27+ tác dụng của Cây xạ đen – cách sử dụng và lưu ý cần thiết

Đã từ lâu cây xạ đen nổi tiếng trong việc phòng ngừa ung thư. Nhưng nhìn chung mọi người chỉ biết đến tên gọi xạ đen của cây thôi. Chứ chẳng mấy ai tập trung đi đào sâu nghiên cứu.

Thực tế đây chỉ là 1 loại cây thông thường thôi. Hay nói đúng hơn là dân dã nên hợp với rất nhiều người. Nhưng nó lại là loại thảo dược quý hiếm. Cụ thể không chỉ hỗ trợ và ngừa ung thư tốt. Nó còn được đánh giá là giúp trị được nhiều bệnh khác nữa.

Cây xạ đen

Cây xạ đen

Đương nhiên mặc dù nhiều người đã từng nghe danh cây xạ đen nhưng nếu hỏi công dụng của nó chắc chỉ có 1 vài công dụng nổi bật mà thôi. Thực tế, cây xạ đen được nhiều người yêu thích đến vậy không chỉ bởi 1 hay 2 công dụng đâu. Nó còn vô số công dụng khác mà nếu không tìm hiểu bạn hoàn toàn không biết được. 

Nếu bạn đang có nhu cầu muốn sử dụng cây xạ đen để sử dụng thì cần tìm hiểu về cây thật kỹ đã. Như vậy thì khi sử dụng cũng yên tâm hơn. Và bài viết này chúng mình sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin thật hữu ích về cây xạ đen. 

Có thể nói đây là 1 cuốn cẩm nang thu nhỏ để bạn soi vào đó mà hiểu hơn về cây. Đồng thời biết được tác dụng của cây xạ đen  như nào để trị bệnh cho tốt. Cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

1. Tìm hiểu về đặc điểm cây xạ đen

Trong tiếng Mường từ “xạ” có nghĩa là gan. Còn từ “đen” thì đúng chỉ là màu đen thôi. Nghĩa là khi cắt cây ra thì có nhựa màu đen. Vậy gộp lại xạ đen nghĩa là cây thuốc màu đen giúp điều trị gan.

Ở cái thời mà bệnh ung thư còn chưa nhan nhản như bây giờ thì mỗi khi thấy cơ thể mệt mỏi, vàng da, có mụn,… người ta lại lấy cây xạ đen để điều trị. Có thể nói cây xạ đen chúng là loại thảo dược gắn bó mật thiết với người Mường.

1.1 Hình dáng của cây xạ đen

Ngoài cái tên cây xạ đen thì nó còn được gọi với cái tên bạch vạn hoa, cây ung thư hay cây đồng triều. Lần đầu tiên nó được miêu tả chi tiết là vào năm 1851. Trước đó thì cây xạ đen đã được tìm thấy rồi. Cây được tìm ra bởi George Bentham. Người ta xếp cây xạ đen vào họ thực vật Celastraceae.

Cây xạ đen có thân gỗ nhưng lại leo bám vào các cây lớn hoặc các bờ rào. Chiều dài của dây có thể lên đến 10m. Ngắn nhất cũng là 3m rồi. Cành cây tròn lẳn có màu xanh nhợt lúc còn non. Càng lớn thì càng chuyển sang màu nâu.

Các lá cây hình bầu dục mọc chếch nhau thành từng lá riêng rẽ. Mép lá không có răng cưa. Tùy cây mà 2 mặt lá đều nhẵn hoặc mặt dưới có lông dọc theo gân lá. Lá nối với cành bởi cuống dài từ  0,5 đến 0,7cm.

Hoa mọc ở đầu cành. Các bông hoa nhỏ xinh với đường kính chỉ tầm 4 đến 6cm mà thôi. Khi hoa tàn sẽ có quả cứng hình oval chỉ dài tầm 10mm mà thôi.

Tác dụng của cây xạ đen

Tác dụng của cây xạ đen

1.2 Cây xạ đen hay có ở đâu?

Nếu tính trên thế giới thì cây xạ đen có nhiều nhất ở các tỉnh Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Vân Nam hay Quảng Tây. Ngoài ra ở Malaysia hay Ấn Độ cũng có loại cây này.

Cây xạ đen lần đầu tiên được tìm thấy bởi giáo sư Lê Thế Trung cùng với đồng nghiệp của mình. Nó được tìm thấy ở khu vực núi cao tỉnh Hòa Bình hiện nay. Vì quá tâm đắc với công dụng hỗ trợ điều trị ung thư của cây. Mà giáo sư đã làm hẳn 1 công trình nghiên cứu về công dụng này của cây xạ đen. Công trình này đã được nhà nước ta công nhận vào năm 2002 rồi.

Lần đầu tiên giáo sư tìm thấy cây là vào năm 1998 tại một số xã thuộc tỉnh Hòa Bình như Phú Vinh, Phú Cường. Không chỉ vậy một số khu vực núi cao ở huyện Lạc Sơn hay Kim Bôi cũng có loại cây này.

Một thời gian sau khi biết được công dụng của cây thì các tỉnh lân cận như Sơn La, Thái Nguyên hay Vĩnh Phúc người ta cũng mua cây giống về trồng. Đến thời điểm hiện tại thì nó đã có mặt ở nhiều tỉnh trên khắp nước ta rồi.

1.3 Phân biệt cây xạ đen để trị bệnh hiệu quả

Để tìm được đúng cây xạ đen trị bệnh hiệu quả thì bạn cần phân biệt được cây xạ đen và cây xạ vàng. Vậy chúng có đặc điểm gì khác nhau?

Cây xạ đen dùng để trị bệnh

Cây xạ đen dùng để trị bệnh

Đối với cây tươi

  • Nếu là cây xạ vàng thì lá cũng có màu xanh, mép không có răng cưa, thân cây cũng xanh. Chỉ khác là lá cây không có ánh tím mà thân cây cũng chỉ xanh bình thường thôi.
  • Còn cây xạ đen thì lá xanh, dầy hơn và có sắc tím. Thân cây xanh đậm hơn hẳn. Vì thế bạn cần chú ý để phân biệt cho chuẩn.

Khi cây đã sơ chế khô

Nhìn chung là khi đã phơi khô thì việc phân biệt 2 cây càng khó hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có cách nào phân biệt được. Một vài đặc điểm dưới đây bạn có thể áp dụng để phân biệt 2 cây này

  • Với đặc tính là lá mỏng nên cây xạ vàng khi phơi khô lá đương nhiên giòn và dễ nát hơn hẳn. Mùi cũng không thơm mà hơi ngai ngái. Lá khô có màu trắng nhạt. Còn riêng thân cây thì ngửi chẳng có mùi vị gì hết.
  • Còn cây xạ đen khi khô rồi thì vẫn có mùi thơm nhẹ. Lá đương nhiên cũng không dòn bằng hay dễ nát gì cả. Thân cây sẽ nhìn thấy những sắc đen ẩn hiện từ nhựa cây chảy ra.

1.4 Các loại cây xạ đen

Xạ đen là 1 loại riêng biệt. Nhưng họ xạ thì lại có nhiều vô cung. Nào là xạ đỏ, xạ vàng, xạ trắng, xạ can,….

Người Mường người ta gọi chung các cây học xạ là cồn duồng hoặc duồng khụ. Như vậy có thể thấy được vai trò của cây trong nền y học cổ truyền của người Mường.

Mấy năm gần đây người ta phát hiện ra 1 giống xạ có bề ngoài rất giống với cây xạ đen. Nó được gọi là cây xạ lai. Cây xạ lai có đặc điểm là thân rất to. Đường kính ít cũng 5cm không thì phải hơn. Do đó khi thu hoạch người ta sẽ thái lát cây ra. Thường thì 1 cây xạ đen thu hoạch được cả trăm kg là chuyện bình thường.

Hướng dẫn sử dụng cây xạ đen

Hướng dẫn sử dụng cây xạ đen

Cây xạ đen Hòa Bình

Cái tên này thực ra chỉ là nói về cây xạ đen được tìm thấy ở tỉnh Hòa Bình mà thôi. Đến ngày nay người ta vẫn quen gọi như vậy bởi vì Hòa Bình là nơi đầu tiên ở nước ta tìm thấy cây này.

Đặc điểm của cây đó là nhờ vài điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng mà nó cho được chất lượng tốt hơn hẳn các vùng khác.

Bộ tứ dưỡng chất quý làm nên công dụng của cây xạ đen

Cây xạ đen căn bản có khả năng chống được ung thư là nhờ vào các dưỡng chất quý có trong nó. Đầu tiên phải kể đến là Flavonoid và Quinon. Sau đó là Saponin Triterpenoid và Maytenfolone A.

Flavonoid

Trong xạ đen có hàm lượng Flavonoid cao. Nên việc nó ngăn chặn được sự hình thành các gốc tự do gây hại cho cơ thể là đương nhiên. Ngoài ra thì nó cũng giúp cơ thể người dùng tránh được các chứng về tim mạch, tổn thương gan. Hay nhiễm độc từ nguồn bức xạ.

Quinon

Quinon trong xạ đen sẽ giúp cho tế bào ung thư dần chuyển sang thể lỏng. Từ đó cơ thể sẽ tự đào thải ra ngoài một cách nhẹ nhàng. Kết hợp cả quinon và flavonoid với nhau thì hiệu quả đào thải các chất độc. Hay cụ thể hơn là các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn nhiều.

Saponin Triterpenoid

Không chỉ có 2 hoạt chất trên thôi đâu, mà đến cả chất Saponi Triterpenoid cũng được đánh giá là ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của các tế bào ung thư. Đồng tời ngăn không cho chúng di căn và trở thành các khối u ác tính trong cơ thể. Điều này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận.

Vào năm 1997, một bài báo trên tạp chí Phytochemistry cũng đã nghiên cứu thành công việc sử dụng chất Maytenfolone A trong xạ đen sẽ ức chế các tế bào ung thư. Cụ thể là ung thư cổ tử cung, đại trực tràng hay buồng trứng. Công trình này của 2 nhà khoa học Yao- Haur Kuo và Li-ming Yang Kuo được đánh giá cao.

1.5 Khái quát công dụng của cây xạ đen

Cây xạ đen trong y học truyền thống hay y học hiện đại đều có công dụng nhất định. 

Y học truyền thống

Với người Mường từ xưa họ đã coi xạ đen là một loại thảo dược tuyệt vời rồi. Nó được đánh giá là loại cây tốt nhất trong họ nhà xạ. Và người ta hay dùng nó vào việc điều trị 1 số bệnh như:

  • Tốt cho gan. Từ gan bị bệnh cho đến gan bình thường.
  • Trị mụn, ung nhọt, u bướu hiệu quả
  • Đối với các bệnh viêm nhiễm thì cây xạ đen có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn làm vết thương thêm viêm nặng.
  • Có tác dụng cầm máu rất tốt. Đơn giản chỉ cần nhai nát lá xạ đen rồi đắp và vết thương là ngưng chảy máu. Một vài hôm sau là sẽ lành.

Y học hiện đại

Với công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Thế Trung, các bác sĩ Tây y đã công nhận khả năng hỗ trợ điều trị ung thư của cây xạ đen. Do đó mà đến hiện tại không chỉ Đông y mà cả Tây y người ta cũng sử dụng cây xạ đen nhiều.

Ngoài ra cũng ghi nhận công dụng khác của cây xạ đen như làm giảm tiết dịch trong gan với người bị xơ gan cổ trướng. Người bình thường sử dụng xạ đen thì sẽ giúp nâng cao sức đề kháng. Đồng thời cũng ngăn sự hình thành của các khối u.

Xem thêm:

2. Cây xạ đen dùng làm gì? Tác dụng của cây xạ đen

Đông y cho rằng cây xạ đen đắng hơi chát nhưng lại có tính mát. Chính vì thế nó có khá nhiều công dụng đối với cơ thể. Và người ta sử dụng nó để phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả.

1. Chữa bí tiểu, giải nhiệt hiệu quả

  • Nguyên liệu cần có kim ngân hoa 12g và thêm xạ đen 15g nữa là được.
  • Đem các nguyên liệu phơi cho khô rồi sao vàng lên. Sau đó thì dùng để hãm trà.
  • Nước dùng hết trong ngày không để hôm sau.

2. Nâng cao hệ miễn dịch

  • Xạ đen, nấm linh chi, giảo cổ lam mỗi vị 15g.
  • Cho tất cả vào  nồi đun lấy nước uống là được. Mỗi ngày 1 thang.

3. Tốt cho người bị gan

  • Nguyên liệu cần có: mật nhân 10g, cà gai leo 30g và xạ đen 50g là được.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với 2l nước rồi đun sôi trong 15p cho ra hết dưỡng chất. 
  • Bạn chia ra uống nhiều lần trong ngày là được.

4. Kết hợp để ngừa và điều trị ung thư tốt

Xạ đen có chứa hợp chất kháng ung thư: Flavonoid – một loại chất có tác dụng chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả.

Như mình đã nói ở trên trong cây xạ đen có Flavonoid. Đây được đánh giá là 1 trong các hoạt chất chống lại các gốc tự do cực tốt. Nó sẽ ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do gây ra với tế bào. Từ đó mà ngăn ngừa được ung thư, lão hóa,… Đối với các khối u thì hoạt chất này giúp khối u không chuyển sang ác tính tốt.

Không chỉ Đông y mà Tây y người ta cũng dùng cây xạ đen để hỗ trợ điều trị u bướu và ung thư. Điều này cũng đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rồi.

  • Nguyên liệu cần có là cỏ lưỡi trắng 20g, cam thảo dây 6g và xạ đen 30g
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi để nấu lấy nước uống.
  • Nước chia ra uống nhiều lần trong ngày cho hết.

5. Điều trị mất ngủ

Xạ đen phơi khô rồi hãm trà là cách giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và rất tốt cho gan. Ngoài ra nó còn có công dụng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và nâng cao sức khỏe hiệu quả.

6. Trị các bệnh về da

Với đặc tính là đắng chát và mát nên nó có thể được sử dụng để làm tiêu nhọt tốt. Thậm chí các vết lở ngứa cũng được điều trị triệt để.

7. Tốt cho người huyết áp cao

Những người đã bị huyết áp cao thì nên thường xuyên dùng nước nấu xạ đen. Mục đích là duy trì huyết áp luôn ở ngưỡng an toàn.

8. Giúp vết thương mau lành

Đối với các vết thương hở hay bị viêm nhiễm thì cây xạ đen là cách nhanh nhất giúp vết thương của bạn mau khô miệng. Thậm chí đối với người bị bệnh lậu việc dùng cây xạ đen cũng mang lại hiệu quả cao.

9. Người bị đái tháo đường

Hiện nay tiểu đường là căn bệnh rất phổ biến. Để hạn chế tình trạng này cũng như giảm tình trạng bệnh với người đang mắc bệnh. Thì bạn có thể sử dụng cây xạ đen cũng cho hiệu quả rất cao.

10. Tốt cho người bị mỡ máu

Nước nấu từ lá xạ đen có thể giảm mỡ trong máu hoặc mỡ trong gan hiệu quả.

11. Giảm đau hiệu quả

Không chỉ người già mà kể cả người hay bị đau xương khớp, cơ thể mệt mỏi thì cũng có thể dùng nước lá xạ đen. Vì nó nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời làm giảm đi sự đau nhức ở các khớp.

12. Phòng bệnh

  • Cây xạ đen thì bạn nên lấy cả lá và thân để có công hiệu tốt nhất. Chỉ cần 70g rồi đem rửa nhiều lần với nước là được.
  • Cho vào nồi nấu với 1500ml nước rồi cứ đun trong vòng 20p cho hết tinh chất. Dùng nước này thay nước lọc. Hoặc bạn có thể hãm như chè tươi cũng được. Công dụng là như nhau.

3. Sử dụng cây xạ đen như nào để có kết quả tốt

Dù là loại thảo dược tốt như nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần có 1 liều lượng nhất định đúng không? Có như vậy thì mới thu được kết quả tốt. Xạ đen cũng không ngoại lệ. Dưới đây là cách dùng xạ đen để có công dụng cao.

Nếu bạn dùng thân xạ đen thì chỉ cần 1 lạng rồi đun với 1500ml nước. Sôi chừng 15p thì tắt bếp. Nước đem dùng thay nước lọc mỗi ngày là được.

Nếu dùng lá xạ đen thì lấy ít hơn, chỉ cần 50g thôi rồi cũng cho vào 1,5l nước và đun trong khoảng 15p. Sau đó thì lấy nước uống.

Để có được công hiệu tốt nhất thì bạn có thể dùng cả thân và lá. Như vậy hiệu quả điều trị sẽ cao hơn rất nhiều. Chỉ cần lấy thân và lá xạ đen mỗi thứ 50g rồi đun với 2000ml nước để uống là được.

Xem thêm:

4. Lạm dụng cây xạ đen, con dao hai lưỡi

Dùng bất cứ loại thuốc nào hay thảo dược nào, nếu quá liều đều không mang lại kết quả tốt cả. Nhẹ thì bệnh không thuyên giảm. Nặng thì có thể sinh ra các bệnh khác nữa. Chính vì thế khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để chữa bệnh. Bạn cũng cần cân nhắc và sử dụng sao cho hợp lý. Để tránh biến thuốc bổ thành thuốc độc nhé! 

4.1 Tác dụng phụ của cây xạ đen

Dùng đúng liều lượng cây xạ đen sẽ có rất nhiều ích lợi. Nhưng hơn nữa nó còn cần dùng cho đúng đối tượng nữa. Nếu không thì lại trở thành con dao hai lưỡi, hại sức khỏe vô cùng.

  • Khi dùng xạ đen quá liều lượng cho phép thì bạn sẽ bị tụt huyết áp. biểu hiện là hoa mắt, quay cuồng. Vì thế lời khuyên đưa ra là 1 ngày chỉ nên dùng tối đa 70g xạ đen mà thôi. Không nên vì muốn lợi ích mà ham hố dùng nhiều. Người nào có tiền sử hoặc bị huyết áp thấp không nên dùng. Có dùng thì dùng liều thấp thôi.
  • Nếu nước xạ đen nấu rồi mà để qua đêm khi uống vào hay bị đầy bụng. Hoặc có người thì bị đi ngoài. Bởi vì nước xạ đen lúc này đã bị vi khuẩn xâm nhập gây thiu rồi. Do đó hệ tiêu hóa của bạn mới bị ảnh hưởng như thế.
  • Vì cây xạ đen có tác dụng giảm tình trạng mất ngủ, giúp tinh thần thoải mái hơn. Do đó có người dùng xạ đen sẽ gây ra tình trạng buồn ngủ liên tục. Vì thế khi pha lá xạ đen thì nên pha vừa phải thôi. Hạn chế pha đặc sẽ khiến bạn hay bị buồn ngủ đấy!
  • Những người mà đang có khối u thì khi dùng xạ đen có thể khiến cơ thể đau đớn hơn. Nếu có tình trạng đó cần ngưng sử dụng xạ đen ngay lập tức.

4.2 Xạ đen có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Thế Trung cũng như nhiều công trình khác chưa tìm thấy được chất gây vô sinh ở xạ đen. 

Ngoài ra từ xưa người Hòa Bình đã dùng nước xạ đen thay cho nước lọc để uống mỗi ngày rồi. Người ta vẫn khỏe mạnh và phòng bệnh được tốt chứ không có dấu hiệu nào bị vô sinh xả. Thậm chí có nơi dùng cây xạ đen thường xuyên còn giúp nâng cao tuổi thọ nữa đấy!

5. Những lưu ý khi sử dụng cây xạ đen

Cây xạ đen có rất nhiều công dụng đã được chứng minh rồi. Nhưng để chúng phát huy được hết công dụng của mình thì bạn cũng cần lưu ý 1 vài điều nho nhỏ để thu được kết quả tốt nhé! 

5.1 Xạ đen dùng cho ai?

Nhìn chung người mà có thể sử dụng xạ đen khá nhiều:

  • Người bị ung thư từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối
  • Các loại u bướu lành tính dùng xạ đen cũng được
  • Người mà có đường tiêu hóa kém, bị viêm nhiễm mà dùng thuốc Tây chưa đỡ
  • Người có tiền sử hoặc đang bị tăng huyết áp.
  • Những người gặp vấn đề về gan
  • Thậm chí cả bệnh nhân HIV cũng dùng được

5.2 Xạ đen tránh dùng cho trường hợp nào?

Cây xạ đen có thể dùng được cho nhiều trường hợp. Nhưng có những trường hợp thì nó lại không thể phát huy công dụng được. Ví dụ như người u bướu được khuyên vẫn không nên dùng cây xạ đen làm gì cả. Vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Nếu đường tiêu hóa của bạn kém thì cũng nên hạn chế dùng. Bởi vì nó có thể gây ra ngộ độc, đau bụng hoặc nôn mửa ngoài ý muốn.

  • Những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, mẹ bầu, mẹ sau sinh thì tuyệt đối không dùng.
  • Người nào thận có vấn đề cũng không được sử dụng.
  • Tuyệt đối không dùng nước xạ đen để qua đêm

6. Trồng cây xạ đen tại nhà đơn giản

Bạn có thể tự trồng cây xạ đen ngay tại nhà bằng các bước đơn giản sau đây. Để có được loại thảo dược tốt cho sức khỏe đấy! Cùng chúng mình tham khảo ngay nhé! 

Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau để trồng xạ đen ngay tại nhà.

Cách 1: Sử dụng hạt giống

Cách 2 : Sử dụng cành để giâm

Nếu áp dụng cách 2 thì bạn cần chọn cành khỏe, ít sâu bệnh, chiều dài của hom trồng ít nhất phải từ 15 đến 17cm mới được. Sau khi cắt cành ra khỏi cây thì bạn nên nhúng vào nước kích thích mọc rễ. Mục đích để cây khỏe mạnh và mau ra rễ hơn.

7. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin hữu ích về cây xạ đen mà bạn có thể tham khảo. Từ tác dụng của cây xạ đen  cho đến cách dùng xạ đen như nào cho hiệu quả. Chúng mình tin rằng với bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa về các loại thảo dược xung quanh chúng ta đấy!

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)