17 tác dụng của cây dứa dại – lưu ý và cách dùng hiệu quả

Cây dứa dại. Nghe cái tên cũng biết được đây là loại cây như nào rồi. Bản thân nó là một cây hoang mọc ở nhiều nơi. Và hầu như chẳng ai để mắt tới. Ấy vậy mà bỗng đâu thời gian gần đây nó lại nổi lên như một loại cây quý. 

Người ta đổ xô đi mua, đi tìm cho bằng được cây dứa dại. Cũng chỉ bởi vì có thông tin cho rằng nó chữa được bệnh. Không biết thực hư ra sao nhưng bỗng từ 1 cây cho không ai buồn lấy. Nay cây dứa dại lại như 1 vị thuốc quý được săn lùng đến khan hiếm luôn.

Cây dứa dại

Cây dứa dại

Thực tế thì bản thân cây dứa dại cũng có nhiều tác dụng. Người ta có thể dùng nó để điều trị 1 số bệnh đơn giản hoặc phức tạp 1 chút. Nhưng nhìn chung là có tác dụng điều trị bệnh. Chính nhờ tác dụng của cây dứa dại nên nó mới được nhiều người thích thú đi tìm đến vậy.

Nhưng cụ thể là nó chữa được bệnh gì? Dùng như thế nào? Có tác dụng phụ gì không thì có lẽ đến người sử dụng cũng không rõ lắm.

Và để các bạn hiểu hơn về cây này thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu các thông tin về loài cây này nhé! Sau khi đọc xong bài viết này hẳn bạn cũng sẽ có được câu trả lời phù hợp cho thắc mắc của mình đấy! Cùng tìm hiểu ngay sau đây với chúng tôi. 

1. Cây dứa dại là cây như nào? Đặc điểm của cây ra sao?

Một số nơi gọi cây dứa dại là cây sơn ba la, cây dứa gỗ, lộ đầu từ,… Nhưng thực chất tên các nhà khoa họ đặt cho cây là Pandamus tectorius Sol. Cây dứa dại được xếp vàng hàng các thực vật thuộc họ nhà dứa dại.

1.1 Hình dáng bên ngoài của cây dứa dại

Cây dứa dại cũng khá giống cây dứa bình thường. Cũng sẽ phân thành nhiều nhánh ở ngọn. Nhưng chiều cao của nó nhỉnh hơn. Thường là từ 3 đến 4m. Cây có nhiều rễ phụ rủ xuống mặt đất.

Các lá của cây sẽ tụ thành chùm ở đầu nhánh. Các lá dài từ 1 đến 2m có các gai nhỏ ở mép lá. Ở chính giữa lá sẽ có gân nổi rõ lên.

Bông đực của cây dứa dại mọc ở dưới cùng và rủ xuống với lớp bên ngoài màu trắng. Nó tách riêng hẳn với các bộ phận khác. Nhưng lại có mùi thơm rất hấp dẫn. Bông cái của cây thì là bông đơn có nhiều lớp nõn.

Cây cho quả giống như quả trứng nhưng to hơn nhiều. Mỗi quả sẽ dài từ 15 đến 25cm nối với cành bởi 1 cuống to. Khi quả còn non thì có màu xanh. Nhưng khi chín sẽ chuyển dần sang màu cam. Quả dứa dại được xếp vào dạng quả hạch với nhiều góc cạnh. Quả có nhiều hốc giống với quả dứa thông thường. Ở đỉnh của quả thường có bướu u ra.

Tác dụng của cây dứa dại

Tác dụng của cây dứa dại

1.2 Cây dứa dại có nhiều ở đâu? Cách thu hoạch chúng ra sao?

Tại nước ta, cây dứa dại ban đầu là mọc hoang nhưng dần dần đã được trồng ở nhiều vùng rồi. Những khu vực ven biển, rừng ngập mặn đều có. Trong đất liền thì dọc bờ ao hoặc chỗ nào có đất ẩm đều trồng được. 

Ở nước ta có những tỉnh có diện tích trồng dứa dại nhiều là Quảng Ninh, Hà Nam, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang. Ngoài ra còn có Đà Nẵng, Quảng Nam, Hòa Bình cũng có.

Không chỉ ở Việt Nam mà cây dứa dại còn có nhiều ở nước ngoài. Ví dụ như Trung Quốc, Mianma, Campuchia hay Thái Lan. Ở Ấn Độ hay Srilanka cũng có cây này.

Nếu thu hoạch các bộ phận của cây dứa dại thì người ta sẽ canh thời điểm thích hợp. Ví dụ như rễ thì khi rủa xuống mà chưa chạm đất sẽ được thu hái rồi rửa sạch. Thái lát sau đó phơi hoặc sấy khô. Cuống lá nếu có màu trắng (nghĩa là còn non) thì có thể dùng làm rau ăn. Quả của cây sẽ được thu hoạch rồi thái ra và phơi khô.

Cây dứa dại có tác dụng gì?

Cây dứa dại có tác dụng gì?

1.3 Cây dứa dại có những thành phần hóa học nào?

Đến tận bây giờ vẫn chưa có bất cứ báo cáo hay nghiên cứu nào chỉ ra được các chất có trong cây dứa dại. Nhưng người ta biết được rằng bông dứa dại lại có nhiều tinh dầu. Ví dụ như Benzyl. Do đó người ta thường lấy hạt phấn để chưng cất để lấy tinh dầu. Hoặc có thể dùng lá bắc để chưng cất lấy nước thơm.

Y học cổ truyền cho rằng đọt non của cây ngọt và hàn. Do đó người ta thường sử dụng để thanh nhiệt và tiêu độc. Ngoài ra cũng được tận dụng để giã rượu, long đờm,… 

Rễ cây cũng ngọt nhưng nhạt hơn và mát. Còn hoa thì ngọt và hàn. Do đó cả hai đều được dùng để giải trừ nhiệt độc, tiêu trừ thấp nhiệt.

Xem thêm:

2. Cây dứa dại dùng làm gì? 17 tác dụng của cây dứa dại

Người ta thường sử dụng đọt non hay rễ dứa để điều trị các bệnh về thận, bệnh trĩ. Ngoài ra quả dứa cũng được tận dụng để tăng cường sức khỏe cho người đi tiểu khó, tiểu đường,….

Nhìn chung cây dứa dại có nhiều công dụng. Nhưng hẳn mọi người chỉ được nghe nói đến 1 vài công dụng của nó thôi. Còn thực tế có bao nhiêu công dụng thì chẳng mấy ai rõ. Vậy cây dứa dại có công dụng ra sao và dùng như thế nào? 

1. Người bị kiết lỵ

Sách “Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách” có ghi là dùng 30 đến 60g quả dứa dại đun nước uống hằng ngày. Thì sẽ chữa được bệnh kiết lỵ.

2. Cải thiện thị lực

Sách “Cương Mục Thập Di” cũng ghi một bài thuốc dùng cây dứa dại để tăng cường thị lực. Đó là dùng quả dứa dại thái lát mỏng ra rồi ngâm với mật ong để ăn mỗi ngày. Mỗi ngày đều đặn ăn 1 quả ngâm mật ong. Kiên trì 30 ngày sẽ thấy kết quả cải tiến trông thấy luôn.

3. Người bị cảm nắng

Sách “Lĩnh Nam Thái Dược Lục” có nói về nhiều công dụng của cây dứa dại đối với sức khỏe con người. Trong đó có bài thuốc điều trị cảm nắng. Chỉ cần lấy 1 nhúm vài miếng mỏng từ quả dứa dại để đun nước uống mỗi ngày là được.

Hướng dẫn dùng dứa dại trị bệnh

Hướng dẫn dùng dứa dại trị bệnh

4. Thối xương

Trong “Lĩnh Nam Thái Dược Lục” người ta cũng chỉ ra cách điều trị tình trạng loét lâu ngày gây ra thối xương. Cụ thể là lấy đọt non của cây để giã nát ra rồi đắp vào chỗ bị thương là được.

Đọt non làm nhiệm vụ hút sạch mủ ở vết thương và ngăn không cho vi khuẩn tấn công. Từ đó giúp vết loét mau lên da non hơn.

5. Vết loét lâu ngày không khỏi

Sách “Lĩnh Nam Thái Dược Lục” cũng nói thêm 1 vài bài thuốc điều trị lở loét bằng cây dứa dại. Đó là điều trị tình trạng bắp chân lở loét. Chỉ cần giã nát đọt dứa dại non rồi trộn với đậu tương để đắp vào chỗ loét thôi. 

Hỗn hợp này không chỉ sát trùng vết thương mà còn giúp vết thương mau lành hơn.

6. Viêm gan siêu vi

Thực tế thì trong sách “Hiện Đại Thực Dụng Phương Tễ” người ta cũng có nói đến việc dùng dứa dại để điều trị bệnh viêm gan siêu vi. Cụ thể là lấy cốt khí củ, dứa dại quả, nhân trần mỗi vị 12g. Thêm vỏ quýt và chó đẻ mỗi vị 8g. Cùng với đó là ngũ vị từ 6g và cam thảo 4g đem nấu cùng 1000ml nước là được.

Đun đặc đến khi còn tầm 450ml thì tắt bếp. Lấy nước đó chia ra 3 lần để uống khi đói hết trong ngày.

7. Tâm trạng không yên, chân tay bứt rứt

Xích tiểu đậu, đọt dứa non mỗi vị 30g. Thêm đăng tâm thảo 6g và búp tre 15 cái rồi đem đi nấu nước uống.

8. Trị ho

– Cách 1: Lấy hoa dứa dại vài ba cái rồi đem nấu nước uống là được. Như vậy sẽ điều trị được bệnh ho do cảm.

– Cách 2: Có thể dùng rễ cây dứa dại 1 nhúm chừng 25g đem nấu nước. Nước đó chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

9. Người bị xơ gan cổ trướng

Dứa dại quả, lá quao mỗi vị 20g. Thêm lá cây ô rô 12g nữa rồi đun tất cả để lấy nước uống. Mỗi lần uống 150ml. Ngày uống 300ml. Cách tốt nhất là dùng trước bữa ăn để mang lại hiệu quả cao.

10. Viêm đường tiết niệu

Rễ cây dứa dại, rễ cỏ tranh, hạt quả chuối hạt, rễ cây lau, củ cỏ ống. Mỗi nguyên liệu lấy 1 lượng từ 10 đến 12g là được. Thêm khoảng 15 hoặc 20g kim tiền thảo. Và bông mã đề chừng 8 đến 10g là được.

Cho vào nồi đun tất cả lấy nước. Nước đó chia ra uống vài ba lần mỗi ngày. KHi uống thì uống trước bữa ăn cỡ 150ml thôi.

11. Tiểu khó chịu

Lấy đọt dứa non khoảng 15 đến 20g tùy tình trạng bệnh để đun nước uống.

12. Người khó ngủ gây đau đầu

Để cải thiện tình trạng này thì lấy 30g rễ dứa sao thơm vàng lên rồi đi đun nước uống. Ngày uống nước từ rễ cây 2 lần là được.

13. Giúp cơ thể khỏe mạnh

Lấy quả dứa thái lát mỏng rồi ngâm với rượu 1 thời gian. Khi nào dùng thì uống 1 chén nhỏ trong bữa ăn để có kết quả tốt nhất.

15. Nam giới bị viêm tinh hoàn

Lá tía tô, lá quất hồng bì mỗi vị 30g. Thêm vào quả dứa dại khoảng 30g nữa. Có thể lấy thêm miễn sao không quá 60g là được. Đem các nguyên liệu rửa sạch rồi nấu nước để rửa tinh hoàn khi nước còn ấm.

16. Lòi dom

Giã đọt non và rễ non giã ra rồi đắp vào chỗ lòi dom. Kiên trì 1 tháng sẽ khỏi.

17. Giảm đau do chấn thương

Theo kinh nghiệm dân gian thì chỉ cần lấy rễ dứa giã nát ra rồi đắp vào chỗ bị thương là được. Nhớ là băng bó lại cẩn thận.

Xem thêm:

3. Dùng cây dứa dại để điều trị các bệnh về thận

Sỏi thận được hình thành là do bạn nhịn tiểu lâu ngày. Các chất cặn không thải ra ngoài được nên tích tụ lại trong thận gây ra sỏi. Theo nhiều người thì cây dứa dại có nhiều chất điều trị tốt cho bệnh sỏi thận. Nhưng phương pháp này chỉ áp dụng cho người bị dạng nhẹ mà thôi.

Nếu là các trường hợp nặng hơn thì cần có sự can thiệp của y học hiện đại và các bác sĩ chuyên khoa.

3.1 Cách 1

– Hạt quả chuối hột, rễ cỏ tranh, rễ cỏ lau, củ cỏ ống mỗi vị đúng 12g. Thêm rễ dứa dại 20g, lá mắt trâu 20g và bông mã đề 10g rồi cho tất cả vào nồi đun lấy nước uống. Ngày uống vài ba lần. Mỗi lần cỡ 100ml hoặc hơn 1 chút. Như vậy sẽ có công dụng làm tan sỏi tiết niệu, sỏi thận 1 cách từ từ.

3.2 Cách 2

– Canh nấu thì một ngày bạn lấy 60g rễ dứa dại nấu cùng 1 lạng thịt nạc lợn băm nhuyễn là được. Tuần chỉ cần ăn canh này 3 đến 4 lần là sẽ được.

Kết hợp với đó mỗi ngày bạn lấy rau dừa nước khô 60g, rau má 16g, bông mã đề 12g, bồ công anh 16g đem đun với nước để uống là được. Nên uống ngày 2 lần trước ăn mỗi lần cỡ 1 cốc to là được. Bài thuốc này điều trị viêm thận hiệu quả.

3.3 Cách 3

– Lấy 1 nắm đọt non từ dứa dại đem nấu nước uống để cải thiện tình trạng đau đớn khi đi tiểu.

4. Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng cây dứa dại

Mặc dù cây dứa dại có nhiều công dụng nhưng nó cũng đồng thời có nhiều tác dụng phụ. Nếu bạn lạm dụng hoặc dùng không đúng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó cần ghi nhớ những điều sau để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả và an toàn.

4.1 Liều dùng

  • Nếu dùng đọt non thì mỗi ngày chỉ dùng tối đa 30g mà thôi
  • Dùng rễ cây để uống thì chỉ cần 10 đến 15g mỗi ngày
  • Quả dứa dại không được dùng quá 40g mỗi ngày để nấu nước uống.

4.2 Những ai dùng được cây dứa dại

  • Những người mắc bệnh về thận hay đường tiết niệu như sỏi thận, viêm thận, viêm bàng quang, đi tiểu khó khăn.
  • Người bị bệnh trĩ hay thoát vị bẹn cũng dùng được.
  • Ngoài ra cũng có thể dùng cho bệnh nhân bị đái tháo đường.

4.3 Lưu ý khác

  • Người ta chỉ dùng quả dứa dại để điều trị viên gan cấp tính hoặc viêm gan siêu vi mà thôi. Chứ nó không có tác dụng điều trị tất cả các bệnh về gan. Do đó nếu không phải bị 2 bệnh này thì tuyệt đối không nên dùng kẻo ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
  • Cây dứa dại có 1 lớp phấn trắng có độc. Do đó nếu mà không được sự hướng dẫn hay lời khuyên của bác sĩ thì tốt nhất không nên sử dụng. Nếu lớp phấn này không được sơ chế đúng cách mà dùng thời gian dài có thể khiến cơ thể nhiễm độc, thận viêm và nhiều tác hại khác.

5. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin về cây dứa dại. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng nếu đã tìm hiểu kỹ càng tác dụng của cây dứa dại. Nhưng tốt nhất vẫn nên xin ý kiến bác sĩ để mang lại kết quả điều trị tốt nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)