Cây Quýt Gai – nhận biết, tác dụng và lưu ý cách dùng

Có lẽ tên gọi cây quýt gai nghe khá xa lạ với nhiều người. Chắc hẳn bạn vẫn đang rất tò mò về công dụng chữa bệnh thần kỳ của loại cây này trong đời sống.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin chi tiết hơn về đặc điểm nhận dạng cũng như công dụng và cách dùng của cây quýt gai.

1. Tìm hiểu về cây quýt gai

1.1 Đặc điểm của cây quýt gai

Cây quýt gai còn được biết đến với tên gọi khác là cây tầm xoong. Cây thuộc họ Cam và là một trong những cây thuốc nam có nhiều tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh như viêm nhiễm, ho khan. Ngoài ra, vị thuốc quý này còn đóng vai trò rất quan trọng giúp người bệnh hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư.

Ngày nay, loài cây này càng được nhiều người biết đến và được sử dụng rộng rãi, phổ biến hơn. Bởi lẽ vai trò chữa bệnh thần kỳ của cây là điều không ai có thể phủ nhận được.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi bệnh và sức khỏe được cải thiện lên rất nhiều sau một thời gian sử dụng cây quýt gai.

1.2 Đặc điểm cây quýt gai rừng

Cũng thuộc loại quýt gai nhưng cây quýt gai rừng thường sinh trưởng ở trong rừng rậm và mang những đặc tính riêng nhất định. Bình thường cây mọc thành từng bụi nhỏ với thân có nhiều gai dài. Lá cây cứng, mọc so le và có chứa nhiều tinh dầu.

Hoa cây quýt gai rừng mang sắc trắng. Quả có hình tròn sẽ có màu đen đặc trưng khi chin. Nhờ có chứa tinh dầu mà toàn thân cây lúc nào cũng tỏa mùi thơm của quýt.

Trong y học cổ truyền, đây là vị thuốc chữa rất hiệu quả trong việc chữa trị bệnh phong thấp.

1.3 Cây quýt gai thường mọc ở đâu? Thu hoạch cây quýt gai như thế nào?

Dọc theo các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta, cây quýt gai thường dễ bắt gặp khi mọc hoang dại ở các hàng hào, xen lẫn trong các loại cây bụi khác hoặc trong bụi tre.

Ở Trung Quốc, cây quýt gai cũng được phân bố khá rộng rãi, nhất là các vùng thuộc tỉnh Quảng Châu.

Cây quýt gai được thu hái khá đơn giản, không cầu kỳ như một số loài khác. Bạn chỉ cần chặt cành hay hái phần lá về rửa sạch loại bỏ hết bụi bẩn.

Cây có thể mang đi dùng ngay hoặc đem phơi nắng, sấy khô để dùng trong một thời gian dài.

2. Đối tượng sử dụng và công dụng chữa bệnh của cây quýt gai

2.1 Những ai nên dùng cây quýt gai?

  • Bệnh nhân bị suy thận hay mắc phải hội chứng thận hư,.
  • Người bị khó tiểu, bí tiểu hay tiểu rắt.
  • Người gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ăn uống không tiêu.
  • Trường hợp bị mụn nhọt độc hay do rắn độc cắn.
  • Người thường xuyên phải uống rượu bia, gặp tình trạng nóng trong người.
  • Bệnh nhân bị ứ huyết, phù thũng.
  • Đối tượng gặp phải chứng nổi mẩn ngứa ngoài da hay ra mồ hôi trộm.
  • Bệnh nhân bị phong thấp hay mắc phải tình trạng đau nhức xương khớp,.
  • Người có sức khỏe bình thường sử dụng với mục đích mát gan, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

2.2 Tác dụng chữa bệnh của cây quýt gai

2.2.1 Dùng cho người bị bệnh thận

Cây quýt gai có khả năng điều trị các bệnh như suy thận, thận hư. Ngoài ra, phần thân và rễ cây còn được dùng nhằm củng cố, tăng cường chức năng thận khá tốt. Đây cũng là một trong những công dụng nổi bật được nhiều người biết đến, tin dùng và truyền miệng nhau bao đời nay. 

Bài thuốc:

Là một trong 4 vị thuốc quan trọng của các bài thuốc điều trị bệnh thận hư và suy thận, cây quýt gai phát huy công dụng của mình vô cùng hiệu quả. 

Sử dụng kết hợp 20g dạng khô mỗi loại gồm có cây quýt gai, cây muối, cây nổ cây mực. Đem tất cả đi sao vàng hạ thổ rồi sắc cùng với 2 lít nước lọc. Đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại khoảng 500ml thì tắt bếp. Sau đó để nước nguội và chia ra 3 phần uống hết trong ngày. 

Bạn nên kiên trì sử dụng bài thuốc này đúng liều lượng và đúng cách trong một khoảng thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhờ vậy, tình trạng bệnh thận cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện dần.

2.2.2 Dùng chữa bệnh liên quan đến đường tiết niệu

Trong việc điều trị một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết như tiểu rắt, phù thũng hay khó tiểu, cây quýt gai cũng có tác dụng rất tốt. Bạn nên dùng phần lá của đã được rửa sạch để sắc uống mỗi ngày thay thế cho nước lọc. 

Việc bài tiết dần ổn định trở lại và bạn không còn gặp khó khăn khi đi tiểu nếu sử dụng đều đặn bài thuốc này trong thời gian ngắn.

2.2.3 Giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn

Cây quýt gai có công dụng hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu hay tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt với những người gặp trường hợp tiêu hóa kém, sự lựa chọn hoàn hảo chính là cây quýt gai. 

Đây là một trong các bài thuốc phổ biến được sử dụng để cải thiện những vấn đề trên. Bạn cần chuẩn bị 20g mỗi vị thuốc gồm có vỏ cây quýt gai, vỏ quả lựu, vỏ quả chuối hột và rễ tầm xuân cùng 10g búp ổi.

Đem tất cả nguyên liệu cho vào nồi cùng với 2 lít nước. Đun đến khi còn khoảng 300ml nước thì dừng rồi chia ra uống hết trong ngày.

2.2.4 Giảm mẩn ngứa hiệu quả

Trong trường hợp bị nổi mẩn ngứa ngoài da hay mọc mụn có mủ lâu ngày, cây quýt gai có tác dụng điều trị vô cùng hiệu quả. Lúc này, bạn nên dùng kết hợp lá quýt gai và lá chanh lượng 20g mỗi loại cùng 10g tinh tre. Các nguyên liệu đều ở dạng khô đem đi tán bột rồi rây mịn. Sau đó rắc bột lên phần da bị tổn thương mỗi ngày.

2.2.5 Dùng cho người bị ra mồ hôi trộm rất hiệu quả

Ngoài ra, cây quýt gai có nổi bật trong điều trị chứng ra mồ hôi trộm, nhất là với đối tượng hay bị nóng trong người, không kiểm soát được lượng mồ hôi đổ ra và stress.

Một trong những cách đơn giản nhưng lại rất hiệu quả chính là dùng lá cây quýt gai nấu nước tắm hàng ngày. Đây cũng là bài thuốc được dân gian lưu truyền sử dụng bao đời nay.

2.2.6 Giải độc cho các vết thương bị rắn cắn, mụn độc,…

Theo Đông y, có rất nhiều thành phần giúp kiềm hãm sự phát triển của độc tố trong cơ thể trong cây quýt gai. Nhờ vậy, cây có khả năng điều trị mụn nhọt độc hay vết thương do rắn độc cắn.

Bạn chỉ cần lấy một nắm lá đem giã nhỏ, thêm chút muối cùng một ly nước ấm. Chắt lấy nước uống và dùng bã đắp lên vết thương liên tục trong một tuần.

2.2.7 Dùng cho người bị bệnh về xương khớp

Ngày nay, càng có nhiều người biết đến và tin dùng cây quýt gai ngày như một thần dược trị phong thấp. Ngoài ra cây còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp đạt hiệu quả cao. Nhiều bệnh nhân lâu năm không khỏi đã nhận thấy tình trạng bệnh được cải thiện sau khi dùng cây quýt gai, thậm chí còn chữa được hết bệnh. 

Bài thuốc chuyên điều trị phong thấp được sử dụng khá phổ biến hiện nay là sự kết hợp 16g rễ cây quýt gai, 12g mỗi loại gồm thổ phục linh và ngưu tất cùng 8g thiên niên kiện.

Với thang thuốc này, bạn có thể đem sắc uống hoặc ngâm rượu càng lâu càng tốt. Thực hiện uống 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn, tình trạng bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.

2.2.8 Giúp làm mát cơ thể

Cây quýt gai còn phát huy khả năng giải độc, mát gan, thanh nhiệt cơ thể vô cùng hiệu quả. Vị thuốc này được xem là lựa chọn tối ưu với cách thực hiện đơn giản đặc biệt đối với những người hay bị nóng trong và nóng gan.

Sử dụng kết hợp 20g rễ cây quýt gai cùng với rễ cây dâu và lá cam thảo mỗi vị 10g. Đem tất cả nguyên liệu sắc với nước, rồi thêm vào một chút đường tạo vị ngọt dễ uống.

Sau đó bạn chia ra thành 3 phần để uống hết trong ngày. Thực hiện đều đặn để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng.

2.2.9 Chữa ho ra đờm hiệu quả

Dùng 8-16 quả quýt xanh trộn với 1 thìa nhỏ mật ong hoặc đường trắng, thêm vào 5g bồ hóng đốt bằng củi và một chút muối ăn. Cho tất cả hấp cơm trong 15-20 phút. Sau đó lấy ra nghiền nát, trộn đều hỗn hợp và chia thành 2-3 phần uống trong một ngày.

3. Dùng cây quýt gai như thế nào cho hiệu quả?

  • Lấy khoảng 15 – 20gram cây quýt gai khô, rửa qua bằng nước sạch đảm bảo hết sạch bụi bẩn.
  • Sao vàng hạ thổ rồi đun sôi trong 500ml nước. Tiếp tục sắc đến khi lượng nước cạn còn 200ml, sử dụng làm thức uống hằng ngày.

Bên cạnh đó, khi kết hợp với một số loại thảo dược khác, cây quýt gai còn làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Cụ thể:

Điều trị bệnh đau dạ dày: Dùng 30g rễ cây cây tầm xoọng, 10g mỗi vị màng tang và củ gấu cùng 6g vỏ quýt. Đem tất cả các dược liệu nấu nước uống hằng ngày.

4. Phân biệt cây quýt gai thật giả như thế nào?

Thuộc loại cây họ cam, thân cây và lá có chứa tinh dầu nên khi phơi khô thường tỏa ra mùi thơm. Khi lựa chọn mua sử dụng bạn cần chú ý điểm này để tránh mua phải cây quýt gai kém chất lượng, không đảm bảo.

Ngoài ra, vỏ cây vốn có màu xanh, đặc biệt màu xanh này không bị mất đi sau khi phơi khô. Nếu nhận thấy vỏ cây không còn màu xanh hoặc có màu sắc lạ, đó có thể không phải cây quýt gai.

Một cây quýt gai đúng chuẩn phải có đủ cả thân, lá và các cành to nhỏ. Trong trường hợp chỉ có nguyên cành to, không cành nhỏ hay lá kèm theo hoặc cây không có gai, bạn cần cân nhắc thật kỹ bởi có thể đây không phải loại cây thuốc đang tìm mua.

5. Lời kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đặc điểm hình thái, công dụng cũng như các bài thuốc trị bệnh hiệu quả liên quan đến cây quýt gai. Nhờ các thành phần tốt, cây phát huy công dụng tuyệt vời của mình trong đời sống và sức khỏe con người.

Mong rằng bạn đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong việc tìm hiểu và áp dụng đúng cách dược liệu quý này để đạt hiệu quả điều trị như ý muốn.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)