17+ tác dụng của Cây Sâm Đất – cách sử dụng Sâm Đất hiệu quả

Ở Việt Nam có rất nhiều cây dại mà được người dân dùng như một loại cây thông thường. Trong đó cáo cây sâm đất. Họ thường dùng nó để nấu canh hoặc xào. Không chỉ thơm ngon lạ miệng mà món ăn này còn rất thanh mát phù hợp với thời tiết nóng nực của Việt Nam đấy!

Mà không chỉ có lá cây để làm rau ăn thôi đâu, người Việt từ xưa còn sử dụng cả rễ cây để làm dược thiện. Dù là rễ tươi hay rễ khô thì đều có những công dụng mà rất ít người biết đến.

Cây sâm đất

Cây sâm đất

Mặc dù chúng là loại mọc hoang, rẻ tiền thậm chí là cho không ai lấy. Nhưng vì những giá trị tuyệt vòi mài nó mang lại nên người ta ưu ái gọi là “sâm đất”. Nghĩa là nó rẻ, nó nhiều nhưng thực sự rất bổ dưỡng như nhân sâm hảo hạng.

Ngoài cái tên là cây sâm đất, ở một số nơi người ta gọi với các tên khác nhau. Ví dụ như sâm Cao Ly, sâm mùng tơi,… Đấy chỉ là cách gọi khác nhau của họ sâm đất mà thôi.

Với bài viết này chúng mình sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc về cây sâm đất. Đồng thời cho các bạn thấy nhiều điều thú vị về loại cây này.

Mục lục

1. Cây sâm đất là cây gì? đặc điểm, nguồn gốc

Lần đầu tiên người ta tìm thấy sâm đất là ở Trung Mỹ Và phải đến đầu thế kỷ 20. Cụ thể là năm 1909 thì cây này mới được du nhập vào Việt Nam. Đương nhiên ban đầu cây này chẳng có tên gọi gì cả. Vì nó mọc hoang dại ở những vùng đất tự nhiên. Tự sinh tự diệt. 

Phải mãi cho đến sau này thấy công dụng của nó người ta mới gọi là cây sâm đất! Nhưng lúc này nó đã có tên tiếng Anh từ lâu rồi. Đó là Boerhaavia Diffusa. Cây sâm đất là một cây ở trong họ mồng tơi.

Ở các tỉnh có nhiều núi, điều kiện địa hình trắc trở thì lại tìm thấy nhiều sâm đất nhất. Cũng có lẽ chỉ có ở đấy nó mới phát triển tự nhiên hết cỡ mà không có sự can thiệp của con người được. Thông thường người dân ở đây hay lấy cây sâm đất làm rau hoặc để chữa bệnh.

1.1 Hình dáng của cây sâm đất

Cây sâm đất nghe thì tưởng nó là một cây to lớn. Nhưng thực tế đây chỉ là cây thân thảo thấp. chúng sẽ tỏa ra xung quanh khu vực gần đấy! Thân cây nhẵn nhụi.

Nhưng đến gần dưới gốc thì có nhiều nhánh đâm ra để tạo thành các tán xòe xung quanh khu vực đó. Rễ cây ăn sâu dưới đất. Khi nào đủ dinh dưỡng thì nó sẽ to lên và trở thành củ.

Mỗi cây lại có những lá màu xanh đậm hình trái xoan. Nghĩa là phần gần cuống lá sẽ thon lại. Các lá mọc so le nhau để không làm che ánh nắng của các lá khác.

Thông thường 1 lá sâm đất dài từ 5 đến 7cm và to tầm 2 đến 4cm. Nhìn chung là kích thước khá lớn. Lá cây dày. Và nếu bạn để ý sẽ thấy ở mép lá hơi lượn sóng mềm mại. Cả 2 mặt lá đều có màu sắc như nhau.

Đặc tính của cây sâm đất

Đặc tính của cây sâm đất

Đến mùa hoa bạn sẽ thấy những bông hoa sâm đất nhỏ xinh màu hồng nhạt. Từng bông từng bông ở ở đầu cành hoặc nhánh. Khi hoa tàn sẽ lộ ra quả sâm đất mọng nước.

Khi quả còn non thì có màu xanh. Đến khi quả già sẽ dần chuyển sang màu nâu đỏ. Trong mỗi quả sâm đất lại có các hạt nhỏ hình dẹt, đen bóng.

1.2 Thu hoạch và bảo quản sâm đất đúng cách

Vào độ tháng 6 tháng 7 bạn sẽ thấy hoa sâm đất nở bung trên cây. Sau khi hoa tàn vào khoảng tháng 9 tháng 10 cũng là lúc quả sâm đất trổ mã, lớn lên. Nếu chỉ đinh thu hái lá không thì bạn có thể thu hái quanh năm được.

Lúc nào cũng có lá xanh tươi để làm rau. Còn nếu muốn dùng củ thì ít nhất phải đợi 3 năm kể từ khi trồng. Vì lúc đó củ mới đạt được kích thước bình thường nhất.

Sau khi đào củ về thì đem rửa sạch đất cát và bỏ phần rễ thừa nhỏ ở xung quanh củ đi. Bạn có thể bảo quản củ tươi hoặc đem phơi củ đến khô cũng được. Phần rễ cây khi mới đào xong còn có màu hồng. Nhưng khi phơi hoặc sấy khô nó sẽ dần chuyển sang màu xám.

Khi thu hoạch cây sâm đất là thuốc thì hầu như người ta thu hoạch toàn bộ cả cây. Từ thân, lá cho đến củ. Nhưng củ là thứ thông dụng nhất.

Tất cả bộ phận của sâm đất đều có tác dụng

Tất cả bộ phận của sâm đất đều có tác dụng

Hoa sâm đất thường được dùng để hãm trà. Vì chúng có tác dụng, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

Củ sâm đất đương nhiên là đắt nhất rồi. Nó chứa nhiều dinh dưỡng nên hay được để ngâm rượu. Đây là loại rượu mà quý ông nào cũng thích. Vì nó giúp khả năng sinh lý được duy trì ổn định, bổ thận, tráng dương.

Các phần của cây sâm đất nếu phơi khô thì bạn cho vào túi nilon kín rồi để ở nơi thoáng mát. Tránh bị côn trùng làm hỏng.

1.3 Sâm đất được trồng nhiều ở đâu?

Đây là giống cây dại bạn có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi trên đất nước ta. Nhưng mà số lượng nhiều nhất thì lại ở các vùng miền núi. Ở đây người dân hai dùng nó để chế biến các món ăn thông thường. Còn ở Trung quốc từ lâu củ sâm đất đã được sử dụng để bồi bổ cơ thể rồi.

Không chỉ làm thức ăn hay thuốc thôi đâu. Nhiều người còn dùng cây sâm đất làm cây cảnh đấy! Rất bất ngờ đúng không nào? Cũng phải thôi vì cây rất dễ trồng mà lại cho hoa đẹp tuyệt nữa.

1.4 Có mấy loại sâm đất chính

HIện nay thì người ta chia sâm đất ra thành 3 loại chính. Đối với mỗi loại đều có danh pháp và công dụng riêng.

Loại mồng tơi

Tên khoa học của cây này là Talium fruticosum. Loại sâm này thì thuộc họ rau sam.

Loại thổ nhân sâm

Đây cũng là một loại cây nằm trong họ rau sam. Cái tên thổ nhân sâm này hay còn được biết đến nhiều hơn với tên là Cao ly, sâm thảo,… Cũng có nơi người ta gọi là đông dương sâm. Tên tiếng Anh đầy đủ của thổ nhân sâm là Talinum paniculatum.

Loại sâm nam

Sâm nam hay còn được gọi là sâm quý bà. Danh pháp của nó là  Boerhavia diffusa L. Khác với 2 người anh em trên, nó là thực vật nằm trong họ hoa phấn.

Hai loại trên cùng thì được dùng nhiều hơn. Vì ở Việt Nam đó là  2 loại dễ gặp và phổ biến nhất. Công dụng của chúng thì như nhau. Còn sâm nam thì hiếm gặp hơn. Chính vì thế mà người dùng cũng ít sử dụng hơn hẳn.

Trong những loại này lại chia ra thành nhiều loại khác nữa. Ở phần sau mình sẽ phân tích chi tiết hơn. 

Sử dụng sâm đất đúng cách

Sử dụng sâm đất đúng cách

1.5 Tác dụng của sâm đất theo Tây y và Đông y

Sâm đất theo y học cổ truyền hay hiện đại thì đều có những công dụng nhất định. 

Với Tây y

  • Sâm đất có chứa các thành phần giúp người bí tiện dễ đi hơn. Nhờ vào khả năng kích thích D – amino oxidase trong cơ thể. Chưa hết sâm đất cũng sẽ giúp thận ngăn chặn succinic dehydrogenase để việc đi tiểu không còn khó khăn nữa.
  • Nhờ có các thành phần trong sâm đất mà  punarvanin hoạt động với công suất cao hơn, tốt hơn.
  • Cao sâm đất hay được sử dụng để điều trị 1 số bệnh như phù nề,  albumin niệu đạo, bí tiểu. Ngoài ra một vài nghiên cứu cũng cho rằng loại cao này điều trị được thận hư nhờ giảm cholesterol xấu trong máu.
  • Sâm đất có khả năng kháng viêm tốt. Đây là loại kháng sinh tự nhiên đã được kiểm chứng.

Với Đông y

  • Ngoài tác dụng giải nhiệt đã quá quen thuộc thì người ta còn dùng sâm đật để tiêu độc. Hạn chế các cơn co giật.
  • Những người bị đờm, tiêu hóa kém thì được khuyên nên dùng rễ sâm đất.
  • Ngoài ra thì một số bài thuốc cũng dùng rễ sâm đất làm nguyên liệu điều trị phù thũng do thận, hay các bệnh gan.

Xem thêm:

2. Sâm đất dùng để làm gì? 99 tác dụng của sâm đất

Bạn có thể dùng độc vị sâm đất cũng được. hoặc muốn thang thuốc có nhiều công dụng hơn thì kết hợp với các loại dược thiện khác. Có các dạng cao lỏng, cao cồn, nước hay bột. Căn cứ vào tình trạng bệnh và điều kiện ngoại cảnh bạn chọn lấy dạng dược liệu thích hợp nhất.

Các bài thuốc dân gian dùng sâm đất cũng chỉ là truyền miệng thôi. Liều lượng trong đó người ta cũng chỉ ước chừng cho phù hợp. Chứ chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra bạn cần dùng như nào là thích hợp. Như thế thì bạn nên thận trọng không nên dùng nhiều quá nhé!

1. Trị tiểu đường

Nếu dùng lọai tươi thì lấy 75g. Còn dùng khô thì giảm đi chỉ lấy ⅓ thôi. Bạn đem sắc lấy nước để uống hết trong ngày. Liệu trình là 1 tháng. Sau đó đi kiểm tra lại sẽ thấy lượng đường trong máu đã hạ và dần ổn định.

2. Trị đi tiểu nhiều

Cho vào nồi rễ cây kim anh tươi 50g và sâm đất 60g, Thêm vào 550ml nước nữa rồi đun trên bếp. Sắc đặc đến khi còn 250ml thì đem chia 2 lần để dùng hết trong ngày. Mỗi lần điều trị kéo dài 5 ngày.

Rễ cây sâm đất (củ sâm đất)

Rễ cây sâm đất (củ sâm đất)

3. Trị tiêu chảy do đường tiêu hóa yếu

Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn lấy lượng sâm đất cho thích hợp. Dao động từ 15 đến 30g là được. Thêm vào chừng 15g đại táo nữa rồi đem sắc lấy nước uống. Nhớ uống hết trong ngày.

4. Chữa táo bón, khó đi ngoài

Sâm đất, lá vông non, vừng đen rang thơm mỗi thứ 30g. Thêm vào rễ đinh lăng, lá thiên lý non 20g nữa rồi cho vào nồi. Nấu canh ăn mỗi ngày đến khi đi ngoài dễ thì dừng lại.

5. Tăng chất lượng máu

Bài thuốc này bạn chỉ dùng mỗi sâm đất thôi. Căn cứ vào thẻ trạng sức khỏe mà điều chỉnh lượng sâm đất trong khoảng từ 40 đến 80g. Hằng ngày đem sâm đất đun lấy nước uống là được.

Ngoài ra bạn có thể dùng bài thuốc khác như sau. Hoài sơn sao thơm, thục địa, liên nhục, ý dĩ. Mỗi vị lấy đúng 12g. Bạch truật, mạch môn sao thơm và đương quy mỗi loại đúng 10g. Thêm sâm đất 20g và ngưu tất 8g và táo nhân sao đen 6g nữa là được. Cho hết vào nồi để đun lấy nước uống là được. Mỗi ngày 1 thang.

6. Dứt điểm kiết lỵ

Lá sâm đất và lá cỏ sữa mỗi loại đúng 100g. Cho vào nồi cùng với 400ml nước sạch. Đun đặc đến khi còn ¼ thì tắt bếp và đem đi uống. Chia đôi ra để uống hết trong ngày. Nếu đi ngoài nhiều nữa thì thêm vào 20g cỏ nhọ nồi và đun cũng như vậy.

7. Chữa sỏi thận

Lấy 1 chút sâm đất tươi vừa đủ rồi nghiền bột thật mịn ra. Cho vào lọ thủy tinh bảo quản. Khi nào uống thì lấy 2 thìa cà phê nhỏ (khoảng 10g) hòa với 1000ml nước sôi. Đợi khi nào nước nguội thì uống nhiều lần trong ngày.

8. Cải thiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

Bài thuốc này bạn dùng cả rễ và thân cây. Chỉ lấy đúng 16g cho vào 250ml để sắc nước. Nhớ là uống hết trong ngày. Liên tục uống như vậy trong vòng 7 ngày sẽ đánh bay các triệu chứng trên.

9. Tiêu mụn nhọt

Hạt sâm đất khi ngâm với nước sẽ tạo thành 1 lớp hỗn hợp như thạch. Lấy hỗn hợp này đắp lên chỗ bị nhọt sẽ giúp nốt nhọt dần tiêu đi.

10. Ổn định huyết áp

Chỉ cần đun 12g sâm đất với nước để uống trong ngày thôi là được rồi. Huyết áp của bạn sẽ được giảm từ từ. Đồng thời lượng cholesterol xấu trong máu cũng dần bớt đi đấy!

11. Điều trị bệnh về đường tiết niệu

Lượng sâm đất nếu dùng tươi là 75g còn dùng khô thì giảm đi 50g nhé! Bạn đem sắc lấy nước uống thay trà thôi. Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm với việc nghiền mịn 20g sâm đất khô ra. Mỗi sáng lấy 1 thìa hòa với chút nước để uống để tăng công hiệu.

12. Ngăn mồ hôi trộm

Làm sạch 1 dạ dày lợn rồi đem hầm nhừ với sâm đất tươi 60g. Ăn như canh.

13. Giúp người mới phẫu thuật mau hồi sức

Cho 2 lạng hoàng kỳ nấu với nước để lấy nước sinh xương. Cho thêm 3 lạng sườn heo vào đun đến chín nhờ. Lúc này mới cho thêm 2 lạng sâm đất vào. Nấu thêm 5p nữa để sâm chín thì nêm nếm gia vị vừa miệng. Ăn như canh thông thường. Món canh này được khuyên nên dùng mỗi tuần từ 2 đến 3 bữa.

14. Điều trị ho dai dẳng

Sâm đất, thông thảo, hà thủ ô mỗi loại 20g làm vị thuốc nấu canh gà. Gà bạn nên lấy con nhỏ cỡ  nửa cân đổ lại là được. Ninh đến khi gà chín mềm thì được nước giống màu sữa. Bạn có thể ăn luôn hoặc gạn bớt mỡ ra rồi ăn cũng được.

15. Thải độc gan tự nhiên

Bạn chỉ cần 1 nhúm sâm đất nhỏ cỡ 10 đến 25g đem sắc nước uống trong ngày thôi. Còn nếu có thời gian thì nghiền sâm đất ra thành bột. Mỗi lần uống thì lấy 1 đến 2 thìa hòa với nước. Đây là thức uống giải nhiệt ngày hè rất tốt đấy! Nếu không có củ sâm đất thì mỗi ngày ăn lá sâm đất nấu canh cũng được.

16. Điều trị bệnh ghẻ

Nước nấu từ rễ và lá cây điều trị các bệnh về da rất tốt. Đồng thời còn giúp các vết sẹo mau lành hơn nữa. Nhiều người còn dùng nước này để khớp không còn đau nữa đấy!

17. Xương khớp chắc khỏe

  • Chuẩn bị: Bạn chỉ cần lấy 7 lạng sâm đất tươi thôi
  • Cách làm như sau. Đem sâm đất tươi rửa cho sạch rồi ngâm nước muối nếu muốn an toàn. Cho vào bình cùng 5l rượu nếp để ngâm ủ. Sau 6 tháng thì đem dùng là được. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 2 lần. và không quá 50m mỗi ngày là được.

Xem thêm:

3. Các loại sâm đất có ở nước ta

Sâm đất là giống cây bạn dễ dàng tìm thấy ở những khu rừng có điều kiện mát mẻ. Chúng rất dễ sống nên không cần đòi hỏi đất đai hay khí hậu quá nhiều. Nhiều người nghĩ sâm đất chỉ có 1 loại là sâm đất thô. Cùng lắm là 3 loại mình đã giới thiệu ở bên trên. Nhưng không. Nó còn nhiều chi nhỏ trong đấy lắm đấy!

1. Giống sâm Ngọc Linh

Vì sao có tên là sâm Ngọc Linh. Vì đơn giản là nó có ở núi Ngọc Linh. Loại sâm này sống từ độ cao 1200m trở lên. Danh pháp của nó là Panax vietnamensis. Loại sâm này chỉ có duy nhất Việt Nam mới có. Giá trị của nó ngang với nhân sâm Hàn Quốc. Thông thường 1 cân của nó rơi vào 300 đến 400 triệu đồng cơ. Mà 1 cân chỉ có 2 đến 4 cây thôi.

Sâm Ngọc linh đương nhiên có các công dụng của sâm đất rồi. Nhưng nó có cái công hiệu mà không phải loại nào cũng có. Đó chính là có ảnh hưởng lớn đến việc điều trị ung thư đấy!

2. Giống sâm cau rừng

Sau sâm Ngọc Linh thì nhất định phải nói đến sâm cau rừng. Đây cũng là 1 loại sâm thực sự quý hiếm đấy! Tên tiếng Anh của sâm cau rừng là Orchioides. Nó là một loại cây có hoa. Sâm cau rừng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản,… Trong đó có cả Việt Nam đấy!

Sâm cau rừng cũng có các công dụng thường thấy ở nhân sâm. Ngoài ra thì nó còn giúp người ốm mau lành, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn,…. Cùng với nhiều công dụng tuyệt vời khác. Sâm cau rừng ngâm rượu giúp tăng khả năng sinh lý ở nam giới. Mỗi ngày chỉ cần 1 chút thôi thì sẽ kéo dài khả năng tình dục ra.

Các loại sâm đất

Các loại sâm đất

3. Loại sâm quy đá

Ngoài cái tên sâm quy đá thì người ta hay gọi là sâm đá, hay sâm Vân Quy,…Nhưng dù là tên nào thì tên tiếng Anh chỉ có 1 thôi là Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Sâm quy đá là loại sâm cực tốt cho phái nữ đấy!

Sâm quy đá sẽ giúp chu kỳ kinh của phụ nữ đều hơn. Mỗi lần đến tháng sẽ không còn đau bụng nữa. Ngoài ra nó còn giúp người nào có thể trạng ốm yếu khỏe mạnh hơn. Không chỉ nữ giới dùng được loại sâm này đâu mà nam giới cũng dùng được đấy! Nó sẽ giúp sức khỏe của nam giới cải thiện rất tốt đấy!

4. Giống sâm đất – sâm đương quy

Sâm đương quy không còn là cái tên xa lạ nữa. tên tiếng Anh của nó là Angelica Sinensis

Đây là loại thảo dược quen mặt trong nhiều bài thuốc. Công dụng rõ ràng nhất của sâm đương quy là giúp khả năng sinh lý của nam giới nâng cao. Ngoài ta thì nó cũng giúp thần kinh không căng thẳng, hoạt huyết, tiêu ứ, điều hòa kinh nguyệt,… Nếu bạn dùng trong thời gian dài sẽ thấy được hiệu quả của nó.

Sâm đương quy hay được dùng ngâm rượu. Ngoài việc giữ sâm được lâu hơn thì nó cũng bớt đi tính hàn của sâm. Còn không thì bạn có thể dùng hồng sâm. Hồng sâm thực ra là sâm đã sấy khô thôi.

5. Cây nhân sâm thổ hào sâm

Ngoài cái tên thổ hào sâm thì nó còn được gọi là sâm Bổ Chính. Loại này ngoài khí hậu mát ra còn cần thổ nhưỡng phải đặc biệt nữa mới có. Trước đây khi chúng mọc hoang ở miền núi thì giá thành khá cao. Hiện tại thì người ta trồng được rồi nên giá rất rẻ so với cái tên “sâm” của nó. 200 ngàn bạn đã có thể mua được 1 cân rồi. Nhưng đương nhiên cây nào trồng tự nhiên cũng có giá trị cao hơn rồi.

Sâm thổ hào cũng được dùng như liều tăng lực cho người ốm mau lành, giảm đau đớn khi đến chu kỳ kinh,… Các bệnh nhân gặp vấn đề về đường hô hấp người ta cũng dùng loại sâm này.

6. Giống sâm đất tên đinh lăng nếp nhỏ

Chắc chắn cái tên này gây ra nhiều bất ngờ nhất đấy! Vì chẳng ai nghĩ nó cũng là 1 giống sâm quý cả. Nhưng thực sự thì đây cũng là 1 loại sâm cực tốt đấy! Nó vừa rẻ vừa dễ tìm lại dễ trồng. Nên người ta hay gọi yêu là sâm người nghèo.

Các công dụng quá đặc biệt như nhiều loại sâm khác thì nó không có. Nhưng nó cũng có giá trị nhất định. ví dụ như mau lành vết thương, điều trị viêm niêm mạc,… Cùng với nhiều công dụng khác.

7. Cây đẳng sâm

Ngoài cái tên đẳng sâm thì nó còn được gọi là cây Đảng sâm. Nhưng pháp danh của nó chỉ là Campanumoea javanica Blume. Đặc điểm của cây này là rễ nhỏ còn thân thì lại to. Thân cây có màu vàng nhạt, chia thành các đốt khác nhau. Mặc dù nó có công dụng chẳng khác nhiều so với nhân sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều. Chính vì thế mà đôi khi người ta hay thay nhân sâm bằng loại này.

Công dụng của đẳng sâm phải kể đến là hoạt huyết, hạ huyết áp, giúp tiêu hóa khỏe, hệ miễn dịch tốt,… Dù cho sâm có đắt hay rẻ đi chăng nữa thì công dụng của nó là điều không ai phủ nhận được đúng không?

8. Loại sâm đất tam thất Bắc

Củ tam thất là loại củ đã quá nổi tiếng rồi. Hiện nay thì tam thất bắc còn được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền nữa. Bây giờ thì nó khá phổ biến. Nhưng ngày xưa khi người ta chưa biết trồng nhiều thì đây chỉ loại vua chúa, quan lại mới được dùng thôi.

Trong tam thất bắc thì có loại mà ruột vàng nhưng vỏ tím là nhiều chất nhất. Loại này thì hay mọc ở độ cao 1500m trở lên thôi. Thường thì nó sẽ có giá tầm 3 đến 5 triệu 1 cân. Bạn có thể ngâm tam thất với rượu để bảo quản cây được lâu hơn. Bạn không nên dùng tam thất trắng nhé! Vì nó không có tác dụng chữa bệnh gì hết

9. Loại sâm đất có tên là tục đoạn

Tục đoạn là loại nguyên liệu cực kỳ hay gặp trong các bài thuốc dân gian luôn. Tên tiếng Anh của nó là Dipsacus asper Wall. Còn theo y học thì người ta gọi nó là Radix Dipsaci.

Củ của cây được sử dụng để tiêu viêm, tiêu nhọt, làm các vết thương chảy mủ và mau lành hơn,…

10. Giống sâm đất có tên đan sâm

Cây đan sâm có tên tiếng Anh là Salvia mitiorrhiza Bunge. Vì đặc điểm có vị đắng nên đan sâm được sử dụng để chữa các bệnh phụ khoa. Ngoài ra người ta còn dùng đan sâm để chữa các bệnh về máu. Khi dùng đan sâm cần đặc biệt lưu ý không được phép dùng với giấm nhé! Riêng loại này cần cực kỳ chú ý khi bào chế để cây phát huy hết công dụng.

11. Giống sâm đất có tên sa sâm

Cây sa sâm có pháp danh rất dài. Người ta có thể gọi nó là Launaea pinnatifida Cass cMicrorhynchus sarmentosus DC.. Nhưng cũng có thể gọi là Prenanthes sarmentosa Willd.

Cây sa sâm được dùng để trị các bệnh đơn giản như ho, viêm phế quản, nôn ra máu, phổi viêm,…

4. Những lưu ý quan trọng trong việc dùng sâm đất

Mặc dù nó là loại dược thiện quý và bổ. Nhưng nếu bạn lạm dụng thì hay có biển hiện ngộ độc, nôn mửa, mệt mỏi. Vì thế bạn cần chú ý hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng sâm nhé! 

Chưa có bất cứ báo cáo nào nói rừng sâm đất an toàn cho mẹ bầu cả. Vì thế mẹ bầu nên tránh dùng. Để em bé và mẹ được an toàn nhất.

5. Lời kết

Hẳn là bạn đã biết thêm cực kỳ nhiều thông tin về cây sâm đất rồi đúng không? Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo thôi. Bạn có thể tìm thêm tài liệu nếu muốn nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra khi áp dụng các bài thuốc từ sâm cần có sự cẩn thận nhé! Để sức khỏe của bạn được an toàn nhất.

Cập nhật 05/07/2020

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)