ô để làm thuốc nhuận tràng rất tốt. Đồng thời cũng ngăn quá trình lão hóa đến chậm hơn.

Mặc dù chúng là loại thảo dược tốt, có nhiều công dụng thật nhưng nhiều người vẫn đau đầu không biết đau dạ dày dùng được không? Vì thực sự những người bị đau dạ dày hiện tại rất nhiều. Người dạ dày muốn dùng hà thủ ô chữa bệnh cũng không ít.

3.2 Hà thủ ô ảnh hưởng như thế nào cho đến hệ tiêu hóa của con người

Cũng bởi vì hà thủ ô có Anthraglucosid nên nếu bạn lạm dụng nó sẽ là con dao hai lưỡi. Hà thủ ô sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn bị rối loạn khá nhiều đầy!

Bởi vì bản chất Anthraglucosid là một chất làm cho đường ruột của bạn tăng chất nhầy lên. Vì đó làm mềm phân. Khi lượng Anthraglucosid nhiều thì đồng nghĩa với việc phân lỏng hơn và gây ra tiêu chảy.

Đương nhiên là thời gian bị tiêu chảy kéo dài sẽ làm cho cơ thể bạn mắc nhiều bệnh hơn rồi. Nhất là các bệnh về trực tràng hay hậu môn.

Cũng đã ghi nhận trường hợp dùng hà thủ ô tươi bị say hoặc ngủ không biết trời trăng là gì.

Dùng hà thủ ô nhiều cũng gây ra tích tụ chất độc trong gan và thận. Ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

3.3 Vậy người đau dạ dày dùng hà thủ ô có sao không?

Từ những điều trên bạn sẽ thấy hà thủ ô tươi sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bạn. Nhất là những người bị viêm dạ dày, đường tiêu hóa có bộ phận bị viêm thì càng không nên dùng. Hà thủ ô mà chưa chế biến thì càng không nên sử dụng.

Hà thủ ô sống làm niêm mạc đường ruột của bạn co bóp nhiều hơn. Từ đó mà khiến nó bị ảnh hưởng rất lớn. Vừa khiến cơ thể bạn khó chịu. Lại vừa tạo điều kiện để các bệnh viêm đường tiêu hóa xuất hiện.

Vì thế lời khuyên cho bạn là nên sử dụng hà thủ ô đã chế biến rồi để đảm bảo luôn khỏe mạnh nhé!

Bạn cũng cần ghi nhớ 1 vài thực phẩm khi dùng chung với hà thủ ô có thể gây ra tác dụng phụ nữ. Có như vậy thì mới đảm bảo sức khỏe của bạn được.

4. Sử dụng hà thủ ô đỏ như nào để đạt kết quả tốt nhất

Hà thủ ô hay bất cứ loại thảo dược nào cũng vậy thôi. Bạn cần sử dụng đúng liều lượng thì mới phát huy hết công dụng của nó được. Và dưới đây là cách sử dụng hà thủ ô đỏ đúng cách. 

4.1 Liều lượng được chuyên gia khuyên dùng

Nếu hà thủ ô chưa qua bào chế thành các dạng khác nhau. Nghĩa là dạng thô thì bạn chỉ nên dùng từ 9 đến 15g một ngày là nhiều rồi.

Dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi và nhiều yếu tố khác cần được cân nhắc để điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp là được. Bởi nếu có thể dùng tùy tiện sẽ khiến cơ thể bạn gặp nguy hiểm. Lúc này hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!

4.2 Hà thủ ô có các dạng bào chế nào? Dùng dạng nào là tốt?

Người ta có thể thái lát từ rễ cây hà thủ ô đỏ. Hoặc cũng có thể thâm các thảo dược khác.

4.3 Một vài cách dùng hà thủ ô được người xưa truyền lại

Những bài thuốc này dù đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả ca. Nhiều người đã sử dụng và cho kết quả khả quan. 

  • Bài thuốc 1

Bạn chỉ cần 30g hà thủ ô mà thôi. Sau đó chuẩn bị thêm 1 con gà đã làm sạch rồi nghiền hà thủ ô ra cho vào túi vải. Cuối cùng là nhét vào bụng gà. Cho vào nồi và nêm thêm gia vị để ninh nhừ đi là được. Bạn cứ ninh thành canh rồi ăn hết trong ngày là được.

  • Bài thuốc 2

Trứng gà ta chuẩn bị đủ 3 quả, thêm 60g hà thủ ô nữa. Đầu tiên là mang hà thủ ô đi nấu nước đã. Sau đó chắt bỏ bã rồi đập cả lòng đỏ và lòng trắng trứng vào nấu chín lên.

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì ?

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì ?

  • Bài thuốc 3

Nguyên liệu gồm có 1 lạng gạo tẻ, 3 quả táo đen Trung Quốc, 30g hà thủ ô đỏ và thêm 50g đường đỏ là được.

Đầu tiên mang hà thủ ô đi ngâm trong 2 giờ liền đã rồi sau đó cho vào nồi ninh liên tục 60p. Gạn lấy nước rồi cho gạo và táo vào nấu cháo. Khi ăn thì cho thêm đường vào là được.

Hoặc bạn cũng có thể lấy ít hà thủ ô hơn rồi cứ ninh như thế cho nhừ rồi thả thêm gạo vào ninh thành cháo. Lúc nào đói thì cho thêm mật ong vào ăn là được.

  • Bài thuốc 4

Sơn tra và hà thủ ô đỏ mỗi vị đúng 20g. Sau đó đem tất cả thái vụn rồi trộn với nhau. Đem hãm trà trong 20p rồi mới uống. 

  • Bài thuốc 5

Chuẩn bị các nguyên liệu sau 80g sinh địa, 120g hà thủ ô, 60g đương quy. Thêm 2,5l rượu trắng nữa là được. Đầu tiên là thảo dược đem thái vụn rồi trộn đều và cho vào túi vải. Cuối cùng thì thả vào bình rượu ngâm ủ 1 tuần. Bình rượu nên để ở nơi thoáng mát. Khi nào dùng thì chỉ cần uống 1 chén nhỏ thôi là được rồi. Tốt nhất là uống vào buổi sáng để có công dụng tốt nhất.

  • Bài thuốc 6

Long nhãn, hà thủ ô mỗi vị 2 lạng. Mật ong, kỷ tử mỗi vị 50g. Thêm 2l rượu nếp và 15g đinh hương nữa là được. Thảo dược đem thái vụn rồi trộn đều và ủ rượu trong 1,5 tháng. Khi nào dùng thì uống 1 chén nhỏ. Mỗi ngày không quá 2 chén là được.

5. Những lưu ý khi sử dụng hà thủ ô bạn cần nhớ

Để sử dụng hà thủ ô đạt hiệu quả hay bất cứ thảo dược nào cũng thế thôi. Bạn cần nhớ kỹ những lưu ý này để hạn chế được những rủi ro cho cơ thể là được. Có như vậy sức khỏe của bạn mới được đảm bảo. 

5.1 Hà thủ ô có tác dụng phụ không?

Đã ghi nhận 1 số trường hợp bị buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy khi dùng hà thủ ô đỏ.

Nếu chẳng may gặp phải tác dụng phụ thì bạn cần đến bác sĩ để điều trị nhé!

5.2 Tìm hiểu kỹ trước khi dùng hà thủ ô

Ở 1 số trường hợp bạn cần xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô đỏ:

  • Mẹ bầu và mẹ sau sinh
  • Đang điều trị thuốc Tây đặc trị
  • Dị ứng với hà thủ ô hay các thảo dược được bào chế chung với hà thủ ô.
  • Sức khỏe của bạn không ổn định, hay bị rối loạn.
  • Dị ứng thực phẩm hay các chất bảo quản.

Trước khi sử dụng cần cân nhắc lợi và hại của hà thủ ô đỏ. Tốt nhất là nên xin ý kiến bác sĩ điều trị cho yên tâm.

5.3 Hà thủ ô đỏ có thực sự an toàn không?

Những đối tượng nhạy cảm như mẹ bầu hay mẹ sau sinh và trẻ nhỏ thì nên dùng hà thủ ô theo chỉ định của bác sĩ. 

Những ai mẫn cảm với hà thủ ô quá thì bạn không nên dùng.

5.4 Hà thủ ô dùng với thuốc Tây có bị sao không?

Thuốc Tây và hà thủ ô có thể tương tác với nhau gây ra 1 vài tác dụng phụ. Vì thế bạn cần xin ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bằng hà thủ ô đỏ nhé!

Một số loại thuốc chống đông máu khi dùng cùng hà thủ ô có thể làm huyết áp của bạn hạ xuống thấp hơn mức an toàn.

Hay khi dùng hà thủ ô với thuốc lợi tiểu thì có thể làm máu của bạn giảm kali.

Cây hà thủ ô đỏ

Cây hà thủ ô đỏ

5.5 Những thực phẩm không dùng với hà thủ ô được

Một số thực phẩm cần kiêng nếu dùng với hà thủ ô như hành tỏi, tiêu hay củ cải.

Những người bị tụt huyết áp hay đường trong nước tiểu cao, hay đi phân lỏng thì nên hạn chế dùng.

5.6 Chế biến hà thủ ô đúng cách mới có hiệu quả

Hà thủ ô đỏ vừa có anthranoid gây ra tiêu chảy lại vừa có tannin gây ra táo bón. Chúng luôn hoạt động đối nghịch nhau. 

Nếu muốn dùng hà thủ ô mà không bị táo bón thì ngâm với nước vo gạo hoặc chế biến theo các cách trên. Nếu chế biến không chuẩn thì khi dùng lại vừa bị táo lại vừa tiêu chảy. Đương nhiên kết quả mang lại không cao rồi.

5.7 Những điều lưu ý khác

Người Việt Nam còn dùng rễ hà thủ ô trắng để làm thuốc bổ máu nữa. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào nghiên cứu rõ ràng về tác dụng này. Ngoài ra thì nó cũng hay được dùng để chữa cảm hay sốt rét. Mẹ sau sinh mà không có sữa cũng có thể dùng.

Bạn cần phân biệt cây hà thủ ô trắng với dây càng cua hay cây mác chim. Đây đều là những cây có độc tố.

6. Những câu hỏi thường gặp khi dùng hà thủ ô đỏ

Khi dùng hà thủ ô đỏ, nhất là đối với người mới dùng thì càng có nhiều câu hỏi. Dưới đây là những câu hỏi chúng mình hay gặp nhất đối với thảo dược hà thủ ô đỏ này. 

6.1 Dùng hà thủ ô nhiều có gây ra nóng trong không?

Bạn yên tâm là hà thủ ô không hề gây ra nóng trong đâu nhé! Bởi vì nó tốt cho gan, thận mà.

6.2 Dùng nhiều hà thủ ô có mụn không?

Bạn yên tâm là người ta còn dùng hà thủ ô pha với mật ong để trị mụn mà. Nên yên tâm là nó không gây ra mụn đâu nhé! Bạn chỉ cần kiêng đồ cay nóng và củ cải nữa là được.

6.3 Hà thủ ô có ảnh hưởng đến tiêu hóa không?

Bạn nên dùng với liều lượng thấp đã và tham khảo ý kiến của bác sĩ cho an toàn. Người nào hay đi phân lỏng, tỳ kém thì không nên dùng. 

6.4 Thực sự hà thủ ô làm mọc tóc sao?

Hà thủ ô chỉ được nói đến với công dụng trẻ hóa tóc và ngăn rụng thôi. Chứ không hề giúp tóc mọc thêm.

6.5 Hà thủ ô có dành cho trẻ em không?

Tốt nhất là không nên cho trẻ nhỏ dùng. Vì cơ thể các em không kịp phát triển để tiêu hóa hay hấp thụ được dược chất nhiều trong hà thủ ô.

7. Hướng dẫn bạn cách ngâm rượu hà thủ ô chữa bệnh hiệu quả

Ngoài việc dùng hà thủ ô để sắc lấy nước uống hay tán bột thì ngâm rượu cũng là cách được nhiều người dùng. Vừa có thể chữa bệnh lại vừa có thể bảo quản hà thủ ô được lâu hơn. 

Đương nhiên là bạn cần sơ chế hà thủ ô trước khi đem đi ngâm rượu rồi. Đầu tiên là rửa sạch đất cát khi mới đào lên đã. Sau đó cạo vỏ rồi thái mỏng. Nhớ là phải bỏ lõi đi nhé! 

Tiếp đó ngâm trong nước gạo khoảng 2 ngày là được. Mục đích để hà thủ ô không còn chát hay nóng nữa. Mỗi ngày nhớ thay nước 2 lần là được. Nếu để nước gạo lên men là hỏng ngay hà thủ ô đấy!

Nguyên liệu

Chuẩn bị:

  • Nước vo gạo 1000ml
  • Đậu đen nên chọn loại xanh lòng 500g
  • Rượu nếp 40 độ: 6-8l tùy bạn
  • Hà thủ ô 1500g.

Cách làm

Thực hiện:

Đầu tiên rang đỗ đen cho thơm đã. Bạn chỉ nên rang thơm vừa tới thôi chứ không nên rang kỹ quá. Như vậy sẽ mất chất mất. Sau đó cho hà thủ ô và đỗ đen vào bình rượu để ủ. Sau 3 đến 6 tháng nếu thấy rượu đạt độ như ý thì mang ra dùng.

Lưu ý

Không chỉ hà thủ ô mà cả rượu hà thủ ô cũng cần kiêng hành tỏi, đồ cây nóng và củ cải. 

Rượu hà thủ ô dù gì cũng là rượu nên bạn chỉ nên dùng vừa phải thôi. Nếu không sẽ phản tác dụng.

8. Cách trồng hà thủ ô

Hà thủ ô bạn hoàn toàn có thể trồng tại nhà với các cách làm cực kỳ đơn giản sau. Cứ theo quy trình này mà áp dụng thì bạn sẽ mau chóng có được những củ hà thủ ô đỏ chất lượng. 

8.1 Chọn đất trồng

Hà thủ ô hợp với nơi mát mẻ. Nhiệt độ tốt nhất là từ 20 đến 25 độ là được. Chính vì thế mà nó hay có ở các khu vực núi. Nói vậy cứ khi nhiệt độ xuống thấp thì cây vẫn chống chịu được.

Đất trồng hà thủ ô nên duy trì độ pH từ 5 đến 6,5 thôi. Lượng mưa ở khu vực đó dao động từ 1500 đến 1800mm là được rồi. Đất trồng cần đảm bảo ẩm nhưng thoát nước tốt.

Thường thì vào tầm tháng 8,9 hay tầm tháng 2,3 là người ta bắt đầu trồng. Nhưng thường thì người ta hay trồng vào mùa xuân vì có mưa, nhiệt độ hợp thì cây mau chóng thích nghi và nảy mầm.

Đất trồng nên chọn đất cao, độ mùn nhiều và thoát nước tốt. Bạn cần cày bừa cho đất thông thoáng đồng thời vơ sạch cỏ dại hay rễ cây còn lại. Sau đó đánh vồng cao hơn mặt đất chừng 30cm. Mỗi luống rộng cỡ 40cm là được rồi. Đây là kích thước nếu bạn trồng 1 hàng. Còn trồng 2 hàng thì nhân đôi lên.

Đối với cây lấy củ như hà thủ ô thì bạn cần nhiều phân chuồng và tro mùn để bón cho cây. Bón lót khoảng 20 đến 30 tấn 1 hecta trong 1 năm. Tốt nhất là bạn không nên trồng chay làm gì cả.

Khi bón thúc thì cần phân có cả kali, lân, đạm hòa cùng phân chuồng và nước giải loãng. Nên bón vào tầm tháng 4, 5 hoặc 6.

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì ?

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì ?

8.2 Cách trồng hà thủ ô theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn

Bạn nên trồng bằng củ sẽ tốt hơn. Đường kính của củ nên từ 3 đến 5cm là tốt nhất. Đầu tiên là đặt củ đã nảy mầm vào hốc trên luống đã bón phân. Mỗi củ cách nhau khoảng 30 đến 35cm là được. Sau đó vùi đất chặt lại và tưới ẩm nước cho củ.

Bạn cũng có thể trồng bằng dây thay vì bằng củ. Dây thì bạn chọn dây không quá già cũng không quá non. Hoặc bạn cũng có thể chọn lấy các đoạn thân có nhiều mầm ở sát đất là được. Mỗi đoạn chỉ cần dài chừng 30 đến 40cm là được. Sau đó cũng đặt xuống luống như trồng khoai lang bằng dây. Cách nhau tầm 30 đến 35cm là được rồi.

Thường thì người ta chọn trồng bằng dây vì dễ vận chuyển lại rẻ tiền. Hơn nữa con mau được thu hoạch mà cách nhân giống cũng dễ nữa.

Đặc tính của hà thủ ô đỏ là leo nên cần có giàn để chúng leo lên. Sau đó thì cần đều đặn làm cỏ, xới đất cho cây mau lớn. Chu kỳ mỗi tháng 1 lần là được. Khi làm cỏ xới đất thì kết hợp với bón phân luôn. Có thể bón thêm nước giải pha loãng nữa.

Thời điểm tốt nhất bạn nên bón cho cây là lúc cây được 2 tháng, 3 tháng hay 5 tháng tuổi.

Sau khi trồng khoảng 2 đến 3 năm là thu hoạch được rồi. Để lâu có thể khiến củ bị thối. Nhất là trên đất ruộng.

9. Câu chuyện thú vị về tên gọi hà thủ ô

Tương truyền dưới thời nhà Đường có ông Hà Điền Nhi đến 58 tuổi vẫn chưa có con vì cơ thể ốm yếu. Chính vì thế mà ông rất đau lòng.

Quá buồn chán y bèn xuống núi uống rượu say rồi nằm lăn ra ở bìa rừng để ngủ. Khi tỉnh dậy thì thấy bên người mình có cây dây leo từng cặp từng cặp cuốn vào nhau rồi lại buông ra. Kỳ quái vô cùng.

Trời vừa sáng y bèn đào cây mang về nhà trồng và uống nước sắc từ rễ cây 1 thời gian dài. Sau đó thì tóc y từ bạc hóa đen. 10 năm cũng sinh liền mấy đứa. Thọ tới tận 160 tuổi.

Cháu nội của y là Hà Thủ Ô sống tới 130 tuổi mà tóc vẫn đen cũng nhờ dùng thuốc ông nội truyền lại. Anh đem chia cho bà con làng xóm. Từ đó mới có tên là hà thủ ô.

10. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin về hà thủ ô đỏ mà có thể bạn đang quan tâm. Chúng mình hi vọng đây sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích để bạn có thể hiểu thêm về loại cây này. Đồng thời cũng sẽ có thêm nhiều bài thuốc chữa bệnh từ hà thủ ô đỏ. (tv)

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)