Cây Tràm dùng để làm gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý

Cây tràm là cây gì ? Hình dáng như thế nào ? Chắc hẳn nhiều bạn đang thắc mắc vì nghe tên loại cây lạ hoắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đấy của bạn.  

1. Tìm hiểu về đặc điểm cây Tràm

1.1 Cây Tràm là cây gì ?

Cây Tràm là một trong những loại thảo dược quý hiếm được sử dụng nhiều trong đông y.

Ngoài cái tên là cây Tràm, loại cây này còn có nhiều tên gọi khác như: cây chè cay, chè đồng, khuynh diệp, bạch thiên tầng. Tên tiếng anh của nó là Melaleuca Cajuputi, thuộc họ khoa học Sim Myrtaceae.

Cái tên chè đồng, chè cay là do ở một số vùng, người ta sử dụng loại cây này để nấu nước uống thay nước chè, và loại nước này uống có vị hơi cay.

Cây tràm có tác dụng gì?

Cây tràm có tác dụng gì?

Tràm là một loại cây lâm nghiệp, thân gỗ nhỏ có chiều cao khoảng 10 – 15m. Một số cây còn có thể cao tới 25m với đường kính lên đến 50 -60 cm.  Tuy nhiên,những cây tràm mọc ở những vùng đất cằn cỗi chỉ cao từ 0,5 – 2m.

Trên thân cây Tràm thường có từng lớp vỏ bị bong ra thành từng mảng to, dài. Thân cây thường không thẳng, lớp vỏ ngoài xốp, mỏng. 

Lá đơn, mọc so le với nhau, có phiến lá hình mác. Nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những đường gân chạy dọc theo đường gân chính nổi lên dưới bề mặt lá. Cuống lá ngắn, có lông, có màu vàng nhạt. Lá Tràm có độ dài khoảng 4 – 8cm, rộng 10 – 20mm. Lúc non lá Tràm mỏng và mềm, đến khi già thì lá dày hơn, cứng và giòn.

Hoa của cây mọc ở đầu cành, không có cuống. Đây là những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt. Sau khi hoa tàn thì cây kết thành những quả nang nhỏ có hình bán cầu, hình cầu hoặc hình chén, có đường kính khoảng 1,3 cm. Quả nang có 3 ngăn, đài cứng tồn tại ôm sâu vào quả, cụt ở đỉnh. Hạt Tràm có hình trứng dài khoảng 1mm.

Cây Tràm có được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó có một số loại Tràm thường gặp: Cây tràm nước (tràm cừ), tràm trà ( tràm Úc), tràm gió, tràm bông đỏ ( tràm liễu), tràm lá vàng (cây keo lá tràm), tràm đất (tràm bầu),… Mỗi loại Tràm đều có công dụng và hình thái khác nhau.

Tác dụng của lá tràm

Tác dụng của lá tràm

1.2 Cây Tràm phân bố ở đâu?

Tràm là loài thực vật có hệ sinh thái rộng. Rừng tràm nguyên sinh phân bố phổ biến ở các vùng đất phù sa, các bãi lầy ven biển, bãi cửa sông ở vùng nhiệt đới nóng ẩm.

Nhiệt độ tốt nhất đê Tràm sinh trưởng là 31-33 độ C. Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 17 độ C, cây Tràm không thể sinh trưởng và chết dần. 

Tràm là loại cây ưa sáng và càng nhiều ánh sáng, Tràm sinh trưởng càng tốt. 

Nếu những cây Tràm mọc gần nhau, các tán lá thường thưa và mỏng vì cây Tràm cần ánh sáng để phát triển.  Tràm tái sinh nhờ khả năng phát tán từ hạt rễ, gốc.

Tràm “có mặt” ở khắp mọi nơi trên thế giới, chủ yếu là ở vùng có khí hậu nóng ẩm như Lào, Indonesia, Thái Lan, Bắc Australia, Brazil, Guinea, các tỉnh phía nam Trung Quốc. Riêng ở Việt Nam, Tràm được trồng rải rác từ Bắc vào Nam, đặc biệt là các tỉnh thành Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An,…

Ngoài ra còn nhiều cây Tràm mọc rải rác. Những cây này thường được người ta quy hoạch về để trồng ở rừng Tràm.

Tràm đồi sinh sống ở vùng núi, nơi có địa hình cao và các chất dinh dưỡng trong đất kém. Và  cây chỉ cao dưới 3m. Loại tràm này thường được trồng ở Nghệ An, Bắc Kạn, Thái Nguyên,…

Một loại tràm khác cũng phổ biến không kém tràm đồi ở nước ta là tràm nước. Loại tràm nước này sinh sống chủ yếu ở các vùng đất có nước nhiễm mặn, có nồng độ pH trong đất trong khoảng từ 3,5-5,5.  Vùng phân bố chủ yếu là ở các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Tháp, …

2. Cây Tràm dùng để làm gì? Tác dụng của cây Tràm

Trước đây, người ta chỉ sử dụng lá và cành non về phơi và cất dùng thuốc, làm nước uống thay chè xanh để cải thiện tình trạng tiêu hóa, giảm các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Thời đó, công dụng phổ biến của cây Tràm chính là dùng thân cây để làm cột nhà, cột chống. 

Cho đến mãi sau năm 1990, những bộ phận khác của cây Tràm được đem ra khai thác và sử dụng: lá tràm được sử dụng làm tinh dầu, còn gốc cừ thì được đem vào sử dụng để gia cố nền móng một.

Cây tràm có nhiều tác dụng trị bệnh

Cây tràm có nhiều tác dụng trị bệnh

Theo nghiên cứu, tinh dầu chiết xuất từ lá tràm có mùi thơm, tính ấm, vị cay chát, vào hai đường kinh tỳ và phế. Đây chính là “phương thuốc” giúp làm giảm đau, hoạt huyết khu phong, tiêu đờm sát khuẩn. 

Bởi vậy, tinh dầu tràm ngày nay thường được dùng trong việc phòng chống nhiều  chứng bệnh như: giảm đau, chống viêm; chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho; chữa mụn nhọt, trứng cá; và các bệnh về răng miệng.

Dầu tràm thường được sử dụng để xoa bóp chữa đau nhức xương khớp, tê thấp, ho, cảm mạo bởi khả năng sát trùng của nó.

Không chỉ vậy, tràm còn có công dụng trị bệnh ngoài da như vảy nến, phát ban,… (Theo kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Archives Journals (Mỹ) của các nhà khoa học Trung Quốc) 

Một nghiên cứu vào năm 2008 cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên được chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế vi rút A H5N1. Cũng từ năm 2008, tinh dầu tràm cũng đã được Bộ Y tế nước ta đưa vào danh mục thuốc thiết yếu cho các cơ sở y tế để kiểm soát bệnh địa phương.

2. Những bài thuốc dân gian chữa bệnh có sử dụng cây Tràm

Trong Tràm có các hoạt chất sát khuẩn, ức chế các vi rút gây bệnh, giúp phục hồi cơ thể, làm đẹp cơ thể. Vì vậy, từ xa xưa, tinh dầu tràm đã được ưa chuộng để chữa bệnh và chăm sóc cơ thể. 

Đặc biệt, dầu tràm có điểm đặc biệt là xoa nóng nhưng không bỏng rát, không có tác dụng phụ. Và khiến cho lượng máu dưới da lưu thông, làm giảm đau tức thì. Vì vậy, mọi người có thể tham khảo những phương pháp điều trị hiệu quả từ dầu tràm sau:

3.1 Chống cảm lạnh, tránh gió và giảm ho 

Dầu Tràm được mọi người sử dụng rất nhiều vào thời gian giao mùa. Khi tiết trời trở gió, mọi người có thể phòng bệnh cảm lạnh bằng cách hòa tinh dầu tràm với nước tắm.

Một cách khác là thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, thái dương,.. sau khi tắm xong. Dầu tràm sẽ ngấm vào trong da, có tác dụng tác động tới cơ thể để giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh lý như cảm lạnh, ho khan, viêm đường hô hấp,… 

Đặc biệt, dầu tràm thường được dùng cho trẻ sơ sinh. Cho em bé tắm với nước đã pha tinh dầu tràm để giúp cơ thể bé trở nên ấm áp, phòng chống cảm lạnh. Lưu ý, không để dầu tràm tiếp xúc với mắt của bé.

3.2 Làm giảm cảm giác bị đau

Dầu tràm khi tiếp xúc với da sẽ làm nóng da, kích thích khí huyết lưu thông. Do vậy, khi đau khớp, đau đầu người ta sẽ dùng dầu tràm thoa vào nơi bị đau. Bên cạnh đó dầu tràm còn được dùng làm dầu xoa bóp bên ngoài da, làm giảm cảm giác nhức mỏi, giảm đau nhanh, giảm cảm giác nhức mỏi, tê buồn chân tay. 

Một mẹo nhỏ để làm giảm cơn đau bụng hiệu quả là nhỏ 1 giọt dầu tràm và nước ấm để uống. Cách này dùng để làm giảm đau bụng tức thì.

3.3 Làm giảm viêm nhiễm

Pha trộn tinh dầu tràm cùng với dầu thầu dầu theo tỉ lệ 1:2 để làm giảm viêm nhiễm.

Hỗn hợp này có thể dùng để nhỏ mũi sát khuẩn, chống ngạt mũi, cảm cúm. 

Ngoài ra, sử dụng hỗn hợp tinh dầu tràm với nồng độ 0,2% dầu tràm để rửa vết thương rất hiệu quả. Nó có khả năng sát khuẩn, làm sạch vết thương đến bất ngờ.

Không chỉ làm sạch vết thương, tình dầu tràm còn giúp làm sạch không khí, mang đến một mùi hương dễ chịu trong ngôi nhà, trong căn phòng của mình. Cách làm: 

  • Thấm tinh dầu vào miếng bông gòn hoặc cho vài giọt tinh dầu vào chén nước nóng  và đặt chúng ở các góc nhà.
  • Sử dụng máy khuyến tán hoặc máy xông tinh dầu.

3.4 Chữa và phòng bị mụn nhọt, trứng cá, làm giảm da dầu

Cách làm: Sử dụng bông gòn tẩm thêm tinh dầu tràm rồi thoa lên những nốt mụn nhọt, trứng cá. Mỗi ngày thoa vết thương 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ buổi tối. 

Đối với những vụn da như trán, mũi, cằm – là những vùng da dễ bị lên mụn nhất, bạn có thể thoa lên để phòng tránh mụn. Ngoài ra, thoa lên phần cánh mũi sẽ làm giảm được lượng dầu tiết da trên mặt.

Kết hợp tinh dầu tràm cùng sữa rửa mặt để làm sạch nếu tình trạng mụn trên mặt trầm trọng.

3.5 Trị gàu cho da đầu và nấm bàn chân

Theo một số nghiên cứu, trong dầu tràm có thể trị gàu và loại bỏ chấy trên da đầu. Không chỉ vậy, nó còn giúp phục hồi tóc khô, xơ và hư tổn. Tóc sẽ đặc biệt chắc khỏe hơn khi thường xuyên sử dụng dầu gội có chứa tinh dầu tràm. Tóc sẽ giữ được độ ẩm tiêu chuẩn và ngăn ngừa hiện tượng vi khuẩn, nấm da đầu. 

Mọi người có thể mua những sản phẩm dầu gội có chứa tinh dầu tràm hoặc trộn tinh dầu tràm với loại dầu gội bạn đang sử dụng để gội đầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm hỗn hợp dưỡng tóc từ những nguyên liệu thiên nhiên: tinh dầu tràm, trứng gà, mật ong. 

Không chỉ sử dụng tinh dầu tràm khi bị nấm da đầu, bạn cũng có thể dùng dầu tràm thoa vào vùng bị nấm bàn chân.

3.6 Trị hôi miệng và một số bệnh về răng miệng

Nhỏ 3 -4 giọt tinh dầu tràm vào nước ấm và súc miệng bằng dung dịch này khoảng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Đây là cách để trị hôi miệng và một số bệnh về răng miệng như: viêm loét niêm mạc miệng, viêm lợi,… 

Ngoài ra, nhỏ thêm một giọt tinh dầu tràm và kem đánh răng để sử dụng hằng ngày cũng giúp phòng tránh bệnh về răng miệng.

Lưu ý: Tuyệt đối không được uống dung dịch tinh dầu tràm pha loãng.

3.7 Làm đẹp da

Tinh dầu tràm được chị em tin dùng trong việc làm sạch và dưỡng da. 

Cho khoảng 10 đến 12 giọt tinh dầu tràm vào bồn tắm và ngâm mình và bồn khoảng 30 phút. Mỗi tuần chỉ cần ngâm mình 2 lần.

Hoặc nhỏ giọt tinh dầu và kem dưỡng ẩm rồi thoa lên người. Sử dụng hàng ngày, bạn sẽ thấy làm da mềm mại hơn, khỏe mạnh hơn.

Không chỉ có tác dụng làm sạch và dưỡng trắng, tinh dầu tràm có khiến cơ thể mỗi người thư giãn hơn, thoải mái hơn.

4. Những đối tượng không nên sử dụng cây Tràm

Công dụng chữa bệnh của cây Tràm đã được y học chứng minh và nhiều người dùng tin tưởng sử dụng. Nhưng không nên vì vậy mà quá lạm dụng vào loại thảo dược này.

Giống như nhiều loại cây thuốc khác, Tràm có tác dụng khi sử dụng đúng, đủ liều và đúng tình trạng bệnh lý. Những bài thuốc về cây Tràm mặc dù an toàn nhưng vẫn gây ra tác dụng phụ không mong muốn nếu người dùng bị dị ứng bất kì thảo dược nào trong thang thuốc. 

Để Tràm phát huy được kết quả tốt nhất thì bạn nên nắm rõ tình hình sức khỏe của người dùng và tham khảo ý kiến của các y bác sĩ trước rồi mới quyết định sử dụng thuốc.

Lưu ý: Những bệnh nhân đang sử dụng những bài thuốc khác để trị bệnh hoặc thuốc tây tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc về Tràm để chữa trị.

5. Lời kết

Trên đây là một số thông tin về cây Tràm cũng như những bài thuốc chữa bệnh từ cây Tràm. Tất cả các thông tin đều mang tính chất tham khảo. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức bổ ích về loại thảo dược này. 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)