Cây xương rồng có tác dụng gì? Lưu ý và cách dùng hiệu quả

Cây xương rồng có lẽ không còn là loại cây xa lạ gì đối với nhiều người nữa. Thật sự bởi vì hình dáng của nó quá đặc biệt. Khiến ai từng nhìn ngắm 1 lần là sẽ ấn tượng mãi không quên. Điều đặc biệt của cây xương rồng chính là khả năng thích nghi tuyệt vời. Dù môi trường có khó khăn khắc nghiệt như nào thì cũng không làm khó được nó. Do vậy mà người ta càng yêu thích cây hơn.

Tuy nhiên cây xương rồng hiện tại không chỉ là loài cây cảnh được nhiều người thích trồng nữa. Mà người ta đã khám phá ra rất nhiều công dụng hay ho khác của cây xương rồng đấy! Ví dụ như chữa bệnh chẳng hạn. Đúng là lúc đầu bản thân người viết cũng không tin cho lắm. Nhưng sau khi tìm hiểu thì liền thốt lên đúng là tuyệt vời thật. 

Mà không phải bây giờ cây mới được sử dụng đâu. Trước đây nó cũng đã được tận dụng để làm thuốc rồi mà chúng ta không biết. Các bài thuốc đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị đấy! 

Và để các bạn hiểu thêm về cây xương rồng. Công dụng của cây xương rồng như nào? Các công dụng khác của nó ra sao?… Thì hãy tìm hiểu ngay bài viết này của chúng mình nhé! Bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về loại cây này đấy! 

Mục lục

1. Tìm hiểu về họ xương rồng

Xương rồng thực chất không chỉ là tên gọi của 1 loại cây mà nó còn là tên của 1 họ thực vật. Vậy họ thực vật này như thế nào? Có công dụng gì không? 

1.1 Họ xương rồng là họ thực vật như nào?

Họ xương rồng được các nhà khoa học gọi là Cactaceae. Họ thực vật này có đặc điểm là thân cây nhiều nước. Cây có hoa và có 2 lá mầm. Trong họ xương rồng thì có tới 2 đến 220 chi khác nhau cơ. Trong đó có 90 chi là phổ biến nhất. Tổng cộng thì họ xương rồng có khoảng 1500 đến 1800 loài khác nhau.

Cây xương rồng được nhiều người tìm thấy lần đầu ở châu Mỹ. Mà chủ yếu là ở các vùng sa mạc khô cằn. Tuy nhiên cũng có loại thì xuất hiện ở các khu rừng nhiệt đới. Và nếu như thế thì chúng mọc trên cành cây.  Vì đó là nơi không đọng lại nhiều nước. Cây xương rồng dự trữ nước trong thân. Còn các lá thì biến thành gai.

Nhìn chung là loại thực vật này là đặc trưng của châu Mỹ. Chỉ trừ loài  Rhipsalis baccifera là sinh trưởng ở vùng nhiệt đới mà thôi. Thường thì loài này hay có ở Srilanka, Châu Phi hay Madagascar. Một số vùng nhiệt đới ở châu Mỹ cũng có. Theo nhiều tài liệu thì cách đây vài nghìn năm xương rồng mới xuất hiện ngoài lãnh thổ châu Mỹ.

Lý giải cho điều này thì có thể là do chim di cư mang theo hạt đi. Vì chúng ăn hạt và không tiêu hóa được nên để lại hạt trên các lãnh thổ khác. Cũng có thể là do con người đem theo. Ở môi trường mới chúng cũng đã thích nghi được với các điều kiện khí hậu khác nhau.

1.2 Nguồn gốc tên gọi

Nguồn gốc tên gọi của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ. Từ cactus nghĩa là xương rồng trong tiếng anh được lấy từ từ Κακτος kaktos. Từ này dùng để chỉ các loài cây kế mà có gai tại đất nước này. Đầu tiên là loài cây kế atiso. Nhưng về sau thì được dùng chung để chỉ loài cây có gai. Loài cây này đã được tìm ra vào năm 1753 bởi Carolus Linnaeus. Cây được xếp vào dòng họ Mammillaria. 

Trong tiếng Anh số nhiều của từ cactus đang gây tranh cãi. Rốt cuộc là cactoi hay cactuses.

Nhiều người cho rằng vì bản thân từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ. Cho nên cũng cần dùng số nhiều đúng như nguồn gốc của nó. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng nó lại thỏa mãn quy tắc số nhiều của tiếng Anh. Một số loại ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi tiếng Anh cũng vậy. Do đó mà chuyển sang thành cacti. 

Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này. Nhưng hiện nay từ cactus được dùng với số ít nhiều hơn là số nhiều. Và thường thì nó đại diện cho cả số ít và số nhiều luôn.

1.3 Đặc điểm chung của họ xương rồng

Họ xương rồng là giống cây mọng nước. Nó có thể thành từng cây to, hoặc thành bụi hoặc lan ra đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc từ đất. Nhưng lại có loài mọc ở trên cành cây. Phần lớn loại xương rồng lá sẽ tiêu biến. Chỉ riêng nhánh Pereskioideae là khác.

Hoa cây xương rồng là hoa lưỡng tính. Các cánh phân bố đều từ trung tâm ra. Hoa có thể nở sáng hay tối tùy loài. Mỗi loài hoa sẽ có dạng khác nhau. Dạng phễu, dạng chuông hay dạng tròn phẳng. Đường kính của hoa dao động từ 2mm đến 30cm.

Hoa xương rồng sẽ có đài hoa. Nhiều hay ít tùy loài. Và đều có sự thay đổi từ lá ngoài đến cánh hoa. Nhị hoa thường có từ 50 đến 1500. Cũng có loài nhỏ hơn 50 nhưng rất hiếm gặp. 

Nhìn chung xương rồng đều đắng và có nhựa đục. Quả xương rồng có 3000 hạt. Mỗi hạt to từ 0,4mm đến 1,2cm.

Vòng đời của cây xương rồng rất dài. Có cây sống 300 năm. Nhưng cũng có cây chỉ được 25 năm.

Tùy loài mà cây cao khác nhau. Mà loài Saguaro cao nhất. Bình thường có thể cao 15m. Kỷ lục là 17m67. Trong khi 10 năm đầu nó chỉ được 10cm thôi. 

Cây xương rồng được gọi với cái tên “gối bông của mẹ chồng” cao 2m5, to 1m. Và nhỏ nhất tại quần đảo Canaria. 6 năm cây nở hoa 1 lần. Hoa nhiều màu và rất to (cỡ 30cm).

1.4 Một vài loại cây quen thuộc trong họ xương rồng

  • Cây quỳnh trắng còn có danh pháp là Epiphyllum oxypetallum. Hoa quỳnh được nhiều người yêu thích vì hương thơm dịu nhẹ, hình dáng hoa đẹp mắt. Hơn nữa hoa quỳnh chỉ nở 1 lần vào giữa đêm mà thôi. Có rất nhiều sự tích về loài hoa này mà bạn có thể tham khảo.
  • Cây thanh long còn có tên khoa học là  Hylocereus undatus. Đây là loại cây ăn trái rất được nhiều người ưa chuộng. Quả thanh long chua ngọt đặc trưng. Vỏ quả có thể màu đỏ hồng hoặc đỏ tía tùy loại. Quả thanh long để trưng bày bàn thờ trong dịp Tết rất sang trọng.

1.5 Họ xương rồng có công dụng gì?

Hiện tại thì cây xương rồng được trồng rất nhiều tại các quốc gia khác nhau. Khi nhắc tới cây xương rồng, phần lớn mọi người nghĩ tới 1 cây cảnh trồng trong chậu hoặc vườn nhà. Cây xương rồng có thể nói là đặc sản của các vùng sa mạc nóng bỏng. Hoặc cây còn được trồng để tạo nên các hòn non bộ nữa.

Những quốc gia mà lượng nước đang ngày càng ít ỏi như Úc. Thì những cây chịu được hạn tốt đang ngày càng nhiều. Xương rồng là một trong số đó. Hiện nay thì có 1 số loài đang phát triển rất nhanh chóng. Ví dụ như Mammillaria, Echinopsis hay Cereus. Bên cạnh đó là những loài đã đóng vai trò nòng cốt rồi. Ví dụ như gối bông của mẹ chồng hoặc loài Golden Barrel dekha.

Làm hàng rào

Ở những khu vực xa xôi, điều kiện kinh tế không có. Hoặc điều kiện tự nhiên thiếu thốn. Thì người ta dùng xương rồng để làm hàng rào. Điển hình như khu bảo tồn Masai Mara ở Kenya. 

Ở đây cây xương rồng được trồng không chỉ là loại cây cảnh trang trí mà nó còn có công dụng chống trộm nữa. Ví dụ như gai nhọn từ cây sẽ làm kẻ trộm đau đớn và e dè. Người ta sẽ căn cứ vào hình dạng của cây xương rồng để tạo ra những hàng rào đẹp mắt nhất.

Làm cây kinh tế

Cây xương rồng cũng được trồng như một loại cây kinh tế mang lại hiệu quả cao. Ví dụ như thanh long, xương rồng lê gai đều là những cây thuộc họ xương rồng cho quả. Và có giá trị kinh tế lớn. Ngoài ra thì loài en:Opuntia không chỉ dụ được bọ diệp chi. Mà ở Trung Mỹ nó còn được dùng để làm thuốc nhuộm.

Làm thuốc an thần

Thổ dân châu Mỹ dùng en:Peyote hay Lophophora williamsii để làm thuốc an thần. Thậm chí trong chi Echinopsis cũng có nhiều loài có tác dụng giúp thần kinh đỡ căng thẳng. Ví dụ như loài San Pedro. Giống cây này trong vườn ươm được tìm thấy có hoạt chất mescaline.

Xem thêm:

2. Cây xương rồng là cây như nào? Đặc điểm của cây ra sao?

Cái tên xương rồng ông thì nghe có vẻ rất thuần Việt. Nhưng nó còn được gọi với cái tên khác là hóa ương lặc hoặc bá vương tiêm. Nhưng dù tên là gì thì tên khoa học của nó cũng chỉ là Euphorbia antiquorum L.. Riêng cây này lại được xếp vào họ Thầu Dầu.

2.1 Hình dáng bên ngoài của cây xương rồng ông

Cây xương rồng ông có chiều cao không cao lắm. Chiều cao tối đa mà có thể cây có được chỉ từ 6 đến 8m mà thôi. Thân cây mọng nước và được phân thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Cành nào cũng có 3 cạnh lồi ra. Lá cây xương rồng ông cũng như các cây khác thôi sẽ biến thành gai hết. 

Gai nhỏ và ít. Cuống ngắn nên có thể coi là không có cuống cũng được. Các lá của cây giống hình quả trứng ngược. Các lá sẽ mọc ở mép cành. Mỗi lá đều có gân nhưng phải để ý kỹ mới thấy.

Hoa xương rồng cũng có cuống nhưng ngắn. Các hoa sẽ tập trung với nhau để tạo thành từng tán ở những chỗ hõm ngoài mép cành. Các cụm hoa sẽ có 3 bao, to khoảng 1cm. Chúng sẽ có màu vàng nhạt và hình cầu nhưng hơi dẹt 1 chút. Hoa nào ở giữa thì không có cuống nữa. Chỉ các hoa ở ngoài mới có cuống ngắn thôi. 

Các hoa đều có đầu xẻ 2, vòi nhụy riêng biệt. Mùa hoa của xương rồng ông rơi vào độc tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. 

Khi hoa tàn sẽ lộ ra quả có đường kính cỡ đầu đũa mà thôi.

2.2 Cây xương rồng ông có nhiều ở đâu? Thu hái chúng như nào?

Riêng loài xương rồng đã có nhiều loại với hình dáng và phân bố khác nhau rồi. Ở đây chúng ta chủ yếu nghiên cứu loài xương rồng ông và bà. Đây đều là những loài xương rồng có gai phổ biến ở nước ta. 

Phần lớn cây xương rồng này mọc hoang. Nhưng cũng có nơi được trồng. Hầu như ở mọi miền tổ quốc đều có thể nhìn thấy. Các cây này nếu được trồng chủ yếu là làm cảnh hoặc làm hàng rào mà thôi. 

Ngoài ra ở một số nước như Ấn Độ, Indonexia hay Ai Cập thì cũng có loại cây này. Tại khu vực phía Nam Trung Quốc cũng tồn tại giống cây này. Nếu thu hái xương rồng thì người ta có thể tiến hành 4 mùa. Nhựa của cây được lấy từ thân và các cành đã bóc vỏ.

2.3 Khái quát công dụng của cây xương rồng ông (bà)

Nhựa xương rồng đục và có chất độc. Do đó tuyệt đối không được để nhựa dây và mắt. Nhựa xương rồng ngày xưa được sử dụng để tẩy rửa, điều trị đau bụng hoặc tháo nước. Nhưng vì độc tính mạnh nên khi dùng cần kết hợp với các thảo dược khác nữa.

Ngoài ra nó cũng được làm thuốc sát trùng, diệt sâu bọ, giảm đau răng,… tốt. Nhìn chung là cả cây đều có chất độc. Nên khi sử dụng bạn cần cực kỳ cẩn thận. Nếu chưa có kinh nghiệm thì không nên tùy tiện sử dụng.

3. Cây xương rồng ông có tác dụng gì?

Cây xương rồng ông hay còn được biết đến là cây xương rồi 3 cạnh. Cây xương rồng này cũng được sử dụng nhiều để chữa bệnh đấy! Bạn có thể áp dụng các bài thuốc về cây xương rồng ông này để trị bệnh để mang lại kết quả tốt nhé! 

1. Các bệnh về răng miệng

Chặt lấy cành xương rồng và tước hết gai. Sau đó nướng mềm lên rồi tước hết xơ 1 lần nữa. Cho thêm vài hạt muối rồi ngậm lấy 1 ít và đẩy vào chỗ răng đau. Nếu nước rãi chảy ra thì nhổ đi ngậm miếng khác.

Đều đặn mỗi ngày ngậm từ 3 đến 4 lần. Chú ý không được nuốt nước từ thuốc tiết ra. Vì có thể gây đi ngoài. Mỗi lần ngậm xong nhớ súc miệng cho sạch.

2. Người bị báng

Men rượu cần nửa bánh trộn với bồ hóng bếp 3 phần. Thêm nhựa xương rồng một chút nữa là được. 

Đầu tiên cho bồ hóng vào vải để lọc mịn rồi giã cùng men rượu. Thêm nhựa xương rồng để tạo thành hỗn hợp sệt. Viên hoàn lại thành từng viên to như hạt ngô là được.

Khi nào uống thì lấy 3 viên uống cùng miếng chuối. Ngày dùng đúng 3 viên. Nếu sau khi dùng 3 ngày mà thấy đi ngoài ra màu trắng như nước vo gạo thì thành công. Lúc này giảm liều xuống chỉ cần 2 viên mỗi ngày thôi. Uống thêm vài ba ngày nữa cho khỏi hẳn là được.

Khi uống cần kiêng hành sống và thịt mỡ để có hiệu quả cao.

3. Da có mủ, da mụn không rõ lý do

Cành xương rồng mang bổ dọc ra rồi đem hơ nóng. Khi cành còn nóng thì đem đắp vào chỗ mụn đang sưng đau. Cành xương rồng sẽ hút mủ độc ở chỗ da đó.

4. Dành cho người bị gai đôi cột sống hay đau mỏi lưng

Lấy vài cành xương rồng bẹ rửa sạch rồi ngâm nước muối vài phút cho sạch hoàn toàn. Nướng đều 2 mặt trong vòng 5 phút rồi cho vào khăn và đắp lên chỗ bị sưng. Khi nào nguội thì tháo ra thay bẹ mới vào. Cách này vừa giúp máu lưu thông tốt lại tan máu bầm.

5. Duy trì đường huyết ổn định

Lấy nửa cân lá xương rồng đem nấu nước sôi để uống. Nước đó chia ra 3 lần uống hết trong ngày. Cứ dùng đến khi đường huyết đã ổn định thì dừng.

6. Người có bệnh dạ dày hay người bị đái tháo đường

Cây xương rồng lê gai hay còn gọi là tiên nhân chưởng được dùng nhiều để điều trị dạ dày hay đái tháo đường. Loài này thuộc họ Opunitia. Người Nhật Bản còn lấy dịch chiết từ cây này để làm nước uống giúp tinh thần thoải mái. Và nâng cao khả năng hoạt động của dạ dày nữa.

7. Hạ sốt

Quả xương rồng đem ép lấy nước rồi trộn cùng mật ong để chia thành nhiều lần uống nhỏ. Như vậy sẽ mau long đờm. Bởi vì quả mát nên thanh nhiệt và hạ nhiệt độ cơ thể tốt.

8. Giảm sưng đau do ngã

Cành xương rồng lấy 1 nắm nhỏ đem thái khúc nhỏ ra sau đó sao cháy đi. Thêm rượu và nước bằng nhau vào để đun nước uống là được.

9. Dạ dày hoặc ruột bị viêm

Cành xương rồng bạn có thể lấy 30g hoặc hơn. Miễn sao không quá 60g là được. Sau đó bỏ hết vỏ và gai rồi thái lát nhỏ ra. Rửa cho kỹ nhựa rồi đem trộn cùng 1 nắm gạo và đem rang vàng. Thêm 2 bát nước để đun lấy nước uống.

10. Xơ gan giai đoạn cổ trướng

Chích hoa xương rồng để lấy mủ rồi trộn cùng bột gạo và hoàn lại thành từng viên nhỏ cỡ hạt đậu xanh. Mỗi ngày dùng đúng 2 viên. Cách này không dùng cho phụ nữ có bầu.

11. Thuốc xổ mạnh

Chỉ cần lấy đúng 1 giọt mủ xương rồi bôi lên cá trê và nước ăn là được. Vì chúng xổ mạnh nên người nào yếu hay mẹ bầu tuyệt đối không dùng.

Xem thêm:

4. Cây xương rồng bà có tác dụng gì?

Không chỉ cây xương rồng ông có công dụng chữa bệnh đâu. Mà cả cây xương rồi bà cũng có nhiều công dụng lắm đấy! 

1. Dành cho người bị bỏng

Lấy lá xương rồi bỏ hết vỏ và gai rồi đem giã nát và đắp vào chỗ bị bỏng. Không chỉ ngăn vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Mà còn giúp chỗ bỏng mau lên da non hơn.

2. Trị nhọt nhất lá nhọt đầu đinh

Cành xương rồng đem gọt bỏ hết gai rồi thêm vài lá ớt hoặc lá mồng tơi giã nát ra và đắp vào chỗ mụn. Mụn sẽ mau chóng giảm sưng, tiêu mủ hoặc làm cồi mủ mau già.

3. Người đau xương, xương bị rạn

Lấy xương rồng bà, đài bi, dây tơ hồng và ngải cứu mỗi vị 1 lượng bằng nhau rồi sao thơm lên. Chườm nóng hoặc đắp trực tiếp vào chỗ xương đau nhức để giảm đau.

4. Giảm ho

Lấy 60g xương rồng hoặc ít hơn 1 chút đem đun với nước để uống. Chỉ cần vài ba ngày là tiêu đờm và giảm ho thấy rõ.

5. Cải thiện tình trạng tróc da tay

Lấy cành xương rồng bỏ gai và vỏ rồi giã nát. Sau đó đắp hỗn hợp vào chỗ da cần điều trị. Ngày làm 3 lần liên tục 7 ngày là khỏi.

6. Mẹ bị viêm tuyến vú

Lấy cành xương rồng bỏ gai và vỏ rồi giã nát. Sau đó đắp hỗn hợp lên chỗ ngực bị sưng đau. Nên cho vào gạc để cố định lại cũng được. Ngày thay gạc vài lần sẽ thấy có kết quả.

7. Dành cho người bị bệnh về tá tràng

Lấy cành xương rồng bà bỏ gai đi rồi đem thái lát và nghiền bột mịn. Khi nào uống thì lấy 1 thìa cà phê nhỏ hòa với nước ấm để uống. Ngày không quá 3 thìa là được.

Nếu dịch dạ dày ít thì có thể lấy 250g bột nghiền từ xương rồng trộn với bột từ màng mề gà 30g để uống. Còn nếu dịch dạ dày mà nhiều thì cũng 2 nguyên liệu với lượng như đã định. Chỉ cần thêm bột mai mực 45g nữa là được.

Trộn đều hỗn hợp rồi uống liên tục 3 tuần. Nghỉ ngơi 3 tuần rồi uống tiếp. Liên tục 3 liệu trình là được.

8. Lạnh dẫn đến viêm da

Lọc sạch gai ở cành xương rồng rồi đem giã nát và cho vào gạc đắp vào chỗ da cần điều trị. Rồi băng cố định lại. 2 ngày thay gạc 1 lần.

Nếu người chỉ ở mức độ nhẹ và vừa chỉ cần 2 lần thay gạc là khỏi rồi. Người nào nặng thì cần 7 ngày mới thấy có kết quả. 

Cách này không dùng cho người da lở loét, có vết thương hở.

9. Người bị quai bị

Lọc gai ở cành xương rồi rồi giã nát ra. Khi giã thì không dùng cối hay chày kim loại. Sau đó thêm cồn 50ml 90 độ trộn đều. Lấy hỗn hợp bôi vào chỗ quai bị. Liên tục làm 5 ngày liền, mỗi ngày 3 lần là được.

Không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà ở các nước châu Mỹ người ta còn dùng xương rồng để làm món ăn. Ví dụ như xào ớt hay làm gỏi, salad đều rất ngon.

5. Các công dụng khác của cây xương rồng

Mặc dù chúng là loại cây có gai khá hung dữ, khiến người ta đau đớn khi chạm vào. Nhưng không thể phủ nhận nó có nhiều công dụng đối với con người.

Ngoài tác dụng chữa bệnh chúng ta đã nghiên cứu kỹ. Thì cây xương rồng còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nữa. Cùng tìm hiểu nhé! 

5.1 Làm thức ăn

Chắc hẳn khi nhìn thấy công dụng này bạn sẽ thốt lên đầy kinh ngạc đúng không? Mặc dù không phải loại nào cũng ăn được. Nhưng nếu đã làm được món ăn thì đều ngon lắm đấy! Ví dụ như thanh long này. Cũng là cây thuộc họ xương rồng đấy! Nhưng lại ăn quả được và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể người.

– Người ta dùng quả của loài Saguaro để nấu rượu vang và thạch. Đây là thứ khó có thể thiếu đối với người Ấn nếu ăn theo thực đơn Papago Ấn Độ. Hạt của quả này cũng được tán bột và chế biến món ăn.

–Quả của loài Echinocactus có thể ăn được với mùi vị giống như dâu tây. Nó khá giống thanh long nhưng nhỏ hơn 1 chút.

Ở các nước châu Phi hay Nam mỹ nếu nấu ăn thì người ta hay dùng lá, nụ hay quả của họ Opuntia để chế biến. Một vài món ngon có thể kể đến là hoa của loài  Cholla xào hành tây rất ngon. Hoặc có thể trộn salad này. Cũng có thể lấy quả xương rồng lê gai để làm sinh tố. Nước sinh tố này rất ngon với mùi hương đặc biệt.

Ở Ấn Độ người ta không chỉ dùng làm thức ăn cho động vật mà có loài còn được ăn quả với vị thơm ngon như dưa hấu.

5.2 Làm cây cảnh

Do có nhiều gai nhọn có thể gây sát thương mạnh nên người ta hay trồng xương rồng làm hàng rào. Nó có tác dụng bảo vệ nơi ở mà vẫn tạo được cảnh quan đẹp mắt.

5.3 Thanh lọc không khí

Mặc dù lá cây ít hoặc có thể đã biến thành gai hết. Nhưng bù lại thân cây lại quang hợp tốt. Nó sẽ hấp thụ CO2 và nhà ra O2. Từ đó mà giúp không khí thanh sạch hơn.

6. Cây xương rồng trong phong thủy

Cây xương rồng được xem là 1 loại cây phong thủy có nhiều ý nghĩa khác nhau. Chính vì thế mà nhiều người đã bỏ công ra để tìm hiểu. Vậy trong phong thủy cây xương rồng có ý nghĩa như nào? Nó hợp với người mệnh nào? Cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây!

6.1 Những ý nghĩa phong thủy của cây xương rồng

Cây xương rồng trong phong thủy mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Mỗi ý nghĩa đều khiến bạn phải suy ngẫm nhiều điều. 

 Loài cây vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối

Ý nghĩa này được coi là đặc biệt nhất của cây xương rồng trong cuộc sống. Vì đặc điểm sống được ở môi trường khắc nghiệt. Nên nó có tính sống sót và khả năng chịu đựng tuyệt vời. Cây xương rồng là đại diện cho người mạnh mẽ và kiên định. Không khó khăn nào làm khó được họ cả. Ý nghĩa khá giống với cây sen đá.

Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi. Điều cây xương rồng hấp dẫn nhất người khác chính là dáng vẻ trong ngoài đối lập kia. Bên ngoài xù xì bao nhiêu bên trong lại mọng nước. Như thể một người bên ngoài khô khan nhưng bên trong lại đầy tình cảm vậy.

Đại diện cho tình yêu nồng nàn

Có thể nói loài cây nào càng ít ra hoa thì khi ra hoa đều có sức hấp dẫn đặc biệt. Cây xương rồng cũng thế. Hoa xương rồng không phải hấp dẫn người ta bằng sự lộng lẫy hay hương thơm hấp dẫn. Mà những bông hoa đó thai nghén trong suốt 1 thời gian dài ở môi trường khắc nghiệt. 

Chính vì thế cây xương rồng trong tình yêu cũng là đại diện cho sự chung thủy và bền bỉ. Nghĩa là dù có khó khăn như nào thì vẫn sẽ thu được thành quả tuyệt vời.

Nó là đại diện cho 1 tình yêu phi thường, mạnh mẽ và 1 cái kết đầy ngọt ngào.

Là biểu tượng của một tình yêu thầm kín

Ngoài ý nghĩa đại diện cho 1 tình yêu nồng nàn, mãnh liệt thì nó còn là tình yêu thầm kín. Vì thế nếu được tặng 1 chậu xương rồng thì hãy hiểu rằng đối phương đang âm thầm để ý đến bạn.

Xương rồng trong tiếng Tây Ban Nha là “đến và mang em đi”. Ý nghĩa của cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu này. 

Có 2 người yêu nhau mà chẳng dám nói. Đến 1 ngày chàng trai lấy hết can đảm để thổ lộ lòng mình nhưng chỉ nhận về được 1 chậu xương rồng mà thôi. Vì nghĩ cô gái không chấp nhận mình, cũng không cho anh ta câu trả lời nên anh ta bỏ cuộc.

2 người cứ thế xa nhau và tình cảm thì dần phai nhạt. Mà lại chẳng hiểu đối phương đang nghĩ gì. Rồi cô gái đến với người đàn ông khác. Lúc này chàng trai mới đi tìm lý do và biết được rằng. Vì nói dối mình học tiếng Tây Ban Nha nên cô gái mới dùng cây xương rồng thay cho câu trả lời của mình. 

Bởi lẽ cây xương rồng trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “đến và mang em đi”.

Hóa giải hung khí

Nhìn chung các cây xương rồng mini được nhiều người chọn trồng vì dễ chăm. Chịu hạn tốt lại ít sâu bệnh. Thế nên ngày càng nhiều người chọn mua cây này để ở phòng làm việc hay trong nhà. Nhưng thực tế có mấy ai biết ý nghĩa của cây trong phong thủy.

Theo các chuyên gia để cây xương rồng trong nhà hay bàn làm việc là tối kỵ. Các gai nhọn của cây xuất hiện trong nhà hay chĩa vào người bạn sẽ tạo ra những điều không may mắn. Không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan, sức khỏe mà còn cả tài vận của bạn nữa.

Kể cả khi cây xương rồng ra hoa là 1 điều lành nhưng vẫn chưa đủ để lấn át hung khí. Do đó nếu có đặt hay trồng xương rồng thì nên trồng ở ngoài ngõ hay ngoài lối đi. Vì nó sẽ ngăn những điều xấu đến với gia đình bạn.

6.2 Cây xương rồng hợp với ai?

Gọi là xương rồng vì trong tự nhiên chúng mọc phóng khoáng như thân rồng bay lượn. Với vảy rồng là các gai nhọn. Do đó người tuổi rồng là hợp với cây này nhất. Những người sinh năm 1952, 1964, 1976, 1988 hay 2000 thì nên sở hữu 1 cây.

Cây xương rồng có gai nhọn như kiếm nên rất hợp với người mệnh Kim nữa. Bởi vì bén như thế, dễ gây sát thương như thế cũng chỉ có kim loại làm được mà thôi. Vì thế người mệnh Kim cũng có thể trồng cây này.

6.3 Trồng cây xương rồng ở đâu để mang lại may mắn

Cây xương rồng có gai sắc nhọn nên sẽ làm bị thương nếu người vô tình chạm vào nó. Nếu để cây trong nhà hay bàn làm việc thì sẽ tạo ra hung khí làm ảnh hưởng tài vận, sức khỏe,… Do đó cây xương rồng không nên để trong nhà.

Bạn có thể đặt cây xương rồng tại các vị trí sau đây! Vừa đẹp lại mang ý nghĩa phong thủy.

– Nếu đặt ở hàng rào hoặc lan can sẽ ngăn điều xấu vào nhà. Giúp gia chủ giữ được tiền tài.

– Có thể đặt ở hướng Tây Bắc. Vì theo quan niệm hướng này là hướng của tà ma. Việc đặt cây ở đây có thể tránh được điều không may mắn, xua đuổi tà ma tốt.

Lưu ý: Không nên đặt cây trước cửa nhà, tiền sảnh hay lối đi. Vì không những gây sát thương mà còn ảnh hưởng đến phong thủy nữa. Để trong công viên hay trường học, nơi có nhiều trẻ em cũng có thể gây ra hậu quả.

Bạn có thể chọn cây xương rồng kích thước nhỏ, thấp và gai mềm để làm cảnh là hợp lý nhất.

7. Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng đúng kỹ thuật

Mặc dù xương rồng là cây chịu hạn tốt. Nhưng nếu trồng làm cây cảnh thì bạn cũng cần quan tâm tới nó 1 chút. Vì nếu cây héo thì cũng là điều không may mắn.

7.1 Cách trồng

Nước: Cây xương rồng chịu hạn giỏi nên bạn không cần tưới nước thước xuyên cho cây làm gì cả. Mà nếu tưới thì cũng chỉ tưới chút ít với nước âm ấm thôi. Nếu dùng nước lạnh rễ cây dễ bị shock. Thời điểm cây ra hoa hoặc vào mùa hè thì có thể ntưới nhiều hơn.

g tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm, không nên dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Tưới nhiều hơn vào mùa hè và lúc cây ra hoa.

Ánh sáng: Cây xương rồng là giống cây ưa thích ánh sáng. Chính vì thế mà bạn nên để cây ở nơi có nhiều ánh sáng để cây phát triển tối đa. Nếu bạn để cây trong nhà thì mỗi ngày nên mang cây ra phơi nắng khoảng 2 tiếng lúc sáng là được.

Đất: Đất trồng cho cây cần tơi xốp và thoát nước tốt. Khi trồng bạn có thể trộn thêm ít vụn than xỉ hoặc đá vào để tăng độ thoát nước cho cây. Nếu đất mà giữ ẩm quá thì cây hay bị hỏng rễ lắm đấy!

7.2 Cách chăm sóc

Phần lớn người chơi xương rồng cảnh đều không nắm được kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Vì thế mà cây mau chết. Nếu trồng cây ở nơi râm mát, hay để trong nhà thì không được tưới nước cho cây làm gì cả. 

Còn nếu cây được trồng ở bên ngoài thì mỗi tuần cũng chỉ tưới cho cây 1 lần là được. Còn muốn cây mau phát triển thì hãy đặt cây ở nơi nhiều nắng. Ít nhất thời gian chiếu sáng là 6 giờ mỗi ngày.

Thỉnh thoảng bạn có thể cho chúng xin ít nước để uống. Nhưng đừng nhiều quá kẻo hỏng rễ nhé! Muốn biết cây có thiếu nước hay không thì chỉ cần lấy 1 que tùng bách đỏ của California đỏ cắm vào. Nếu phầm cắm xuống đậm màu hơn thì đất vẫn ẩm nhé!

8. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin về cây xương rồng mà bạn có thể tham khảo. Từ các thông tin về họ xương rồng, đến công dụng của cây xương rồng. Rồi còn cả ý nghĩa của nó trong phong thủy nữa. Hi vọng đây sẽ là 1 bài viết bổ ích cho bạn nếu đang tìm hiểu về cây này. 

Sau đó nếu có áp dụng các bài thuốc từ cây xương rồng thì nhớ xin ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé! Vì dù sao đây cũng là các bài thuốc truyền miệng mà. Nếu thành công thì đừng quên chia sẻ với chúng mình nhé! Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)