Cây sao đen – tác dụng, cách trồng và chăm sóc hiệu quả

Cây sao đen là một cây cảnh khá được yêu thích. Người ta thường trồng cây để làm cảnh hoặc lấy bóng mát. Nhất là ở những thành phố lớn thì cây sao đen càng được ưa chuộng. Vì nó có rất nhiều công dụng trong đời sống và giữ mỹ quan đô thịt tốt. 

Thế nhưng lại không mấy ai biết cây sao đen còn là loại thuốc Nam quý. Nó xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Mặc dù là giống cây dân dã nhưng tác dụng của cây sao đen lại chẳng dân dã chút nào.

Cây sao đen

Cây sao đen

Người xưa hay dùng nó để điều trị 1 số bệnh đơn giản và phức tạp. Và để các bạn hiểu biết hơn về công dụng của cây thì cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! Bạn sẽ có thêm nhiều điều thú vị về cây sao đen này đấy! 

1. Cây sao đen là cây gì? Đặc điểm của cây sao đen như nào?

Người Việt mình hay gọi nó với các cái tên như  cây sao nghệ, cây sao cát, cây sao bã mía. Còn người Campuchia thì gọi là koky còn người Lào gọi là may khèn. Trong khi thực tế tên tiếng Anh của nó là Hopea odorata Roxb. Cây sao đen nằm trong chi Sao thuộc họ Dầu.

1.1 Đặc điểm của cây sao đen là gì?

Sao đen có thân gỗ thẳng với kích thước lớn. Chiều cao của cây có thể đạt từ 20 đến 30m. Thân cây có lớp vỏ xù xì và nứt dọc từ đầu đến cuối. Lõi của cây có màu hơi đỏ 1 chút. Cây sao đen cho tán rộng và dày với nhiều cành to khỏe. Các cành này có độc dài rất lớn và mọc hơi chếch.

Lá của cây sao đen thì hình trái xoan với phần mép hơi uốn lượn. Trong khi ngọn lá thì nhọn thì càng về cuối nó càng tròn. Nhìn chung lá cây không có cuống hoặc rất ngắn. Mặt trên của lá xanh nhẵn còn mặt dưới lại xám pha trắng. Trên lá có nhiều gân cả chính và phụ.

Cây sao đen cho hoa theo cụm hình chùy. Mỗi bông hoa thì có màu trắng mọc ra từ nách lá. Hoa nhỏ xinh rất đẹp mắt lạ có mùi thơm dễ chịu nữa.

Quả của cây sao đen thì có 2 cánh ở 2 bên rất lá với 1 lớp lông mịn trùm bên ngoài. Mỗi quả to tầm bằng đầu ngón tay đeo nhẫn và dài 1 đốt ngón tay. Vỏ quả mỏng nhưng dai. Khi quả còn non thì có màu xanh còn chín rồi thì ngả sang vàng và nâu.

Tác dụng của cây sao đen

Tác dụng của cây sao đen

1.2 Cây sao đen có nhiều ở đâu?

Nơi đầu tiên tìm thấy cây sao đen là ở Ấn Độ. Hiện tại thì nó đã có nhiều ở các nước nhiệt đới. Trong đó có Myanma, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan… Cùng nhiều nước khác nữa. Cây sao đen thích hợp ở nơi có đất ẩm có 2 mùa mưa và khô rõ nét.

Nhìn chung ở Việt Nam cây sao đen phần lớn là mọc hoang ở các cánh rừng Đông Nam Bộ hoặc là Tây Nguyên.

Tùy vào nơi sinh sống mà cây sao đen có đặc điểm khác nhau. Ví dụ trong các khu rừng rậm thì bao giờ cũng xanh hơn khi trồng ở bên ngoài môi trường này rồi. Cây nào ở trong rừng khộp thì cũng nhỏ hơn so với các cây trong rừng còn lại. Trong các khu rừng, cây sao đen sẽ mọc theo từng cụm to nhỏ khác nhau. Và chiếm nhiều ưu thế hơn so với các cây khác.

Lượng cây sao đen đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Do vấn đề khai thác quá mức. Kể cả trong các khu rừng số lượng cũng không còn nhiều. Chỉ còn một vài cụm nhỏ mà thôi. Thường là mọc xen cùng với các cây khác nữa. 

Còn ở khu vực Đông Nam Bộ thì nó hay mọc trong các rừng họ Dầu hoặc họ Đậu.

Vỏ cây thu quanh năm đều được. Chỉ cần cạo vỏ rồi đem rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó phơi hoặc sấy khô và bảo quản.

1.3 Thu hái và chế biến cây sao đen như nào?

Căn cứ vào mục đích mà bạn tiến hành thu hái cây sao đen sao cho thích hợp. Nếu chỉ trồng lấy bóng mát thì định kỳ tỉa cành sâu, cành giòn, gẫy của cây để an toàn. Cũng như cho cây mau phát tán to hơn. Còn nếu lấy gỗ thì khi cây đạt đường kính từ tầm 40 đến 60cm thì có thể khai thác được rồi. 

Còn muốn lấy nhựa cần chú ý ngọn và cành cây có nhựa thì tiến hành thu nhựa được.

Cây sao đen có tác dụng gì?

Cây sao đen có tác dụng gì?

1.4 Thành phần hóa học có trong cây sao đen

Nhựa của cây sao đen có khả năng thay đổi màu ấn tượng. Đầu tiên là màu vàng nhạt. Sau đó sẽ dần chuyển sang màu vàng đỏ hoặc là nâu đậm. Trong nhựa cây thành phần chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các damaresen ampha. Ngoài ra còn có axit damarolic hay beta nữa.

Theo đó thì nhựa dammar của cây sao đen chiếm tỷ trọng 0,9 nếu là không màu. Còn 1,055 đối với loại có màu. Nhiệt độ cháy của loại không màu thấp hơn loại có màu. Cụ thể loại có màu là 141 trong khi loại không màu là 110. Độ bazo là 81 và độ chua là 53. Theo đó trong vỏ cây hoặc cành to có nhiều tannin. Theo đó thì hàm lượng tannin chiếm tới 14,57% trọng lượng khô của vật.

Người xưa cho rằng cây sao đen chát. Chính vì thế nó cầm máu, giảm sưng đau chân răng và săn chắc da rất tốt.

Xem thêm:

2. Cây sao đen dùng làm gì? Tác dụng của cây sao đen

Cây sao đen từ lâu đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc này được nhiều người áp dụng. Và đến tận ngày nay các bài thuốc này vẫn được nhiều người áp dụng. Bởi vì hiệu quả mà nó mang lại dù hơi chậm nhưng lại rất an toàn. Như vậy có thể thấy được cây sao đen thực sự là một loại cây có công dụng tốt cho sức khỏe con người. Cùng xem các bài thuốc từ cây sao đen chữa được bệnh gì nhé! 

1. Ngăn vết thương chảy máu

Nếu bệnh nhân bị chảy máu nhiều, cần cầm máu ngay thì bạn hãy dùng cây sao đen. Lấy nhựa của cây sao đen cho đóng mủ lại rồi đem nghiền bột. Lấy bột này rắc lên vết thương. Máu sẽ lập tức ngừng chảy. Lúc này thì mau chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

2. Viêm lợi, sâu răng, lợi có áp xe

Bạn hoàn toàn có thể lấy cây sao đen ngâm rượu hoặc nấu nước để súc miệng. Đều có công dụng như nhau cả.

Sắc nước sao đen: Lấy 1 nắm vỏ cây sao đen rửa sạch rồi cho vào ấm nấu cùng với 300ml nước. Đợi nước nguội thì lấy nước này súc miệng và nhổ đi. Hoặc cũng có thể ngậm trong miệng chừng 20p. Mỗi ngày làm vài lần liên tục trong 5 ngày sẽ thấy công hiệu.

Ngâm rượu sao đen: Đầu tiên bạn lấy vỏ cây sao đen rửa sạch rồi cạo hết lớp vỏ ngoài đi. Sao đó cho vào bình và đổ rượu nếp nồng độ 30 đến 40 vào và ngâm ủ. Chỉ sau vài giờ là rượu chuyển sang màu nâu đỏ đẹp mắt. Mỗi ngày lấy rượu này súc miệng 3 lần. Mỗi lần làm liên tục 3 lượt. Chỉ ngậm và súc rồi nhổ đi thôi chứu không được nuốt.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sao đen

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sao đen

3. Một vài công dụng khác của cây sao đen

Những cây có thân và cánh kích thước lớn người ta sẽ trích ra để lấy nhựa. Nhựa của cây sao đen hay được dùng vào việc sơn hoặc chế tạo vecni và thuốc ảnh.

Một số nơi người ta cũng tận dụng vỏ cây làm thuốc và làm thành phần trong các miếng trầu cau.

Bởi vì cây sao đen có tán cây xanh và rộng. Nên nó thường được trồng làm cây cảnh ở trường học, cơ quan, công viên, hè phố. Vừa có giá trị thẩm mĩ, tăng không gian sống xanh lại vừa cho bóng mát tốt.

Bởi vì gỗ của cây sao đen được đánh giá là quý hiếm nên nó thường được dùng để làm sàn nhà, đóng tàu, đồ thủ công mỹ nghệ, toa xe… Và nhiều đồ dùng khác nữa.

Chính nhờ tán cây rộng và xanh quanh năm mà cây sao đen góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Nhất là khi hiện nay môi trường ngày càng ô nhiễm, các công trình mọc lên rất nhiều. Thì cây sao đen chính là một trong những sự lựa chọn lý tưởng. Do đó cần có biện pháp nhân giống và bảo vệ cây sao đen. Để ngày càng có nhiều diện tích đất được phủ xanh hơn.

3. Những điều cần nhớ khi dùng cây sao đen

Có thể thấy được cây sao đen có khá nhiều công dụng trong cuộc sống. Từ làm bóng mát, làm cây cảnh mỹ quan. Đến việc chữa bệnh cũng rất hiệu quả nữa. Nhưng dù có nhiều công dụng như thế nhưng cây sao đen không hẳn dành cho tất cả mọi người. Cũng như không thể dùng nhiều được.

Chính vì thế chúng ta cần dùng nó cho đúng. Thì kết quả mang lại mới cao. Và đương nhiên là hạn chế cho cơ thể bạn gặp phải bất trắc không đáng có. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi sử dụng cây sao đen sao cho hiệu quả nhất. 

Cây sao đen có đặc điểm là tán dày và xanh bốn mùa. Do đó người ta hay chọn cây sao đen làm cây trồng ở các đô thị lớn. Ở nhiều nơi người ta còn lấy vỏ cây sao đen thay vỏ cây chay để ăn trầu nữa.

Theo đánh giá thì những khu vực có mùa mưa và mùa khô rõ rệt thì cây trồng sẽ phát triển tốt. Còn những nơi như miền Bắc thì cây không ra hoa kết quả đều đặn.

Bởi vì công dụng cũng như giá trị của nó mà hiện tại người ta ngày càng khai thác cây quá mức. Tính đến thời điểm hiện tại thì số lượng cây đã giảm rất nhiều rồi.

4. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây sao đen đúng cách

Cây sao đen nhìn chung không khó trồng hay chăm sóc. Bạn hoàn toàn có thể trồng cây này trong vườn nhà. Vừa làm cây cảnh, cây bóng mát lại vừa có được cây thuốc trong vườn nhà. Nếu cần thì hoàn toàn có thể sử dụng bất cứ khi nào cũng được. Các cách trồng và chăm sóc này đều được nhiều nhà vườn có kinh nghiệm áp dụng và đã thành công. Bạn cũng có thể làm theo từng bước thì cũng thu được kết quả tương tự. Dưới đây sẽ là cách chăm sóc và trồng cây sao đen sao cho đúng cách nhất. 

4.1 Cách trồng cây sao đen đúng kỹ thuật

Theo nghiên cứu thì nhiệt độ để cây sao đen phát huy được tối đa tiềm năng phát triển là từ 24 đến 25 độ. Lượng mưa cũng cần duy trì từ 1800 đến 2000mm 1 năm.

Vì cây thích nơi ẩm ướt nên khu vực Đông Nam Bộ là nơi mà cây sẽ phát triển tốt nhất. Ngoài ra những nơi có đất đỏ bazan tốt thì cây cũng phát triển cực tốt. Miễn sao độ pH của đất luôn duy trì từ 4,5 đến 5 là được.

Mặc dù khi lớn cây sao đen là cây ưa sáng. Nhưng khi nó còn non thì bạn cần che giàn để nó không bị chết héo, chết khô do nắng quá. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì thực tế cây sao đen vẫn trồng ở miền Bắc được. Chỉ là nó ít ra hoa thôi. Bởi mỗi đợt ra hoa lại gặp gió mùa nên rụng gần hết rồi.

Bạn chăm sóc cây sao đen đến tầm 3 hoặc 4 tuổi thì đã có thể để nó phát triển tự nhiên rồi. Hoàn toàn có thể trồng nó ở những nơi có nhiều ánh sáng. 

4.2 Cách nhân giống cây sao đen

Hiện tại có 2 cách nhân giống cây được áp dụng nhiều nhất. Đó là gieo hạt và ghép cành. Nếu chọn cách gieo hạt thì bạn cần chọn quả già đã ngả vàng và có đốm nâu ở đầu cánh mới được.

Thường sau khi hái xong người ta sẽ tiến hành gieo trồng luôn. Chứ không để quá lâu. Đầu tiên cắt cánh của quả chỉ để lại tầm 1 đến 2cm là được. Cho vào nước ngâm 2 tiếng cho quả nở ra rồi đem đi gieo.

Đất gieo bạn nên trộn cùng phân chuồng, trấu và dừa khô để tăng độ mùn cho cây. Sau đó đặt quả đã ngâm vào hố đất sao cho cánh của nó ở bên trên là được. Sau đó dùng đất mỏng phủ lên kín cả cánh và quả.

Gieo đúng cách thì 3 ngày sau quả đã ra mầm và rễ. Đợi khi rễ cây đủ tiêu chuẩn cũng như cây đủ tiêu chuẩn thì tách cây ra cho vào bầu đất. Chăm sóc để nó lớn lên thành cây con. Vì cây con sao đen chưa thích nghi được nên bạn cần làm giàn che cho nó khỏi nắng. Sau đó thường xuyên để ý nước tưới cho cây mau lớn. 

4.3 Sao đen chăm sóc như nào là đúng?

Cây sao đen trước khi đem trồng cần đảm bảo kích thước tiêu chuẩn. Thường là từ 12 tháng tuổi trở lên. Sau đó chọn những cây có thân to tầm ngón tay út. Cay cam tầm 1 đến 1,2m và rễ có đường kính cổ cũng tầm ngón tay út mới trồng được.

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì trước mùa mưa. Nghĩa là độ tháng 5 đến tháng 7 là lúc trồng cây tốt nhất.

Nhìn chung trồng ở đâu cũng được. Chỉ cần bạn chọn được loại đất cây thích là được. Đất phù hợp là đất dải sâu và mát. Đất trong các khu rừng thứ sinh cằn cỗi. Hoặc đất của rừng khai thác sau thì càng tốt. 

Theo đó nếu trồng thành rừng thì nên duy trì mật độ 450 cây 1 ha. Mỗi cây nên cách nhau tầm 6m là đủ. Hố để trồng cây cũng cần đảm bảo kích thước  50x50x50.

Trong 3 năm đầu là thời điểm quan trọng nên bạn cố gắng tiến hành chăm sóc cho cây vài ba lần. Công việc cũng chủ yếu là dọn cỏ ở gốc, rồi vun gốc cho cây. Để tránh cỏ xâm lấn quá nhiều đấy mà.

Khi cây sao đen được tầm 8 đến 10 tuổi thì bạn tiến hành tỉa bớt cành cây đi. Để giúp cây mở tán tốt hơn.

4.4 Giá trị kinh tế của cây sao đen

Một vài cuốn sách về các cây gỗ quý ở Việt Nam có đánh giá sao đen là 1 loại cây quý. Theo đó thì cây sao đen không chỉ là một cây cho bóng mát tốt. Vỏ của cây còn được tận dụng làm thuốc chữa bệnh tuyệt vời. Chưa kể đến cả gỗ của cây cũng được tận dụng làm đồ mỹ nghệ rất tinh xảo. Một vài con tàu người ta cũng dùng gỗ của cây sao đen. 

Bởi vì cây sao đen có nhiều công dụng và lợi ích. Nên nhiều người đã khai thác nó quá mức cho phép. Mà không có biện pháp nhân giống. Chính vì thế kính mong các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn và phục hồi lại loại cây quý này.

5. Kết luận

Như vậy thì có thể thấy được cây sao đen là một trong những loại thảo dược quý. Từ tác dụng của cây sao đen có thể thấy được rồi. Nhưng các bài thuốc từ cây sao đen bạn có thể tham khảo thêm.

Và tốt nhất nên xin ý kiến bác sĩ để điều trị cho an toàn nhé! Bởi vì mỗi người có một cơ địa khác nhau. Có thể nó tốt với người này nhưng chưa hẳn tốt với người kia. Việc tìm hiểu kỹ và xin ý kiến bác sĩ là cách để đảm bảo sức khỏe của bạn an toàn hơn mà thôi. 

Chúng mình hi vọng rằng, đây là cuốn cẩm nang hữu ích cho bạn đang có ý định dùng cây sao đen chữa bệnh. Và nếu đã điều trị thành công thì đừng quên chia sẻ các kiến thức này đến nhiều người hơn. Để ngày càng nhiều người biết tới công dụng của cây sao đen hơn nhé! 

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)