20+ tác dụng của Đại hồi – cách sử dụng và lưu ý quan trọng

Đại hồi hay còn gọi là hoa hồi không còn là loại gia vị xa lạ đối với nhiều người nữa. Ở một số nơi trong món bánh chưng đường người ta hay cho hoa hồi cho thơm này. Hay món thịt kho tàu cũng cho chút hoa hồi để tăng thêm hương vị.

Đương nhiên là còn nhiều món ăn khác dùng hoa hồi làm gia vị rồi. Điểm chung của các món ăn này là ngon, hấp dẫn và lạ miệng. Một phần công sức đó chính là nhờ những cánh hoa hồi. 

Đại hồi

Đại hồi

Ấy vậy mà nó không chỉ là 1 loại gia vị thôi đâu. Người ta còn dùng nó để điều trị 1 số bệnh đơn giản nữa đấy! Thời xưa khi y học chưa phát triển như bây giờ. Thì hoa hồi được xem như 1 loại thảo dược dễ tìm để trị các bệnh dễ. Sau này khi nghiên cứu sâu hơn, người ta thấy được hoa hồi cũng giúp điều trị nhiều bệnh khác nữa. 

Nhìn chung hoa hồi được đánh giá là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu dùng thường xuyên. Nhưng hôm nay để khám phá hết được tác dụng của hoa hồi. Thì chúng mình cùng tìm hiểu nhiều thông tin về cây nhé! Chúng mình sẽ cung cấp cho các bạn tất tần tật các thông tin về cây hoa hồi. Đồng thời bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về loại cây này đấy! 

1. Đại hồi là gì? Đặc điểm của đại hồi ra sao?

Gọi là hoa hồi nhưng thực chất nó là quả hồi của cây hồi mà thôi. Có thể là quả của cây đại hồi hoặc tiểu hồi. Mỗi bông hoa hồi sẽ xòe ra 8 cánh. Cũng chính vì thế mà người Trung Quốc gọi hoa hồi là “bát giác hồi hương”. 

Tên tiếng Anh của hoa hồi là Aniseed. Còn người Pháp thì gọi nó là Anise. Trong khi các nhà khoa học gọi nó là Ilicium verum Hook. Nhìn chung  hoa hồi là một loại gia vị. Nhưng xét về mặt thảo dược thì nó cũng có rất nhiều gia trị. 

Còn Đông y xét tính vị thì nó ngọt thơm nhưng lại cay và nóng. Chính vì thế nó được dùng để chữa nhiều bệnh. Người ta có thể xay ra hoặc để nguyên hình dạng, cũng có thể là ép lấy tinh dầu.

1.1 Nhận dạng cây đại hồi

Cây hoa hồi thân gỗ mọc thẳng và có kích thước lớn. Chiều cao của nó có thể đạt được từ 6 đến 10m. Mặc dù thế nhưng có cũng chỉ là dạng cây nhỡ mà thôi. Cây có nhiều cành nhẵn. Non thì màu xanh mà già thì có màu nâu xám. 

Các lá cây hình trứng hoặc hình lưỡi mác mọc chếch nhau. Mỗi lá dài tầm 20 hoặc hơn 10cm 1 chút. Mỗi lá rộng cỡ 2 đến 3 ngón tay. Lá nhẵn và giòn. Mặt trên màu đậm hơn mặt dưới. Đây cũng là điểm đặc trưng của cây hồi.

Hoa của cây có thể mọc riêng cũng có thể là mọc theo chùm vài ba hoa. Các hoa mọc ra từ nách lá. Hoa có phần đài màu trắng trong khi mép đài lại hồng. Mỗi hoa có từ 5 đến 6 cánh màu hồng đậm. Cuống hoa ngắn và to. Khi cây đủ tuổi thì tầm tháng 3 đến tháng 5 là cây ra hoa.

Tác dụng của đại hồi

Tác dụng của đại hồi

Dược liệu hoa hồi

Cây hồi cho quả kép. Thông thường có 8 đài nên ới có tên là bát giác hồi hương. Đài dài cỡ 1 đốt ngón tay. Các đài xếp với nhau giống hình ngôi sao. Hoa có thể to tầm 3cm. Hoa hồi còn non thì màu xanh nhưng khi già thì sẽ có màu nâu đậm. 

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì đại hồi cho quả cay hơn. Còn quả tiểu hồi thì mùi vị khác giống cam thảo. Nó thường được dùng như nguyên liệu cho vào ngũ vị hương.

Mỗi đài hoa hồi lại có 1 hạt trơn. Người ta dùng hạt này để nấu ra tinh dầu. Thường 5 năm sau khi trồng thì có thể thu hoa được rồi. Nhưng thực tế thì hoa hồi toàn được thu ở những cây tầm 20 đến 30 tuổi thôi. Khi thu hái hoa người ta chia thành 2 lần. Lần 1 tầm tháng 6 đến tháng 9. Lần 2 tầm tháng 11 đến 12.

1.2 Cây hồi có nhiều ở đâu?

Theo nhiều tài liệu ghi chép thì cây hồi có nguồn gốc từ những tỉnh phía Nam Trung Quốc. Cũng có thể là ở cả khu Đông Bắc Việt Nam nữa. Tuy nhiên ở 1 số nước vùng Đông Á, Nam Á hay Đông Nam Á cũng có cây này.

Những tỉnh phía Nam Trung Quốc có nhiều cây hồi là Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông hoặc là Hải Nam đảo. Theo nhiều người khu vực miền Trung nước Pháp có khá nhiều cây hồi.

Tại Việt Nam hồi có nhiều ở các tỉnh như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái,… Nhìn chung là hiện nay người ta chưa thấy miền Nam Việt Nam có cây hồi.

Cách đây tầm hơn chục năm thì hồi chủ yếu là được nhập từ Trung Quốc. Nhưng khi một số  tỉnh phía Bắc nước ta trồng được thì số lượng hồi nhập khẩu giảm đi. Đồng thời hồi cũng được dùng làm thảo dược nhiều hơn. Theo đánh giá hồi Việt Nam chất lượng tốt hơn Trung Quốc.

Đại hồi có tác dụng gì?

Đại hồi có tác dụng gì?

1.3 Khái quát công dụng của đại hồi

  • Tỳ vị tốt hơn
  • Tốt cho người hay đau xương, đau lưng do thận kém
  • Trị hôi miệng tốt
  • Người hay bị chướng bụng, đầy hơi cũng dùng được
  • Dùng để tăng thêm hương vị cho món ăn
  • Thuốc cúm tamiflu được sản xuất trong đó có axit shikimic được chiết xuất từ đại hồi. Tính đến thời điểm hiện tại thì tamiflu được đánh giá cao nhất trong việc điều trị cúm H5N1.
  • Người ta cũng dùng đại hồi để giảm đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, đau ruột do sán.
  • Những người bị ngộ độc thức ăn hay đái dầm, đái nhiều thì cũng có thể dùng hoa hồi làm thuốc uống hoặc thuốc bột. Tùy liều lượng cũng như tình trạng bệnh.
  • Ngoài ra người ta cũng lấy quả ngâm rượu để làm thuốc xoa bóp hoặc dùng lá để trị rắn cắn. Rượu từ quả hồi còn dùng để khai vị hoặc làm thuốc đánh răng rất tốt mà lại thơm.
    Tinh dầu hồi người ta cũng dùng để kích thích tiêu hóa, tiêu đờm, chữa ho. Giảm đau nhức xương khớp, trị các bệnh ngoài da đơn giản. Thậm chí còn được dùng để trị rận rệp hoặc sâu bọ của gia súc.

Xem thêm:

2. Hoa hồi dùng làm gì? Tác dụng của hoa hồi có thể bạn chưa biết

Như mình đã nói ngay từ đầu ban đầu hoa hồi được dùng làm gia vị hoặc nguyên liệu của 1 vài bài thuốc đơn giản. Nhưng sau khi tìm hiểu người ta dùng cây hoa hồi chữa nhiều bệnh hơn. 

Hoa hồi nghiền ra làm bột dùng trong các món thịt nướng, phở, cà ri,… Đồng thời nó cũng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả. Ví dụ như các bệnh nôn mửa, cảm cúm, dạ dày đau nhiều,… Tinh dầu hoa hồi còn được dùng làm nước giải khát rất tốt.

1. Tiêu hóa dễ dàng, giảm đau bụng

Người ta dùng hoa hồi để điều trị 1 số bệnh về đường tiêu hóa. Chỉ cần tán bột hoa hồi ra rồi lấy đúng 2g hòa với rượu để uống.

2. Ăn ngon miệng hơn

Để cải thiện cảm giác khi ăn thì bạn có thể thêm hoa hồi vào món ăn. Chắc chắn hương vị sẽ ngon hơn mà bạn cũng ăn uống nhiều hơn nữa.

3. Mẹ sau sinh nhiều sữa hơn

Ngay từ thời xa xưa, người ta đã tận dụng hoa hồi để tăng lượng sữa cho mẹ sau sinh.

4. Người bị thấp khớp

Người bị thấp khớp nên dùng hoa hồi thường xuyên để giảm tình trạng đau nhức.

Sử dụng đại hồi để trị bệnh

Sử dụng đại hồi để trị bệnh

5. Ngộ độc thức ăn, bị rắn cắn

Nếu bạn bị ngộ độc thức ăn hoặc bị rắn cắn thì có thể dùng hoa hồi. Để trị rắn cắn chỉ cần lấy lá cây nhai nát rồi đắp vào chỗ bị rắn cắn. Như vậy chỗ cắn sẽ mau lành.

6. Tiêu đờm, giải cảm

Chỉ cần 1 chút hoa hồi thôi thì tình trạng cảm cúm sẽ ngưng hoàn toàn. Bởi vì nó kích thích phổi tiết ra dịch làm đường hô hấp dễ chịu hơn. Đồng thời giảm đờm.

7. Ổn định khí huyết, cơ xương dẻo dai

Theo nghiên cứu của Đông y thì hoa hồi giúp khí huyết cơ thể điều hòa. Từ đó thì sự đau nhức cơ xương hay mỏi cơ thể sẽ không còn nữa.

8. Tiêu diệt vi khuẩn

Không chỉ hoa hồi mà tinh dầu hoa hồi cũng có rất nhiều công dụng đấy! Ví dụ như điều trị các bệnh về da này, hay kháng khuẩn.

9. Đuổi côn trùng hiệu quả

Tinh dầu hoa hồi còn được dùng để đuổi côn trùng rất tốt. Vừa an toàn mà lại không hề gây hại tý nào cả.

10. Đi ngoài, nôn mửa

Những tình trạng như đi ngoài, đau bụng, đầy hơi hay nôn mửa đều có thể dùng hoa hồi để điều trị.

11. Đái dầm, tiểu tiện nhiều

Lấy vài cánh hoa hồi  đem nấu nước để uống mỗi ngày. Còn nếu dùng bột hoa hồi thì chỉ cần tối đa 4g tùy tình trạng bệnh. Sau đó hòa với nước để uống cũng có công dụng tương tự.

12. Làm thuốc xoa bóp

Hoa hồi đem ngâm rượu 1 thời gian rồi lấy rượu đó để xoa vào chỗ đau là được.

13. Khử mùi hơi thở

Đài hoa đem nhai chậm rồi nuốt se ngăn chặn tình trạng hơi thở có mùi. Để phát huy hết tác dụng thì mỗi ngày nên dùng vài cánh.

14. Trị đau lưng

Hoa hồi sao lên rồi nghiền nhỏ rồi dùng để làm thuốc trị đau lưng. Nhớ là khi nghiền cần bỏ hạt và tẩm nước muối mới có công hiệu tốt được. 

Mỗi lần dùng chỉ cần 1 thìa cà phê nhỏ dùng cùng với rượu để điều trị tình trạng đau mỏi lưng.

15. Đi ngoài khó khăn

Lấy bìm bịp và hoa hồi đem nghiền bột. Sau đó lấy 1 thìa cà phê nhỏ để hòa với nước gừng để uống. Như vậy sẽ tăng được công dụng của hoa hồi.

16. Bổ tỳ

Lấy 4 đến 5 cánh hoa hồi nấu nước uống.

17. Ngâm rượu

Khi ngâm hoa hồi với tắc kè, cá ngựa,… và rượu thì sẽ tăng thêm hương vị rượu. Đồng thời giảm độ tanh của các nguyên liệu.

18. Làm gia vị

Hoa hồi nghiền bột rồi nấu với sốt vang, bò kho,…. đều rất ngon.

19. Cổ trướng hoặc thũng trướng lâu ngày

8g bìm bịp trộn cùng 2g hoa hồi. Sau đó nấu nước để uống rồi chai ra vài ba lần để uống hết trong ngày là được. Uống liền 4 đến 5 ngày là được.

20. Công dụng khác

Cùng với quế thì hoa hồi cũng có tác dụng ngừa nấm và vi khuẩn hiệu quả. Hơn nữa các bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng, hoặc các bệnh về âm đạo đều có thể dùng hoa hồi điều trị.

3. Những điều cần chú ý khi dùng đại hồi mà bạn cần ghi nhớ.

Có thể thấy hoa hồi có rất nhiều tác dụng. Nhìn chung là đối với cơ thể người ngoài việc là 1 gia vị thì nó còn là 1 thảo dược tốt nữa. Chính vì thế mà nhiều người ưa thích. Nhưng dù yêu thích thế nào thì bạn cũng cần dùng nó đúng liều lượng. Để 1 là chúng phát huy hết công dụng của bản thân. 2 là ngừa hậu quả cho cơ thể bạn. 

Mặc dù hoa hồi có nhiều công dụng thế. Nhưng nó có 1 chất rất độc tên là cis-athenol. Chính vì thế các bài báo hoặc nghiên cứu đều chỉ ra rằng. Hoa hồi không nên dùng quá nhiều trong thời gian dài. Vì có thể gây ngộ độc cho người dùng.

Chính vì thế người ta luôn khuyến cáo dùng hoa hồi để chữa bệnh với 1 lượng nhỏ. Từ Âu Á sang châu Mỹ. Không chỉ nước ta mà nhiều nơi người ta cũng lấy hoa hồi để làm thuốc. Những bệnh đơn giản như đau bụng, thổ tả, cảm cúm, đau xương khớp. Đều có thể sử dụng hoa hồi để trị bệnh. Rất an toàn và hiệu quả.

3.1 Tránh nhầm lẫn đại hồi và các loại khác

Có 2 loại hồi khác giống hoa hồi bình thường. Đó là hồi Nhật với tên khoa học là Illicium anisatum. 2 là hồi núi với tên khoa học là Illicium griffithii. Cả 2 loại này đều không ăn được mà chỉ dùng để đốt như hương thôi. Bởi vì nó có độc tính nhiều.

Có nhiều trường hợp dùng hoa hồi xong bị co giật, thần kinh tổn thương nặng mà nhiều báo chí nói đến. Thì có thể là do nhầm lẫn với các loại hồi này. Nhất là hồi Nhật Bản có chứa anisatin thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với thận hoặc đường tiết niệu. Cũng như các cơ quan tiêu hóa.

3.2 Tìm mua đại hồi ở nơi uy tín

Vì nhu cầu dùng hoa hồi ngày càng tăng cao nên nhiều người bán đã nhập hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc để bán cho người tiêu dùng. Chính vì thế ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dùng. Chính vì thế cần chọn được nơi mua hoa hồi uy tín là tối quan trọng. Vậy cụ thể là mua ở đâu?

Hoa hồi được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Bạn có thể tìm mua ở các phòng khám Đông y hoặc các cửa hàng bán Đông Dược. Miễn sao nơi đó có giấy phép kinh doanh. Sản phẩm có nguồn gốc chất lượng là được.

4. Kết luận

Vậy là bạn cũng biết được nhiều tác dụng của hoa hồi như nào rồi đúng không? Từ giờ thay vì sử dụng nó là một lọai gia vị. Bạn có thể tận dụng nó để làm nguyên liệu cho các bài thuốc. Vừa chữa được bệnh  mà lại nâng cao sức khỏe nữa.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về thảo dược quanh ta. Đặc biệt là tác dụng của đại hồi đối với con người.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)