31 tác dụng của cây dâu tằm – cách dùng và lưu ý quan trọng

Cây dâu tằm từ lâu đã rất thân thuộc đối với người dân Việt Nam rồi. Thường thì lá dâu hay để cho tằm ăn nên người ta mới gọi là dâu tằm. Thậm chí có nơi còn dùng làm rau cũng rất ngon nữa đấy! Quả dâu tằm thì làm mứt ngon mê ly. Đối với đứa trẻ con nào sinh ra ở làng quê như chúng mình là chẳng thiếu những lần đi vặt dâu tằm để ăn. 

Cây dâu tằm

Cây dâu tằm

Nhưng bạn biết không, ngoài lá hay quả thường được nhiều người sử dụng để ăn ra. Nhiều bộ phận khác của cây cũng được tận dụng để làm thuốc đấy! Bạn không tin ư? Đương nhiên lần đầu mình cũng thấy khá lạ lẫm. Về sau khi tìm hiểu mình mới thấy đúng thật là có nhiều bài thuốc từ dâu tằm thật. 

Không những thế mà nó dù truyền miệng vẫn có rất nhiều người áp dụng và đã thành công rồi đấy! Đương nhiên là những bài thuốc này chưa có tài liệu nào dẫn chứng cụ thể cả. Song không thể phủ nhận công dụng của nó được. 

Và để giúp các bạn hiểu hơn về tác dụng của cây dâu tằm cũng như các bài thuốc từ chúng thì hãy đến với bài viết này. Hi vọng đây sẽ là một bài viết bổ ích cho những ai đang tìm hiểu về cây này. Cùng đón đọc ngay sau đây nhé! 

1. Cây dâu tằm là cây như nào? Cùng tìm hiểu về đặc điểm của cây

Ngoài cái tên dâu tằm đã quá nổi tiếng thì người ta còn gọi nó với cái tên khác là cây tầm tang, cây dây cang,… Đó chỉ là cách gọi khác nhau của từng vùng thôi. Chứ thực chất nó vẫn là 1 cây mà thôi.

Danh pháp của nó được các nhà khoa học đặt cho là Morus alba L . Cây dâu tằm được xếp vào nhóm thực vật họ thân gỗ.

1.1 Cây dâu tằm trông như thế nào?

Thân cây dâu tằm nhỏ chỉ tầm bằng đầu đũa, là thân gỗ. Chiều cao trung bình của nó là từ 3 đến 5m. Cây có nhiều cành và nhánh khác nhau. Khi cành còn non thì sẽ có màu xanh và 1 lớp lông tơ mỏng. Còn khi nào cành già thì chuyển sang màu trắng xám và không có lông nữa.

Các lá dâu tằm to bản, mỏng, màu xanh đậm. Các lá sẽ mọc so le nhau với phần mép có nhiều răng cưa. Lá dâu tằm có hình bầu dục và phần mũi thì hơi nhọn. Tùy từng cây mà lá có thể chia thành 3 thùy hoặc không chia thành thùy nào cả.

Các bông hoa sx mọc từ khác gốc nhau. Cây dâu là giống cho hoa đơn tính. Những bông hoa đực thì đài và nhị đều có 4. Còn những bông hoa cái lại mọc thành từng khối chứ không mọc riêng lẻ. Thường hoa cái chỉ có 4 lá đài mà thôi. Vào độ tháng 4 tháng 5 hằng năm thì cây bắt đầu có hoa và nở nhiều.

Quả dâu tằm sẽ bắt đầu có từ tháng 6 đến tháng 7. Những quả dâu được bao trong lá đài như quả kéo có màu xanh khi non. Khi chín chúng có thể chuyển sang màu đỏ đen hoặc đen. Quả dâu tằm có vị chua ngọt ăn rất thích.

1.2 Cây dâu tằm có nhiều ở đâu, thu hái vào lúc nào?

Lần đầu tiên cây dâu tằm được tìm thấy là ở Trung Quốc. Hiện tại thì nó đã phổ biến ở hầu khắp các nước châu Á rồi. Còn tại Việt Nam nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ rất lâu rồi. Đến nay nó vẫn được duy trì đều đặn ở 1 số địa phương.

Thông thường người Việt hay trồng cây dâu ở ven các con sông lớn ở Bắc Bộ như sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình,… Ở phía trong thì một số tỉnh như Lâm Đồng hay các tỉnh quanh khu vực sông Cửu Long cũng có.

Nếu người miền Bắc trồng cây dâu với đúng mục đích là nuôi tằm. Thì người miền Nam phần lớn là thu hái quả để làm đồ ăn. Ngoài ra thì cả 2 miền đều có người tận dụng cây dâu tằm để làm thuốc chữa bệnh hay bồi bổ cơ thể.

Khi quả dâu tằm vào vụ và bắt đầu chín là lúc người ta thu hái. Đến cuối thu khi cây rụng hết lá rồi thì bắt đầu thu hoạch vỏ rễ. Khi thu hoạch người ta chỉ lấy phần vỏ rễ sau khi đã cạo sạch. Sau đó có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Đến tầm tháng 5, tháng 8 là thời điểm bọ ngựa sinh sản mạnh nhất. Nên lúc này người ta bắt đầu thu hoạch tang phiêu diêu để làm thuốc chữa bệnh. Vì công dụng của nó thời điểm này được đánh giá là tốt nhất.

Cách thu hái cũng khá đơn giản thôi. Sau khi bọ ngựa giao phối vào buổi tối thì người ta để 1 đêm cho vỏ của tổ khô lại. Sau đó mới bóc về đem sấy chín trứng bên trong đi là được.

Tác dụng của cây dâu tằm

Tác dụng của cây dâu tằm

1.3 Có mấy loại cây dâu tằm

Hiện tại thì có 2 loại dâu tằm phổ biến nhất. Bạn có thể căn cứ vào đây để chọn cho mình loại dâu chữa bệnh hay trồng hiệu quả nhất. 

Dâu tằm cảnh

dâu tằm cảnh cũng là loại cây mà được rất nhiều người mê cây cảnh lựa chọn. Vì theo họ cây này thế cũng đẹp mà uốn thế cũng dễ hơn nhiều cây khác. Hơn nữa uốn theo kiểu nào, hình dáng nào cũng được. Hơn hẳn nhiều cây bonsai khác.

Thêm 1 lý do khiến người ta thích cây bonsai cảnh là vì lá và quả của nó có màu sắc khá thu hút nên càng hấp dẫn hơn.

Dâu tằm bonsai

Thị hiếu của người dân đang dần thay đổi ví dụ như thích dâu tằm cảnh chẳng hạn. Chính vì thế mà hiện nay có nhiều nơi bán chúng với mức giá khác nhau. Mức giá này sẽ tùy thuộc vào dáng cây và thế của cây. Cây nào đẹp thì có giá hơn 100 triệu là bình thường.

Tại Hà Nội thì đường hoa Vạn Phúc là nơi tập trung rất nhiều loại cây cảnh khác nhau. Bạn có thể tới đó để tìm cho mình cây dâu ưng ý nhất nhé!

1.4 Cây dâu tằm dùng những bộ phận nào làm thuốc? Và chữa được bệnh gì?

Người xưa tận dụng mọi bộ phận của cây để làm thuốc chữa bệnh.

Lá dâu được sử dụng để làm thảo dược thanh nhiệt, ngăn chặn vi khuẩn cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ một số bệnh như đái tháo đường hay các bệnh về mắt. Ngoài ra thì lá dâu còn được sử dụng cho tằm ăn nên có tên gọi là dâu tằm.

Một số nơi lá dâu còn là món rau trộn gỏi, món canh rất hấp dẫn nữa. Nếu lá dâu tằm kết hợp thêm các loại thảo dược khác thì có thể điều trị bệnh về da, ho khan, hạ huyết áp,… tốt. Nói chung là khá nhiều công dụng.

Vỏ rễ của cây dâu hay còn gọi là tang bạch bì sau khi sơ chế thì được dùng là vị thuốc thanh nhiệt. Giảm tình trạng sưng viêm ở các vết thương.

Cành dâu (tang chi) trong Đông y có vị đắng, tính ôn. Nhờ thế mà nó tiêu trừ phong thấp, đả thông kinh mạch, lợi tiểu, giảm hen, tăng cường gân cốt tốt. Quả dâu ngoài làm đồ ăn thì nó cũng được tận dụng để làm thuốc tốt cho gan thận. Hay nâng cao chất lượng máu.

Tang ký sinh thực ra chính là những cây tầm gửi dây ở trên cây dâu đấy! Bình thường đại đa số sẽ vô dụng. Nhưng riêng với cây này thì bạn hãy tận dụng để điều trị các bệnh về khớp nhé!

Thậm chí để tổ bọ ngựa ở trên cây (tang phiêu diêu) còn được dùng để chữa bí tiểu, tăng chất lượng tinh trùng nữa đấy! Vì tính vị của chúng là ôn, vừa mặn lại vừa ngọt.

Quả dâu như mình vừa nói cũng làm thuốc tốt cho gan thận. Người ta cũng hay dùng quả dâu để làm trẻ hoa râu tóc. Ngoài ra thì hay được dùng để làm mứt, kẹo,…

Sâu ở cây dâu cũng được dân gian tận dụng để điều trị đau mắt ở trẻ nhỏ. Những em mắt nhiều gỉ và hay chảy nước mắt.

1.5 Tác dụng riêng của thân cây dâu tằm

Ngoài việc là một cây cảnh có thế đẹp, dễ uốn thì thân cây cũng được tận dụng để làm thuốc nữa đấy! Thậm chí còn là những bệnh mà nhiều khi thuốc Tây cũng bó tay ấy chứ!

  1. Cải thiện tình trạng bí tiểu, ho do đờm. Hay chữa được cả chứng phù thũng nữa đấy!
  2. Những người có tình trạng bị đau xương khớp thì nên sử dụng thân cây dâu vì nó rất tốt cho xương khớp của bạn.
  3. Nó là liều thuốc bổ tự nhiên để cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tăng cường. Từ đó cơ thể sẽ tránh được 1 số bệnh cảm mạo thông thường.
  4. Nếu bạn bị thổ huyết thì hãy lấy rễ và vỏ cây ngâm với nước vo gạo 48 tiếng rồi đem đi phơi khô và sao vàng. Khi nào dùng thì chỉ cần lấy 10g để nấu nước là được.
  5. Thân cây dâu đem nấu cao cũng là cách để ức chế các vi khuẩn. Đồng thời làm các men trong cơ thể cao thì hạ xuống.

Xem thêm:

2. Cây dâu tằm dùng trị bệnh như thế nào? Tác dụng của cây dâu tằm

Bạn có thể tận dụng cây dâu tằm với những bộ phận khác nhau để làm thuốc chữa bệnh cho tốt. Bởi vì cây dâu là cây có vị ngọt hơi đắng và mát. Khi vào cơ thể nó chỉ yếu đi vào can thận và phế. Do đó mà nó chữa được khá nhiều bệnh đấy!

Bạn có thể cân nhắc để áp dụng các bài thuốc dưới đây để có thể điều trị bệnh hiệu quả hơn. 

1. Chữa bệnh đau mắt đỏ

Đem phơi khô lá dâu tươi đi rồi đốt thành than. Sau đó lại lấy than đi nấu nước để rửa mặt hằng ngày. Một thời gian ngắn sau sẽ thấy hết đau, hết ngứa.

Còn người bị đau mắt đơn giản thì có thể  nấu nước lá dâu rồi rửa mặt hằng ngày cũng khỏi.

2. Giảm huyết áp xuống mức an toàn

Đối với người bị huyết áp có thể lấy lá dâu tằm nấu canh với cá diếc rồi ăn hết là được.

3. Tốt cho người tiểu đường

Quả dâu khi chín thì đem chắt lấy nước cốt rồi đem nấu cao. Khi nào dùng thì lấy 1 thìa để uống. Ngày uống không quá 3 thìa là được.

4. Ngăn mồ

4.7/5 - (3 bình chọn)
4.7/5 - (3 bình chọn)