11+ tác dụng của đỗ trọng – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Đỗ trọng là một trong những vị thuốc quý có tác dụng nâng cao sức khỏe, phòng chống và điều trị nhiều căn bệnh thường gặp cũng như bệnh hiểm nghèo.

Theo nam dược, đỗ trọng giúp bổ can thận, tăng đọ dẻo dai của gân cốt. Chuyên trị các chứng đau lưng, thận hư gây liệt dương. Đáng chú ý, đỗ trọng có tác dụng chữa hiếm muộn, vô sinh rất tốt. Bên cạnh đó, phụ nữ có bầu dùng đỗ trọng sẽ giúp an thai.

Đỗ trọng

Đỗ trọng

Theo khoa học hiện đại, cây đỗ trọng là vị thuốc điều trị các bệnh về tim mạch rất tốt. Có thể đến các công dụng của đỗ trọng như: giãn tĩnh mạch, hạ huyết áp, tăng lượng máu đến động mạch vành của tim và giảm lượng cholesterol độc hại trong huyết thanh.

Ngoài ra, đỗ trọng còn là vị thuốc không thể vắng mặt trong các bài thuốc cải thiện chức năng quan hệ tình dục, kích thích sự hưng phất của tuyến yên và ức chế các cơn co tử cung ở phụ nữ.

1. Tìm hiểu về đặc điểm của cây đỗ trọng

1.1 Đỗ trọng là cây gì?

Cây đỗ trọng thuộc họ Eucommiaceae. Nó có tên khoa học Eucomia ulmoides Oliv. Sách Bản Kinh là tài liệu đầu tiên ghi nhận vai trò của vị thuốc này. Bên cạnh đó, cây đỗ trọng còn được gọi bởi một cái tên khác là cây mộc miên do chất sợi tơ bạc có trong vỏ của nó.

Đỗ trọng là một loại cây thuốc nam thuộc họ thân gỗ. Vỏ của cây mày xám, đường kính thân chừng 33-50 cm. Cây cao khoảng 15 – 20 m. Lá cây hình tròn hơi méo giống quả trứng. Cuống lá hình thùy hoặc hình bầu dục. Phiến lá mỏng, phần đuôi nhọn có răng cưa, màu xanh thẫm. Lá non sẽ có lông tơ. Lá già lớp lông tơ này biến mất khiến bề mặt lá trở nên nhẵn bóng, có vân vằn.

Hoa của cây đỗ trọng là hoa đơn tình khác gỗ. Hoa đực mọc thành chùm. Hoa cái chỉ mọc tập trung 5 – 10 lá ở nách lá. 

Quả cuae cây có cánh mỏng dẹt. Phần giữ quả hơi lồi một chút. Bên trong quả có hạt dẹt. Hạt tròn hai đầu và thường dùng làm giống trồng cây.

Cây đỗ trọng

Cây đỗ trọng

1.2 Cây đỗ trọng có mấy loại?

Hiện nay có 2 loại cây đỗ trọng phổ biến là cây đỗ trọng nam và cây đỗ trọng bắc. Bạn có thể dễ nhàng nhận diện 2 loại đỗ trọng này bằng đặc điểm hình dáng vỏ của nó. 

Cây đỗ trọng nam: Vỏ dày 0.2-0,4cm, cuộn hình lòng máng. Mặt ngoài của vỏ có màu vàng nâu hoặc vàng sáng. Trên bề mặt có nhiều đường nứt dọc. Mặt trong của vỏ khá nhẵn. Vỏ cây đỗ trọng nam cứng và khó vẻ. Khi ăn vị hơi chát, nhat và không có mùi thơm.

Cây đỗ trọng bắc: Vỏ dày 0,1 – 0,4 cm, vỏ dẹt phẳng không cuộn như cây đỗ trọng nam. Bê cạnh đó, vỏ cũng có màu đậm hơn, nâu vàng hoặc nâu xám, có nhiều nếp nhăn và các lỗ vỏ. Mặt trong vỏ có màu nâu tím. So với cây đỗ trọng nam, đỗ trọng bắc vỏ giòn nên rất dễ bẽ gãy, mũi cũng thơm hơn và vị đắng tự nhiên.

1.3 Khu vực phân bố và kỹ thuật thu hái

Cây đỗ trọng không phải là giống cây thuần Việt. Tổ tiên của nó là quốc gia Trung Hoa láng giềng. Nó được du nhập và Việt Nam từ lâu và ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều tỉnh thành.

Vỏ cây đỗ trọng thường được thu hoạch vào 2 tháng 4 và 5. Đầu tiên người ta sẽ dùng cưa cưa đứt một đoạn dài ngắn phù hợp quanh vỏ cây. Sau đó, họ sẽ dùng một con dao sắc rạch dọc thân cây các đường để dễ dàng bóc các đoạn vỏ hơn.

Tuy nhiên, thu hoạch vỏ đỗ trongj cũng cần hết sức cẩn thận và đúng kỹ thuật nếu không cây rất dễ chết. Khi bóc vỏ cây, bạn không nên bóc hết một lượt mà hãy dừng ở ⅓ mức độ quanh thân cây. Có như vậy cây mới dễ sinh trưởng lại và cho thu hoạch tốt các lần sau.

Vỏ đỗ trọng sau khi thu hoạch về bạn chần qua nước sôi cho sạch nhựa và chất sừng của vỏ. Tiếp đó bạn  lót rơm bên dưới rồi trải vỏ ra chỗ bằng phẳng. Bên cạnh đó bên trên bạn cần dùng các vật đè nét để duỗi thẳng miếng vỏ. Sau cùng bạn phủ một lớp rơm thật kín bên trên.

Sau khoảng 1 tuần đỗ trọng đã chảy hết nhựa. Bạn lấy ra kiểm tra thấy có màu tím là được. Bạn đem phần vỏ này đi phơi khô. Sau đó cạo sạch lớp vỏ cứng bên ngoài đến khi miếng vỏ nhẵn bóng là được. Bạn có thể cắt nhỏ và cất đi dành sử dụng.

Xem thêm:

2. Đỗ trọng trị bệnh gì? 11 tác dụng của cây đỗ trọng

Đỗ trọng là vị thuốc quen thuộc trong nhiều bài thuốc dân gian dùng chữa các benhehj như đau lưng, cầm máu, bổ thận tráng dương, cường gân cốt. Ngoài ra còn có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng ngứa chảy nước, chữa tiểu gắt, chống co giật và nhuận can táo. Với phụ nữ có thai rất tốt trong việc dưỡng thai.

1. Đỗ trọng giúp trị đau mỏi lưng, thận hư

Dùng đỗ trọng để chữa trị chứng đau mỏi lưng, thận hư, bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc sau:

Bài thuốc 1:

  • 16 gram đỗ trọng
  • 16 gram ngưu tất
  • 16 gram thỏ ty tử
  • 16 gram nhục thung dung
  • 16 gram hồ lô ba
  • 16 gram bổ cốt chỉ
  • 16 gram  đương quy
  • 16 gram tỳ giải
  • 16 gram bạch tật lê
  • 16 gram phòng phong
  • 8 gram nhục quế
  • 1 đôi bồ dục lợn.

Trước tiên bạn nấu chín bồ dục lợn rồi cắt nhỏ, nghiền cho nát rồi đem sấy khô. Các loại dược liệu còn lại bạn tán nhuyễn thành bột mịn. Tiếp đó nghiền cùng bồ dục lợn cho hỗn hợp được mịn. Bạn cho thêm mật rồi luyện viên các dược liệu đã tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 12g chiêu cùng nước đun sô. Mỗi ngày dùng uống 2 lần.

Cây đỗ trọng tự nhiên

Cây đỗ trọng tự nhiên

Bài thuốc 2:

  • 12g đỗ trọng
  • 12g đan sâm
  • 6g xuyên khung
  • 6g tế tân
  • 4g quế tâm

Các dược liệu trên bạn ngâm rượu rồi dùng uống.

4. Giúp bổ thận, tráng dương

  • 250g đỗ trọng
  • 250g mạch môn
  • 250g ngưu tất
  • 250g câu kỷ tử
  • 250g sơn dược
  • 250g thỏ ty tử
  • 240g sơn thù nhục
  • 125g lộc nhung
  • 63g ngũ vị tử
  • 500g thục địa.

Bạn nghiền nhuyễn thành bột mịn các vị dược liệu trên rồi luyện với mật làm thành các viên tròn. Mỗi lần bạn lấy 12g chiêu với nước muối nhạt. Dùng uống mỗi ngày 2 lần.

3. Giúp trị mồ hôi trộm (sau bệnh)

Bạn dùng đỗ trọng và mẫu lệ, tán nhuyễn thành bột theo tỷ lệ 1:1. Mỗi lần lấy uống 20g trước khi đi ngủ.

4. Giúp trị bệnh ứ huyết (kèm đau lưng)

Đan sâm, đỗ trọng mỗi loại 240g, xuyên khung 50g, thêm 1,5l rượu trắng. Thái nhỏ các vị thuốc để ngâm rượu, đậy kín bình, ngâm chừng 5 ngày có thể dùng được. Hâm nóng để uống, tùy liều lượng thích hợp, tránh uống say.

Sử dụng đỗ trọng tốt cho sức khỏe

Sử dụng đỗ trọng tốt cho sức khỏe

5. Giúp an thai ( điều trị thai bị động khi 2-3 tháng)

Tẩm nước gừng cùng đỗ trọng, sao cho đứt tơ. Thêm xuyên tục đoạn tẩm rượu rồi tán bột. Kết hợp nhục táo nấu kỹ, lấy phần nước trộn thuốc bột thành viên, uống cùng nước cơm.

6. Chữa bệnh phong lạnh, đau cột sống, thắt lưng

Bạn sao vàng 640g đỗ trọng rồi ngâm trong rượu 10 ngày. Mỗi ngày lấy uống 3 lần.

7. Chữa các bệnh sau khi sinh

Trước tiên bạn nghiền thành bột đỗ trọng. Tiếp đó nấu nhừ táo nhục. Sau đó trộn đều cùng bột đỗ trọng rồi vo viên lại. Mỗi ngày bạn uống 2 lần (1 viên/ lần). Uống trước khi ăn cơm.

8. Đỗ trọng giúp điều trị cho người bị huyết áp cao

80g  đỗ trọng sống

80g hạ thảo khô

40g thục địa

40g đơn bì mỗi thứ

Bạn tán nhuyễn thành bột mịn rồi vo thành viên, Mỗi ngày bạn lấy uống 2 – 3 lần (12g / lần)

9. Trị liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, thận yếu

Bạn mua gan lợn về rửa sạch với nước muỗi loãng. Sau đó thái thành miếng vừa ăn Cho vào nồi thêm chút nước và nấu cùng đỗ trọng. Khi gan mềm nêm gia vị cho vừa ăn, nấu thêm một lúc nữa cho gan thấm gia vị rồi bắt xuống và thưởng thức.

10. Giúp điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa

Thịt lợn bạn rửa sạch rồi nấu cùng đỗ trọng. Ăn liên tục trong nhiều ngày.

11. Bài thuốc chữa đau cột sống

Bài thuốc 1: Ngâm 3kg đỗ trọng trong 2l rượu. Sau 7 ngày lấy uống 3 lần / ngày, mỗi lần uống 15 – 30ml.

Bài thuốc 2:

300g đỗ trọng

200g xuyên khung

160g quế chi

80g tế tân

Thái nhỏ các dược liệu rồi ngâm với 10l rượu. Sau 5 ngày bạn lấy uống mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần uống 10 – 20 ml. (Khi điều trị kiêng ăn hành tươi và rau sống)

12. Trị đau lưng ( kèm theo chân không đi được)

Bài thuốc 1:

320g đỗ trọng nướng

160g khương hoạt

80g thạch nam

3 cái đại phụ tử (bỏ vỏ)

Thái nhỏ các nguyên liệu rồi ngâm cùng 7 lít rượu. Sau 5 ngày có thể lấy dùng được.

Bài thuốc 2: Nấu 15g đỗ trọng và 30g kỷ tử nấu. Lọc bỏ bã. Phần nước thu đươc hầm cùng xương ống lợn. Khi xương nhừ thi lọc bỏ xương, thêm đường phèn  rồi ăn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều.

3. Đỗ trọng và một số thông tin bạn chưa biết?

3.1 Những ai nên sử dụng cây đỗ trọng trị bệnh

Cây đỗ trọng phù hợp với nhiều đối tượng. Đặc biệt tốt cho người cần bổ thận tráng dương, di tinh, đau đầu…

4. Lời kết

Đỗ trọng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn điều trị bệnh bằng vị thuốc này nhé!

Xem thêm:

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)