Cây thương lục- tác dụng, cách dùng và đặc điểm

Mấy năm trở lại đây, cây thương lục bắt đầu nổi lên và được nhiều người tìm kiếm. Cũng bởi vì củ và rễ của nó khá giống nhân sâm. Chính vì thế mà người ta cứ ngỡ rằng đây là loại thảo dược bổ dưỡng có thể thay thế nhân sâm được. 

Nhưng không hề đâu nhé! Các bác sĩ từ Đông sang Tây cũng đã chỉ ra rồi. Cây thương lục không hề bổ như nhân sâm đâu. Thậm chí nó còn được đánh giá là độc toàn thân nữa đấy! 

Cây thương lục

Cây thương lục

Nói vậy cũng không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn công dụng của cây này được. Thực tế nếu bạn sử dụng chúng đúng liều lượng, đúng đối tượng thì thuốc độc cũng là thuốc bổ. Tuy nhiên điều này lại đòi hỏi sự tìm hiểu kỹ càng của người dùng. 

Thực tế cũng đã có 1 vài bài thuốc ứng dụng cây thương lục vào chữa bệnh. Và cũng thu được kết quả khả quan. Tuy nhiên nếu định áp dụng thì bạn nên cân nhắc kỹ nhé! Tác dụng của cây thương lục sẽ khác nhau trên từng thể trạng và độ tuổi đấy! 

Và để bạn hiểu rõ hơn về cây thương lục thì chúng mình xin giới thiệu bài viết dưới đây! Qua bài viết này hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về cây. Đồng thời hiểu thêm về các loại thảo dược quanh ta. 

1. Cây thương lục là cây gì? Trông cây như thế nào?

Cây thương lục còn được biết đến với các tên gọi như dã la bạc, bạch mễ kê, kim thất nương hay trường bất lão. Nói chung là toàn tên hay thôi. Nhưng thực chất chúng đều là 1 cây mà thôi. Với tên tiếng Anh đầy đủ là Phytolacca acinasa Roxb hay P.esculenta Van Hout. Cây thương lục được xếp vào giống thực vật thuộc họ Phytolaccaceae. 

1.1 Hình dáng bên ngoài của cây thương lục

Cây thương lục là cây thân thảo với vòng đời dài. Chiều cao của cây trung bình chỉ tầm 1m thôi. Cũng có cây cao hơn, cũng có cây thấp hơn chút. Thân cây tròn hình trụ nhẵn mịn. Thân cây có các cạnh. Tùy cây mà có màu xanh hay màu đỏ tía.

Lá cây thương lục là lá đơn. Các lá hình quả trúng hơi tròn và phần đầu thì thuôn nhọn. Lá nối với cành bởi cuống nhỏ. Các lá to bản tầm 13 đến 14cm mọc chếch nhau. Thường thì lá cây khá dài. Từ 10 đến 38cm lận.

Hoa mọc thành từng cụm dài. Các bông hoa xếp dày vào nhau. Mỗi bông sẽ có khoảng 5 cánh màu trắng. Lúc cây có quả thì sẽ cho ra các quả mọng nước. Khi non có màu xanh, khi chín thì đỏ tươi. Thường thì mùa quả kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7. 

Cây thương lục có rễ lớn nhanh lên hay bị nhầm là nhân sâm. Thậm chí còn được gọi là sâm voi nữa.

Tác dụng của cây thương lục

Tác dụng của cây thương lục

1.2 Cây thương lục có nhiều ở đâu? Thu hái và chế biến ra sao?

Cây thương lục mới chỉ được trồng ở nước ta khoảng 10 năm trở lại đây thôi. Sau khi phát hiện ra chúng thì hiện tại người ta đã tận dụng nó như 1 loại thảo dược chữa bệnh rồi. 

Thường thì cây cho thu hoạch nhanh. Chỉ khoảng 6 đến 8 tháng là có thể thu hoạch được rồi. Người ta sẽ thu hoạch vào mùa thu hoặc đông để có được năng suất cao nhất.

Người ta sẽ đào toàn bộ rễ về nhưng chỉ lọc lấy rễ to thôi. Các rễ con xung quanh thì cắt bỏ đi hết. Có thể để nguyên cả củ hoặc đem thái mỏng rồi phơi ở chỗ râm. Cây thương lục sẽ cho mùi giống nhân sâm nếu bạn ngâm rễ vào rượu 40 độ và thêm chút mật ong.

Nhiều người hay làm như này 1 cân rễ củ thì cho vào mật ong và rượu mỗi vị 250ml và ngâm ủ.

1.3 Các chất hóa học có trong cây

Người ta tìm ra được trong lá cây thương lục có 2 glucosid flavnoid. Đó là  rutoside và ombuoside. Ngoài ra tỏng lá cũng có hàm lượng vitamin C dồi dào. Theo nghiên cứu thì cứ 100g lá thì có tới 150mg vitamin C. Ngoài ra lá còn có cả phytolaccin.

Khi nghiên cứu về quả của cây thương lục người ta cũng đã tìm ra nhiều chất nhìn chung là có lợi cho sức khỏe. Ví dụ như các chất béo, chất nhầy, tannin hay acid phytolaccic. Ngoài ra quả của cây cũng có các chất tạo màu, glucose hay protid nữa.

Quả thương lục rất hay. Nếu quả chín vào nước thì nước sẽ có màu đỏ tía. Nếu nước là môi trường bazo thì sẽ ngả sang vàng. Còn nếu là môi trường axit thì lại là đỏ. Chính vì thế mà người ta gọi là anthocyanosid. Cái này giống như anthocyan củ cải đường đấy!

Trong rễ cây thương lục có nhiều axit tự do, đường, sáp, protid, tinh bột oxalat calcium,… Ngoài ra còn có gôm và chất tạo màu nữa. Đồng thời cũng có cả phytolaccatoxin, alkaloid hay saponin vị đắng chát nữa.

Hướng dẫn sử dụng cây thương lục làm thuốc chữa bệnh

Hướng dẫn sử dụng cây thương lục làm thuốc chữa bệnh

1.4 Độc tính của cây thương lục theo các bác sĩ

Y học cổ truyền cho biết cây thược lục là giống cây độc toàn thân. Nghĩa là từ hoa, lá, cành, thân, củ của nó chỗ nào cũng có độc. Y học hiện đại nghiên cứu và cho thấy các chất độc này đắng. Nên họ gọi là phytolaccatoxin. 

Hoạt chất này nếu cơ thể hấp thụ nhiều thì dần dần sẽ có các biểu hiện như tê đầu lưỡi, buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, nôn mửa, co giật,… Nặng hơn thì làm tim đập nhanh, tinh thần không minh mẫn, không kiểm soát được lời nói. Sau đó có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Nếu phát hiện người bệnh có các biểu hiện trên thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu.

Người ta cũng chỉ ra rằng rễ cây thương lục có chất tiêu diệt tinh trùng tên là  steroid saponin. Trong cây thương lục cũng có nhiều muối kali nitrat hay acid oxymyristinic. Các hợp chất có trong quả hay lá thương lục tốt cho việc đánh bay đờm. Tuy nhiên nó không hề giảm ho chút nào cả. 

Đối với 1 số loại trực khuẩn cũng chỉ ức chế được mức độ nhẹ nhàng. Cũng có khả năng cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

1.5 Khái quát công dụng của cây thương lục

Đông y nhận xét thương lục là thảo dược có tính hàn vị đắng và có đọc. nó đi vào cơ thể thì chủ yếu vào thận kinh. Nên công dụng của nó là thuốc xổ mạnh, trừ tà khí trong cơ thể, tiêu thủy thũng và lợi tiểu. Cùng nhiều công dụng khác nữa.

Ngâm rễ cây thương lục để làm thuốc sẽ làm giảm kích ứng cho đường hô hấp, tiêu đờm, niêm mạc được tăng tiết tuyến. Tuy vậy nước này lại không thể giảm ho được.

Mặc dù cây thương lục có độc nhưng không thể phủ nhận cây ngăn sự phát triển của các trực khuẩn , vi khuẩn lị, cúm,…. Mức độc sẽ tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn khác nhau.

Cây thương lục cũng được sử dụng như 1 loại thuốc trị các bệnh ngoài da. Hay giúp hệ miễn dịch tăng cường hơn.

Xem thêm:

2. Cây thương lục dùng để làm gì? Tác dụng của cây thương lục

Đối với nền y học cổ trường của nhiều nước phương Đông cây thương lục không còn là cái tên xa lạ nữa. Lần đầu tiên cây thương lục có tên trong danh sách thảo dược là vào năm 20 sau CN. Nó được ghi chép trong cuốn “thần nông bản thảo”. Trong cuốn sách người ta xếp cây thương lục vào loại hạ phẩm. Nghĩa có là công dụng nhưng có độc.

Một số nước châu Âu hay châu Mỹ người ta hay giã lá cây thương lục ra để trị các bệnh ngoài da. Như ghẻ lở, viêm da hay hắc lào. Nước sắc từ rễ với liều lượng nhỏ cũng được dùng để chữa bệnh ngoài da. Dùng nhiều nước từ rễ cây có thể gây nôn mửa. Phần lớn cây có nhiều muối kali. Hàm lượng lên tới 60 tới 70%.

Dưới đây là một vài ứng dụng của cây thương lục trong trị bệnh được người xưa hay áp dụng. 

1. Toàn thân phù nề, bụng đầy nước

Bạn chuẩn bị thương lục đúng 10g cho vào nồi nấu cùng thịt nạc lợn khoảng 30g. Áp dụng liệu trình khoảng 3 đến 5 ngày là thấy có kết quả. Khi ăn chỉ ăn nước và thịt.

2. Người bị viêm cầu thận cấp

Nguyên liệu cần có 6g khương bì, 6g thương lục, 6g khương hoạt. 10g binh lang, 10g tần giao, 10g mộc thông, 10g trách tả. Thêm 3g tiêu mục, 12g phục linh bì và 15g xích tiểu đậu nữa. Đem tất cả đi sắc nước uống là được.

Cần lưu ý khi sử dụng cây thương lục chữa bệnh

Cần lưu ý khi sử dụng cây thương lục chữa bệnh

3. Đi ngoài khó

Người đi ngoài khó, luôn trong tình trạng háo nước thì lấy đúng 5 g thương lục để đun nước uống là chữa được.

4. Xơ gan chướng bụng

Đối với những đối tượng này chỉ cần lấy khoảng 3 đến 4g thương lục tùy tình trạng bệnh để sắc nước uống. Chẳng bao lâu tình hình sẽ cải thiện.

5. Vết sưng do ngã

Đối vết các vết thương gây ra do ngã thì nên dùng cây thương lục. Vì nó làm vết thương mau lành hơn. Lúc này áp dụng bài thuốc sau. Lấy rễ cây thương lục và khổ sâm với liều lượng như nhau. Giã nát ra rồi cho rượu vào trộn đều. Đắp hỗn hợp lên chỗ bị ngã là được.

6. Người bị sưng cổ

Vỏ bí đao 30g, đậu đỏ 30g, 6g thương lục, 20g phục linh bì và 12g trạch tả. Đem tất cả các nguyên liệu cho vào nồi để sắc nước uống là được.

7. Trong bụng có dị vật cứng và đau

Nếu khi có hiện tượng này xuất hiện thì giã lấy củ thương lục và chắt lấy nước. Sau đó nhúng bông vào nước cốt và đắp lên chỗ bụng cảm thấy khó chịu. Thay liên tục khi miếng bông lạnh sẽ thấy có tiến triển rõ rệt.

8. Đau họng

Đối với người đau ở cổ họng thì nướng rễ cây thương lục lên rồi cho vào vải xô chườm lên cổ. Đến khi rễ nguội là được.

9. Người bị vảy nến

Mang cây thương lục đi tiệt trùng ở áp suất cao trong 120p. Sau đó thì vo thành các viên hoàn. Khi nào uống thì lấy đúng 3g để dùng. Mỗi ngày không quá 9g. Sau khoảng 15 ngày hoặc 60 ngày thì sẽ thấy bệnh tình khỏi hẳn. Mức độ thuyên giảm phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người.

10. Tuyến vú có vấn đề

Tuyến vú tăng sinh ở phụ nữ có thể dùng cây thương lục làm viên hoàn mỗi viên 0.5g là được. Đầu tiên uống 6 viên sau đó cứ tăng dần đến 20 viên thì dừng. Mỗi ngày uống đúng 3 lần.

11. Da có mủ

Nếu da bị mủ thì cho 60g bồ công anh và 15g thương lục vào nấu nước để rửa chỗ da bị mủ.

12. Người bị viêm phế quản dai dẳng

Bạn dụng mật hoàn thành viên 3 phần. Cao từ thương lục là 1,8g. Dịch chiết glucosid  từ thương lục 30mg. Mỗi ngày chuẩn bị đủ các nguyên liệu như trên để uống. Khi dùng 1 liệu trình sẽ kéo dài 10 ngày. Sau đó nghỉ ngơi vài ngày rồi dùng tiếp liệu trình 2. Đến liệu trình thứ 3 thì sẽ thu được kết quả. Chú ý là dịch chiết từ thương lục sẽ cao hơn 2 nguyên liệu còn lại. Bài thuốc này giúp tiêu đờm nhanh.

Vậy là bạn đã biết được cây thương lục dùng như thế nào và tác dụng của nó cụ thể ra sao rồi đấy! Trước khi sử dụng thì nên tìm hiểu kỹ về cây, về tình trạng bệnh để cân nhắc sao cho chính xác nhất nhé!

3. Những lưu ý khi dùng cây thương lục bạn cần biết

Đã ghi nhận một số trường hợp ngộ độc khi dùng cây thương lục. Đầu tiên là 1 vài người nông dân ở Hòa Phú. Tiếp đến là 1 lương y ở Hải Phòng. Cuối cùng là 1 kỹ sư ở Khuê Trung. Họ đều có đặc điểm chung là trồng cây thương lục và gọi nó với cái tên rất hay. Nào là “cao ly sâm”, “hồng sâm”,… Sau đó đều đào củ đi ngâm rượu. Uống xong thì bụng khó chịu và phải đi cấp cứu vội. 

Vì vậy đây chính là hồi chuông cảnh báo cho những ai đang nhầm lẫn tai hại giữa cây thương lục và nhân sâm.

Đương nhiên cây thương lục có độc và độc tính mạnh. Song không thể phủ nhận công dụng nó mang lại được. Và thật sự nếu bạn dùng chúng đúng người và cho đúng đối tượng thì không có vấn đề gì nghiêm trọng cả. Do đó chúng mình mới khuyến cáo các bạn nắm chắc tình trạng bệnh của bản thân để điều trị. Từ đó tránh được các tác dụng phụ không mong muốn mà cây gây ra. 

3.1 Cây thương lục hợp với người bị bệnh gì?

Cây thương lục thực sự chữa được bệnh. Nó hợp với người bị thủy thũng, mụn nhọt, chấn thương do ngã, các bệnh ngoài ra, đi ngoài khó. Khi dùng cây sẽ có sự cải thiện bệnh tật theo thể trạng và mức độ của từng cơ thể.

3.2 Những người không nên dùng cây thương lục dù chỉ là 1 chút

Cây thương lục có công dụng đại tả. Nên mẹ bầu, trẻ nhỏ, người già hay người tì vị kém tuyệt đối không được sử dụng. Vì sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Thậm chí là 1 người khỏe mạnh, nam thanh niên thì nếu dùng lâu ngày cũng làm giảm sức khỏe gân cốt, thận yếu và gây vô sinh.

3.3 Tác dụng phụ của cây thương lục

Cây thương lục rất dễ trồng lại có nhiều đặc tính giống nhân sâm nên khiến nhiều người nhầm lẫn. Chưa tìm hiểu kỹ càng đã vội vàng sử dụng. Dẫn đến việc đưa chất độc vào cơ thể. Nếu chất độc hấp thụ vào cơ thể quá nhiều sẽ gây buồn nôn, nôn mửa, toát mồ hôi, co giật, hôn mê.

Thường thì sau khi sử dụng từ 20p đến 3 tiếng sẽ có các biểu hiện của việc trúng độc.

Nhẹ thì người nóng, thở gấp, nôn mửa. Nặng thì thần kinh tê dại, không kiểm soát được hành vi. Thậm chí tim không đập tạm thời và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp.

Người xưa hay sử dụng bài thuốc từ đậu xanh và cam thảo sống để tiêu độc từ cây thương lục.

Bạn cũng đã nhìn thấy tác dụng phụ nguy hại của cây thương lục rồi. Do đó bạn cần cân nhắc kỹ khi sử dụng củ cây này. Khi có các biểu hiện khác thường cần ngưng sử dụng và đến ngay các cơ sở y tế để sơ cứu.

3.4 Mua thương lục ở đâu tốt

Hiện nay rất nhiều người quay lại sử dụng Đông y để chữa bệnh. Nhận biết nhu cầu đó nên nhiều nơi người ta bán các sản phẩm thảo dược kém chất lượng, không rõ xuất xứ,… Người dùng không biết lối lần sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào cũng cần tìm nơi uy tín.

Cây thương lục cũng là 1 trong số đó. Bản thân cây có thể chữa được bệnh nên hầu như tại các phòng khám Đông y, cửa hàng bán dược liệu đều có loại thảo dược này. Song bạn cần biết được độ uy tín của nơi đó, nguồn gốc của thảo dược. Và hơn cả là nơi đó có giấy phép hoạt động và giấy kiểm tra chất lượng không?.

3.5 Lưu ý khác

Thị trường hiện đang rao báo rất nhiều bình rượu thuốc với tên rất hay ho như nhân sâm, hồng sâm,… nhưng lại chẳng có giấy phép hoạt động. Hay thậm chí nguồn gốc của bình rượu đó như nào cũng chẳng ai hay.

Vì thế để tránh lừa đảo cũng như hạn chế tối đa mua nhầm vào sản phẩm kém chất lượng thì tốt nhất bạn nên báo cho cơ quan chức năng. Để họ kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý thích đáng. Đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

4. Kết luận

Có thể thấy cây thương lục khá giống cây ngô đồng thì đều chứa độc toàn thân. Song nó cũng có công dụng nhất định. Vì thế khi sử dụng bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh được những tác dụng của cây thương lục ảnh hưởng xấu đến cơ thể! Và tốt nhất nên có sự góp ý của bác sĩ điều trị để cho an toàn. 

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)