10 tác dụng của Cây Ráy – sức khỏe trị bệnh và dinh dưỡng

Khi nhắc đến củ ráy, mọi người thường tránh xa và có ấn tượng không tốt vì khả năng gây ngứa của loài cây mọc hoang dại này. Tuy nhiên, cây ráy lại có tác dụng điều trị một số bệnh thông thường khá hay mà không phải ai cũng biết.

Vậy bạn đã biết hay nghe qua cách dùng củ ráy làm thuốc như thế nào không?

1. Tìm hiểu về cây ráy

1.1 Cây ráy là cây như thế nào?

Thuộc loài thực vật thân mềm, cây ráy thường cao khoảng 0.3 – 1.4m. Khác với nhiều loại cây thường thấy, thân dưới cây mọc bò và phần trên mọc thẳng đứng. Theo thời gian, rễ phát triển thành hình củ dài. Củ này có vảy màu nâu và được chia thành nhiều đốt ngắn.

Lá cây ráy to với bề ngang từ 8 – 45cm và dài 10 – 50cm. Phiến lá hình tim có mép nguyên hoặc hơi lượn. Cuống là thường dài 15 – 120cm. Phần gốc là bông mo chứa hoa cái còn hoa đực mọc ở phía trên cao. Quả mọng, hình trứng, mang sắc đỏ khi chín.

Với tập tính mọc hoang và thích nghi ở những vùng đất ẩm thấp, cây ráy phân bố nhiều nơi ở nước ta, Trung Quốc, Campuchia, Lào và châu Úc.

Tác dụng của cây ráy

Tác dụng của cây ráy

1.2 Cây ráy dùng bộ phận nào làm thuốc? Thu hái và chế biến như thế nào?

+ Bộ phận dùng:

Toàn bộ cây ráy đều có thể sử dụng làm thuốc như thân, rễ, lá và cuống lá. Tùy vào mỗi bộ phận, cây đem lại công dụng chữa bệnh khác nhau.

+ Thu hái:

Lá và thân cây có thể được thu hoạch quanh năm. Riêng đối với củ, thường được thu hoạch khi cây có tuổi thọ từ 2 – 3 năm trở lên.

+ Chế biến:

Sau khi thu hái cây về, cần đảm bảo rửa sạch phần cát còn dính trên cây. Đặc biệt với phần rễ cần cắt bỏ hết rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài. Bạn có thể sử dụng khi còn tươi hoặc đem phơi khô để dùng lâu dài. Trong quá trình chế biến cây ráy cần lưu ý và cẩn trọng bởi các chất độc trong cây có thể gây ngứa cho người chế biến.

Dược liệu này cần được nấu chín trước khi sử dụng.

+ Bảo quản:

Khi muốn sử dụng cây ráy còn tươi, bạn nên chọn những cây thu hoạch trong ngày.

Đối với cây ráy phơi khô, loại này cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Lưu ý đậy kín bao bì cẩn thận sau mỗi lần sử dụng.

Sử dụng cây ráy trị bệnh

Sử dụng cây ráy trị bệnh

1.3 Những công dụng của cây ráy

Hiện nay, phần lớn cây ráy được sử dụng trong phạm vi nhân dân bởi hầu như chưa được nghiên cứu trên phương diện khoa học.

Theo kinh nghiệm dân gian, củ ráy có tác dụng rất tốt trong việc chữa ghẻ lở, mụn nhọt và bệnh chàm. Bên cạnh đó, người dân Quảng Tây – Trung Quốc còn biết dùng củ ráy sắc uống để chữa thũng độc và sốt rét.

1.4 Cây ráy có những tác dụng dược lý nào?

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Tinh thể Canxi oxalat có trong cây ráy có thể gây kích ứng da, viêm khoang miệng và niêm mạc.
  • Sapotoxin và các thành phần độc hại gây nên bệnh viêm dạ dày ruột hay tê liệt các trung tâm thần kinh.
  • Thân, rễ và cuống lá của cây ráy chứa ít các chất độc lại. Do đó các bộ phận này thường được dùng làm thực phẩm.
  • Cây ráy có chứa chất kích thích tế bào lympho là nguyên nhân gây ra ngộ độc ở người.
  • Chất ức chế trypsin và chymotrypsin của cây còn có tác dụng kháng côn trùng.
nhận biết cây ráy

nhận biết cây ráy

Theo Y học cổ truyền

Không chỉ trong nền Y học cổ truyền Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, cây ráy thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chuyên điều trị các bệnh lý sau:

  • Điều trị ho (nhờ chất nhựa có trong cuống lá ráy).
  • Tác dụng giảm đau khớp hiệu quả (gồm rễ và lá).
  • Điều trị tốt bệnh đau đầu (nhựa bên ngoài cây).
  • Chữa trị các vết đốt của nhiều loại côn trùng.
  • Tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, giãn tĩnh mạch (dùng phần lá tươi).
  • Điều trị nhiều bệnh như tiêu chảy, cảm cúm, nhức đầu, thương hàn, lao phổi, giun đũa, áp xe,… (khi dùng củ cây ráy)
  • Điều trị bệnh tiểu đường.
  • Có khả năng chữa trị bệnh đau dạ dày
  • Điều trị vàng da, bệnh chàm.
  • Điều trị rối loạn khớp, viêm phế quản mãn tính, chảy máu trĩ, viêm ruột thừa (thường được ứng dụng nhiều tại Trung Quốc).
  • Giúp tăng cường thị lực .
  • Có tác dụng cầm máu vết thương hoặc vết cắt bằng cách dùng nước ép từ thân cây ráy.

2. Cây ráy giúp chữa nhiều bệnh

Tuy cây ráy có chứa nhiều chất độc hại, nhưng có rất nhiều công dụng hiệu quả từ cây mà ta phải công nhận. Ngoài công dụng ngăn ngừa bệnh scurvy, thiếu hụt Vitamin C.

Cây ráy còn giúp trị mụn rất tốt, cân bằng nội tiết tố, ngăn ngừa bệnh tim và hỗ trợ điều trị một số bệnh khác.

Vị thuốc này thường được sử dụng ở dạng sắc uống hay dùng ngoài da. Đối với liều uống, bạn cần dùng 10 – 20g/ ngày.

2.1 Cây ráy chữa mụn nhọt hiệu quả

Chuẩn bị: Củ nghệ 60g và củ ráy 80 – 100g.

Thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đó cho dầu vừng vào để nấu nhừ. Khi chín, thêm ít sáp ong và dầu thông, khuấy đều cho tan hết rồi để nguội thành cao.

Lúc dùng, lấy một lượng vừa đủ phết lên giấy bổi và dán lên mụn nhọt. Cao này sẽ giúp hút mủ và giảm sưng tấy hiệu quả.

2.2 Dùng cho người bị thống phong

Chuẩn bị: 20g chuối hột già đã được phơi khô cùng 20g củ ráy xắt nhỏ, phơi khô và sấy vàng.

Thực hiện: Đem tất cả đi sao vàng để sắc uống trong ngày.

2.3 Chữa bệnh liên quan đến khớp

Chuẩn bị: 20g mỗi loại gồm lá lốt khô, chuối hột khô và củ ráy.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống mỗi ngày.

2.4 Cây ráy giúp trị ngứa hiệu quả

Chuẩn bị: dùng phần củ ráy.

Thực hiện: Cắt cả làm đôi rồi xát trực tiếp vào vùng da bị nổi mẩn ngứa.

2.5 Cây ráy giúp hạ sốt hiệu quả, đặc biệt người bị cảm hàn

Chuẩn bị: một củ ráy tươi.

Thực hiện: Cắt đôi củ, dùng một nửa chà vào mu bàn tay và cả lưng để giúp hạ thân nhiệt. Phần còn lại đem thái mỏng, đem sắc thành một chén nước thuốc. Nhờ đó bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 5 lần thực hiện.

2.6 Chữa bệnh chàm rất hiệu quả

Chuẩn bị: dùng một củ ráy tươi, một con bọ hung, 10g diêm sinh cùng một chén dầu lạc.

Thực hiện: Trước hết, bạn cần khoét một lỗ trên củ ráy. Đem bọ hung nướng thành than, tán thành bột rồi trộn đều với diêm sinh. Cho một chén dầu lạc và bột thuốc vào chỗ khoét trên củ ráy , đem đun trong vòng 15 phút.

Đến khi dầu nguội, có thể dùng lông gà sạch tẩm hỗn hợp rồi thoa lên vùng da bị chàm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần trong khoảng 5 ngày, vùng da sẽ hết ngứa và mau chóng phục hồi.

2.7 Có tác dụng với người bị viêm da cơ địa

Chuẩn bị: các loại gồm 30g hồng đơn đã rang khô, củ ráy khoảng 50g và 250ml dầu trẩu.

Thực hiện: Củ ráy sau khi rửa sạch đem thái mỏng rồi đun sôi với dầu trẩu đến khi cháy đen. Sau đó bỏ bã và cho hồng đơn vào, khuấy đều rồi tiếp tục đun với lửa nhỏ đến khi hồng đơn chảy ra.

Tiếp tục thực hiện thao tác vừa phun nước vào vừa khuấy đều trong lúc cao còn đang nóng để khử độc tố. Rửa sạch vùng da cần điều trị rồi thoa cao lên đều đặn một lần mỗi ngày.

2.8 Dùng cho người bị gout

Chuẩn bị: cần có 1g khổ qua, 2g tỳ giải, 4g củ ráy cùng 3g chuối hột rừng.

Thực hiện: Đem tất cả dược liệu sao vàng hạ thổ rồi phân thành từng gói 10g. Mỗi ngày dùng 2 – 3 gói hãm lấy nước uống, thực hiện thường xuyên đến khi  các triệu chứng thuyên giảm.

2.9 Dùng cho người bị cao huyết áp

Chuẩn bị: củ ráy và chuối hột sắp chín.

Thực hiện: Củ ráy đem gọt vỏ, thái lát mỏng, ngâm trong nước gạo khoảng 3 giờ đồng hồ. Tiếp tục rửa sạch, phơi khô và đem sao với lửa nhỏ. Chuối hột cũng cắt lát mỏng, phơi khô rồi đem sao qua. Ước lượng khoảng 1/3 nắm củ ráy và một nắm chuối hột sắc cùng 1 lít nước. Khi lượng nước còn khoảng một chén, chia uống hai lần trong ngày.

2.10 Dùng cho người bị đau khớp cho tê thấp

Chuẩn bị: cần có đương quy, củ ráy mỗi loại 8g, ráng bay 10g, bạch chỉ 6g và thổ phục linh 20g.

Thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc lấy nước, dùng để uống 2 – 3 lần trong ngày.

3. Dùng cây ráy cần chú ý điều gì?

Trong quá trình dùng cây ráy làm dược liệu với mục đích điều trị bệnh, có một số điểm bạn cần lưu ý:

  • Không được sử dụng cho các đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu.
  • Chỉ dùng cây ráy khi đã được nấu chín vì bạn có thể bị ngứa cổ họng và miệng, thậm chí dẫn đến tử vong bởi các chất độc trong cây ráy còn sống.
  • Không sử dụng cho những người bệnh bị hư hàn.

4. Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây ráy về đặc điểm và công dụng trong đời sống. Tuy có nhiều tác dụng tốt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh nhưng củ ráy cũng có một số tác hại nhất định. Do đó, bạn nên cẩn trọng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc uống từ thảo dược này. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)