Cây tầm gửi có tác dụng gì? Cách dùng và lưu ý quan trọng

Từ cái tên của nó bạn cũng đã đoán ra được đây là loại cây như nào rồi đúng không? Cây tầm gửi là một dạng cây sống bám vào các cây chủ khác. Nhưng không vì thế mà chúng vô dụng đâu nhé! Cây tầm gửi rất nổi tiếng trong việc chữa bệnh đấy!

Cây tầm gửi

Cây tầm gửi

Ngay từ thời xa xưa, cái thời mà y học chưa thực sự phát triển thì người ta đã biết tận dụng cây tầm gửi rồi. Nó được dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Và để giúp các bạn nắm rõ được các công dụng của cây tầm gửi. Thì chúng mình xin gửi tới các bạn bài viết sau. Đây sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích cho bạn tham khảo về những điều thú vị của cây tầm gửi. Cùng đón đọc ngay sau đây với chúng tôi nhé! 

Mục lục

1. Cây tầm gửi là cây gì? Đặc điểm của cây tầm gửi là gì?

Tầm gửi là tên gọi chung nhiều loại cây sống ký sinh vào cây khác. Người ta đã dùng cây tầm gửi để làm thuốc từ rất lâu rồi. Công dụng của nó sẽ phụ thuộc vào cây nó ký sinh.

1.1 Cây tầm gửi có hình dáng như thế nào?

Nó có danh pháp là Loranthaceae. Người Anh gọi nó là Misteltoe. Còn người Hi Lạp lại gọi là Phoradendron. Dịch ra tiếng Việt nghĩa là kẻ trộm trên cây. Đây là cây sống bám vào các cây khác. Lấy dinh dưỡng của cây chủ để lớn lên.

Nó có thể bám vào nhiều cây khác nhau. Nên dựa vào đặc tính của cây chủ mà chúng cũng có các công dụng tương tự. 

Các cây này đều có đặc điểm chung là thân leo bám. Rễ cắm sâu vào cây chủ để hút dinh dưỡng. Cành cây giòn trơn và có nhiều đốt. Lá cây tùy loại mà mọc đối xứng hoặc chụm vài ba lá 1 chỗ. Nhưng tất cả nhìn chung đều trơn bóng. Lá cây có thể hình lưỡi mác hoặc bầu dục.

Tùy cây tầm gửi mà cho hoa đơn tính hay lưỡng tính. Hoa mọc ở kẽ lá có thể là dạng chùm, dạng tán, dạng bông hay xim. Mỗi hoa đều có các lá bắc nhỏ nhìn giống đài hoa. Tràng hoa có thể tách riêng hoặc tiêu biến đi. Thường thì sẽ tiêu giảm. 

Nhìn chung là hạt của giống tầm gửi đều có 1 chất lỏng bao bên ngoài hơi sệt. Đây là đặc điểm tự nhiên để nó bám vào cây chủ mà thôi.

1.2 Cây tầm gửi có nhiều ở đâu?

Nhìn chung nơi nào cũng có thể tìm được tầm gửi. Đây là giống cây ký sinh bám vào các cây chủ. Ví dụ như xoan, na, mít, táo, dâu tằm,… Ngày xưa thì thấy nhiều nhưng hiện tại thì hiếm thấy hơn. Đương nhiên là vì diện tích trồng cây đã giảm đáng kể rồi.

Hiện tại có chăng người ta tự trồng để lấy quả ở cây chủ nên cũng ngắt hết tầm gửi đi. Nếu để thì sẽ giảm năng suất.

Tác dụng của cây tầm gửi

Tác dụng của cây tầm gửi

1.3 Cây tầm gửi dùng bộ phận nào?

Trừ rễ ra thì cây tầm gửi dùng được mọi bộ phận. Nếu có ý định thu hoạch cây tầm gửi thì chọn lúc cây chưa ra hoa là tốt nhất. Thu hái xong sẽ đem thái nhỏ rồi phơi trong bóng râm. Hoặc không thì sấy nhẹ cho khô tới là được. Có thể tẩm rượu rồi sao qua đều được.

1.4 Tầm gửi có mấy loại?

Theo thống kê thì có tới 1200 loại tầm gửi khác nhau. Nhờ vào cây chủ mà chúng có công dụng khác nhau. Rất đa dạng và phong phú. Tuy vậy trong 1200 loài chỉ có 3 loài sống trên đất mà thôi.

1 là cây giáng sinh với tên khoa học là Nuytsia floribunda ở Úc. 2 là  Atkinsonia ligustrina ở dãy Blue ở Úc. Loại này là giống cây bụi rất hiếm gặp. Cuối cùng là Gaiadendron punctatum hay có ở Nam và Trung Mỹ.

Nhìn chung các loại này đều nằm trong họ tầm gửi mà thôi.

1.5 Khái quát công dụng của cây tầm gửi

Từ xa xưa người ta đã dùng cây tầm gửi – cây ký sinh trên các cây khác để chữa bệnh. Rất nhiều bệnh như đau nhức xương, phong thấp, cao huyết áp, chấn thương, táo bón, tiêu chảy, ho,… Hầu như các loại tầm gửi đều điều trị được. Có loại thì nâng cao chất lượng sữa mẹ, tốt cho cả mẹ và con với bà bầu.

Y học hiện đại nghiên cứu thì chỉ ra nó có nhiều chất chống oxy hóa tốt, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan và thận,….

2. Cây tầm gửi dùng làm gì? Tác dụng của cây tầm gửi

Cây tầm gửi là chỉ rất nhiều cây sống ký sinh trên các cây khác. Chứ không phải chỉ có 1 cây. Cũng chính nhờ cây chủ mà cây tầm gửi ký sinh trên đó cũng có các công dụng khác nhau. Người ta sẽ tận dụng các cây tầm gửi đấy để điều trị bệnh. Vừa an toàn hiệu quả lại rẻ tiền nữa. 

Dưới đây là những công dụng của cây tầm gửi mà có thể bạn chưa biết. Các công dụng hay bài thuốc này đều được các cụ ta ngày xưa sử dụng. Và đến ngày nay vẫn có nhiều bài thuốc được tin dùng. Vì độ công dụng của nó đấy! 

1. Tầm gửi ở cây dâu

Tầm gửi cây dâu có tên Đông y là tang ký sinh. Nó đắng và tính ôn nên vào 2 kinh can và thận là chính. Do đó nó tốt cho người đau xương khớp, người gan thận yếu, người hay đau mỏi gân. Khi dùng thường được kết hợp cùng đau xương, cẩu tích, tục đoạn, tang chi… để nâng cao hiệu quả.

1. Bài thuốc hạ huyết áp dùng tang ký sinh

32g thảo quyết minh đã sao vàng, 32g tang ký sinh, 20g dây hà thủ ô, 20g bạch linh, 16g ngưu tất, 16g ích mẫu, 12g đỗ trọng, 12g thiên ma, 12g chi tử, 12g hoàng cầm. Đem các nguyên liệu nấu nước uống trước 3 bữa chính.

Bài thuốc này tốt cho người hay hồi hộp, cao huyết áp, khó ngủ,…

2. Bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh”

9g đỗ trọng, 9g ngưu tất, 9g đương quy, 9g bạch thược, 3g tế tân, 15g sinh địa, 18g tang ký sinh, 1,5g nhục quế, 6g cam thảo, 12g phục linh, 12g đảng sâm,9g độc hoạt, 9g phòng phong. Đem nấu nước uống trước 3 bữa ăn chính. Bài thuốc này tốt cho người đau xương khớp, phong tê thấp. Hoặc cũng có thể đem nghiền bột làm viên oàn hoặc ngâm rượu dùng cũng được.

Người già vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh thì nên áp dụng các bài thuốc trên sẽ tăng hiệu quả.

Mẹ sau sinh dùng tang kí sinh, củ cây gai, ngải điệp và cành tía tô để chữa tắc sữa, ít sữa.

Cây tầm gửi có tác dụng gì?

Cây tầm gửi có tác dụng gì?

3. Độc vị tang ký sinh

Nếu dùng tang ký sinh sao vàng thì chỉ cần 12 đến 16g thôi. Còn dùng dạng tươi thì lấy 30g. Đem giã nát rồi chắt lấy nước uống khi đói.

4. Giảm đau nhức tê bì chân tay

Ngưu tất và cẩu tích mỗi vị đúng 12g. Đem nấu với 16g tang ký sinh rồi chắt nước uống là được.

5. Thổ huyết

Thài lài tía và tang ký sinh mỗi vị đúng 16g. Thêm rễ chuối hạt và rễ cỏ tranh mỗi vị đúng 10g nữa. Đem tất cả thái nhỏ rồi nấu nước uống.

6. Đau bụng hoặc động thai

Cao ban long và lá ngải cứu tươi mỗi vị 10g và 16g tang ký sinh. Cao ban long và tang ký sinh nhớ nướng thơm trước. Sau đó cho vào nồi nấu nước uống vài ba lần trong ngày.

7. Mẹ sau sinh bị tắc tia sữa

Lấy 10g ngưu tất nấu với 16g tang ký sinh và 400ml nước. Đun cạn còn ¼ thì chia ra uống 2 bữa trong ngày.

8. Bổ huyết ích thận

Đảng sâm, ngưu tất, phục linh mỗi vị đúng 12g. Thêm độc hoạt, bạch thược, phòng phong, tần cửu, đương quy, đỗ trọng mỗi vị đúng 9g. Thêm 1,5g nhục quế, tang ký sinh 18g, 15g sinh địa, 6g cam thảo và 3g tế tân. Đem nấu nước uống trước 3 bữa chính.

9. Người bị phong thấp

Tang ký sinh phơi khô rồi sao vàng. Sau đó đem nấu nước để uống. Cũng có thể mang ngâm rượu rồi lấy rượu đó xoa lên chỗ bị đau. Dùng thường xuyên sẽ cho kết quả tốt.

2. Tầm gửi cây chanh

Với những người hay ho đờm, ho khan, ho gió thì nên dùng tầm gửi cây chanh để trị. Người ta thường kết hợp cùng tang ký sinh, tang bạch bì, trần bì, mạch môn… Hoặc các thảo dược khác. Sau đó nấu nước uống hoặc đun thành siro để dùng.

3. Tầm gửi cây na

Người ta hay dùng tầm gửi cây na để điều trị sốt rét tại nhà. Hoặc người nào thỉnh nóng nóng lạnh đan xen cũng có thể dùng được. Khi dùng thì nên kết hợp cùng các thảo dược khác như binh lang, thảo quả, thanh hao hay sài hô,… Thì bài thuốc sẽ có nhiều tác dụng hơn.

4. Tầm gửi cây dẻ

Nếu bị đau dạ dày hay là bị cảm sốt mạo thì có thể dùng tầm gửi trên cây dẻ để trị. Nấu nước từ cây tầm gửi này thì có thể trị được các bệnh ngoài da như nấm hay dị ứng.

5. Tầm gửi cây xoan

Người ta cũng hay dùng tầm gửi cây xoan để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Ví dụ như táo bón hoặc kiết lỵ.

6. Tầm gửi ở cây đài bi

Cây tầm gửi ở cây đài bi mà có hạt thì người ta gọi là thỏ ty tử. Loại hạt này tốt cho chức năng sinh lý nam giới, người hay đái dầm,… Bài thuốc hay được dùng là.

12g đỗ trọng, 16g thục địa, 12g lục giác giao. Thêm sơn thù du, đương quy, thỏ ty tử, phục tử chế mỗi thảo dược đúng 8g. Cùng với đó là 10g nhục quế và 10g kỷ tử. Đem các nguyên liệu nấu nước uống là được.

Độc vị tầm gửi cúc tần nấu nước uống sẽ chữa được sưng phổi hay viêm gan.

7. Tầm gửi cây gạo

Tầm gửi cây gạo là loại cây sống ký sinh vào cây gạo. Bạn có thể  tìm thấy ở rất nhiều nơi ở nước ta. Tên tiếng Anh của nó là Taxillus chinensis. Rễ của cây tầm gửi gạo cắm sâu vào thân hoặc cành của cây gạo. Loại cây này tốt cho người đau gân cốt hoặc cần tăng chức năng sinh lý.

Ngoài ra các bệnh về đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang cũng có thể dùng được. Người cần giải nhiệt, tiêu độc, giảm huyết áp, tăng cường chức năng gan cũng có thể dùng được. Lấy tầm gửi gạo chiết dịch ra thì thấy có catechin. Chất này sẽ giảm kích thước sỏi và kháng viêm ở đường tiết niệu tốt.

Do là cây ký sinh nên dù là thời tiết khắc nghiệt nó vẫn xanh tốt. Nhưng mùa hè đương nhiên là lúc cây sống tốt nhất rồi.  Nếu có thu hái thì người ta thu hái vào mùa hè. Vì lúc này cây phát triển tốt nhất. Sau khi thu hái xong người ta sẽ để cả thân và lá hong khô tự nhiên.

1. Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang

Theo các nhà nghiên cứu trong tầm gửi gạo có nhiều Trans-phytol, alpha – tocopherol, quercitrin hay afzeline. Ngoài ra còn có cả catechin và quinone. Các chất này đều được đánh giá là giảm kishc thước sỏi, ngừa viêm nhiễm. Nhờ thế mà giúp đường tiết niệu luôn hoạt động ổn định.

Nếu muốn dùng thì nên kết hợp với cây mã đề và 1 vài thảo dược khác để tăng công dụng của bài thuốc.

2. Người bị phong tê thấp

Cây tầm gửi gạo tính ôn hơi đắng hơi ngọt. Do đó trong các bài thuốc điều trị các bệnh về gân xương không thể thiếu tầm gửi gạo. Nó sẽ giúp gân cốt khỏe mạnh, dẻo dai, giảm đau tốt.

3. Mẹ sau sinh bị các bệnh hậu sản

Lấy tầm gửi gạo để dùng cho mẹ sau sinh sẽ giúp mẹ mau khỏe, hạn chế hậu sản bệnh. Đồng thời tăng chất lượng sữa cho em bé.

4. Mát gan, thanh nhiệt

Theo đánh giá tầm gửi gạo tính ôn và mát. Chính vì thế mà nó làm mát gan, giải độc, chữa các chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó tốt. Nhìn chung các bệnh về đường tiêu hóa hay đường tiết niệu đều dùng tốt.

5. Những người hợp với cây tầm gửi gạo

Trong tự nhiên tầm gửi cây gạo thực sự không nhiều lắm. Nhưng nếu có được tầm gửi cây gạo thì những người dưới đây có thể dùng được:

  • Ngời bệnh về sỏi, các bệnh về đường tiết niệu mới hoặc đã lâu. Người bị viêm cầu thận cũng dùng được.
  • Mẹ sau sinh ít sữa, sữa nóng.
  • Những người có bệnh về xương khớp
  • Người ốm yếu, nóng trong, sức đề kháng không tốt

6. Sử dụng tầm gửi cây gạo hiệu quả

Cùng là tầm gửi cây gạo nhưng phải là loại mọc từ cây gạo tía mới tốt. Nếu định dùng tầm gửi gạo tươi thì chọn những lá xanh đậm, giòn và bóng. Nhất là thân phải giòn mới tốt. Còn nếu dùng khô thì cần có mùi thơm hấp dẫn. Khi hái xong mà muốn dùng khô thì cần hong làm sao cho thân và lá vẫn còn màu xanh là được.

Tầm gửi gạo bạn dùng thay các loại trà thông thường đều được. Chỉ cần khoảng 50g tầm gửi gạo với 1500ml nước là có được nước uống thơm ngon rồi.

Hoặc nhiêu khê hơn thì cô đặc nó lại. Nghĩa là cũng lượng như trên nhưng đun cạn đến khi chỉ còn nửa lít nữa để làm siro rồi dùng thôi. Riêng siro chỉ dùng ngày 2 lần là được.

Pha trà từ tầm gửi cây gạo:

  • Bước 1: Lấy 1 nhúm nhỏ chừng 10g tầm gửi gạo khô
  • Bước 2: Cho vào ấm rồi thêm nước sôi 1 chút vào tráng thật đều. Lắc nhẹ để cả ấm và trà đều nóng. Sau đó đổ nước này đi.
  • Bước 3: Chế nước sôi vào ấm trà theo sở thích. Ủ chừng 7p cho trà ngấm thì rót ra thưởng thức nóng là được.

Nấu nước từ tầm gửi cây gạo:

  • Thỉnh thoảng bạn cũng có thể đổi vị với nước nấu từ tầm gửi cây gạo. Thay vì dùng trà vào mỗi sáng. Nước này uống thay nước lọc trong ngày rất tốt.
  • Bạn chỉ cần lấy 1 nắm to tầm gửi cây gạo khô rồi nấu với 1500ml nước để uống là được rồi đấy!

8. Tầm gửi cây mít

Dùng độc vị tầm gửi cây mít hoặc nấu nước cùng với cỏ sữa lá nhỏ sẽ giúp mẹ sau sinh nhiều sữa hơn.

9. Tầm gửi cây táo

Lấy tầm gửi cây táo, củ của cây chuối hột và củ sả. Đem tất cả sao vàng rồi nấu nước uống. Bài thuốc nữa chữa được bệnh lỵ ra máu.

10. Tầm gửi cây nhót

Lấy tầm gửi của cây nhót nấu với nước. Nước đó uống vài lần trong ngày sẽ giảm được tình trạng tiêu chảy.

11. Tầm gửi cây hồi

Lấy tầm gửi của cây hồi đun với nước uống nhiều lần trong ngày sẽ trị được ho.

12. Tầm gửi cây  đào

Lấy tầm gửi ở cây đào đun với nước để được dạng nước đặc. Lấy nước đó nhỏ vào bông y tế rồi chấm vào chỗ da bị dị ứng, mẩn ngứa rất tốt.

13. Tầm gửi cây đào, cây sung hoặc cây roi

Cây tầm gửi ở cây sung, roi hay mận đem giã nát cùng ít gạch non, lá gấc, nhựa củ nâu. Sau đó trộn đều và cho hỗn hợp vào băng gạc rồi đắp vào chỗ bị bong gân, lệch khớp rất hiệu quả.

14. Tầm gửi cây quýt

Lấy tầm gửi cây quýt nấu nước uống để giảm ho hiệu quả.

15. Tầm gửi cây khế

Lấy tầm gửi ở cây khế rửa sạch rồi giã nát ra. Trộn cùng nước vo gạo rồi đem sao nóng lên. Sau đó đắp hỗn hợp vào chỗ bong gân là được.

Còn khi sao vàng cây này thì chữa được sốt rét nhẹ hoặc ho gà. Dùng tầm gửi cây khế cùng tầm gửi cây ruối và rau má mỗi vị 20g. Thêm lá hẹ và lá bạc hà mỗi vị đúng 10g nữa. Nước nấu từ hỗn hợp này chữa được ho hay hen sửa ở trẻ nhỏ tốt.

16. Tầm gửi trên cây xoan

Những người bị bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, kiết lỵ hay khó tiêu. Thì nên dùng tầm gửi trên cây xoan. Các bệnh này sẽ mau chóng biến mất.

17. Tầm gửi cây ngái

Theo đánh giá tầm gửi cây ngái bổ can thận. Giúp gan và thận hoạt động tốt hơn. Ngoài ra còn thanh nhiệt cơ thể, tiêu độc rất tốt. Giúp gân xương dẻo dai chắc khỏe. Những người ốm yếu, cơ thể suy nhược cũng có thể dùng được.

Mẹ sau sinh dùng cây tầm gửi cây ngái sẽ hạn chế được các bệnh hậu sản và mẹ sẽ nhiều sữa hơn. Sữa cũng mát hơn rất nhiều. Ngoài ra còn tạo cảm giác ngon miệng, dễ ngủ hơn nhiều.

3. Những lưu ý khi dùng cây tầm gửi

Nhìn chung cây tầm gửi mà dùng đúng thì có rất nhiều công dụng. Bởi vì nó bao gồm 1 nhóm cây chứ không riêng gì 1 cây. Nên công dụng của nó rất đa dạng. Tuy nhiên cây tầm gửi cũng chỉ có 1 số loại mới dùng tốt được thôi. Có những loại tuyệt đối không dùng. Vì chữa bệnh đâu chẳng thấy lại thấy uống thuốc độc vào người. 

Bởi vì công dụng của cây phụ thuộc vào cây chủ mà. Do đó bạn cần chú ý khi chọn cây chủ để lấy cây tầm gửi. Cùng với đó là nhiều lưu ý khác nữa khi bạn định dùng cây tầm gửi chữa bệnh. 

3.1 Cây tầm gửi có dùng cho mẹ bầu được không?

Theo đánh giá thì không chỉ tốt cho người bình thường mà đến cả mẹ bầu cũng có thể dùng được cây tầm gửi nữa. Không những giúp mẹ và bé khỏe mạnh, mà còn lợi sữa rất nhiều.  Mẹ sau sinh mà dùng tang ký sinh cùng củ gai, cành tía tô và ngải diệp. Sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn.

Ngoài ra các nhà khoa học người Đức cũng đã chứng minh được rằng. Chiết dịch từ cây tầm gửi sẽ làm hệ miễn dịch ngăn được sự tấn công của virus viêm gan C. Đồng thời sẽ loại bỏ tế bào bị bệnh ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà chức năng gan mau chóng được hồi phục.

3.2 Tránh dùng cây tầm gửi trên các cây độc

Bản thân tầm gửi là cây không độc. Nhưng nó lại là cây ký sinh vào cây khác. Nghĩa là nó sẽ hút dinh dưỡng từ cây chủ để nuôi sống bản thân nó. Do đó nếu cây chủ có độc thì điều đó cũng có nghĩa là cây tầm gửi cũng có độc. Ví dụ như cây chủ là trúc đào, thông thiên hay lim,… Thì cây tầm gửi của nó không nên dùng. Vì nó cũng có độc mà.

3.3 Ý nghĩa tình yêu của cây tầm gửi

Một câu chuyện tình yêu nước ngoài có kể lại rằng. Cây tầm gửi là đại diện cho tình yêu mãi mãi, vĩnh cửu. Chính vì thế mà 2 người yêu nhau cùng hôn nhau dưới cây tầm gửi thì sẽ hạnh phúc đến bạc đầu.

Ngoài ý nghĩa về tình yêu thì cây tầm gửi cũng có ý nghĩa đối với con người vì làm thuốc chữa bệnh. Nhưng bạn cũng cần xem xét từng loại cây tầm gửi để chữa bệnh cho an toàn nhé!

4. Kết luận

Tầm gửi là 1 nhóm thực vật gồm rất nhiều loài khác nhau. Đặc tính của nó phụ thuộc vào cây chủ mà nó sống bám. Như vậy có thể thấy được công dụng của cây tầm gửi rất đa dạng đúng không?

Trên đây chúng mình chỉ giới thiệu 1 vài loại cây tầm gửi phổ biến thôi. Chứ thực ra còn nhiều loại tầm gửi nữa lắm. Và đương nhiên công dụng của nó cũng có rất là nhiều rồi. 

Tuy nhiên nếu đã xác định dùng cây tầm gửi để chữa bệnh thì bạn cần chú ý những điều như bên trên chúng mình đã dặn. Bởi vì không phải loại tầm gửi nào cũng dùng được.

Mà hơn cả đây cũng chỉ là các bài thuốc truyền miệng mà thôi. Nên nếu có dùng thì hãy cân nhắc cho thật kỹ để tránh gặp phải tác dụng phụ nhé! Mà tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị để an toàn hơn. Chúc các bạn luôn vui khỏe với các kiến thức bổ ích này.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)