24 tác dụng của cây sài đất – lưu ý và cách sử dụng đúng chuẩn

Cây sài đất hẳn chẳng còn xa lạ gì với bất cứ ai nữa. Ngày xưa cứ mỗi lần ra bờ ruộng là lại thấy mấy cây sai đất như cây dại mọc đầy đầu bờ. Ấy vậy mà các cụ lại biết tận dụng cây cỏ dại ấy để chữa nhiều bệnh lắm đấy! Nhất là mấy bệnh vặt ở trẻ nhỏ mà có cây này thì hết ý. 

Cây sài đất

Cây sài đất

Nhưng đương nhiên nó không chỉ là loại thảo dược tốt cho trẻ nhỏ rồi. Kể cả đối với người lớn nó vẫn là thần dược đấy chứ! Nhưng có vẻ như công dụng này thì ít người biết đến hơn. Thực tế thì các công dụng này có tồn tại và đã được áp dụng. Hiệu quả mang lại là trông thấy. 

Vậy rốt cuộc cây sài đất chữa được bệnh gì? Tác dụng của cây sài đất ra sao? Sử dụng chúng như thế nào?… Và còn nhiều câu hỏi nữa mà các bạn đang thắc mắc đúng không? 

Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé! Các bạn sẽ có trong tay tất cả thông tin về cây sài đất. Đồng thời sẽ biết cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả đấy! Cùng đón đọc nhé! 

1. Cây sài đất là cây như nào? Đặc điểm của cây ra sao?

Ngoài cái tên là cây sài đất thì một số nơi còn gọi là cây cúc nháp, ngổ núi, hoa múc. Đấy cũng chỉ là cách gọi của từng nơi mà thôi. Còn danh pháp của nó cũng chỉ có 1 là Wedelia calendulacea (L.) Less. Cây sài đất được xếp vào họ thực vật hoa cúc.

1.1 Hình dáng bên ngoài của cây sài đất

Cái tên húng trám bắt nguồn từ mùi thơm của chúng. Để cây nguyên hoặc hơi vò ra thì sẽ thấy thoang thoảng mù trám. Sau đó người ta còn dùng cây sài đất để làm rau sống giống như rau húng vậy.

Tác dụng của cây sài đất

Tác dụng của cây sài đất

Còn gọi là cây ngổ núi vì ngoại hình của nó rất giống cây rau ngổ và mọc ở núi. Còn cái tên cúc nháp thì do thân của chúng thô ráp và giống hoa cúc.

Sài đất thuộc nhóm cây cỏ, độ sống sót cao. Thân cây sẽ mọc bò trên mặt đất. Thân đi đến đâu rễ cây sẽ mọc theo đến đó. Cũng có cây ngoai lên cao tầm 50cm. Thân cây sài đất nhỏ và có màu xanh lục. Quanh thân sẽ có các lông cứng và ngắn.

Lá cây hình thon dài đầu hơi nhọn 1 chút. Các lá cây sẽ mọc đối nhau trên cành. Đến lá cây cũng có lông nhỏ và cứng ở cả 2 mặt. Nhìn chung lá gần như mọc trực tiếp từ cành ra. Mỗi lá có thể dài từ 1,5 đến 5cm, rộng khoảng bằng ngón tay trỏ mà thôi. Mép lá không hẳn có nhiều răng cưa. Mà chỉ có 1 vài cái khá nông mà thôi.

Lá cây có cả gân chính và gân phụ. Các gân phụ hay nói đúng hơn là 2 gân phụ sẽ phân bố ở 2 bên gân chính. Các gân này đều nổi rõ lên trên mặt lá.

Hoa mọc từng bông riêng, có màu vàng tươi. Hoa tàn sẽ lộ ra quả có đầu hơi hẹp, là dạng quả bế. Quả thì không có lông. Cuối quả thì có 1 vòng tròn hình răng cưa.

1.2 Cây sài đất phân bố nhiều ở đâu?

Cây sài đất là cây mọc hoang ở những  nơi có đất ẩm và mát. Ở nước ta có thể dễ dàng bắt gặp cây ở nhiều nơi. Từ ven đường, bờ ruộng, bờ ao,… Miễn sao chỗ đó đất ẩm là được. Ngoài ra người ta còn trồng cây sài đất để làm cảnh trong công viên hay các bồn cây ở xí nghiệp,… Vì chúng cho hoa màu vàng tươi, đẹp mắt.

Không chỉ Việt Nam mà ngay cả Ấn Độ hay Malaysia người ta cũng thu hái sài đất để làm thuốc.

1.3 Trồng cây sài đất đơn giản tại nhà

Cách trồng cây sài đất nhìn chung rất đơn giản. Bạn cắt lấy 1 đoạn thân cây dài cỡ hơn 1 gang tay. Đoạn thân nào có rễ sẵn rồi thì tốt hơn. Vì chúng sẽ mọc nhanh hơn. Sau đó đem chôn khoảng ⅔ chiều dài thân xuống chỗ đất ẩm. Khoảng 15 ngày sau là cây đã mọc tốt lắm rồi.

Nếu thu hoạch thì từ ngày thứ 30 sau khi trồng là thu hái được. Lúc thu hoạch thì cứ hái thân thôi và để lại 1 đoạn ngắn. Sau khi thu hái xong thì bón thêm phân để cây mau phát triển. 15 ngày sau hái tiếp. 

Thực ra bạn hoàn toàn có thể thu hái cây này quanh năm. Nhưng vào độ mùa hè tầm tháng 4,5 hoặc tháng 8 thì cây có hoa sẽ cho chất lượng tốt hơn.

1.4 Thu hái và chế biến sài đất đúng cách

Như mình đã nói cây sài đất thu hái khi nào cũng được. Nhưng để đảm bảo dưỡng chất nhiều nhất thì người ta sẽ thu hái khi cây có hoa. Nghĩa là vào độ tháng 4,5 hoặc 8. Khi thu hái người ta sẽ cắt gần như sát gốc. Sau đó có thể dùng khô hoặc tươi đều được.

Những cây nào thu hoạch rồi lại tiếp tục được chăm bón để nửa tháng sau tái thu hoạch.

Nếu so về độ hiệu quả thì cây sài đất tươi vẫn tốt hơn sài đất khô. Nếu dùng khô thì trần qua nước sôi 5p đã rồi hãy mang đi phơi hoặc sấy.

Sử dụng sài đất để trị bệnh

Sử dụng sài đất để trị bệnh

1.5 Phân biệt cây sài đất

Có rất nhiều cây có hình dáng bên ngoài giống với cây sài đất! Vì thế mà nhiều người rất hay bị nhầm lẫn. Vì thế bạn cần nắm rõ được hình dáng của cây sài đất. Đồng thời phân biệt nó với một vài cây sau:

Đầu tiên là cây lỗ địa cúc. Cây này có tên khoa học khác hẳn mặc dù cũng thuộc họ cúc. Nó có tên là Wedelia Prostrata. Thân cây lỗ địa cũng cũng có 1 lớp lông nhỏ bên ngoài. Nhưng lá thì ngắn hơn và hoa cũng nhạt màu hơn.

Ngoài ra còn có cây sài đất giả nữa. Cây này thì tên tiếng Anh của nó là Lippa Nodiflora. Cành của cây nhìn gần giống như hình vuông vậy. Thân cây cũng có 1 lớp lông mỏng bao quanh. Lá cây cũng khá giống cây sài đất khi thuôn dài. Nhưng ở phía trước nó có nhiều răng cưa hơn và hoa thì lại có màu xanh nhạt.

Chính từ những đặc điểm này bạn cần nắm kỹ về từng loại cây để có thể tìm đúng cây sài đất để chữa bệnh. Tránh được nguy hiểm cho bản thân.

1.6 Khái quát công dụng trị bệnh của cây sài đất

Nhìn chung tác dụng làm thuốc khác sinh ở trong ống nghiệm là không cao. Bệnh viện Bắc Giang có 1 báo cáo vào năm 1961 về vấn đề này như sau. Nó không có bất cứ phản ứng nào với Flexneri. Cây sài đất với vòng vô khuẩn của các trùng như sau. Với liên cầu trùng Streptooccus chỉ là 1mm. Đối với Typhi cũng là 1mm. Còn đối với bạch cầu trùng thì khoảng 2mm. Với cầu trùng Staphyllococcus thì cao hơn chút là 3mm.

Còn khi thí nghiệm lâm sàng người ta cũng thấy được tác dụng tiêu biểu của nó. Cụ thể như có chất kháng sinh rõ, giảm đau hạ sốt tốt. Ngoài ra thì cây không có độc.

Năm 1966, 21 người bệnh bị viêm nhiễm phần mềm. Nghĩa là họ có thể bị áp xe, đầu đin, viêm tấy lan tỏa,… Đặc điểm chung đều là có sốt. Người ta đã tiến hành đắp sài đất giã nát lên rồi quan sát hiện tượng. Đồng thời không cho bệnh nhân sử dụng thêm bất cứ thuốc hay phương pháp điều trị khác. 

Kết quả sau khi quan sát thấy được rằng các vết sưng đỏ giảm dần, tình trạng viêm nhiễm giảm đáng kể. Tuy nhiên đó chỉ là người bình thường thôi. Người nào đã có mủ hoặc bị áp xe thì hoàn toàn không có tác dụng nào cả.

Xem thêm:

2. Cây sài đất dùng làm gì? Tác dụng của cây sài đất!

Y học cổ truyền cho rằng cây sài đất có vị vừa chua vừa ngọt khi ăn lá và có tính hàn. Chính vì thế mà nó được dùng nhiều để tiêu độc hoặc giải nhiệt cơ thể.

1. Trẻ em bị rôm sảy

Bài thuốc dùng cây sài đất để trị rôm sảy cho trẻ nhỏ được rất nhiều mẹ tin dùng. Bởi vì nó an toàn mà còn mang lại hiệu quả cao nữa. 

Cách làm rất đơn giản. Bạn lấy 1 nắm cây sài đất to vò nát ra rồi cho vào nước để nấu làm nước tắm. Có thể hòa thêm nước lạnh để tắm cho em cũng được. Tắm với nước sài đất xong rồi thì tắm thêm 1 lần bằng nước sạch cho bé là được.

Dùng nước tắm từ lá sài đất thường xuyên vừa điều trị vừa ngăn ngừa được rôm sảy. Nhưng trước khi thực hiện thì nên hỏi bác sĩ để tránh bé bị dị ứng nhé!

2. Người bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hoàn toàn có thể dùng cây sài đất để điều trị và ngăn ngừa sự lây lan của chúng. Dưới đây là bài thuốc chữa viêm da cơ địa từ cây sài đất!

  • Cách 1: Cam thảo, cây cam thảo mỗi vị đúng 16g. Thêm 12g ké đầu ngựa và 15g kim ngân hoa. Cùng với 30g sài đất nữa là được. Cho tất cả vào nồi nấu cùng 500ml nước. Đun đến khi chỉ còn cỡ 200ml nước thì chắt lấy nước để uống trong ngày là được.
  • Cách 2: Cũng lấy 30g sài đất nhưng cho cùng với cây khúc khắc 10g. Thêm bồ công anh 20g và kim ngân hoa 15g nữa là được. Cứ đun với 500ml nước đế khi còn 200ml thì lấy uống trong ngày.

3. Hạ sốt

Lấy khoảng 1 nắm lá sài đất to cỡ 50g rồi rửa sạch và để khô. Sau khi khô rồi thì đem giã nát ra và hòa với 350ml nước để uống. Phần bã có thể lấy đắp trực tiếp vào lòng bàn chân để hạ sốt nhanh hơn.

Cứ thực hiện cho đến khi nhiệt độ cơ thể không còn nóng nữa.

4. Viêm cơ

Kim ngân hoa, bồ công anh mỗi thứ 20g. Thêm sài đất 50g và cam thảo đất 16g nữa là được. Cho vào nồi đun để lấy nước uống. Cùng với đó là lấy lá sài đất tươi đắp vào chỗ bị sưng là được.

Mỗi ngày đều đặn thực hiện cả 2 phương pháp này sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5. Viêm bàng quang

Nguyên liệu cần có. 20g mã đề, 20g bồ công canh, 16g cam thảo đất, 35g sài đất tươi. Cho vào sắc cùng 1000ml nước đến khi còn ⅓ thì chắt lấy nước để uống. Nước chia đều cho 2 bữa uống sau ăn trưa và tối nửa tiếng để có công dụng cao nhất. 

Đều đặn dùng bài thuốc này sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

6. Sốt xuất huyết nhẹ

Lá trắc địa đã sao đen, củ hoặc lá sắn dây, kim ngân hoa mỗi vị 20g. Thêm hoa hòe đã sao cháy và cam thảo đất mỗi vị 16g. Cùng với đó là 30g sài đất tươi là được. Nấu với nước để làm nước uống. Nếu có biểu hiện sốt cao và liên tục khát nước thì bạn cho thêm 20g củ tóc tiên vào nấu cùng.

7. Tuyến vú bị viêm

Kim ngân hoa, bồ công anh, thông thảo mỗi nguyên liệu đúng 20g. Thêm 16g cam thảo đất và 50g sài đất là được. Mang đi sắc lấy nước uống rồi chia đều cho 3 bữa trong ngày.

8. Kết hợp điều trị ung thư môn vị

Sài đất, bạch hoa xà thiệt, bán chi liên mỗi vị đúng 30g. Đem các nguyên liệu đi sắc lấy nước uống là được. Uống đều 3 bữa mỗi ngày.

9. Viêm chân răng

Cần có bán liên biên 15g, huyền sâm 10g và húng trám 30g nữa rồi mang đi đun lấy nước uống.

10. Trẻ nhỏ bị ban độc hoặc ban trái

Những bé có biểu hiện như hay sốt về đêm và chiều, đau đầu, sốt xuất huyết thì có thể bé đang bị 2 bệnh trện. Lúc này cần còn cỏ nhọ nồi, nhãn lòng, bạc hà mỗi vị 4g. Thêm 6g sài đất, con trùn hổ chế 3 con và thạch cao 2g rồi đem nấu cùng 600ml nước. Đun đến còn 200ml thì chia ra cho bé uống 3 lần trong ngày là được.

11. Thổ huyết, huyết áp cao

Tùy tình trạng bệnh mà bạn lấy lược sài đất khô khác nhau. Miễn sao từ 1 đến 30g là được rồi. Điều trị liên tục 3 ngày sẽ thấy đỡ.

12. Ngừa sởi hay bạch hầu

Cũng lấy 1 lượng từ 15 đến 30g sài đất khô để đun lấy nước. Liệu trình 3 ngày.

13. Viêm phổi, viêm amidan

Sài đất khô khoảng 1 nắm vừa cỡ hơn 20g tý. Cho vào đun với 3 bát nước đến khi còn 1 bát thì đem uống.

14. Vàng da do viêm gan

Húng trám khô, nhân trần mỗi vị 10g. Thêm kim ngân hoa 5g rồi đun lấy nước là được.

15. Trị cảm

Kinh giới, sài đất, tía tô, cam thảo đất, gừng lát. Mỗi vị 3g. Thêm kim ngân hoa 30g và mạn kinh 2g nữa là được. Đun cùng 3 bát nước đến khi còn ⅓ thì chia ra uống 2 lần trong ngày là được.

16. Đối với người khạc có dính máu

Tử chu thảo, trắc bách diệp mỗi vị 15g. Thêm sài đất 30g và bách hợp 10g nữa là được. Đem tất cả đi nấu nước uống trong ngày là được.

17. Thanh nhiệt, giải độc

Mỗi ngày lấy 1 đến 2 lạng sài đất tươi ăn như rau sống. Nên ăn cùng thịt và cá để tăng hiệu quả giải độc gan tốt hơn.

18. Trị hôi miệng

Thạch cao, ngổ núi, thục địa mỗi vị đúng 16g. Thêm rễ cỏ xước 10g và thạch môn 12g nữa rồi đem nấu nước để uống 2 lần trong ngày.

19. Phần mềm trên da bị viêm

Lấy 1 nắm lá sài đất to cỡ 30g đem rửa sạch rồi giã nát ra. Đắp hỗn hợp vào vùng da bị viêm tấy, viêm khớp, đau mắt hay đau răng,… 

Cách làm này không áp dụng cho các vết viêm đa bị áp xe hoặc có mủ.

20. Người bị eczema

– Để cắt cơn ngứa của người bệnh cần các nguyên liệu. Ngổ núi, kim ngân hoa mỗi vị 30g. Kinh giới và rau má mỗi vị 15g. Cùng với đó là lá khế 10g. Đem tất cả đi đun nước. Khi nước ấm thì nhúng khăn bông vào nước và lau lên chỗ bị ngứa là được.

– Da có mụn và gây ngứa thì chỉ cần nhân trần, kim ngân hoa, sa sâm mỗi vị đúng 12g. Thêm húng trám và tân quy mỗi thảo dược đúng 15g. Liên kiều 10g và cam thảo 4g nữa rồi cho vào nồi đun cùng 600ml nước đến còn ½ thì tắt bếp. Nước chia ra uống 2 lần trong ngày. Bài thuốc này dùng cho người bị ghẻ, mụn toàn thân, ngứa ngáy, khó chịu. Nếu trẻ nhỏ từ 4 đến 12 tuổi thì chỉ lấy ⅓ lượng thuốc thôi.

– Mụn gây ngứa thì cần có sài đất, sinh đĩa mỗ thứ 15g. Kim ngân hoa, ngưu tất, sa sâm, hà thủ ô mỗi vị 12g. Nhân trần, chó đẻ răng cưa mỗi vị 10g. Thêm thiên niên kiện 8g, thạch cao 6g, cam thảo 4g. Cho vào nồi đun lấy nước chia ra uống 2 lần trong ngày là được.

21. Trị mụn

Thổ phục linh, bồ công anh mỗi vị đúng 12g. Thêm kim ngân hoa và ké đầu ngựa mỗi vị 10g. Cùng với đó là ngổ núi 30g rồi đem sắc nước để uống. Hoặc kết hợp thêm giã nát sài đất để đắp vào chỗ bị mụn hay nấu nước tắm đều được.

22. Da bị mẩn ngứa

  • Nguyên liệu cần có 12g sa sâm, 12g ngưu tất, 12g hà thủ ô, 12g kim ngân hoa, 15g sài đất, 8g thiên niên kiện, 10g chó đẻ răng cưa, 4g cam thảo và 6g thạch cao.
  • Cho các nguyên liệu đi sắc nước uống. Mỗi ngày đúng 1 lượng như trên là được.

23. Viêm gan

  • Cần có 10g sài đất, 10g nhân trần và 5g kim ngân hoa.
  • Cho vào nước sôi để hãm thành trà để uống

24. Làm nước tắm cho trẻ

Không chỉ điều trị rôm sảy ở trẻ mà nấu nước tắm bình thường chăm sóc cho da bé cũng hiệu quả lắm đấy!

Khi tắm cho trẻ thì cần nơi kín gió, nhiệt độ mát mẻ tầm 28 độ là được. Lấy lá sài đất vò nát rồi nấu với nước sôi. Sau đó hòa với chút nước lạnh để tắm cho trẻ. Đây là loại nước tắm làm sạch da cho bé cực hiệu quả đấy!

Xem thêm:

3. Những lưu ý khi sử dụng sài đất bạn cần nhớ

Sài đất đúng là có nhiều công dụng thật sự. Nhưng nó cũng chỉ hợp với 1 số người nhất định mà thôi. Nếu bạn tùy tiện sử dụng thì sẽ khiến cơ thể gặp nguy hiểm. Lúc đó điều trị cũng khá khó khăn. Do đó trước khi sử dụng cần tìm hiểu kỹ về bệnh tình của bản thân đã nhé! 

  • Nếu định dùng sài đất trị bệnh thì cần xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Người nào mà quá mẫn cảm với các thành phần của cây thì trước khi thực hiện cần thử trước. Có thể đắp 1 chút lên diện tích nhỏ ở cổ tay chẳng hạn. Nếu sau 24 giờ mà không có dấu hiệu lạ thì dùng được.
  • Nếu dùng cùng thuốc Tây y thì cần có ý kiến của bác sĩ. Vì nó có thể giảm công hiệu của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ.

4. Kết luận

Cây sài đất từ một loại cây mọc hoang bỗng chốc lại được rất nhiều người ưa thích. Hành trình từ 1 cây rẻ tiền đến vị thuốc quý thực sự đều nhờ tác dụng của cây sài đất mang lại. 

Không thể phủ nhận nhờ có cây sài đất mà chúng ta lại có thể 1 loại thảo dược để trị bệnh. Từ những bệnh đơn giản cho đến nhiều bệnh phức tạp. Nhưng nói đi cũng cần nói lại. Đương nhiên là nó có nhiều hạn chế mà bạn có thể không biết. 

Thực tế cây sài đất hay bất cứ thảo dược nào cũng vậy thôi. Nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể điều trị dứt điểm được. Do đó bạn cần kết hợp thêm với các phương pháp điều trị chuyên sâu nữa.

Hơn nữa các bài thuốc này phần lớn đều truyền miệng lại. Chưa có cơ sở nào chứng minh nó thực sự hiệu quả với tất cả các bệnh nhân. Vì thế trước khi sử dụng hãy tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh của mình, độ tuổi. Sau đó thì tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh rủi ro nhé! Và đương nhiên đừng ngưng thuốc đang điều trị chỉ vì dùng sài đất. 

Chúng mình hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin. Để bạn giải đáp được các thắc mắc của bản thân. Chúc các bạn luôn vui khỏe. 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)