14 tác dụng của Cây Sầu Đâu – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Theo tìm hiểu thì cây sầu đâu có nhiều ở Indonesia, Sri Lanka, 3 tỉnh Đông Dương cũng như Ấn Độ. Tại Việt nam nó có nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang. Hay một vài tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng có.

Người dân Ấn Độ coi đây là một loại cây thiêng liêng. Đồng thời xếp nó vào danh mục thảo dược tốt. Người ta tận dụng nó điều trị các bệnh về da, răng miệng. Hay ổn định đường huyết. 

1. Tìm hiểu đặc điểm cây sầu đâu

Ngoài cái tên là cây sầu đâu thì nó còn được biết đến với tên khác như neem, xoan sầu đâu hay xoan trắng,… Dù là tên gọi nào thì tên khoa học của nó cũng chỉ là Azadirachta Indica. Những khu rừng thưa có rất nhiều cây này. Một vài vườn quốc gia phía Nam cũng trồng loại cây này. 

Cây sầu đâu có tác dụng gì?

Cây sầu đâu có tác dụng gì?

Loại cây này chủ yếu được trồng để lấy bóng mát. Cây này có đặc điểm là gỗ đắng nên rất ít sâu bị. Phân nhựa đắng có ở mọi bộ phận và do Margosin hoặc là Azumarin gây ra.

Người Việt nam cũng như một vài nước khá hay dùng lá sầu đâu là rau ăn. Nhất là món gỏi sầu đâu rất ngon. Thường thì bởi vì lá mát lại có màu xanh tím đẹp mắt. Cũng có chút đắng nhẹ. 

2. Sầu đâu mang lại những tác dụng gì?

Nguồn gốc của cây sầu đâu là từ Ấn Độ. Mọi bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

  • Nếu bị tình trạng giun, ăn uống không có cảm giác, buồn nôn, bệnh về đường tiêu hóa, răng miệng hay gan thì được khuyên nên dùng lá sầu đâu để điều trị.
  • Một số bệnh về da, dạ dày hay sốt rét người ta lấy vỏ sầu đâu là thuốc.
  • Muốn đẩy giun, tiêu đờm hay giảm mật thì dùng hoa sầu đâu. 
  • Tình trạng chảy máu mũi, trĩ, tiêu hóa kém, tiểu đường, hay có vết thương hở thì nên dùng quả sầu đâu.
  • Đến cành sầu đâu cũng rất tốt cho việc giảm ho, cải thiện tình trạng hen suyễn. Hay kể cả nam giới mật độ tinh trùng thấp cũng dùng được.
  • Ngoài việc dùng hạt sầu đâu để làm giống thì người ta cũng dùng nó để cải thiện tình trạng bệnh phong. Thậm chí còn được dùng để phá thai nữa.
  • Kết hợp cành, quả và vỏ cây sẽ được một liều thuốc bổ từ thiên nhiên.
  • Một vài nơi người ta dùng trực tiếp sầu đâu để điều trị bệnh về da, chất, hay ngăn côn trùng đốt.
Sử dụng quả sầu đâu để trị bệnh

Sử dụng quả sầu đâu để trị bệnh

2.1. Lá sầu đâu mang lại lợi ích về sức khỏe

 Các nhà khoa học đã chỉ ra lá sầu đâu cũng rất tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị 1 số bệnh như ung thư, sốt rét,.. Phương pháp dùng lá sầu đâu chữa bệnh đã được người Ấn Độ dùng từ lâu. Mục đích là để ngăn ung thư, giảm viêm nhiễm, ổn định đường huyết, điều trị sốt rét. Cùng với nhiều bệnh khác nữa.

Với khả năng ngăn ngừa tình trạng oxy hóa mà nó có thể hạn chế được các tế bào ung thư. Hay xấu hơn là đột biến gen. Ngoài ra lá sầu đâu còn được dùng để điều trị tình trạng viêm ngứa vùng kín ở nữ giới, mụn, các bệnh về răng miệng hay gan,..

Các nghiên cứu cũng đã chir a nhờ lá sầu đâu là mà hàm lượng đường glucose trong cơ thể giảm đi. Từ đó mà cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn. Nhờ vậy mà đường huyết được ổn định. 

Với thành phần vitamin C chiếm tỉ lệ cao nên lá sầu đâu được sử dụng để điều trị tình trạng về da như mụn, nám da,… Đồng thời ngăn ngừa các nếp nhăn hay lão hóa rất tốt. Người dân Ấn Độ đã biết dùng lá sầu đâu để chăm sóc da từ rất lâu rồi. Ngoài ra nó còn có thể cải thiện tình trạng nấm ngứa trên da nữa.

Cách làm đơn giản lắm chỉ cần nghiền lá sầu đâu khô thành bột. Khi nào dùng thì lấy trộn với nước hoặc sữa chua để làm mặt nạ thôi.

Hoa sầu đâu

Hoa sầu đâu

Những tác dụng khác của lá sầu đâu

Bạn biết không khi bàn chải đánh răng hay kem đánh răng chưa ra đời người ta dùng lá sầu đâu thay thế cho chúng đấy. Như vậy có thể thấy được công dụng của nó trong việc chăm sóc răng miệng rồi. Trong lá sầu đâu có nhiều chất chống viêm, bảo vệ răng miệng, ngừa sâu răng, Giúp hơi thở thơm tho. Chính vì thế mà nhiều loại kem đánh răng hiện nay có dùng một số chất từ lá sầu đâu đấy!

Lá sầu đâu cũng được đánh giá cao trong việc ổn định đường huyết trong cơ thể.

Thực tế thì lá sầu đâu khiến nồng độ glucose trong cơ thể giảm đi. Đồng thời insulin tiết ra nhiều hơn. Do đó mà ổn định được đường huyết. Người bị tiểu đường được khuyên nên dùng từ 5 đến 10 lá tươi mỗi ngày. Dùng tươi hay phơi héo rồi nấu nước uống đều được.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu dịch chiết từ lá sầu đâu. Và nhận thấy rằng nó có thể được dùng để làm thuốc điều trị tiểu đường. Hay để thanh lọc máu rất tốt.

Nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ, Ấn Độ,.. cũng đã bào chế lá sầu đâu dưới dạng viên để điều trị dạ dày, tẩy giun. Hay các bệnh về đường ruột khác. Một vài loại mỹ phẩm, dược phẩm cũng dùng lá sầu đâu làm nguyên liệu trị mụn, lang ben,…

Nước nấu từ lá sầu đâu được đánh giá là tốt cho răng miệng và cải thiện viêm khớp tốt.

2.2. Lợi ích của lá sầu đâu trong sinh hoạt hàng ngày

Người xưa dùng lá sầu đâu để đuổi côn trùng bằng cách cho vào hũ gạo hay ngô,… Đồng thời nó cũng ngăn ngừa nấm phát triển rất tốt. Nếu muốn ngăn sâu bọ cho cây thì lấy 4 cân lá nấu với 10l nước rồi phun cho cây ra được.

Lá sầu đâu cũng có thể để ở những đồ thủ công mỹ nghệ như giá sách, kệ tủ để ngăn mối mọt.

3. Lưu ý những tác dụng phụ khi xài lá sầu đâu

Nếu lạm dụng lá sầu đâu thì bạn có thể gặp phải các tình trạng như thiếu ngủ, thiếu máu, tiêu chảy dẫn đến nôn mửa, mất dần ý thức. Nặng hơn thì động kinh, não không bình thường và tử vong. 

3.1. Điều cần biết khi dùng lá sầu đâu

Trước khi dùng cây sầu đâu, bạn nên biết những gì?

Đối với các trường hợp sau thì nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Mẹ bầu hay mẹ đang cho con bú
  • Đang dùng thuốc đặc trị
  • Người bị dị ứng với thảo dược hay bất cứ thành phần nào của cây
  • Người bị nhiều bệnh cùng lúc

Mức độ an toàn của cây sầu đâu như thế nào?

Trẻ nhỏ được khuyên không nên ăn hạt sầu đâu hay uống dầu ép từ hạt sầu đâu. Cơ thể của trẻ sẽ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng chỉ sau vài giờ sử dụng. 

Tinh dầu hay vỏ cây là những thực phẩm mẹ bầu và mẹ cho con bú nên tránh xa. nó không thực sự an toàn. Mẹ bầu có thể bị sảy thai nếu dùng. Thực tế thì chưa có thông tin cụ thể nào đối với từng trường hợp trên. Nhưng nếu dùng thì nhất định phải xin ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật thì nên ngưng dùng lá sầu đâu trước và sau 2 tuần. Để cơ thể không gặp tác dụng phụ nào cả. 

3.2. Những tương tác gặp phải khi sử dụng với thuốc khác

Cây sầu đâu có thể tương tác với những gì?

Cũng như nhiều thảo dược khác thì sầu đâu có thể không thích hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Hoặc các loại thuốc bạn đang dùng. Do đó khi sử dụng bạn nên xin ý kiến bác sĩ cho yên tâm nhé! Dưới đây là 1 vài điều bạn cần lưu ý. 

  • Giảm  khả năng loại bỏ lithium

Sầu đâu là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên. Nó còn có khả năng giúp cơ khả loại bỏ lithium ít nhất. Chính vì thế mà nó có thể khiến lượng lithium trong cơ thể cao hơn mức cho phép. Và cơ thể bạn gặp nguy hiểm. Nếu đang dùng lithium thì cần xin ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng sầu đâu nhé!

  • Thành phần của thuốc tiểu đường

Trong thành phần của thuốc điều trị tiểu đường, người ta có dùng sầu đâu. Vì nó có khả năng hạ đường huyết tốt. Chính vì thế nếu dùng thuốc tiểu đường cùng với sầu đâu. Thì nguy cơ giảm đường huyết dưới ngưỡng quy định sẽ xảy ra. Bạn cần theo dõi lượng đường thường xuyên cũng như điều chỉnh lượng thuốc cho thích hợp. 

  • Có tác dụng đối với thuốc ức chế miễn dịch

Theo nhiều nghiên cứu sầu đâu giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn nhiều. Do đó sầu đâu chính là khắc tinh của thuốc làm giảm hệ miễn dịch.

  • Người bị bệnh tiểu đường

Theo một vài nghiên cứu thì sầu đâu có thể khiến đường huyết thấp quá mức cần thiết. Do đó người mắc tiểu đường có thể tận dụng sầu đâu để làm giảm đường huyết trong máu. Và đừng quên kiểm tra đường huyết thường xuyên nhé!

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Một vài nghiên cứu chỉ ra dùng lá sầu đâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản. Chính vì thế bạn nên cân nhắc khi sử dụng. 

4. Lời khuyên

Loại cây này cũng thế, có mặt tốt cũng có mặt xấu. Cây sầu đâu cũng vậy. Lợi ích của nó có những nhược điểm cũng có. Nếu tự ý dùng không theo chỉ dẫn có thể khiến bệnh của bạn nặng thêm đấy!

Theo khuyến cáo việc dùng lá sầu đâu hằng ngày là không nên. Đặc biệt lại ăn quá nhiều 1 lúc. Vì nó có thể khiến bạn bị ngộ độc. Còn nếu có ý định dùng lá sầu đâu chữa bệnh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!

5. Lời kết

Vậy là chúng mình đã giúp bạn hiểu thêm về cây sầu đâu rồi đấy! Đừng quên chia sẻ bài viết này để nhiều người biết đến loại cây tuyệt vời này hơn nhé!

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)