Cây xấu hổ có tác dụng gì? Cách dùng và lưu ý quan trọng

Cây xấu hổ là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi ở nước ta. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ cây xấu hổ là một loại cây hoang dại. Chẳng có tác dụng gì cả. Tuy nhiên cũng khá nhiều người biết cây xấu hổ có nhiều công dụng. Nhất là trong việc điều trị bệnh.  

Cây xấu hổ

Cây xấu hổ

Nhưng hầu như mọi người chỉ biết đến cây xấu hổ để chữa bệnh mất ngủ hay, bí tiểu,… Nhưng thực chất cây xấu hổ có nhiều công dụng hơn rất là nhiều.

Và để giúp các bạn có thêm thật nhiều kiến thức về cây xấu hổ. Cũng như góp phần biết thêm nhiều công dụng của cây xấu hổ. Thì hãy cùng chúng mình tham khảo bài biết sau nhé! Các câu hỏi của bạn sẽ tìm được lời giải đáp phù hợp nhất đấy ! 

Mục lục

1. Cây xấu hổ là cây gì? Đặc điểm của cây xấu hổ?

Cây xấu hổ là cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Nó có tên như vậy vì cứ khi chạm vào là lá cây lại cụp xuống như thẹn vậy. Ngoài ra thì nó còn được gọi là cây thẹn, cây trinh nữ hay cây mắc cỡ. Còn tên khoa học của nó là  Mimosa pudica L. Cây xấu hổ là cây thuộc họ đậu.

1.1 Cây xấu hổ có thể nhận dạng như nào?

Cây xấu hổ là cây cỏ hoang sống được nhiều năm. Nó có thể mọc được ở bất cứ đâu. Từ đất trống cho đến ven đường. Khi mới lớn cây sẽ mọc thẳng hướng lên trên. Càng lớn nó lại càng có xu hướng bò ra mặt đất. 

Thân cây nhỏ nhưng có nhiều nhánh. Một cây có thể dài đến 1,5m cơ đấy. Cả thân và nhánh của cây đều có gai hơi cong.

Cây xấu hổ có lá giống như lông chim, trong khi cuống lá giống chân vịt. Cứ khi có vật chạm vào thì lá sẽ cụp lại theo trụ của lá. Cây xấu hổ có cuống lá khá dài khoảng gần 2 đốt ngón tay. Cuống lá có nhiều lông. Một cành lá xấu hổ thì có khoảng 15 đến 20 lá chét. Các lá chét nhìn chung không có cuống. 

Cây xấu hổ cho hoa mọc từ nách lá và có cuống dài. Hoa nhỏ có màu tím đỏ hình tròn. Hoa tàn sẽ có quả như ngôi sao. Giữa các hạt thì thắt lại. Quả của cây có nhiều lông khá cứng. Mỗi quả chỉ tầm 2mm và to cỡ 3mm là cùng. Các quả đó mọc thành từng cụm với nhau.

Mùa hoa và quả thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8.

1.2 Cây xấu hổ có nhiều ở đâu?

Theo nhiều tài liệu thì nguồn gốc của cây xấu hổ là ở Trung và Nam Mỹ. Ngoài ra đây cũng là cây có nhiều ở các nước như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan,…

Tại Việt Nam thì cây xấu hổ mọc hoang ở các khu đất ẩm hoặc bãi đất trống. Tường thì miền Nam sẽ có nhiều cây xấu hổ hơn là miền Bắc.

Vào năm 2014 các nhà khoa học người Úc đã phát hiện ra rằng. Cây xấu hổ có khả năng ghi nhớ sự việc đã qua. Hệt như động vật vậy.

Tác dụng của cây mắc cỡ

Tác dụng của cây mắc cỡ

1.3 Thu hái, chế biến và bảo quản cây xấu hổ đúng cách

Khi dùng làm thuốc thì người ta đều dùng tất cả các bộ phận của cây.

Riêng cành và lá cây thì người ta canh để thu hái vào mùa khô. Sau đó dùng tươi hay khô đều được cả.

Người ta có thể thu rễ cây quanh năm. Đào xong thì rửa sạch đất cát rồi thái mỏng, phơi khô và bảo quản đúng cách.

Sau khi phơi khô cây xấu hổ thì đem để ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, mối mọt, ánh nắng mặt trời. Nếu trời nắng thì mang ra phơi lại để tránh ẩm mốc.

2. Cây xấu hổ dùng để làm gì? 13 tác dụng của cây xấu hổ

Đông y cho rằng cây xấu hổ ngọt, mát hơi se nên nó được dùng để giảm viên, an thần. Dịu đi các cơn đau, giáng áp, tiêu tích, chữa bí tiểu tốt. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế trung khu thần kinh. Nhờ vậy điều trị được bệnh mất ngủ.

Cây xấu hổ sau khi nghiên cứu bởi cả y học cổ truyền và y học hiện đại thì thấy có rất nhiều công dụng. Nhưng cụ thể hóa các công dụng đó như nào khi dùng cây xấu hổ là nguyên liệu. Thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt là trong việc kết hợp các nguyên liệu với nhau. Và dưới đây là các bài thuốc từ cây xấu hổ thật sự đã được nhiều người tin dùng. Hi vọng nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức nữa để chữa bệnh từ cây dân gian. 

1. Viêm phế quản lâu ngày

16g rễ lá cẩm, 30g rễ xấu hổ. Đem nấu nước rồi chia ra uống 2 lần 1 ngày là được.

2. Thắt lưng đau mỏi, xương gân nhức mỏi

Người ta hay dùng độc vị rễ cây xấu hổ đem tẩm rượu sao vàng rồi nấu với 400ml nước. Đến khi còn ¼ thì lấy ra uống. Hoặc có thể chế thành cao lỏng cùng các nguyên liệu khác. Sau đó uống cùng rượu ấm

Dưới đây là 1 vài bài thuốc kết hợp các nguyên liệu với nhau.

Bài 1: Đầu tiên lấy rễ cây xấu hổ sang vàng lên. Sau đó tẩm rượu vào rồi sao vàng lại. Khi nào dùng lấy 1 nắm nhỏ chừng 30g đem đi nấu nước uống.

Bài 2: Rễ bưởi bung, rễ đài bi, rễ xấu hổ đã tẩm rượu sao vàng. Mỗi thảo dược đúng 20g là được. Thêm 10g rễ đinh lăng và 10g cam thảo nữa rồi đem nấu nước để uống hết trong ngày.

Bài 3: Quả tơ hồng vàng, rễ bạch đồng nữ ỗi vị đúng 8g. Thêm thân cây bọt ếch, thân cây ớt cho lá to, rễ cây thẹn mỗi vị đúng 10g nữa. Đem các nguyên liệu nấu nước 2 lần rồi trộn 2 lần nước với nhau cô đặc thành siro. Mỗi ngày dùng 30ml chia đều cho 2 lần.

Bài 4: 10g rễ xấu hổ, 3g rễ lá lốt, 3g rễ cỏ xước, 3g lạc tiên, 2g rau muống biến, 3g lá cối xay. Đem các nguyên liệu đi nấu nước để uống.

Bài 5:rễ cỏ xước 15g, tầm phỏng 20g, 10g cây củ sả, 20g rễ xấu hổ. Đem sao vàng lên rồi nấu nước uống là được.

Bài 6: Lấy các nguyên liệu sau số gam như nhau. Gồm có tục đoạn, dây gắm, thiên niên kiện, rễ cây thẹn, hy thiêm, dây đau xương, gai tầm xoong, thổ phục linh. Đem các nguyên liệu nấu nước để uống. Hoặc cũng có thể ngâm rượu cũng được.

Cây xấu hổ có tác dụng gì?

Cây xấu hổ có tác dụng gì?

3. Giảm đau xương khớp

Thái mỏng rễ cây xấu hổ rồi đem phơi khô. Sau đó mỗi ngày dùng 120g rễ cây khô tẩm rượu rồi sao vàng lên.

Sau đó đem đun với 3 bát nước đến còn 1 nửa thì lấy nước đó chia ra vài ba lần uống hết trong ngày. Chỉ khoảng 5 ngày điều trị liên tục sẽ thấy có hiệu quả.

Hoặc có thể dùng bài thuốc sau. 20g rễ lá lốt, 20g rễ xấu hổ đem nấu nước uống. CŨng có thể cho thêm vài hạt muối vào để làm nước ngâm chỗ các khớp đau. Ngâm nửa tiếng từ khi nước ấm đến khi nguội hẳn là được.

4. Thần kinh mệt mỏi

Cách 1: Lấy 1 nắm nhỏ cây xấu hổ để nấu nước uống là được.

Cách 2: Cúc tần và cây xấu hổ mỗi vị đúng 15g. Thêm chua me đất gấp đôi lượng để nấu nước uống vào mỗi tối là được.

5. Dạ dày viêm, hay hoa mắt chóng mặt

Lấy 1 nắm rễ cây xấu hổ đem nấu nước uống hết trong ngày.

6. Người bị zona thần kinh

Giã nát lá cây xấu hổ rồi đắp vào chỗ bị thương sẽ giảm đau hiệu quả.

7. Giảm nóng gan

Lấy 40g cây xấu hổ khô nấu nước uống hét trong ngày để làm mát gan.

8. Giảm huyết áp cao

Địa long 4g, tang ký sinh 8g, đỗ trọng 6g, kiến cò 6g, cùi bông sứ 6g, hà thủ ô 8g, 6g cây xấu hổ, lá vông nem 8g, 8g hạt muồng ngu, 8g câu đằng. Đem các nguyên liệu đi nấu thành nước để uống

Ngoài ra cũng có thể phơi khô rồi nghiền bột thêm mật để vo viên. Uống viên hoàn mỗi ngày cũng tốt.

9. Tiêu hóa kém, đầy bụng, khó tiêu

Mạch nha, lá và cành cây thẹn, bạch thược mỗi vị đúng 16g. Thêm 12g thần khúc. Đem nấu nước rồi lấy nước chia thành 2 lần để uống hết trong ngày. Chua ra 1 lần trước ăn 1 lần sau ăn.

Sau khoảng 5 ngày điều trị sẽ thấy được hiệu quả.

Tìm hiểu về cây xấu hổ

Tìm hiểu về cây xấu hổ

10. Khí hư nhiều

Rửa sạch rễ cây xấu hổ rồi đem giã nát và chắt lấy nước để uống. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần khoảng 30ml là được. Liệu trình 1 tuần liền.

11. Nấu nước tắm để giảm tình trạng viêm khớp

50g lá lốt, 50g rễ cây xấu hổ, 40g hy thiêm, 40g hoắc hương, 40g đơn tướng quân, 40g tía tô, 40g lá ngải cứu, 15g quế chi vào 20g long não. Đun nước đến sôi và có mùi thơm tỏa ra thì lấy hơi nước xông vào chỗ khớp viêm. Xông khoảng 15p là được. Mỗi ngày xông 1 lần là được. Đến khi nào mồ hôi ra toàn thân thì thôi.

Ngoài xông thì có thể dùng nước đó để tắm. Dùng 2 tuần thì nghỉ 1 tuần mới dùng tiếp.

12. Người bị mất ngủ

Lấy 1 nắm lá và dây cây xấu hổ đem phơi khô. Thêm lạc tiên bằng lượng đem nấu nước uống mỗi ngày. 1 tuần liền bạn dùng thì sẽ cải thiện được tình trạng mất ngủ rất tốt.

13. Người bị động kinh

Lấy toàn thân cây mắc cỡ 20g. Cây câu đằng giảm ½ lượng đi. Đem nấu nước để uống trước khi lên cơn. Nấu với câu đằng thì không đun kỹ.

3. Rễ cây xấu hổ có thể chữa được bệnh không? Tác dụng của rễ cây xấu hổ

Người ta dùng cây xấu hổ nhiều bộ phận để chữa bệnh. Không chỉ có cành lá mà còn có cả rễ nữa. Đặc biệt có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ rễ cây xấu hổ mà bạn có thể không biết. Dưới đây là những công dụng và bài thuốc từ rễ cây xấu hổ. Bạn có thể cân nhắc để áp dụng chữa bệnh nhé! 

3.1 Rễ cây xấu hổ chữa được bệnh gì?

Nước nấu từ cây xấu hổ được đánh giá là giảm đau nhức xương khớp, mỏi lưng mỏi gối tốt.  Cách làm chung chung là ấy rễ cây thái nhỏ ra rồi sao với rượu cho thật thơm. Sau đó đun với 2 bát nước đến khi còn nửa bát thì lấy ra uống 2 lần 1 ngày là được. Hoặc có thể đem rễ cây nấu cao rồi ngâm rượu rất ngon và bổ. 

Phụ nữ khí hư nhiều thì lấy quả xấu hổ ép lấy nước rồi uống. 1 tuần sau sẽ khỏi hoàn toàn.

Sau đây sẽ là các bài thuốc kết hợp rễ cây xấu hổ và các thảo dược khác để cho ra bài thuốc tốt.

3.2 Những bài thuốc dùng rễ cây xấu hổ chữa bệnh

Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ mà bạn có thể áp dụng. Tùy vào điều kiện cũng như tình trạng bệnh mà bạn chọn lấy 1 bài thuốc phù hợp nhất. Hi vọng đây sẽ là cuốn cẩm nang thu nhỏ để các bạn điều trị bệnh tốt hơn.

1. Bài thuốc từ rễ cây xấu hổ 1

20g rễ đài bi, 10g rễ đinh lăng, 10g cam thảo, 20g rễ cây thẹn, 20g rễ bưởi bung. Đem các nguyên liệu nấu nước uống hoặc ngâm rượu đều được.

Những lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ trị bệnh

Những lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ trị bệnh

2. Bài thuốc từ rễ cây xấu hổ 2

20g tầm phỏng, 20g rễ cây mắc cỡ, 10g cây xả có củ, 15g rễ cỏ xước. Đem các nguyên liệu sao vàng lên rồi nấu nước uống.

3. Bài thuốc từ rễ cây xấu hổ 3

Bạch đồng trinh nữ, quả tơ hồng vàng, rễ khúc khắc, rễ cây thẹn, thân cây bọt ếch. Mỗi vị đúng 10g. Đem các nguyên liệu nấu nước 2 lần. Sau đó trộn 2 lần nước lại và cô đặc thành cao. Đem uống mỗi ngày 1 thìa nhỏ là được.

4. Bài thuốc từ rễ cây xấu hổ 4

3g lạc tiên, 3g lá lốt, 3g rau muống biển, 3g lá cối xay, 3g rễ cỏ xước. Cùng với đó là rễ cây xấu hổ 10g. Đem nấu nước uống là được.

5. Bài thuốc từ rễ cây xấu hổ 5

12g rễ cây đau xương, 12g hy thiêm, 12g rễ xấu hổ, 12g kê huyết đằng, 12g thổ phục linh, 12g gai tầm xoong, 12g tục đoạn, 12g thiên niên kiện. Thêm 12g dây gắm nữa. Có thể nấu nước uống hoặc ngâm rượu đều được.

4. Cây xấu hổ chữa được bệnh trĩ không?

Ngoài việc điều trị các bệnh trên như mình đã giới thiệu. Thì có 1 công dụng khác của cây xấu hổ được nhiều người truyền tai nhau. Đó là dùng cây xấu hổ chữa bệnh trĩ. Vậy cây xấu hổ điều trị được bệnh trĩ không? Nếu điều trị được thì điều trị như thế nào? Cùng xem ngay dưới đây nhé! 

4.1 Cây xấu hổ điều trị được bệnh trĩ không?

Nhiều người tahwsc mắc không biết vì sao cây xấu hổ lại chữa được bệnh trĩ. Nguyên nhân là vì.

Hầu hết các bộ phận của cây xấu hổ đều được dùng để điều trị bệnh. Ví dụ cành và lá của cây có tính lạnh lại vừa đắng vừa ngọt và hơi độc. Nên theo nhiều người nó tiêu độc, chống viêm, giảm sưng, chữa bí tiểu, điều hòa giấc ngủ tốt. Nhất là đối với người bị bệnh trĩ nội.

Còn với y học hiện đại thì cây xấu hổ có minosin và crocetin. Cùng với đó là các hoạt chất flavonoid. Cùng với đó là các axit amin, axit hữu cơ hay ancol. Nhất là ở cành và lá của cây xấu hổ có 1 chất tên là Mimosa pudica. Chất này được đánh giá là kháng khuẩn cực tốt. Nên khi dùng để trị bệnh trĩ rất tốt.

Nhìn chung cây trinh nữ có thể điều trị được nhiều bệnh khác nhau như xương khớp, mất ngủ,… Và khi kết hợp với nhiều nguyên liệu khác thì nó trở thành bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả.

4.2 Hướng dẫn dùng cây xấu hổ để điều trị bệnh trĩ

Từ thời xa xưa người ta đã biết dùng cây xấu hổ để điều trị bệnh trĩ. Và đến tận ngày nay nhiều người vẫn áp dụng bài thuốc này. Nhưng muốn điều trị thành công thì cần có cách làm đúng đắn. Dưới đây là cách dùng cây xấu hổ điều trị bệnh trĩ.

Chỉ cần lấy 1 nắm cây xấu hổ gồm cả cành và lá. Cùng với 1 chút rượu trắng và 1 chiếc bát sứ sạch, 1 tấm lót sạch là được.

Cách dùng rễ cây xấu hổ điều trị bệnh trĩ

Dưới đây là cách dùng rễ cây xấu hổ để trị bệnh trĩ:

Bước 1: Mang lá và cành của cây đi rửa nhiều lần với nước cho sạch đất cát. Ngâm với nước muối loãng cho sạch hoàn toàn rồi đem vớt ra để ráo.

Bước 2: Thái khúc các nguyên liệu khi đã ráo nước rồi cho lên bếp sao với lửa vừa.

Khi sao cần đảo đều tay để khỏi cháy. Đến khi nguyên liệu vàng thì tắt bếp đi. Người ta gọi đây là sao vàng.

Bước 3: Sau đó trải 1 lớp lót ở dưới nền đất và đổ nguyên liệu đã sao vào xuống tầm lót chừng nửa tiếng. Đợi nguyên liệu nguội tự nhiên thì sẽ tốt hơn. 

Bước 4: Cho nguyên liệu vào 1 chiếc bát sành. Thêm rượu trắng vào và mang đi hấp cách thủy.

Bước 5: Cứ hấp đến khi rượu trong bát sứ chuyển sang màu vàng đậm thì là được rồi.

Đợi 1 lúc cho nước nguội bớt thì tiến hành nhấc bát sứ ra. Chi nước thành 2 bữa để uống hết trong ngày. 1 tuần sau thì bạn sẽ giảm liều lượng đi là được.

Sau 1 đến 2 tháng kiên trì điều trị búi trĩ sẽ teo đi. Cảm giác nóng rát, khó chịu nơi hậu môn cũng tan biến. Và sẽ không có dấu hiệu tái phát lại nữa.

4.3 Những điều cần nhớ khi sử dụng cây xấu hổ điều trị bệnh trĩ

Mặc dù nhiều người đã dùng cây xấu hổ để trị bệnh trĩ. Nhưng để bài thuốc phát huy được công dung cao nhất thì cần chú ý 1 vài điều sau:

1) Đây là bài thuốc dân gian Đông y nên hiệu quả của nó không thẻ nhanh và tức thời như các phương pháp hiện đại được. Do đó người bệnh cần kiên trì điều trị thì mới đem lại kết quả tốt được. Nóng vội thì không thu được điều gì cả.

2) Cùng với việc dùng phương pháp trên chữa bệnh thì cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ. Cần dùng nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Cùng với đó là tránh xa các chất rượu bia hay kích thích.

3) Thực tế phương pháp này chỉ áp dụng cho người mới bị trĩ giai đoạn đầu mà thôi. Còn những người bệnh nặng thì nên dùng các phương pháp chuyên khoa hơn.

Nếu sau thời gian dùng 1 đến 2 tháng bệnh tình không có tiến triển cũng như càng nặng hơn. Thì nên ngưng sử dụng ngay lập tức và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Tránh để lâu sẽ làm bệnh càng nặng hơn mà thôi.

5. Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ để an toàn cho bản thân

Có thể thấy được rằng cây xấu hổ xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Nhưng để nó phát huy được hết công dụng của bản thân. Thì bạn cần nhớ những điều dưới đây nhé! Bởi có người hợp với cây xấu hổ nhưng có người không hợp đâu. Kiêng kỵ sẽ giúp cơ thể bạn an toàn hơn cũng như điều trị bệnh tốt hơn. 

5.1 Những người dùng được cây xấu hổ

  • Những người ít ngủ, ngủ hay tỉnh, ngủ không sâu thì dùng được
  • Những người có dấu hiệu xương khớp đau nhức hay cột sống bị thoái hóa. Nhất là ở người già.
  • Người đang bị bệnh động kinh
  • Người dùng rượu bia các chất kích thích thường xuyên. Người bị nóng gan

5.2 Kiêng kỵ khi dùng cây xấu hổ

Có thể nói cây xấu hổ có rất nhiều công dụng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể sử dụng nó vô tội vạ được. Nếu cứ vô tình hoặc cố ý thì sử dụng cây xấu hổ sai cách thì chỉ mang họa vào thân mà thôi. Mà công dụng hay chữa bệnh đâu chẳng thấy. Vì thế hãy nhớ điều trị cây xấu hổ với những điều cần kiêng kỵ dưới đây nhé!

Người thể hàn hay người cơ thể suy nhược, mệt mỏi tuyệt đối không dùng cây xấu hổ. Phụ nữ có thai cũng nhất định không được động tới cây xấu hổ.

Cây xấu hổ đại kỵ với cây mimosa.

5.3 Liều lượng cụ thể khi sử dụng cây xấu hổ

Người ta hay lấy rễ của cây xấu hổ thái nhỏ rồi phơi khô ra. Sau đó nấu nước uống. Mỗi ngày được khuyên nên dùng tối đa 120g rễ cây xấu hổ mà thôi.

Riêng cành và lá của cây thì có thể dùng khô hay tươi đều được. Nếu là các vết thương hở thì được khuyên nên dùng cây tươi giã nát ra rồi đắp vào sẽ tốt hơn cây khô. Vừa cầm máu tốt lại giảm đi tình trạng đau đớn. Còn nếu để nấu nước uống tươi hay khô cũng chỉ dùng tối đa 12g mỗi ngày mà thôi.

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các kiến thức cần thiết nếu bạn đang có ý định dùng cây xấu hổ chữa bệnh. Nếu đã có được các công dụng của cây xấu hổ thì bạn có thể cân nhắc để sử dụng chúng. Nhưng tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị bệnh cho an toàn. Chúc các bạn luôn vui khỏe với các kiến thức này.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)